Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh khai thác sử dụng Atlat trong học tập Địa lí

Xuất phát từ thực tế giảng dạy địa lí lớp 12, đặc biệt là việc hướng dẫn học sinh ôn tập và thi tốt nghiệp THPT môn địa lí trong những năm qua đạt hiệu quả còn chưa cao, một trong những nguyên nhân là giáo viên chưa biết hướng dẫn học sinh sử dụng tốt Atlat trong quá trình học tập và ôn tập. Học sinh muốn đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra và bài thi địa lí, cần biết cách khai thác sử dụng có hiệu quả Atlat địa lí Việt Nam.

Các em phải biết ghi nhớ kiến thức địa thông qua Atlat, từ Atlat địa lí Việt Nam kết hợp với các kiến thức đã học để rút ra được các sự kiện, các hiện tượng và quá trình địa lí, trình bày và giải thích các hiện tượng địa lí trong mối quan hệ tác động qua lại biện chứng, làm rõ được những vấn đề mà đề thi yêu cầu. Để học sinh có thể sử dụng tốt Atlat địa lí Việt Nam vào học tập và làm bài thi môn địa lí, đòi hỏi giáo viên phải biết cách giúp học sinh có các kĩ năng sử dụng, khai thác kiến thức từ Atlat, tìm được những kiến thức địa lí

pdf 11 trang Huy Quân 28/03/2025 360
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh khai thác sử dụng Atlat trong học tập Địa lí", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh khai thác sử dụng Atlat trong học tập Địa lí

