SKKN Bàn về một số phương pháp dạy thơ trung đại Việt Nam ở môn Ngữ Văn 7 trong nhà Trường THCS

Văn thơ trung đại Việt Nam là bộ phận văn học gắn liền với một giai đoạn cực kì quan trọng trong lịch sử đất nước - giai đoạn nhà nước phong kiến Việt Nam được xác lập, đi tới chỗ cực thịnh rồi chuyển dần tới chỗ suy vi. Giai đoạn văn học này đã để lại một di sản vô cùng quý báu, đồ sộ về khối lượng, phong phú, đa dạng về nội dung, đạt tới nhiều đỉnh cao về nghệthuật. Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu di sản này, chúng ta càng thêm gắn bóvới truyền thống cao đẹp của dân tộc. Bởi lẽ “Mỗi tác giả với thiên tài của mình và giới hạn của thời đại, phản ánh một thời kì lịch sử, đánh dấu một bước tiến của văn học, làm giàu thêm cho tư tưởng, tình cảm và tiếng nói Việt Nam”(Phạm Văn Đồng).

Chúng ta có thể tìm thấy trong di sản này những điều giúp lại quá khứ vinh quang nhưng không ít phần gian khó của dân tộc, để rồi từ đó có thể nhìn lại hiện tại một cách thấu đáo hơn và hướng về tương lai một cách tin tưởng hơn. Đối với nhà trường THCS, di sản này đóng một vai trò rất quan trọng trongviệc giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, đạo đức, quan điểm, lí tưởng thẩm mĩ.cho học sinh, thông qua những thành quả nổi bật của người xưa trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật ngôn từ, kết tinh trong các tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu.

pdf 19 trang Huy Quân 29/03/2025 180
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Bàn về một số phương pháp dạy thơ trung đại Việt Nam ở môn Ngữ Văn 7 trong nhà Trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Bàn về một số phương pháp dạy thơ trung đại Việt Nam ở môn Ngữ Văn 7 trong nhà Trường THCS

SKKN Bàn về một số phương pháp dạy thơ trung đại Việt Nam ở môn Ngữ Văn 7 trong nhà Trường THCS
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
BÀN VỀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP 
DẠY THƠ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM 
Ở MÔN NGỮ VĂN 7 TRONG NHÀ 
TRƯỜNG THCS 
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 
I. Lí do chọn đề tài. 
 1.Cơ sở lí luận: 
Văn thơ trung đại Việt Nam là bộ phận văn học gắn liền với một giai 
đoạn cực kì quan trọng trong lịch sử đất nước - giai đoạn nhà nước phong kiến 
Việt Nam được xác lập, đi tới chỗ cực thịnh rồi chuyển dần tới chỗ suy vi. Giai 
đoạn văn học này đã để lại một di sản vô cùng quý báu, đồ sộ về khối lượng, 
phong phú, đa dạng về nội dung, đạt tới nhiều đỉnh cao về nghệthuật. Qua việc 
nghiên cứu, tìm hiểu di sản này, chúng ta càng thêm gắn bóvới truyền thống cao 
đẹp của dân tộc. Bởi lẽ “Mỗi tác giả với thiên tài của mình và giới hạn của thời 
đại, phản ánh một thời kì lịch sử, đánh dấu một bước tiến của văn học, làm 
giàu thêm cho tư tưởng, tình cảm và tiếng nói Việt Nam”(Phạm Văn Đồng). 
Chúng ta có thể tìm thấy trong di sản này những điều giúp lại quá khứ vinh 
quang nhưng không ít phần gian khó của dân tộc, để rồi từ đó có thể nhìn lại 
hiện tại một cách thấu đáo hơn và hướng về tương lai một cách tin tưởng hơn. 
Đối với nhà trường THCS, di sản này đóng một vai trò rất quan trọng trongviệc 
giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, đạo đức, quan điểm, lí tưởng thẩm 
mĩ...cho học sinh, thông qua những thành quả nổi bật của người xưa trong lĩnh 
vực sáng tạo nghệ thuật ngôn từ, kết tinh trong các tác phẩm nghệ thuật tiêu 
biểu. 
