Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu một vài nét về nghệ thuật miêu tả trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Văn học là bộ phận tinh tế nhạy cảm của văn hóa, thể hiện khát vọng vươn tới các giá trị “chân, thiện, mü” của nhân dân. Nhiệm vụ hàng đầu của sự nghiệp văn học là sáng tạo những tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng nội dung và nghệ thuật, thÊm nhuần tinh thần nhân văn, dân chủ sâu sắc, có ý thức giáo dục, bồi dưỡng tinh thần, tình cảm, nhân cách và bản lĩnh cho các thế hệ công dân của đất nước. Trong hệ thống giáo dục phổ thông, môn văn có một vị trí quan trọng cả về hai mặt: “Bồi dưỡng văn hóa, khoa học, kỹ thuật”. Và “Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức xã hội”.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật thì phương pháp luận của khoa học nhân bản có những đổi mới. Việc đổi mới sách giáo khoa ngữ văn THCS nhằm giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực chủ yếu: năng lực hành động, năng lực thích ứng, năng lực giao tiếp, năng lực tự khẳng định. Đồng thời phát huy tính tích cực, tự giác, chủ đông, sáng tạo của học sinh.

pdf 28 trang Huy Quân 29/03/2025 280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu một vài nét về nghệ thuật miêu tả trong Truyện Kiều của Nguyễn Du", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu một vài nét về nghệ thuật miêu tả trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu một vài nét về nghệ thuật miêu tả trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
Chuyên đề: 
TÌM HIỂU MỘT VÀI NÉT VỀ 
NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ TRONG 
TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU 
A. Phần mở đầu: 
I. Lý do chọn đề tài: 
1. Cơ sở khoa học: 
 Văn học là bộ phận tinh tế nhạy cảm của văn hóa, thể hiện khát vọng vươn 
tới các giá trị “chân, thiện, mü” của nhân dân. Nhiệm vụ hàng đầu của sự nghiệp 
văn học là sáng tạo những tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng nội dung và nghệ 
thuật, thÊm nhuần tinh thần nhân văn, dân chủ sâu sắc, có ý thức giáo dục, bồi 
dưỡng tinh thần, tình cảm, nhân cách và bản lĩnh cho các thế hệ công dân của đất 
nước. 
 Trong hệ thống giáo dục phổ thông, môn văn có một vị trí quan trọng cả về 
hai mặt: “Bồi dưỡng văn hóa, khoa học, kỹ thuật”. Và “Giáo dục lý tưởng cách 
mạng, đạo đức xã hội”. 
 Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật thì phương pháp luận 
của khoa học nhân bản có những đổi mới. Việc đổi mới sách giáo khoa ngữ văn 
THCS nhằm giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực chủ yếu: năng lực hành 
động, năng lực thích ứng, năng lực giao tiếp, năng lực tự khẳng định. Đồng thời 
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ đông, sáng tạo của học sinh. 
 Văn học trung đại là một bộ phận của văn học viết. Dạy văn học trung đại là 
giúp học sinh tìm về thế giới của người xưa. Qua tác phẩm văn học trung đại giúp 
các em bồi dưỡng nhân cách, biết yêu quý các giá trị phi vật thể, yêu quê hương, 
yêu đất nước, yêu gia đình và tự hào dân tộc, có lý tưởng XHCN, lòng khoan dung, 
ý thức tôn trọng pháp luật, tinh thần hiếu học, trí tiến thủ lập nghiệp không cam 
chịu nghèo nàn. Học văn học trung đại, học sinh phải nắm được các giá trị nhân văn 
và nghệ thuật của tác phẩm văn học. Do đó, chuyên đề này tôi muốn đề cập đến 
một mảng nhỏ khi tìm hiểu văn học trung đại đó là: khai thác một vài nét về nghệ 
thuật miêu tả trong Truyện Kiều của NguyƠn Du. 