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh khai thác sử dụng Atlat trong học tập Địa lí
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHAI 
THÁC SỬ DỤNG ATLAT TRONG 
HỌC TẬP ĐỊA LÍ 
A. PHẦN MỞ ĐẦU. 
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 
 Xuất phát từ thực tế giảng dạy địa lí lớp 12, đặc biệt là việc hướng dẫn học 
sinh ôn tập và thi tốt nghiệp THPT môn địa lí trong những năm qua đạt hiệu 
quả còn chưa cao, một trong những nguyên nhân là giáo viên chưa biết hướng 
dẫn học sinh sử dụng tốt Atlat trong quá trình học tập và ôn tập. 
 Học sinh muốn đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra và bài thi địa lí, cần 
biết cách khai thác sử dụng có hiệu quả Atlat địa lí Việt Nam. Các em phải biết 
ghi nhớ kiến thức địa thông qua Atlat, từ Atlat địa lí Việt Nam kết hợp với các 
kiến thức đã học để rút ra được các sự kiện, các hiện tượng và quá trình địa lí, 
trình bày và giải thích các hiện tượng địa lí trong mối quan hệ tác động qua lại 
biện chứng, làm rõ được những vấn đề mà đề thi yêu cầu. 
 Để học sinh có thể sử dụng tốt Atlat địa lí Việt Nam vào học tập và làm bài 
thi môn địa lí, đòi hỏi giáo viên phải biết cách giúp học sinh có các kĩ năng sử 
dụng, khai thác kiến thức từ Atlat, tìm được những kiến thức địa lí có sẵn hoặc 
tiềm ẩn trong Atlat, đó là lí do cấp thiết khiến tôi chọn đề tài này. 
II. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU: 
 Trong quá trình giảng dạy địa lí ở lớp 12, các giáo viên đều quan tâm đến 
vấn đề hướng dẫn học sinh cách sử dụng Atlat ôn tập để thi tốt nghiệp đạt kết 
quả cao. Đây là một vấn đề khó, trong nhiều hội thảo chuyên môn theo chuyên 
đề ôn thi tốt nghiệp THPT đã được Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức, các giáo 
viên thường chỉ đi vào các ví dụ cụ thể về khai thác Atlat địa lí Việt Nam. Tuy 
nhiên chưa có sự tổng kết chung, để rút ra những kinh nghiệm mang tính tổng 
thể về các giải pháp và biện pháp hướng dẫn học sinh cách sử dụng Atlat trong 
quá trình học tập, ôn thi và làm bài thi môn địa lí như thế nào để đạt kết quả 
tốt nhất. Do vậy việc tổng kết những kinh nghiệm chung đã nêu ở trên là vấn 
đề có ý nghĩa quan trong về lí luận và thực tiễn cấp bách, nhằm gíup học sinh 
dễ ôn tập, đỡ mất thời gian, công sức những vẫn đạt điểm cao khi thi tốt 
nghiệp, ôn thi học sinh giỏi môn địa lí. 
III. MỤC ĐÍCH CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 
- Hướng dẫn học sinh nắm được và có các kĩ năng khai thác tốt các kiến thức 
địa lí từ Atlat địa lí Việt Nam: 
+ Học sinh thấy được nguồn tri thức chứa đựng trong Atlat, khả năng khai thác 
các kiến thức từ Atlat vào việc học tập và làm bài thi địa lí. 
+ Biết cách khai thác, sử dụng Atlat để giảm được thời gian học tập, đỡ phải 
ghi nhớ máy móc, làm bài đạt kết quả tốt hơn. 
- Giúp các giáo viên có thể tham khảo, vận dụng kinh nghiệm vào trong quá 
trình dạy học địa lí. 
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 
 1. Đốí tượng nghiên cứu: 
- Học sinh lớp 12 trong học tập, ôn tập và làm bài thi môn địa lí. 
- Giáo viên trong giảng dạy đặc biệt là trong việc dạy học sinh ôn tập và làm 
bài 
 2. Phạm vi nghiên cứu: 
- Chương trình địa lí lớp 12, liên quan tới thi tốt nghiệp THPT, thi học sinh 
giỏi 
- Giới hạn trong các phương pháp dạy học sinh nắm chắc các kĩ năng và khả 
năng vận dụng các kĩ năng: Khai thác Atlat địa lí Việt Nam, từ việc hiểu được 
vai trò của Atlat, nắm được cấu trúc, các kí hiệu trong Atlat, biết cách khai thác 
biểu đồ các lược đồ trong Atlat, tìm được các kiến thức từ Atlat để giải quyết 
các câu hỏi và bài tập địa lí. 
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 
 - Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, giúp học sinh nắm vững và vận 
dụng thành thạo các kĩ năng sử dụng Atlat trong quá trình học tập và làm bài 
thi. 
- Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập cho học sinh rèn luyện các kĩ năng sử 
dụng Atlat, qua đó đánh giá kết quả nghiên cứu của đề tài. 
- Tổng kết thành chuyên đề chung về dạy học sinh sử dụng Atlat địa lí Việt 
Nam vào quá trình học tập và làm kiểm tra, bài thi tốt nghiệp môn địa lí để có 
thể giúp các đồng nghiệp nâng cao chất lượng dạy học môn địa lí. 
 B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG: 
- Trong quá trình dạy học, hướng dẫn học sinh ôn tập môn địa lí, giáo viên cần 
nhận thức được Atlat địa lí Việt Nam là tài liệu rất hữu ích cho cả thày và trò: 
+ Atlat địa lí Việt Nam cung cấp nguồn tri thức địa lí tổng hợp cả về tự nhiên, 
kinh tế-xã hội của một địa phương, một khu vực (vùng), họăc cả nước . Do 
vậy nó rất tiện lợi cho việc học tập, cũng như việc làm bài thi, bài kiểm tra môn 
địa lí. 
+ Sử dụng Atlat học sinh có thể trình bày về sự phân bố sản xuất, nói rõ được 
ngành đó phân bố ở đâu ? vì sao lại phân bố như vậy. Qua các số liệu ở biểu đồ 
trong Atlat, học sinh có thể trình bày tình hình phát triển các ngành mà không 
cần nhớ số liệu sách giáo khoa một cách máy móc. 
+ Atlat còn là phương tiện để rèn luyện trí thông minh, năng lực tư duy, sáng 
tạo của học sinh trong học tập môn địa lí. Như vậy nhờ Atlat các em đỡ mấy 
thời gian và công sức mà vẫn đạt kết quả học tập cao. 