 Việc dạy văn học ở nhà trường nói chung và dạy thơ trữ tình trung đại 
theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh là một vấn đề đã và 
đang được nhiều nhà nghiên cứu về phương pháp dạy học văn cũng như nhiều 
giáo viên giảng dạy văn học quan tâm. 
 2. Cơ sở thực tiễn: 
 Chương trình Ngữ văn 7 kì I có một số lượng tương đối lớn các văn bản 
thuộc thể loại thơ trữ tình trung đại. Đó là các văn bản nghệ thuật được các nhà thơ 
Việt Nam sáng tác trong thời kì phong kiến. Các tác giả thơ trữ tình trung đại phần 
nhiều là những thi nhân nổi tiếng, tâm hồn nặng những nỗi đời. Làm thơ với họ là 
mượn cảnh, mượn việc để kí thác tâm sự, bày tỏ nỗi lòng nhân thế... 
 Qua thực tế giảng dạy thơ trữ tình trung đại Việt Nam ở trường THCS 
chúng tôi nhận thấy: Đây là thể loại văn học tương đối khó, hơn nữa các tác 
phẩm văn học trung đại được tính từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX đã cách chúng ta 
hơn mười thế kỉ, đến với thế hệ trẻ dưới mái trường phổ thông thế kỉ XXI đã 
có khoảng cách rất xa về thời gian. Vì thế, người giảng dạy gặp khó khăn 
trong soạn giảng, nhiều học sinh ít hứng thú, không tích cực trong giờ học 
những bài văn học cổ. Vấn đề đặt ra là phải có những biện pháp tối ưu nhằm 
giúp giáo viên và học sinh đạt hiệu quả cao trong giảng dạy và học tập thơ trữ 
tình trung đại Việt Nam. 
 Đó là lí do thôi thúc tôi lựa chọn đề tài “Bàn về một số phương pháp 
giảng dạy thơ trung đại Việt Nam ở Môn Ngữ văn 7 trong nhà trường THCS” 
với mong muốn có thể ứng dụng hiệu quả hơn trong giảng dạy để dạy tốt các 
bài thơ trữ tình trung đại trong chương trình Ngữ văn 7, nhằm góp phần nâng 
cao hiệu quả dạy, học môn ngữ văn ở trường THCS. 
II. Mục đích nghiên cứu: 
 - Thuận lợi và khó khăn trong việc dạy, học thơ trữ tình trung đại Việt Nam. 
 - Đề xuất những biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy, 
học thơ trữ tình trung đại Việt Nam. 
III. Đối tượng nghiên cứu: 
 Hoạt động dạy và học các bài thơ trữ tình trung đại Việt Nam của giáo viên 
và học sinh lớp 7. 
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu: 
 - Khảo sát việc dạy và học các bài thơ trữ tình trung đại Việt Nam ở lớp 
7 để nắm bắt hiện trạng một cách chính xác. 
- Xây dựng cơ sở lí luận của phương pháp phát huy tính tích cực 
- Bước đầu đề xuất một số biện pháp trong dạy học thơ trữ tình trung 
đại Việt Nam ở lớp 7 theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của 
học sinh. 
PHẦN II :NỘI DUNG. 
