Sáng kiến kinh nghiệm Một cách “Đọc hiểu văn bản” trong bài Ngữ Văn 8

Hiện nay việc thay sách và đổi mới phương pháp giảng dạy đã và đang được các

thầy cô thực hiện đồng bộ. Mặc dù còn có rất nhiều ý kiến về việc thay sách và đổi

mới phương pháp giảng dạy, song từ những trải nghiệm thực tế, chúng ta có thể khẳng

định rằng việc thay sách và đổi mới phương pháp giảng dạy đã giúp các em tiếp xúc

được nhiều tác phẩm hay, mới lạ, cập nhật vơí cuộc sống. Không những thế, đổi mới

phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học môn ngữ văn nói

riêng giúp các em biết tư duy sáng tạo, biết phát hiện vấn đề, biết nói lên những suy

nghĩ, cảm nhận của riêng mình. Mỗi giờ học văn là một niềm vui bất ngờ đối với các

em, các em chủ động học tập hơn trước nhiều. Nhiều hình thức học tập ngoài giờ

chính khoá đã được tổ chức, giáo viên đã quen dần với lối dạy theo nguyên tắc tích

cực, đã có nhiều sáng kiến trong việc phát huy tính tích cực trong mọi khâu của hoạt

động dạy học.

Qua những năm thực hiện chương trình thay sách và đổi mới phương pháp daỵ

học nói chung và môn Ngữ Văn nói riêng, tôi đã được dự nhiều giờ, song điều tôi còn

băn khoăn là một số thầy cô vẫn thuyết trình nhiều, việc cung cấp kiến thức đôi khi

còn mang tính chất áp đặt, đặc biệt ở khâu “đọc – hiểu văn bản”. Tôi thiết nghĩ có

nhiều cách để phát huy tính tích cực của học sinh như thực hiện thật tốt, thật sáng tạo

nguyên tắc tích hợp vì theo giáo sư Nguyễn Khắc Phi khẳng định “ xét về bản chất

của việc vận dụng triệt để nguyên tắc ấy không cho phép dạy học theo kiểu máy móc

rập khuôn, nhồi sọ mà luôn luôn đòi hỏi sự năng động, sự vận dụng linh hoạt sáng tạo

của người thầy”.

pdf 18 trang Huy Quân 29/03/2025 140
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một cách “Đọc hiểu văn bản” trong bài Ngữ Văn 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một cách “Đọc hiểu văn bản” trong bài Ngữ Văn 8

