Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp so sánh với thực trạng dạy phần văn bản hiện nay

Thực trạng dạy học phần văn bản môn Ngữ văn ở hầu hết các trường THCS hiện nay cho thấy rằng: Để luôn dạy tốt phần văn bản là một việc tương đối khó khăn đối với một giáo viên nhất là những giáo viên mới vào nghành, vào nghề, chưa có nhiều kinh nghiệm hoặc những giáo viên hạn chế về năng lực sư phạm văn. Thực chất cái khó không phải là vấn đề khai thác kiến thức tác phẩm. Điều này các giáo viên có thể thực hiện được. Vấn đề là làm sao có thể truyền đạt được một cách suôn sẻ những đơn vị kiến thức của bài học theo yêu cầu đặt ra, đồng thời khơi dậy được sự hào hứng, tích cực sự đồng cảm của học sinh.

Cũng từ thực trạng trên cho thấy rằng: Ở những giờ dạy văn bản chưa được tốt chủ yếu là do người dạy chưa sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học. Đặc biệt ít có sự liên hệ so sánh, nếu có thì mới chỉ có ở mức độ sơ sài, vì chưa thấy được tác dụng của việc sử dụng phương pháp so sánh khi dạy học phần văn bản.Việc giáo viên ít sử dụng phương pháp so sánh cùng với việc nhuần nhuyễn với các phương pháp khác làm cho giờ học trở nên buồn tẻ, khô khan, kém linh hoạt đặc biệt không phát huy được tốt năng lực tư duy, sự hào hứng , tích cực của học sinh, ảnh hưởng đến hiệu quả của giờ dạy-học phần văn bản.

pdf 12 trang Huy Quân 29/03/2025 240
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp so sánh với thực trạng dạy phần văn bản hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp so sánh với thực trạng dạy phần văn bản hiện nay

