Sáng kiến kinh nghiệm Access và công tác thi tuyển sinh đầu vào THPT

Ngày nay ở các nhà trường THPT, tin học có tác dụng rất lớn. Bên cạnh vừa là công cụ hỗ trợ đắc lực trong hoạt động dạy và học, tin học còn có vai trò rất lớn trong khâu quản lý: quản lý cán bộ - giáo viên – công nhân viên, quản lý học sinh, quản lý tài chính, quản lý thi tốt nghiệp THPT, quản lý thi tuyển đầu vào THPT,.

 Các công việc quản lý trên đều phải xử lý một lượng lớn thông tin, nếu không có sự trợ giúp của máy tính cùng với các phần mềm chuyên dụng sẽ gặp rất nhiều khó khăn và tốn kém.

 Hiện nay hầu hết các trường đều có các phần mềm quản lý chuyên dụng.Riêng việc quản lý thi trong kì thi tuyển học sinh khối 10 THPT là còn làm thủ công do hình thức thi tuyển này khá mới mẻ chỉ vừa được áp dụng trong năm học 2009 – 2010, toàn bộ khâu quản lý của kỳ thi được giao đơn vị tuyển sinh giải quyết.

 Số lượng học sinh thi đầu vào khá đông, phải xử lý thông tin, số liệu trong thời gian rất ngắn do thời gian tuyển sinh không nhiều. Điều này đã gây áp lực rất lớn cho người phụ trách.

 