Sáng kiến kinh nghiệm Một cách “Đọc hiểu văn bản” trong bài Ngữ Văn 8
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
MỘT CÁCH “ĐỌC HIỂU VĂN 
BẢN” TRONG BÀI NGỮ VĂN 8 
I. Đặt vấn đề. 
Hiện nay việc thay sách và đổi mới phương pháp giảng dạy đã và đang được các 
thầy cô thực hiện đồng bộ. Mặc dù còn có rất nhiều ý kiến về việc thay sách và đổi 
mới phương pháp giảng dạy, song từ những trải nghiệm thực tế, chúng ta có thể khẳng 
định rằng việc thay sách và đổi mới phương pháp giảng dạy đã giúp các em tiếp xúc 
được nhiều tác phẩm hay, mới lạ, cập nhật vơí cuộc sống. Không những thế, đổi mới 
phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học môn ngữ văn nói 
riêng giúp các em biết tư duy sáng tạo, biết phát hiện vấn đề, biết nói lên những suy 
nghĩ, cảm nhận của riêng mình. Mỗi giờ học văn là một niềm vui bất ngờ đối với các 
em, các em chủ động học tập hơn trước nhiều. Nhiều hình thức học tập ngoài giờ 
chính khoá đã được tổ chức, giáo viên đã quen dần với lối dạy theo nguyên tắc tích 
cực, đã có nhiều sáng kiến trong việc phát huy tính tích cực trong mọi khâu của hoạt 
động dạy học. 
Qua những năm thực hiện chương trình thay sách và đổi mới phương pháp daỵ 
học nói chung và môn Ngữ Văn nói riêng, tôi đã được dự nhiều giờ, song điều tôi còn 
băn khoăn là một số thầy cô vẫn thuyết trình nhiều, việc cung cấp kiến thức đôi khi 
còn mang tính chất áp đặt, đặc biệt ở khâu “đọc – hiểu văn bản”. Tôi thiết nghĩ có 
nhiều cách để phát huy tính tích cực của học sinh như thực hiện thật tốt, thật sáng tạo 
nguyên tắc tích hợp vì theo giáo sư Nguyễn Khắc Phi khẳng định “ xét về bản chất 
của việc vận dụng triệt để nguyên tắc ấy không cho phép dạy học theo kiểu máy móc 
rập khuôn, nhồi sọ mà luôn luôn đòi hỏi sự năng động, sự vận dụng linh hoạt sáng tạo 
của người thầy”. 
Chính vì vậy, tôi mạnh dạn đưa ra ý kiến của phương châm tích hợp trong quá 
trình ứng dụng đó là: “Một cách “đọc – hiểu văn bản” trong bài học ngữ văn 8”. 
II. Cơ sở lý luận. 
Phải nói rằng, lứa tuổi học sinh THCS đặc điểm tâm sinh lý hết sức điển hình. 
Đây là thời kỳ quá độ chuyển từ giai đoạn trẻ em sang người lớn. Trong giai đoạn này 
hứng thú của các em đã phát triển ở mức độ cao, hứng thú về học tập đã phát triển và 
ngày càng đậm nét. Đây là một đặc điểm hết sức thuận lợi đối với việc giảng dạy bộ 
môn Văn. Việc tò mò thích thú môn văn không phải là khoảng cách xa đối với các em. 
Bên cạnh đó ý thức tư lập và khả năng đào sâu khám phá những nét đẹp trong cuộc 
sống là một ưu điểm điển hình của học sinh bậc THCS. Song song với những ưu điểm 
trên, một số em còn rụt rè e ngại, đôi lúc còn nản chí, nản lòng khi tiếp cận với một 
văn bản khó. Vậy làm thế nào để khắc phục khó khăn đó? Làm thế nào để tiết dạy học 
môn Ngữ Văn thật sự có hiệu quả để thu hút học sinh say mê học tập? 
Như chúng ta đã biết, văn học xuất phát từ đời sống, chính vì thế văn học rất 
gần gũi với mọi người. Những bài thơ hay, những văn bản hấp dẫn đã giúp cho giờ 
văn không chỉ là giờ học mà còn là những giờ giải trí, khám phá biết bao điều kỳ diệu 
của cuộc sống con người. Để có giờ văn như thế thì khâu “đọc – hiểu văn bản” là rất 
quan trọng đòi hỏi người thầy chủ động, sáng tạo và linh hoạt khi thiết kế bàI giảng. 
III.Cơ sở thực tiễn 
Như chúng ta đã biết “văn học là nhân học”, “văn học là nghệ thuật của ngôn 
từ”. Chính vì vậy việc học văn không phải là đơn giản, hơn nữa trong thời đại hiện 