 Tuy nhiên để sử dụng tốt Atlat, đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức và kĩ 
năng cần thiết để hướng dẫn học sinh biết sử dụng và khai thác Atlat, đây là 
những vấn đề xin được đề cập trong sáng kiến kinh nghiệm này. 
II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 
1. Hướng dẫn học sinh các kiên thức chung để sử dụng và khai thác Atlat. 
 Để giúp học sinh nhanh chóng sử dụng được Atlat vào việc học bài, trả lời 
các câu hỏi và làm các bài tập địa lí, giáo viên cần hướng dẫn học sinh nắm 
vững những yêu cầu sau: 
- Tìm hiểu, nắm chắc các kí hiệu chung (ở trang bìa) gồm các kí hiệu về tự 
nhiên, kinh tế công nghiệp, nông nghiệp (nông, lâm, thuỷ sản).. để khi sử 
dụng đỡ mất thời gian tra cứu. 
- Nắm vững các kí hiệu ở các bản đồ chuyên ngành thông qua (nền chất lượng) 
mầu sắc thể hiện của kí hiệu (Ví dụ: các miền khí hậu, các vùng khí hậu  
trong bản đồ khí hậu; các nhóm và các loại đất chính trong bản đồ đất đai . ) 
- Biết cách khai thác các biểu đồ từng ngành (cho các bài học liên quan) như: 
các loại biểu đồ hình tròn, hình cột, biểu đồ đường . để nhận xét về tình hình 
phát triển, tổng sản lượng của các ngành, xu hướng phát triển của ngành . 
Biết cách tính toán diện tích, năng suất, sản lượng một số ngành sản xuất qua 
biểu đồ. 
- Biết sử dụng Atlat cho các loại câu hỏi khác nhau: 
+ Loại câu hỏi yêu cầu trình bày về phân bố sản xuất, hoặc cho biết ngành đó 
phân bố ở đâu, vì sao ở đó ?. đều có thể dùng các bản đồ trong Atlat để trả 
lời. 
+ Loại câu hỏi yêu cầu trình bày về tình hình phát triển sản xuất, quá trình phát 
triển của ngành sản xuất nào đó . đều có thể sử dụng số liệu ở các biểu đồ 
trong Atlat (thay cho việc phải ghi nhớ số liệu của SGK) 
+ Biết sử dụng đủ số trang Atlat cần thiết để giẩi quyết các câu hỏi cụ thể. Học 
sinh phải biết phân tích yêu cầu của câu hỏi, xác định được câu hỏi đó có liên 
quan đến một hay nhiều vấn đề, từ đó xác định số trang Atlat cần thiết để trả 
lời câu hỏi đó. 
-> Có câu hỏi chỉ cần sử dụng một trang Atlat để giải quyết như: các câu hỏi về 
khoáng sản, đặc điểm phát triển và phân bố dân cư .. 
-> Với các câu hỏi cần dùng nhiều trang bản đồ Atlat để trả lời thì cần phải xác 
định và loại bỏ những trang không phù hợp với yêu cầu của câu hỏi. ví dụ: 
“Đánh giá những tiềm năng để sản xuất lwong thực”, có thể dùng các trang bản 
đồ: địa hình, đất, khí hậu, dân cư,  nhưng không cần sử dụng trang bản đồ 
khoáng sản. 
- Khi hướng dẫn sử dụng Atlat cần nhắc lại, khắc sâu các kiến thức cần thiết 
học sinh đã học trong SGK để liên hệ. Ví dụ: trước khi khai thác trang khí hậu 
cần giúp học sinh tái hiện lại các kiến thức về khí hậu mà học sinh đã học, đã 
có trong SGK để học sinh có thể ghi nhớ kiến và khai thác thức qua Atlat, mà 
không cần ghi nhớ máy móc. 
- Giúp học sinh thấy đựơc mối quan hệ qua lại giữa bản đồ treo tường (có tính 
chất định hướng về vị trí), bản đồ trong Atlat, lược đồ trong SGK để nhanh 
chóng khai thác được những nội dung cần tìm trong Atlat. Ví dụ: Xác định 
hướng của các dãy núi, học sinh có thể nhận thấy rất dễ dàng qua lược đồ địa 
hình trong SGK, căn cứ vào đó để nhận biết lại trong Atlat. 
- Khi làm bài thi địa lí học sinh cần biết sử dụng kết hợp giữa Atlat địa lí và 
vốn kiến thức đã học. Dựa vào Atlat địa lí sẽ thấy được những kiến thức về sự 
phân bố cụ thể, mối quan hệ về không gian lãnh thổ của các sự vật hiện tượng 
địa lí ... và các em đỡ phải mất công ghi nhớ máy móc. 
 Nhưng nếu chỉ dựa vào Atlat địa lí thì nhiều kiến thức về tình hình phát 
triển, nguyên nhân phát triển, về đường lối, chính sách, kinh nghiệm và truyền 
thống sản xuất của dân cư . không được đề cập một cách đầy đủ và hợp lí. 
2. Một số ví dụ cụ thể về khai thác sử dụng Atlat. 
 Khi hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat, giáo viên cần đưa ra các loại câu 
hỏi từ dễ đến khó để học sinh làm quen dần và hình thành được các kĩ năng sử 
dụng Atlat cho học sinh. 
 * Ví dụ 1: sử dụng Atlat trang hành chính (trang4, 5) để nêu: các đặc điểm 
của vị trí địa lí Việt Nam. Dựa vào Atlat kết hợp với kiến thức đã học học sinh 
dễ dàng nêu được 3 đặc điểm của vị trí địa lí phần lãnh thổ trên đất liền của 
nước ta: 
- Toạ độ địa lí phần phần đất liền của nước ta (kinh độ, vĩ độ là bao nhiêu; địa 
danh của các địa phương có các điểm cực đó). 
- Dựa vào lược đồ Việt Nam trong Đông Nam Á trong Atlat -> sẽ thấy Việt 
Nam nằm ở phía của bán đảo Đông Dương gần trung tâm Đông Nam Á .. 
- Căn cứ vào sự phân bố -> kinh tuyến 1050Đ qua gần giữa lãnh thổ => Việt 
Nam thuộc múi giờ số 7. 
 * Ví dụ 2: dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh 
khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa. Hướng dẫn học sinh sử 
dụng các bản đồ khí hậu trang 9, kết hợp với kiến thức đã học học sinh có thể 
làm rõ được các đặc điểm trên của khí hậu. 
- Tính chất nhiệt đới: 
+ Bản đồ nhiệt độ trung bình năm trong Atlat cho thấy khắp nơi trên lãnh thổ 
nước ta (trừ vùng núi cao) đều có nhiệt độ trung bình năm trên 200C, đạt tiêu 
chuẩn của khí hậu nhiệt đới. 
+ Kiến thức trong bài học -&g

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_khai_thac_su_dung_a.pdf