2. Cơ sở thực tiễn. 
 Hiện nay, nền văn hóa của nước ta cũng nh­ các nước trên thế giới rất phát 
triển. Mạng lưới truyền thông cập nhật. Học sinh được tiếp thu, tiếp xúc với nhiều 
phương tiện nghe, nhìn: đài, báo, ti vi, mạng intenet, truyện tranh, phim hoạt 
hình,phim trực tuyến online. Các em không mÂy hứng thú khi ngồi nghe một giờ 
văn. Đặc biệt là văn học trung đại, lời tâm sự của người xưa gửi gắm vào các tác 
phẩm tưởng nh­ xa vời, là không có thực. 
 Đứng trước tình hình nền văn hóa dân tộc có nguy cơ mai một, là một 
giáoviên, nhiệm vụ của chúng ta là phải giúp học sinh có được hứng thú trong giờ 
học văn, Giúp các em đồng cảm với nhân vật, với tác giả, từ đó cảm thông và 
yêuquý họ. Xây dựng hứng thú, thái độ nghiêm túc, khoa học trong việc học văn; 
có ý thức và biết cách ứng sử trong gia d×nh, trong trường học và ngoài xã hội một 
cách có văn hóa; khinh ghét những cái xấu xa, độc ác, giả dối ®­îcph¶n ánh trong 
các tác phẩm văn học. Đồng thời giúp các em giữ gìn được nền văn hóa dân tộc mà 
người nghệ sĩ đã gửi gắm lại qua nhiều thế hệ. Giáo viên cần dẫn dắt học sinh nắm 
được các hình thức nghệ thuật trong văn học trung đại, đặc biệt là các hình thức 
nghệ thuật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. 
II. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu. 
 Trong chương trình sách giáo khoa ngữ văn 9 hiện nay, Truyện Kiều của 
Nguyễn Du có một vị trí không nhỏ. Có một bài giành riêng cho việc giới thiệu tác 
giả, tóm tắt tác phẩm, nêu giá trị tác phẩm và 5 đoạn trích. Qua thực tế giảng dạy 
và tham khảo các ý kiến về “Truyện Kiều”, tôi thấy: khi tìm hiểu “Truyện Kiều” có 
đồng chí thiên về phân tích các giá trị nội dung của các đoạn trích, còn việc tìm 
hiểu giá trị nghệ thuật thì vẫn chưa thực sự cho đây là một vấn đề quan trọng. Hơn 
nữa, đối với học sinh thì việc phân tích, tìm hiểu “Truyện Kiều” là một vấn đề 
tương đối khó, đòi hỏi phải có một kỹ năng học tập phù hợp, cụ thể với thực tiễn 
giảng dạy của đặc trưng bộ môn. 
Vì những lý do trên mà tôi quyết định chọn chuyên đề này. Trước hết là để 
tìm hiểu sâu sắc thiên tài nghệ thuật của Nguyễn Du trong “Truyện Kiều”.Hơn nữa, 
chuyên đề này sẽ đóng góp một phần nhỏ bé về kinh nghiệm giảng dạy “Truyện 
Kiều”, đồng thời giúp học sinh tìm hiểu, phân tích “Truyện Kiều” với cái nhìn toàn 
diện hơn. 
III. Đối tượng - phạm vi nghiên cứu. 
1. Đối tượng nghiên cứu. 
- Một số nét nghệ thuật miêu tả trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. 
- Chuyên đề này nhằm phục vụ bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 và vận dụng vào 
giảng dạy “Truyện Kiều” của Nguyễn Du trong chương trình lớp 9 THCS. 
2. Phạm vi nghiên cứu. 
Chuyên đề này tôi chỉ đề cập đến: Một vài nét sáng tạo về nghệ thuật miêu 
tả thiên nhiên và miêu tả nhân vật của Nguyễn Du trong Truyện Kiều. 