nay, môn ngữ văn không còn là “điểm đến” hấp dẫn với các em học sinh như các môn 
Toán, Lý, Hoá, Anh  mặc dù đó là một trong 2 môn chính chiếm số lượng tiết 
không nhỏ. Có nhiều học sinh rất ngại học môn Văn bởi lý do là Văn viết dài, khó học, 
khó thuộc. Có những tác phẩm tự sự dài học sinh lười không đọc hết dẫn tời tình trạng 
mơ màng về nội dung, cốt truyện, nhân vật. Có những bài thơ khi học xong học sinh 
không nắm được những nghệ thuật tiêu biểu, nội dung của bài thơ. Những lý do trên 
khiến tâm lý học sinh ngại và chán học môn Văn. Vậy làm thế nào để khắc phục khó 
khăn đó? Làm thế nào để tiết dạy học môn Ngữ Văn thật sự có hiệu quả để thu hút học 
sinh say mê học tập? 
Như chúng ta đã biết, văn học xuất phát từ đời sống, chính vì thế văn học rất 
gần gũi với mọi người. Những bài thơ hay, những văn bản hấp dẫn đã giúp cho giờ 
văn không chỉ là giờ học mà còn là những giờ giải trí, khám phá biết bao điều kỳ diệu 
của cuộc sống con người. Để có giờ văn như thế thì khâu “đọc – hiểu văn bản” là rất 
quan trọng đòi hỏi người thầy chủ động, sáng tạo và linh hoạt khi thiết kế bàI giảng. 
IV. Các giảI pháp 
Như chúng ta đã biết, trong ba phân môn của ngữ văn thì tác phẩm văn học 
chiếm vị trí quan trọng. Trong sách giáo khoa phần Văn học được biểu hiện bằng các 
văn bản. Khi học tập học sinh phải “đọc – hiểu văn bản”. Vậy “đọc - hiểu văn bản” là 
gì? Khái niệm “đọc - hiểu văn bản” không diến tả hành động tách rời đọc và hiểu. 
“Đọc - hiểu văn bản” là hoạt động đọc văn một cách nghiêm túc có nghiền ngẫm, cảm 
xúc, tưởng tưởng và liên tưởng. Bản chất đọc – hiểu là tìm hiểu phân tích để chiếm 
lĩnh văn bản bằng nhiều phương pháp và hình thức dạy học văn, trong đó phương 
pháp dạy học văn bằng hệ thống câu hỏi cảm thụ văn bản được thực hiện dưới hình 
thức đối thoại sẽ là hình thức và phương pháp chủ đạo. Các tác giả trong Ngữ Văn 6 
tập một sách giáo viên đã lý giảI như sau “ khả năng đọc – hiểu (bao gồm cả cảm thụ) 
một tác phẩm văn chương lệ thuộc không ít vào việc có thể trả lời được hay không 
những câu hỏi đặt ra ở những cấp độ khác nhau. Mức thấp nhất là chỉ cần sử dụng 
những thông tin có ngay trong văn bản. Đó là trường hợp câu trả lời sẵn có trong bài 
chỉ mới biết đọc trên dòng. Mức cao hơn là buộc phải suy nghĩ và sử dụng những 
thông tin trong bài. Đó là trường hợp phải suy nghĩ ra câu trả lời, là trình độ đã biết 
đọc giữa dòng. Cao hơn là yêu cầu khái quát, liên hệ giữa những cái mà học sinh đã 
đọc với thế giới bên ngoài đó là trình độ vượt ra khỏi dòng để đọc văn bản. Khám phá 
văn bản theo hướng ấy thì học sinh khôn chỉ hứng thú hiểu sâu văn bản mà còn liên hệ 
được một cách sinh động tự nhiên với những vấn đề trong cuộc sống. 
Như vậy “đọc - hiểu văn bản” đòi hỏi người phải có thái độ chủ động tích cực 
và sáng tạo trong đọc văn. Các văn bản được học trong chương trình Ngữ Văn 8 bao 
gồm: 
1.Một số truyện Việt Nam 1930 – 1945 
- Tôi đi học (Thanh Tịnh) 
- Trong lòng mẹ (trích “Những ngày thơ ấu” – Nguyên Hồng) 
2.Một số truyện nước ngoài 
- Cô bé bán diêm (An - đéc – xen) 
- Đánh nhau với cối xay gió (trích “Đôn-ki-hô tê” – Xéc-van-téc) 
- Chiếc lá cuối cùng (OHen-ri) 
Hai cây phong (Ai-man-tốp) 
3.Một số văn bản thơ trữ tình giàu yếu tố biểu cảm. 
- Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông (Phan Bội Châu) 
- Đập đá ở Côn Lôn (Phan Châu trinh) 
- Muốn làm thằng cuội (Tản Đà) 