 I. Thống kê các văn bản thơ trữ tình trung đại lớp 7: 
 Dạy đọc hiểu thơ trữ tình, đặc biệt thơ trữ tình trung đại đòi hỏi một cách 
tiếp cận riêng khác với dạy các văn bản tự sự, miêu tả hay nghị luận. Cho nên, 
trước khi dạy, người thầy cần nắm được hệ thống các văn bản thơ trữ tình trung 
đại trong chương trình Ngữ văn 7 để từ đó có định hướng, cách khai thác riêng 
cho từng cụm bài, từng bài. Ta có thể theo dõi các tác phẩm thơ trữ tình trung 
đại lớp 7 qua bảng hệ thống sau: 
STT Tác phẩm Tác giả Thể loại 
1 Sông núi nước Nam Lý Thường Kiệt Thất ngôn tứ 
tuyệt 
2 Phò giá về kinh Trần Quang Khải Ngũ ngôn tứ 
tuyệt 
3 Côn Sơn ca Nguyễn Trãi Lục bát 
4 Buổi chiều đứng ở phủ 
Thiên Trường trông ra 
Trần Nhân Tông Thất ngôn tứ 
tuyệt 
5 Bánh trôi nước Hồ Xuân Hương Tứ tuyệt 
6 Sau phút chia li Đặng Trần Côn (Đoàn 
Thị Điểm dịch) 
Song thất lục bát 
7 Qua đèo Ngang Bà Huyện Thanh 
Quan 
Thất ngôn bát cú 
đường luật 
8 Bạn đến chơi nhà Nguyễn Khuyến Thất ngôn bát cú 
Đường luật 
Như vậy, phần phần lớn các bài thơ Trung Đại Việt Nam thời kì này chịu ảnh 
hưởng mạnh mẽ bởi phong cách thơ Đường của Trung Quốc. Chính vì vậy, 
trong qúa trình dạy, cần bám sát đặc trưng thể loại, các tín hiệu nghệ thuật (chủ 
yếu là các thể thơ cổ điển, nghệ thuật đối, ước lệ, cách sử dụng từ ngữ) để trên 
cơ sở đó, dẫn dắt HS đi tìm cái hay, cái đẹp trong tư tưởng, nghệ thuật của tác 
phẩm. 
 II. Một số nét khái quát về thơ trữ tình Trung đại Việt nam . 
 1. Đặc trưng thi pháp của thơ trung đại 
Văn học Trung đại Việt Nam nói chung và Thơ trữ tình Trung đại nói 
riêng được ra đời trong bối cảnh xã hội phongkiến phát triển. Nó phản ánh thực 
tế lịch sử xã hội phong kiến từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX. Đặc biệt là những 
biến động của xã hội và thân phận con người. Chủ đề xuyên suốt như sợi chỉ đỏ 
của thơ Trung đại Việt Nam là cảm hứng yêu nước và cảm hứng nhân đạo. Các 
tác giả thơ Trung đại Việt Nam chủ yếu là những người có địa vị xã hội, có 
những ảnh hưởng quan trọng cho sự phát triển của xã hộiChính vì thế khi 
giảng dạy hoặc phân tích, bình giảng cần phải chú ý đến các đặc điểm cơ bản 
sau : 
* Quan niệm “Văn dĩ tải đạo” : Vănchương phải chuyên chở đạo lý. 
*Tính ước lệ, tượng trưng, quy phạm: Đây là đặc điểm nổi bật của văn 
thơ Trung đại. Khi sáng tác, các tác giả thường vay mượn văn thi liệu điển cố, 
điển tích lấy từ sách vở Thánh Hiền và kinh sách của các tôn giáo. Chẳng hạn 
nói đến cây và hoa thì tùng, trúc, cúc, mai, senbởi chúng là những biểu tượng 
để chỉ những phẩm chất cốt cách, khí tiết của người quân tử, của bậctrượng phu; 
nói đến con vật thì phải long, ly, quy, phượng ; nói đến người thì ngư, tiều, canh, 
mục; nói đến hoa bốn mùa thì phải là xuân lan, thu cúc, hạ sen,đông sen; tả mỹ 
nhân thì làn thu thủy, nét xuân sơn, tóc như mây, da như tuyết  
* Tính giáo huấn, bác học,cao quý, trang nhã: Đối tượng, mục đích của 
văn thơ chủ yếu là đề cao thần quyền, cường quyền mang tính giáo hóa, 
giáohuấn con người với khuôn phép định sẵn. Ngôn từ diễn đạt diễm lệ, tránh 
nói thô tục, nếu có thì dùng ngụ ý, ám chỉ chứ ít khi nói thẳng 
* Cảm thức về thế giới con người thời Trung đại Việt Nam: Con người 
thấy mình trong tự nhiên, với suy nghĩ trong vũ trụ có ta và trong ta có cả vũ 
trụ Vì thế khi nói về trời đất, về không gian, thời gian với nhiều cách thể hiện 
bằng nhiều sắc thái biểu cảm khác nhau như thời gian chu kỳ tuần hoàn,thời 
gian tuyến tính, thời gian vĩnh cửu, thời gian không gian được cảm nhận bằng 
nhiều giác quan khác nhauCho nên con người khi bất đắc chí tìm về thiên 
 nhiên, vũ trụ như tìm về cội nguồn. Khi ngắm cảnh trời mây, họ cũng như mơ về 
nguồn cội. Người Trung Quốc ý thức gia tộc, gia hương rất mạnh mẽ như Lý 
Bạch nhìn trăng mà nhớ đến quê nhà (Tĩnh dạ tứ), cũng như trong thơ Đường 
luật của Việt Nam, Bà Huyện Thanh Quan nhìn cảnh đèo Ngang mà nhớ về quê 
cũ; với Bác Hồ trong bài : “Tức cảnh Pác Bó” thì đó là không gian bờ suối, hang 
đá  
 * Cách biểu hiện: Cái tôi trữ tình hoà lẫn vào trong thiên nhiên ngoại 
cảnh, nó tỉnh lượt chủ ngữ, nó tan trong cảm xúc, cái tôi nó đạt tính phổ quát . 
