Sáng kiến kinh nghiệm Dạy chuyên sâu môn Lịch Sử Lớp 12

Thực trạng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi những năm qua còn nhiều bất cập, chất lượng giải không cao. Đây là điều trăn trở của những người làm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nhiều năm liền, hầu như đội ngũ dạy bồi dưỡng chưa tiếp cận với cách ra đề của cục khảo thí kiểm định chất lượng của Bộ GD - ĐT.

Dạy bám sát, chuyên sâu là một yêu cầu bức thiết đáp ứng cho yêu cầu thi học sinh giỏi cấp quốc gia, vì vậy bản thân tôi quyết định chọn đây làm đề tài nghiên cứu cho mình.

pdf 22 trang Huy Quân 28/03/2025 720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy chuyên sâu môn Lịch Sử Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy chuyên sâu môn Lịch Sử Lớp 12

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy chuyên sâu môn Lịch Sử Lớp 12
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
DẠY CHUYÊN SÂU MÔN 
LỊCH SỬ LỚP 12
PHẦN MỞ ĐẦU 
**** 
I. Bối cảnh của đề tài: 
 Tháng 12/2009 Bộ giáo dục và đào tạo ban hành chương trình 
chuyên sâu THPT chuyên môn lịch sử, với mục tiêu bên cạnh việc thống 
nhất trên phạm vi toàn quốc về kế hoạch dạy học, thì giáo viên cần đạt 
kiến thức kỹ năng để nhằm định hướng bổ sung nội dung bồi dưỡng học 
sinh giỏi môn lịch sử ở trường THPT. 
II. Lý do chọn đề tài: 
 Thực trạng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi những năm 
qua còn nhiều bất cập, chất lượng giải không cao. Đây là điều trăn trở 
của những người làm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nhiều năm liền, 
hầu như đội ngũ dạy bồi dưỡng chưa tiếp cận với cách ra đề của cục 
khảo thí kiểm định chất lượng của Bộ GD - ĐT. Dạy bám sát, chuyên 
sâu là một yêu cầu bức thiết đáp ứng cho yêu cầu thi học sinh giỏi cấp 
quốc gia, vì vậy bản thân tôi quyết định chọn đây làm đề tài nghiên cứu 
cho mình. 
III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 
 Trong phạm vi bài sáng kiến kinh nghiệm này tôi chỉ nghiên cứu 
áp 
dụng cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi cấp quốc gia về việc DẠY 
CHUYÊN SÂU MÔN LỊCH SỬ LỚP 12 thuộc giới hạn một số chuyên 
đề phần lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến 2000, trong năm học 
2009 - 2010. 
IV. Mục đích nghiên cứu: 
 Nhằm góp phần nâng cao chất lượng giải học sinh giỏi cấp quốc 
gia, góp phần quan trọng trong việc trang bị kiến thức cần thiết và kĩ 
năng làm bài lịch sử, hình thành phong cách tự học tự nghiên cứu 
chuyên sâu một vấn đề lịch sử, phát huy tính năng động, sáng tạo của 
học sinh chuyên sử. 
V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu: 
 Nâng cao chất lượng học tập các chuyên để đáp ứng cho yêu cầu 
thi học sinh giỏi cấp quốc gia, thi đại học của học sinh yêu thích bộ môn 
lịch sử. 
**** 
PHẦN NỘI DUNG 
**** 
I. Cơ sở lý luận 
- Mục tiêu giáo dục: là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, 
có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với 
lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; Hình thành và bồi dưỡng 
nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây 
dựng và bảo vệ Tổ Quốc (Qui định tại điều 2- Luật Giáo dục). Điều này 
đòi hỏi chúng ta phải nhận thức đầy đủ nhiệm vụ vẻ vang của mình để ra 
sức cải tiến và nâng cao chất lượng về mọi mặt công tác trước tiên là 
công tác giảng dạy bộ môn lịch sử nhất là lớp chuyên và bồi dưỡng học 
sinh giỏi cấp quốc gia. 
- Mục tiêu bộ môn: 
 + Về kiến thức: 
 * Cung cấp kiến thức lịch sử ở chương trinh nâng cao lớp 12 THPT, 
học sinh được học sâu những sự kiện cơ bản trong quá trình phát triển 
của lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc 
 * Tiếp tục bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn lịch sử về kiến thức và kĩ 
năng, tạo hứng thú say mê học tập, tìm hiểu lịch sử cho học sinh. 
 * Tạo nguồn cho học sinh đi chuyên sâu một số chuyên ngành lịch sử 
ở bậc đại học, cao đẳng. 
 + Về kĩ năng: 
 * Hình thành kĩ năng tư duy lịch sử và tư duy logic, nâng cao năng 
lực xem xét, đánh giá sự kiện, hiện tượng trong mối quan hệ không gian, 
thời gian và nhân vật lịch sử. 