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp so sánh với thực trạng dạy phần văn bản hiện nay
Sáng kiến kinh nghiệm 
Phương pháp so sánh với 
thực trạng dạy phần văn bản 
hiện nay
 PHỤ LỤC 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
1. Lí do chọn đề tài. 
 1.1 Cơ sở lí luận. 
 1.2 Cơ sở thực tiễn. 
2.Mục tiêu nghiên cứu. 
3. Đối tượng nghiên cứu. 
4. Phạm vi đề tài. 
5. Phương pháp nghiên 
II.NỘI DUNG 
 1. Một số giải pháp. 
 1.1. Phương pháp so sánh với thực trạng dạy phần văn bản hiện nay. 
 1.2. So sánh là gì? 
 1.3. Một số hình thức so sánh 
 a.So sánh làm rõ chi tiết 
 a.1. So sánh để làm rõ hoàn cảnh sáng tác văn bản 
 a.2. So sánh về thể loại 
 a.3. So sánh khi tiến hành phân tích văn bản. Được áp dụng để làm rõ chi tiết về nội 
dung hay nghệ thuật của văn bản. 
 b. So sánh nhằm khái quát kiến thức. 
 1.4 Một số chú ý khi sử dụng phương pháp so sánh. 
 2. Kết quả khảo sát thực tế. 
III. KẾT LUẬN 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
 1. Lí do chọn đề tài. 
 1.1.Cơ sở lí luận. 
 Năm học 2010-2011 là năm thứ chín thực hiện chương trình sách giáo khoa đổi mới với các 
khối.Về nội dung chương trình, qua hơn chín năm thực hiện, hầu hết giáo viên, những người trực tiếp 
giảng dạy đều khẳng định tính ưu Việt của nó so với sách giáo khoa cũ.Vì vậy đổi mới là định hướng 
đúng đắn, phù hợp. Tuy nhiên vì kết cấu nội dung chương trình thay đổi nên nó đòi hỏi cả vấn đề đổi 
mới phương pháp dạy -học,một vấn đề quan tâm đối với nghành GD-ĐT nước ta. 
 Giáo dục và đào tạo là một vấn đề hết sức quan trọng trong đời sống chính trị của mỗi nước, là 
biểu hiện trình độ phát triển của mỗi nước. Do đó xác định giáo dục và đào tạo là một nhiệm vụ quan 
trọng của cách mạng Việt Nam.Trong những năm qua Đảng ta luôn coi “ Giáo dục là quốc sách hàng 
đầu”. 
 Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước, từ năm 1997. Bộ giáo dục đã tiến hành đổi 
mới toàn bộ về giáo dục THCS theo tư tưởng cực hoá hoạt động của học sinh. 
 Nghị quyết trung Ương IV khoá VII đã xác định phải áp dụng những phương pháp giáo dục hiện 
đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. 
 Nghị quyết trung Ương II tiếp tục khẳng định phải đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc 
phục lối truyền thụ một chiều. 
Đối với môn ngữ văn, vấn đề phương pháp càng có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt khi dạy phần 
văn bản (phần văn học theo tên gọi cũ). Một thực tế mà hầu hết các giáo viên dạy văn đều nhận thấy 
là: Dạy phần văn bản rất khó. Dạy đúng, đủ, chính xác đã là vấn đề không phải luôn dễ dàng: dạy để 
cho hay, học sinh học hào hứng càng khó hơn.Tuy nhiên không phải vì thế mà việc dạy phần văn bản 
trở nên bế tắc . Cùng một văn bản vẫn có giáo viên dạy tốt và ngược lại. Ngay trong một giáo viên 
bình thường vẫn có giờ dạy khá tốt. Rõ ràng vấn đề mấu chốt chính là ở phương pháp. Trước mỗi văn 
bản cụ thể giáo viên cần phải chọn và kết hợp một cách linh hoạt các phương pháp khác nhau. Trong ý 
nghĩ đó “so sánh” trở thành một phương pháp cần thiết, hữu ích khi dạy-học phần văn bản môn Ngữ 
văn. 
Định hướng trên đây đã được pháp chế hoá trong luật giáo dục. Phương pháp giáo dục phổ 
thông phát huy tính tích cực, tự giác chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng 
lớp, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác 
động đến tình cảm, hứng thú học tập ở các em. 
 1.2. Cơ sở thực tiễn. 
Trong chương trình Ngữ Văn 7,8,9 phần so sánh đặc biệt ở trường THCS Phan Chu Trinh có 
đến 90 % là học sinh dân tộc thiểu số nên kĩ năng đọc viết, cũng như 
 kiến thức cơ bản về Tiếng Việt còn gặp nhiều hạn chế. Vì vậy để học sinh nắm được kiến thức người 
giáo viên phải tổ chức giờ học có hiệu quả. 
2.Mục tiêu nghiên cứu. 
Nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong giờ học Tiếng Việt để đêm lại hứng 
thú học tập cũng như nâng cao chất lượng môn học. 
3. Đối tượng nghiên cứu. 
Là học sinh khối 7,8 Trường Trunh Học Cơ Sở Phan Chu Trinh. 
 4.. Giới hạn phạm vi đề tài. 
- Đề tài thực hiện nghiên cứu để sử dụng phương pháp so sánh khi dạy-học phần văn bản môn 
Ngữ văn THCS. 
- Người viết tiến hành khảo sát chủ yếu ở các tiết dạy phần văn bản môn Ngữ văn lớp 7, lớp 
8. 
5. Phương pháp nghiên cứu. 
 Phương pháp tìm hiểu 
 Phương pháp quan sát 
 Phương pháp so sánh 
 Phương pháp thống kê tổng kết rút kinh nghiệm. 
II.NỘI DUNG 
 1. Một số giải pháp 
 1.1. Phương pháp so sánh với thực trạng dạy phần văn bản hiện nay: 
 Thực trạng dạy học phần văn bản môn Ngữ văn ở hầu hết các trường THCS hiện nay cho thấy 
rằng: Để luôn dạy tốt phần văn bản là một việc tương đối khó khăn đối với một giáo viên nhất là 
những giáo viên mới vào nghành, vào nghề, chưa có nhiều kinh nghiệm hoặc những giáo viên hạn chế 
về năng lực sư phạm văn. Thực chất cái khó không phải là vấn đề khai thác kiến thức tác phẩm. Điều 
này các giáo viên có thể thực hiện được .Vấn đề là làm sao có thể truyền đạt được một cách suôn sẻ 
những đơn vị kiến thức của bài học theo yêu cầu đặt ra, đồng thời khơi dậy được sự hào hứng, tích cực 