- Ông Đồ (Vũ Đình Liên) 
- Hai chữ nước nhà (á Nam Trần Tuấn Khải) 
- Nhớ rừng (Thế Lữ) 
- Quê hương (Tế Hanh) 
- Khi con tú hú (Tố Hữu) 
- Tức cảnh Pác Bó, ngắm trăng (Hồ Chí Minh) 
4. Một số tác phẩm nghị luận 
- Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn) 
- Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) 
- Nước Đại Việt (Nguyễn Trãi) 
- Bàn luận về phép học (Nguyễn Thiếp) 
- Thuế máu (Hồ Chí Minh) 
- Đi bộ ngao du 
5.Một số đoạn trích kịch: Ông Guốc-danh mặc lễ phục 
6.Một số văn bản nhật dụng: Thông tin về trái đất năm 2000. Ôn dịch thuốc lá, giáo 
dục chìa khoá trong tương lai. 
Với các loại văn bản trên, kỹ năng “đọc - hiểu văn bản” cần đạt tới mức độ sau: 
1.Biết đọc thầm, đọc thành tiếng có diễn cảm. 
2. Biết chọn đọc hững đoạn văn bản có minh họa cho các nhiệm vụ học tập một cách 
chính xác, tốc độ vừa phải, đúng với nội dung văn bản. 
3. Biết đọc nhanh các đoạn văn bản, ngữ liệu có những cách dùng từ ngữ và cấu trúc 
câu phức tạp với năng lực phán đoán ngôn ngữ nhanh nhạy. 
4. Biết đặt câu hỏi cho mình hoặc cho người khác để hiểu mục đích văn bản và các 
yêu cầu của nội dung học tập. 
 5. Biết tóm tắt, chia đoạn, xác định chủ đề, mối liên hệ giữa các phần trong văn bản 
và biết đặt tên cho đoạn văn 
6. Biết nhận ra các câu văn, đoạn văn hay, có nội dung sâu sắc và hiểu được nghĩa, vai 
trò và tác dụng của cac từ ngữ, câu then chốt, các biện pháp nghệ thuạt trong đoạn văn 
đó. 
7. Nhớ chính xác một số câu, đoạn và văn bản hay, thơ hay biết bình giá chi tiết nghệ 
thuật trong các văn bản. 
8. Đọc và hiểu được các phương thức biểu đạt khác nhau và đặc điểm thể loại, thái 
độ, tình cảm và tư tưởng của tác giả. 
9. Xác định được các hệ thống luận điểm và tuyến lập luận trong các văn bản qua việc 
tổng kết các tác phẩm tự sự, trữ tình, nghị luận, nhật dụng và sự kết hợp các phương 
thức tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận, thuyết minh trong một số tác phẩm qua việc hệ 
thống hoá các khái niệm: Loại, thể loại, đặc điểm của truyện ngắn, tiểu thuyết và thể 
hiện đại. 
 Như vậy "Đọc - Hiểu văn bản" đã thực hiện phương châm tích hợp. HS vận 
dụng được kỹ năng, hiểu bíêt về một phân môn này vào việc học tập phân môn khác. 
Trong thực tế, rất hiếm những văn bản chỉ dùng một phương thức biểu đạt mà một 
trong những trọng tâm của phần tập làm văn là dạy cho học sinh biết phân tích, biết 
thực hiện sự kết hợp các phương thức ấy. Chính điều đó đã tạo ra một trường tích hợp 
vô cùng rộng lớn. Các câu hướng dẫn "Đọc - Hiểu văn bản" trong SGK đã tạo ra cơ 
chế cho sự tích hợp ấy. Điều quan trọng là giáo viên cần thực sự năng động, biết vận 
dụng linh hoạt và khi cần vẫn có thể tạo ra những tình huống tích hợp mới. Việc đọc 
hiểu, phân tích, bình giá các loại văn bản sẽ giúp HS có điều kiện tốt hơn các nội dung 
làm văn tự sự, thuyết minh và nghị luận. Hoạt động "Đọc - Hiểu văn bản" giúp HS 
qua việc đọc đúng sẽ cảm nhận và hiểu đúng những thông tin, hiển ngôn và hàm ngôn 
trong văn bản. Nếu quan niệm văn bản là sự tổng hợp của 3 cấu trúc: Cấu trúc ngôn 
ngữ, cấu trúc hình tượng và cấu trúc ý nghĩa thì đối với HS lớp 8 thực hiện tốt hoạt 
động "Đọc - Hiểu văn bản" có nghĩa là HS phải nắm và lý giải được mối liên hệ của 3 
lớp cấu trúc này không chỉ trên phương diện của từ ngữ, câu chữ, nhịp đ

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_cach_doc_hieu_van_ban_trong_bai_ng.pdf