 * Rèn luyện kĩ năng học tập bộ môn một cách độc lập, thông minh 
như làm việc sách giáo khoa, sưu tầm và sử dụng các loại tư liệu lịch sử, 
làm bài thực hành. 
 * Phát triển khả năng phân tích, đánh giá, so sánh, tổng hợp, .v.v. 
 * Vận dụng kiến thức vào thực tiễn. 
 * Biết đặt vấn đề và giải quyết vấn đề trong quá trình học tập. 
II. Thực trạng của vấn đề: 
 Vấn đề thực tế còn tồn đọng nhiều năm ở trường trung học phổ 
thông chuyên Bến Tre là giáo viên chú trọng và dành nhiều thời gian 
cho việc đầu tư giảng dạy mà ít tìm tòi sáng tạo trong đổi mới phương 
pháp dạy học. Trong công tác này giáo viên phần lớn lại chú trọng đến 
việc truyền đạt kiến thức hơn là tập cho học sinh tự học tự rèn tự lĩnh 
hội kiến thức một cách có hệ thống để có khả năng nghiên cứu chuyên 
sâu để hiểu và vận dụng một vấn đề lịch sử vào bài làm có hiệu quả tốt 
nhất, kích thích sự say mê nghiên cứu tìm tòi của các em. 
III. Các biện pháp đã tiến hành giải quyết vấn đề: 
1. Điều tra cơ bản: 
- Năm học 2009-2010 tôi được phân công giảng dạy bộ môn lịch sử cho 
lớp chuyên sử 12 theo chương trình nâng cao + chuyên sâu và tham gia 
dạy bồi dưỡng học sinh giỏi đội tuyển dự thi cấp quốc gia phần lịch sử 
thế giới (từ 1945 đến 2000). 
- Ngay khi nhận lớp tôi đã tiến hành các bước nhằm nắm phương pháp 
học tập của từng em. 
2. Lập kế hoạch cho việc nâng cao chất lượng học tập lớp chuyên 
sử trong năm học 2009 - 2010 
 - Thống kê các yêu cầu đã điều tra cơ bản. 
 - Lập kế hoạch giảng dạy - căn cứ vào kế hoạch chung của trường và 
tình hình thực tế của lớp qua quá trình điều tra cơ bản để lập kế hoạch 
cho phù hợp. 
 - Đề ra những biện pháp và chỉ tiêu phấn đấu. 
3. Các biện pháp được tiến hành: 
3.1.Tìm ra nguyên nhân chất lượng giải học sinh giỏi lịch sử lớp 12 năm 
học 2008 - 2009 chưa cao (Chỉ đạt 3 giải khuyến khích) là do: 
- Phía giáo viên: 
 + Còn nặng về cung cấp kiến thức cơ bản, chưa dạy chuyên sâu. 
 + Có rèn luyện kĩ năng nhưng còn hạn chế vì không có quỹ thời gian. 
- Phía học sinh: 
 + Chưa làm việc một cách độc lập, chưa chú trọng sưu tầm và sử dụng 
các loại tư liệu lịch sử, làm bài, thực hành, do áp lực các môn học khác 
để đáp ứng cho yêu cầu của các kì thi. 
 + Khả năng phân tích, đánh giá, so sánh, tổng hợp còn hạn chế. 
 + Học sinh ít đặt vấn đề và giải quyết vấn đề trong quá trình học tập. 
 3.2. Đề ra kế hoạch: 
 - Đối với giáo viên: 
 + Cung cấp kiến thức cơ bản, kết hợp dạy chuyên sâu. 
 + Rèn luyện kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh. 
 + Nghiên cứu chương trình chuyên sâu và đề ra phương pháp thích 
hợp để kích thích và tạo sự hứng thú nghiên cứu, học tập của học sinh. 
 - Đối với học sinh: 
 + Tập làm việc một cách độc lập, chú trọng sưu tầm và sử dụng các 
loại tư liệu lịch sử, làm bài thực hành,  
 + Rèn luyện khả năng phân tích, đánh giá, so sánh, tổng hợp.. 
 + Học sinh tự đặt vấn đề và giải quyết vấn đề trong quá trình học tập. 
 3.3. Áp dụng cụ thể vào đề tài: 
 3.3.1. Chuyên đề I: Phong trào giải phóng dân tộc thế giới từ sau 
chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối thế kỉ XX: 
A. Thời lượng phân phối: Được bố trí dạy trong 7 tiết 
B. Mức độ cần đạt đối với chuyên đề I: 
B.1. Kiến thức: 
- Những nhân tố chủ quan và khách quan thúc đẩy phong trào giải 
phóng dân tộc bùng nổ và phát triển. 
- Từng nấc thang phát triển và thắng lợi của cuộc đấu tranh chống chủ 
nghĩa thực dân giành độc lập dân tộc. 