doc 18 trang Thảo Ly 17/08/2023 1860
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Access và công tác thi tuyển sinh đầu vào THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Access và công tác thi tuyển sinh đầu vào THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Access và công tác thi tuyển sinh đầu vào THPT
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
	Ngày nay ở các nhà trường THPT, tin học có tác dụng rất lớn. Bên cạnh vừa là công cụ hỗ trợ đắc lực trong hoạt động dạy và học, tin học còn có vai trò rất lớn trong khâu quản lý: quản lý cán bộ - giáo viên – công nhân viên, quản lý học sinh, quản lý tài chính, quản lý thi tốt nghiệp THPT, quản lý thi tuyển đầu vào THPT,...
	Các công việc quản lý trên đều phải xử lý một lượng lớn thông tin, nếu không có sự trợ giúp của máy tính cùng với các phần mềm chuyên dụng sẽ gặp rất nhiều khó khăn và tốn kém.
	Hiện nay hầu hết các trường đều có các phần mềm quản lý chuyên dụng.Riêng việc quản lý thi trong kì thi tuyển học sinh khối 10 THPT là còn làm thủ công do hình thức thi tuyển này khá mới mẻ chỉ vừa được áp dụng trong năm học 2009 – 2010, toàn bộ khâu quản lý của kỳ thi được giao đơn vị tuyển sinh giải quyết.
	Số lượng học sinh thi đầu vào khá đông, phải xử lý thông tin, số liệu trong thời gian rất ngắn do thời gian tuyển sinh không nhiều. Điều này đã gây áp lực rất lớn cho người phụ trách. 
	Để giải quyết khó khăn đó, tôi đã nghiên cứu và xây dựng chương trình quản lý thi tuyển sinh đầu vào với đề tài “Access và công tác thi tuyển sinh đầu vào THPT”
2. Mục đích nghiên cứu:
	- Hỗ trợ khâu xử lý hồ sơ, giúp người phụ trách có thể xử lý dữ liệu, số liệu dễ dàng, chính xác, nhanh chóng, khoa học.
	- Hưởng ứng phong trào ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường.
3. Giới hạn của đề tài:
	Đề tài chỉ áp dụng cho kỳ thi tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông. 
B. PHẦN NỘI DUNG
1. Thực trạng của đề tài nghiên cứu:
	- Hiện nay, việc quản lý thi trên máy tính rất phổ biến. Có rất nhiều phần mềm được xây dựng phục vụ cho vấn đề này như phần mềm quản lý thi tốt nghiệp THPT, quản lý kỳ thi tuyển sinh đại học cao đẳng, phần mềm quản lý thi học sinh giỏi,...
	- Đối với kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT, do đây là kỳ thi mới được áp dụng năm học 2009 – 2010 nên chưa có phần mềm chính thức nào quản lý vấn đề này.
2. Các bước thực hiện xây dựng chương trình
	Để thực hiện xây dựng chương trình quản lý kỳ thi tuyển sinh lớp 10 cần giải quyết các công việc sau: 
	- Xây dựng cấu trúc của cơ sở dữ liệu.
	- Tạo môi trường nhập, sửa chữa dữ liệu.
	- Tạo môi trường tính toán trong dữ liệu.
	- Tạo ra các mẫu đáp ứng cho kỳ thi.
	- Tạo giao diện chương trình.
	- Một số thủ thuật với chương trình.
3. Nội dung thực hiện:
	Để xây dựng chương trình quản lý ta có rất nhiều phần mềm công cụ có thể đáp ứng. Trong đó phần mềm Microsoft access được coi là phần mềm tốt nhất có thể đáp ứng tất cả các yêu cầu quản lý đặt ra với các đối tượng trợ giúp:
	- Table: Lưu trữ dữ liệu.
	- Query: Tạo ra các phép tính toán và xử lý – truy xuất dữ liệu.
	- Form: Cho phép nhập dữ liệu nhanh và hiệu quả.
	- Report: Tạo ra các mẫu báo cáo.
	- Macro: Tạo ra các lệnh điều khiển, tính toán.
	- Modul: Tạo ra các đoạn code xử lý số liệu và điều khiển.
3.1. Xây dựng cấu trúc cơ sở dữ liệu:
a) Phân tích cơ sở dữ liệu:
	Để quản lý kỳ thi tuyển sinh đầu vào THPT thông tin cần quản lý bao gồm: Họ và tên thí sinh, số báo danh, phòng thi, năm sinh, nơi sinh, giới tính, dân tộc, học sinh trường, học lực, hạnh kiểm, điểm khuyến khích, diện ưu tiên, điểm thi các môn trong kỳ thi, tổng điểm thi, kết quả xét tuyển, ghi chú.
	Với các thông tin cần quản lý trên ta cần tạo ra CSDL với các bảng (table)sau:
- Bảng HOCSINH(SBD, Holot, ten, namsinh, noisinh, gioitinh, MDT, MT, phongthi, HL, HK, MUT, MKK, dtoan, dvan, dly, tongdiem, ketqua, ghichu)
- Bảng TRUONG(MT, tentruong)
- Bảng DANTOC(MDT, TenDT)
- Bảng KHUYENKHICH(MKK, DKK)
- Bảng UUTIEN(MUT, DUT)
Mỗi thành phần quản lý trong một bảng gọi là trường (field)
	Trong cấu trúc cơ sở dữ liệu trên:
- Mỗi học sinh sẽ thuộc vào một trường THCS và có một dân tộc nhất định.
- Mỗi học sinh có một diện ưu tiên và một chế độ khuyến khích.
b) Tạo cơ sở dữ liệu:
	Với cơ sở dữ liệu được phân tích như trên ta tiến hành tạo qua các bước:
Bước 1: Tạo File lưu trữ:
	B1: Kích hoạt chương trình Microsoft access.
	B2: Vào File chọn New chọn 
	B3: Chọn nơi lưu trữ và gõ tên Quan ly thi vào mục File name
	B4: Nháy chuột vào Create khi đó cơ sở dữ liệu vừa tạo có dạng như hình dưới đây:
Cửa sổ làm việc chính
Bước 2: Tạo các bảng (table)
* Table HOCSINH
B1: Từ cửa sổ trên vào Table à New à Design view.
	B2: Trong cửa sổ ta tiến hành nhập vào tên trường (field name), kiểu dữ liệu cho trường (Field type), các thuộc tính của trường như sau:
Field name
Field type
Field size
Format
Caption
Validation rule
SBD
Autonumber
Long Integer
000000
Số báo danh
Hlot
Text
25
>
Họ lót
Ten
Text
10
>