IV. Phương pháp nghiên cứu. 
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng các phương pháp sau: 
1. Phương pháp thống kê: 
- Các bức tranh thiên nhiên trong “Truyện Kiều” chủ yếu tập trung ở đoạn 
trích: Cảnh ngày xuân, Kiều ở lầu Ngưng Bích. 
- Thế giới nhân vật trong Truyện Kiều đa dạng sinh động, 
- đủ các loại người, chia làm hai tuyến nhân vật. 
 + Tuyến nhân vật chính diện: Vương ông, Vương bà, 
 Vương Quan, Thúy Kiều, Thúy Vân, Từ Hải 
 + Tuyến nhân vật phản diện: Mã Giám Sinh, Tú Bà, 
Bạc Bà, Hoạn Thư, Sở Khanh. 
 + Nhân vật trung gian: Thúc Ông, Thúc Sinh. 
2. Phương pháp phân tích. 
Tôi tiến hành tìm hiểu các thủ pháp nghệ thuật được Nguyễn Du sử dụng 
qua việc phân tích tài năng miêu tả ngoại hình để khắc họa tính cách và số phận 
nhân vật; Khảo sát phân tích các bức tranh ngoại cảnh và bức tranh tâm cảnh qua 
các khía cạnh: cảnh vật, ngoại hình, hành động, ngôn ngữ, dáng điệu, cử chỉ, nội 
tâm ở những nhân vật tiêu biểu. 
3. Phương pháp so sánh. 
Để làm nổi bật sáng tạo của Nguyễn Du trong Truyện Kiều, tôi tiến hành so 
sánh bằng phương pháp tích hợp: bút pháp miêu tả, khắc họa các nhân vật chính 
diện và phản diện; bút pháp miêu tả thiên nhiên qua các thời điểm khác nhau; 
Truyện Kiều so sánh với Kim Vân Kiều truyện - tác phẩm văn học Trung Quốc mà 
Nguyễn Du đã dựa vào cốt truyện đó để sáng tạo Truyện Kiều. 
4. Phương pháp khái quát hóa. 
Để có cái nhìn đúng đắn về giá trị nghệ thuật “Truyện Kiều” trong lĩnh vực 
miêu tả bức tranh thiên nhiên và xây dựng nhân vật tôi sử dụng phương pháp khái 
quát hóa rót ra những kết luận cần thiết từ những biểu hiện cơ thể. 
B. Phần nội dung: 
I. Vài nét khái quát về tác phẩm Truyện Kiều 
1. Vị trí. 
Trong đời sống nhân dân Việt nam, “Truyện Kiều” chiếm một vị trí vô cùng quan 
trọng. Nhiều nhân vật trong “Truyện Kiều” đã trở thành những mẫu người trong xã 
hội cũ, mang những tính cách tiêu biểu như: Sở Khanh, Hoạn Thư, Từ Hải..và đều 
đi vào thành ngữ Việt nam. Khả năng khái quát của nhiều cảnh tình, ngôn ngữ trong 
tác phẩm khiến cho quần chúng tìm đến “Truyện Kiều”, như tìm đến một điều dự 
báo. Bãi Kiều rất phổ biến trong quần chúng ngày xưa. Ca nhạc dân gian có dạng: 
lẩy Kiều, sân khấu dân gian có trò Kiều, tụng kiều, cải lương Kiều. Hội họa có 
nhiều tranh Kiều. Thơ vịnh Kiều nhiều không kể xiết. Giai thoại xung quanh cũng 
rất phong phú. Nhiều câu, nhiều ngữ trong “Truyện Kiều” đã lẫn vào kho tàng ca 
dao, tục ngữ. Từ x­a đến nay, “Truyện Kiều” đã là đề tài cho nhiều công trình 
nghiên cứu, bình luận và những cuộc bút chiến. Ngay khi Truyện Kiều được công 
bố( đầu thỊ kû XIX) ở nhiều trường học của các nho sĩ, nhiều văn đàn, thi xã đã có 
trao đổi về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Đầu thỊ kû XX, cuộc tranh luận về 
“Truyện Kiều” càng sôi nổi, quan trọng nhất là cuộc phê phán của các nhà chí sĩ 
Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng phản đối phong trào cổ xúy “Truyện Kiều” do 
Phạm Quỳnh đề xướng (1924). 