- Những biểu hiện của sự phát triển và thành tựu cuộc đấu tranh giaỉ 
phóng dân tộc. 
- Chủ nghĩa thực dân cũ bị sụp đổ, chủ nghĩa thực dân mới lần lượt bị 
đánh bại. 
- Giải thích vì sao các dân tộc thuộc địa giành được độc lập về chính trị 
làm cho bộ mặt thế giới có sự thay đổi căn bản. 
- Những đặc điểm chung của cuộc đấu tranh chống thực dân của nhân 
dân các nước thuộc địa và phụ thuộc; những biểu hiện của các đặc điểm 
chung này. 
- Nêu sự khác nhau và biểu hiện của sự khác nhau của nhân dân châu 
Phi và Mĩ la tinh trong cuộc đấu tranh giành độc lập. 
-Vai trò, ý nghĩa của cách mạng Việt Nam trong bối cảnh chung của thế 
giới, trước hết là cách mạng giải phóng dân tộc qua các sự kiện: 
 + Đánh giá ý nghĩa cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945. 
 + Kháng chiến chống Pháp với chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954. 
 + Kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1954 - 1975. 
B.2. Kĩ năng: 
- Biết sử dụng bản đồ, các loại đồ dùng trực quan qui ước, tài liệu tham 
khảo. 
- Biết lựa chọn các sự kiện tiêu biểu và khai thác ý nghĩa của sự kiện 
đó. 
- Biết lập bảng thống kê về các sự kiện tiêu biểu, lập bảng so sánh. 
C. Nội dung và biện pháp tiến hành: 
Nội dung Biện pháp tiến hành 
 C.1. Những tiền đề lịch sử 
dẫn tới sự bùng nổ và phát 
triển phong trào giải phóng 
dân tộc thế giới từ sau 
chiến tranh thế giới thứ 
hai: 
- Thuộc địa là nơi tập trung 
mọi mâu thuẫn cơ bản nhất , 
chủ yếu nhất của thời đại. 
- Sự thất bại của chủ nghĩa 
phát xít, sự suy yếu của chủ 
nghĩa tư bản. 
 - Cho HS hoạt động cá nhân: Phân tích những 
chuyển biến của tình hình thế giới sau chiến 
tranh thế giới thứ hai có ảnh hưởng đến phong 
trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á, 
châu Phi và khu vực Mĩ la tinh. 
 - Cho HS hoạt động nhóm đôi: 
 Phân tích vấn đề chuyên sâu: Thuộc địa là 
nơi tập trung mọi Mâu thuẫn cơ bản nhất của 
thời đại. Qua đó, tạo sự thích thú, tìm tòi khám 
phá ở học sinh mà ở chương trình bình thường 
trong giáo khoa nâng cao, thời gian không cho 
phép thực hiện. Từ đó, chúng ta có thể giúp 
nâng cao được khả năng phân tích và hiểu thấu 
đáo vấn đề cho học sinh hơn. 
 - Cho HS hoạt động cá nhân: chuyên sâu Tại 
sao chủ nghĩa tư bản thắng lợi trong chiến tranh 
thế giới thứ II mà sau chiến tranh lại suy yếu? 
à Hs thấy được hệ quả tất yếu của quá trình phát 
- Chủ nghĩa xã hội trở thành 
hệ thống thế giới- chỗ dựa 
cho phong trào cách mạng 
thế giới. 
- Sự lớn mạnh của các lực 
lượng dân chủ hòa bình thế 
giới. 
triển của lịch sử. 
 - Cho HS hoạt động cá nhân: chuyên sâu Vì sao 
Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới lại 
là chỗ dựa cho phong trào cách mạng thế giới? 
à Hs biết liên hệ phần học chương II để thấy 
được vai trò của hệ thống XHCN, là chỗ dựa 
vững chắc cho phong trào cách mạng thế giới , 
phong trào hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội. 
-Cho HS hoạt động cá nhân: chuyên sâu- bài tập 
về nhà: Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc 
sau chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và phát 
triển đã làm biến đối bản đồ chính trị thế giới 
như thế nào? Tại sao có sự biến đổi đó? 
C.2. Quá trình phát triển 
của phong trào đấu tranh 
giải phóng dân tộc: 
 - Từ 1945 - 1949: sự bùng 
nổ và phát triển của phong 
trào giải phóng dân tộc ở các 
thuộc địa , chủ yếu ở Đông 
Nam Á. 
 - Cho HS bài tập về nhà và khi vào lớp cho HS 
hoạt động nhóm đôi: 
 Lập bảng tóm tắt quá trình phát triển của 
phong trào giải phóng dân tộc theo mẫu : 
Thời 
gian 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_day_chuyen_sau_mon_lich_su_lop_12.pdf