sự đồng cảm của học sinh.Cũng từ thực trạng trên cho thấy rằng: Ở những giờ dạy văn bản chưa được 
tốt chủ yếu là do người dạy chưa sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học. Đặc biệt ít có sự liên hệ 
so sánh, nếu có thì mới chỉ có ở mức độ sơ sài, vì chưa thấy được tác dụng của việc sử dụng phương 
pháp so sánh khi dạy học phần văn bản.Việc giáo viên ít sử dụng phương pháp so sánh cùng với việc 
nhuần nhuyễn với các phương pháp khác làm cho giờ học trở nên buồn tẻ, khô khan, kém linh hoạt 
đặc biệt không phát huy được tốt năng lực tư duy, sự hào hứng , tích cực của học sinh, ảnh hưởng đến 
hiệu quả của giờ dạy-học phần văn bản. 
 1. 2. So sánh là gì? 
 * Vai trò của phương pháp so sánh khi dạy-học phần văn bản. 
- Có thể hiểu một cách đơn giản: 
 - So sánh là một phương pháp được hình thành trên cơ sở đối chiếu những điểm giống và khác 
nhau giữa đối tượng này với đối tượng khác để tìm ra bản chất của chúng. 
- So sánh là một trong những con đường dễ tiếp cận, khai thác, cảm thụ tác phẩm văn học. 
Những hiện tượng văn học( theo tên gọi cũ) bao giờ cũng chịu sự chi phối bởi những quy luật đặc 
thù.Vì thế, giữa các văn bản bao giờ cũng có những yếu tố tương đồng ở các cấp độ khác nhau. Tuy 
nhiên chúng lại có điểm khác nhau căn bản để quy về bản chất. So sánh chính là chỉ ra những dấu hiệu 
đặc trưng giống nhau và khác nhau căn bản giữa các hiện tượng văn học đó. Do vậy, so sánh có thể 
được áp dụng thường xuyên ở mỗi tiết học văn bản. 
So sánh chính là một trong những phương pháp dạy học nêu vấn đề: 
Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh chính là đưa học sinh vào tình huống có vấn đề: Nó kích 
thích học sinh phải tư duy để nhận biết các dấu hiệu thuộc tính giống và khác nhau của đối tượng để 
rút ra kết luận. 
*Ví dụ: Dạy văn bản “ Sau phút chia li”- Trích “ Chinh Phụ Ngâm” của Đặng Trần Côn, giáo 
viên có thể đưa ra tình huống so sánh: có thể dùng “ Sau phút chia tay”được không? Tại sao? 
Để giải quyết câu hỏi này học sinh buộc phải tiến hành so sánh để nhận biết những điểm 
giống nhau và khác nhau giữa các đối tượng “chia li ” và “chia tay” cụ thể. 
+ Giống nhau: Chào để rời xa nhau( Từ điển tiếng Việt phổ thông A của nhà xuất bản khoa 
học xã hội, trang 210) 
+ Khác nhau: Chia li: rời xa nhau mỗi người một ngả không còn sống chung với nhau nữa( 
Từ điển tiếng Việt phổ thông A-C, NXB khoa học xã hội, trang 209) 
 Chia tay: chưa có sắc thái biểu cảm. 
Học sinh rút ra kết luận: Không thể dùng “ chia tay” mà phải dùng “chia li” mới diễn tả được 
tính chất sầu thương, bi kịch của đôi vợ chồng Chinh phu, Chinh phụ. 
 Do vậy sử dụng phương pháp so sánh hợp lý sẽ kích thích được tính tích cực của học sinh hạn 
chế thụ động, giờ học sinh động hơn. 
- Phương pháp so sánh giúp cho cả học sinh và giáo viên có cái nhìn hệ thống về một phương 
diện nào đó giữa các văn bản. Điều này khắc phục được một phần hạn chế của nội dung chương trình 
sách giáo khoa Ngữ văn, khi mà tính liên kết dọc ( theo văn học sử) bị phá vỡ. 
-Trong phương pháp so sánh, đối tượng được so sánh hầu hết là đơn vị kiến thức mà học sinh 
được học qua. Khi so sánh học sinh phải huy động lại kiến thức đó. Do vậy, so sánh chính là một hình 
thức giúp học sinh củng cố lại kiến thức, ghi nhớ và khắc sâu. 
 1.3. Một số hình thức so sánh 
 a. So sánh làm rõ chi tiết: 
Mỗi một văn bản đều có những đơn vị, những “loại” kiến thức khác nhau. Tuỳ theo từng bài, 
giáo viên có thể chọn chi tiết nào đó để thực hiện việc so sánh. Hình thức này chủ yếu được thực hiện 
cho việc khai thác kiến thức văn bản. Chính vì thế nó được áp dụng thường xuyên khi dạy - học phần 
văn bản và trong tất cả các giờ dạy văn bản đó. 
 a.1.So sánh để làm rõ hoàn cảnh sáng tác của văn bản. 
 Văn bản bao giờ cũng đi liền với hoàn cảnh sáng tác. Việc nắm vững hoàn cảnh sáng tác sẽ giúp 
học sinh cảm nhận đầy đủ hơn về văn bản. Văn bản có thể giống nhau hoặc khác nhau về hoàn cảnh 
sáng tác. So sánh sẽ làm cho học sinh dễ nhớ hơn là tách biệt từng văn bản. 
Ví dụ 1: Dạy văn bản “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh. Nếu giáo viên 
hỏi: 
- Cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ? như thế học sinh sẽ chỉ biết hoàn cảnh của bài một 
cách riêng lẻ, không tích hợp được kiến thức, không gợi được tư duy của học sinh và khó nhớ.Thế nên 
khi làm bài cũng không ý thức để vận dụng nó vào bài làm.Vì vậy nên đưa vào tình huống so sánh. 
Giáo viên hỏi: Hoàn cảnh sáng tác của hai văn bản có gì giống và khác nhau? 
Học sinh: - Giống nhau: Đều ra đời trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp lần 
II, những đêm ở chiến khu Việt Bắc. 
 Khác nhau: + Cảnh khuya :1947 
 + Rằm tháng giêng: 1948( đặc biệt ghi nhớ hoàn cảnh sau chiến thắng Việt Bắc 
thu đông). 
Nhờ có phép so sánh này, hoàn cảnh sáng tác của mỗi văn bản được đối chiếu nhau đã làm lộ 
ra đặc điểm cần khai thác: năm 1947( trước chiến dịch Việt Bắc thu đông) cuộc kháng chiến của ta 
vẫn còn nhiều khó khăn, tương quan giữa ta và địch còn rất bấp bênh. Mọi người đều rất lo lắng cho 
sự thắng lợi của cuộc khán

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_so_sanh_voi_thuc_trang_day.pdf