 Chính vì “Truyện Kiều” có vị trí quan trọng như vậy nên nó đã đạt được 
nhiều kỉ lục của thế giới và trong nước: 5 kỉ lục thế giới; 7 lØ lục Việt Nam. 
5 kỷ lục thế giới 
1.Truyện Kiều là quyển sách duy nhất trên thế giới có được hiện tượng chắp 
nhặt những câu thơ ở các chỗ khác nhau để thành nhiều bài thơ mới. 
2. Là thi phẩm dài có nhiều bản dịch nhất ra cùng một ngoại ngữ. 
3. Là thi phẩm có nhiều người viết về phần tiếp theo nhất trên thế giới. 
4. Là cuốn sách duy nhất trên thế giới mà người ta có thể đọc ngược từ cuối 
lên đến đầu. 
5. Cuốn sách duy nhất trên thế giới tạo ra quanh nó cả một loạt những loại 
hình văn hoá. 
7 kỷ lục Việt Nam. 
 1. Là tác phẩm đã đưa một nhà thơ lên hàng danh nhân văn hoá thế giới. 
 2. Là cuốn sách duy nhất không phải viết ra để bói mà người dân vẫn dùng bói, 
được ông Phạm Đan Quế trình bày riêng thành quyển: Bói Kiều như một nét văn 
hoá. 
 3. Là quyển sách có được hiện tượng vịnh Kiều với hàng ngàn bài thơ vịnh. 
 4. Bộ phim đầu tiên của Việt Nam ra đời năm 1924 tại Hà Nội mang tên Kim Vân 
Kiều. 
5. Thi phẩm có sách đề cập đến nhiều nhất với hàng trăm cuốn. 
6. Là quyển sách gây nhiều giai thoại nhất. 
7. Là cuốn sách được viết và đóng thành Truyện Kiều độc bản bằng chữ quốc ngữ 
nặng nhất ở VN do nhà thư pháp Nguyễn Đình thực hiện, nặng 50kg, trên khổ giấy 
1m x 1,6m, hiện trưng bày tại Khu di tích Nguyễn Du huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh. 
* Năm 1965 Nguyễn Du chính thức được nhà nước làm lÔ kû niệm, Hội 
đồng hoà bình thế giới ghi tên ông trong danh sách những nhà văn hóa thế giới. 
 2/ Nguồn gốc Truyện Kiều. 
Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra được bản gốc “Truyện 
Kiều” viết bằng chữ Nôm của Nguyễn Du. Tuy nhiên, họ đã tìm ra được rất nhiều 
bản dịch ở các thời điểm khác nhau của “Truyện Kiều”. Tất cả các nhà nghiên cứu 
đều cho rằng Nguyễn Du viết “Truyện Kiều” dựa trên cốt truyện “Kim Vân Kiều 
truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân- một tác giả Trung Quốc sống ở thỊ kû XV. Từ 
một tác phẩm văn xuôi chữ Hán, viết theo kiểu tiểu thuyết chương hồi, từ một câu 
chuyện tình bình thường, bằng tài năng nghệ thuật, qua lăng kính của người nghệ sĩ 
tài hoa, Nguyễn Du đã biến tác phẩm ấy trở thành một “Thiên cổ tình thư”. Ban đầu 
ông đặt tên cho nó là “Đoạn trường tân thanh”, sau này người ta quen gọi là 
“Truyện Kiều”. 
 Có nhiều công trình sưu tầm, nghiên cứu về Truyện Kiều cho biết số lượng 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_tim_hieu_mot_vai_net_ve_nghe_thuat_mie.pdf