 * Cách diễn đạt: Gợi mà không tả, hoà quyện giữa thi, nhạc và hoạ. 
 * Ngôn ngữ: Từ ngữ sử dụng ở thơ Đường là những từ ngữ quen thuộc 
nhưng lại có khả năng diễn đạt vô cùng tinh tế, phong phú. Sở dĩ đạt được như 
thế là vì công phu tinh luyện của các nhà thơ. Vì thế, học thơ Đường là học tinh 
thần lao động và sáng tạo của nhà thơ với vốn từ hữu hạn. 
* Đề tài: Đề tài trong thơ Đường không lấy gì làm phong phú nhưng 
không hề trùng lặp vì những mối quan hệ từ ngữ. Vì thế phải hướng dẫn học 
sinh chú ý những từ ngữ đắc giá( nhãn tự) vì đó là những từ có tính khái quát 
cao. 
 * Tứ thơ: Cái quan trọng nhất trong thơ Đường là tứ thơ. Tư duy thơ 
Đường là kiểu tư duy quan hệ, học sinh phải cảm nhận mối quan hệ giữa các sự 
vật trong không gian, quan hệ giữa con người với vũ trụ và quan hệ giữa con 
người với con người. Thơ ca nói chung cũng như thơ Đường nói riêng, nó không 
nói hết, không nói trực tiếp ý mình muốn nói mà để cho người đọc cùng suy 
nghĩ, cùng sáng tạo. Chính đặc điểm này đã tạo nên cái gọi là “ý tại ngôn 
ngoại”, “ngôn tận ý bất tận”. Nói gọn lại: chính đặc điểm này mà thơ Đường cô 
đọng, súc tích, giàu tính biểu tượng. Nó gợi mà không tả để tạo nên một môi 
trường liên tưởng rộng. Vậy, ta giúp học sinh tham gia đồng sáng tạo cùng tác 
giả, học sinh cảm nhận được cái mạch ngầm của những tác phẩm thơ ca. 
 2. Đặc điểm hình thức . 
 Ở bậc Trung học cơ sở, thơ Đường luật các em được học một số thể thơ như: 
ngũ ngôn, thất ngôn với số dòng là tứ tuyệt, bát cú. Vậy, trước hết ta phải hướng 
dẫn học sinh nắm được đặc điểm hình thức của thể thơ này. 
 a. Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật: 
 - Thể thơ này, bài thơ có bốn dòng, mỗi dòng có năm chữ, vần ở cuối các 
câu một, hai, bốn hoặc cuối câu hai, bốn. 
 - Xét về thanh điệu: tiếng thứ hai với thứ tư trong mỗi câu phải đối nhau và 
tiếng thứ hai, thứ tư trong mỗi cặp câu cũng phải đối nhau. Nghĩa là trong một 
dòng, nếu tiếng thứ hai là tiếng bằng thì tiếng thứ

File đính kèm:

  • pdfskkn_ban_ve_mot_so_phuong_phap_day_tho_trung_dai_viet_nam_o.pdf