Tên
Namsinh
Text
10
Năm sinh
Noisinh
Text
50
Nơi sinh
Gioitinh
Text
3
Giới tính
MDT
Text
3
>
Mã dântộc
MT
Text
3
>
Mã trường
Phongthi
Number
Byte
Phòng thi
HL
Text
4
Học lực
= “Khá” or “Giỏi”or “TB”
HK
Text
3
Hạnh kiểm
= “Tốt” or “Khá” or “TB”
MUT
Text
3
Mã ưu tiên
MKK
Text
3
Mã khuyến khích
Dtoan
Number
Double
Điểm thi toán
>=0 and <=10
Dvan
Number
Double
Điểm thi văn
>=0 and <=10
Dly
Number
Double
Điểm thi lý
>=0 and <=10
Tongdiem
Number
Double
Tổng điểm
Ketqua
Text
20
Kết quả
Ghichu
Text
20
Ghi chú
	B4: Vào File à Save à gõ tên HOCSINH vào mục File name.
Tương tự như trên ta tạo các bảng còn lại với các trường và các thuộc tính như sau:
* Table TRUONG
Field name
Field type
Field size
Format
Caption
Validation rule
MT
Text
3
>
Mã trường
Ttruong
Text
25
Tên trường
* Table DANTOC
Field name
Field type
Field size
Format
Caption
Validation rule
MDT
Text
3
>
Mã dân tộc
TDT
Text
25
Tên dân tộc
* Table KHUYENKHICH
Field name
Field type
Field size
Format
Caption
Validation rule
MKK
Text
3
>
Mã khuyến khích
DKK
Number
Double
Điểm khuyến khích
* Table UUTIEN
Field name
Field type
Field size
Format
Caption
Validation rule
MUT
Text
3
>
Mã ưu tiên
DUT
Number
Double
Điểm ưu tiên
Bước 3: Xác định khóa chính
	Khóa chính là một hoặc nhiều trường được chọn dùng để phân biệt giữa các hàng và giúp cho việc tạo ra mối liên hệ giữa các bảng.
	Cách thực hiện:
	- Đặt con trỏ tại trường cần chọn làm khóa chính.
	- Vào Tools à Primary key hoặc nháy vào biểu tượng trên thanh công cụ.
Trong các bảng trên, trường được chọn làm khóa là trường có đặt biểu tượng phía trước.
Bước 4: Tạo liên kết giữa các bảng:
	Mục đích của việc tạo ra liên kết giữa các bảng là giúp ta có thể truy xuất dữ liệu từ nhiều bảng cùng một lúc.
Cách thực hiện
B1: Tại cửa sổ làm việc chính vào tools à hoặc nháy vào biểu tượng tương ứng trên thanh công cụ.
B2: Trong cửa sổ Show table lần lượt chọn các bảng và nháy vào ADD để đưa vào vùng tạo quan hệ.
B3: Kéo thả chuột từ khóa chính sang trường giống nó ở bảng còn lại và chọn thuộc tính như hình:
Tương tự cho các bảng còn lại ta được quan hệ như sau:
3.2. Tạo môi trường nhập, sửa chữa dữ liệu:
	Để tạo ra môi trường nhập dữ liệu đơn giản, tránh sai sót và nhằm lẫn dữ liệu Microsofr access cung cấp đối tượng là Form.
	Để phục vụ cho việc nhập liệu trong chương trình, chúng ta cần xây dựng các form sau:
* Form nhập dữ liệu học sinh: (NHAP HOC SINH)
	Áp dụng trong trường hợp nhập dữ liệu mới cho học sinh và sửa đổi thông tin của học sinh khi có sai xót.
	Cách thực hiện:
	B1: Từ cửa sổ chính vào Form à New à à Chọn dữ liệu nguồn cho form là table Hocsinh à 0k
	B2: Điều chỉnh, trang trí được kết quả như sau:
	Trong đó:
	- Các nút lệnh:
+ Tạo lệnh Macros:
Ÿ Từ cửa số chính vào Macros à New
Ÿ Vào View à Macro name.
Ÿ Trong đó mục Macro name gõ tên các nút lệnh, mục Action chọn lệnh RunCommand, mục command chọn các lệnh tương ứng với tên của nút lệnh:
RecordsGoToNext: tới.
RecordsGoToPrevious: lùi
RecordsGoToNew: tạo mới.
RecordsGoToFirst: về đầu.
RecordsGoToLast: đến cuối.
Exit: thoát.
Close: đóng.
Ÿ Lưu macro lại.
+ Mở form Nhap hoc sinh.
+ Dùng nút lệnh trên thanh công cụ vẽ thành nút lệnh.
+ Nháy phải vào nút lệnh chọn Properties à Event à trong mục On Click chọn lệnh macro tương ứng đã tạo ở trên.
- Lệnh lựa chọn ở các đối tượng mã dân tộc, mã trường, mã ưu tiên, mã khuyến khích. Trong các đối tượng này chỉ cần nháy chuột vào là có thể lựa chọn các dạng thông tin cần.
 Cách thực hiện (đối với mã dân tộc)
+ Chọn đối tượng cần tạo à Format àchenge toà .
+ Nháy phải chuột vào đối tượng vừa chọn Properties
+ Điền thông tin như hình bên:
 Trong đó: 
Ÿ Row source: table làm nguồn.
Ÿ Column count: số cột hiển thị khi nháy chuột.
	- Hiển thị ngày tháng hiện tại:
+ Vẽ text box sau đó nhập vào đoạn lệnh: ="Chaâu Thaønh, ngaøy " & Day(Now()) & " Thaùng " & Month(Now()) & " Naêm " & Year(Now())
* Tương tự như trên ta tạo ra form nhập liệu cho trường, nhập liệu dân tộc, nhập liệu điểm khuyến khích và nhập liệu điểm ưu tiên với các table nguồn lần lượt là table truong, table dantoc, table khuyenkhich, table uutien.
3.3. Tạo môi trường tính toán và xử lý dữ liệu:
	Trong access để có thể tính toán và xử lý dữ liệu ta sử dụng đối tượng là Query. 
3.3.1 Query xử lý kí tự đặt biệt:
	Do trong bảng chữ cái tiếng Anh không có ký tự “Đ” nên khi xếp thứ tự thì dẫn đến sai ngay vị trí từ Đ. Để khắc phục, trước khi xếp số báo danh ta thực hiện đổi ký tự Đ thành ký tự thay thế là DZ sau đó khi xếp hoàn thành ta tiến hành đổi lại:
* Chuyển Đ thành DZ:
B1: Từ cửa sổ chính của chương trình vào Queries à New à Design View.
B2: Đưa table hocsinh trong bảng show table vào vùng lưới.
B3: Đưa trường ten vào query.
B5: Vào Queries à Update query.
B6: Trong vùng Update to nhập vào công thức: 
	“DZ” + right([ten],len([ten] -1))
B7: Trong vùng criteria nhập vào điều kiện “Đ”
B8: Lưu lại với tên cap nhat ky tu đ
* Chuyển ký tự “DZ” thành “Đ”
 B1: Từ cửa sổ chính của chương trình vào Queries à New à Design View.
B2: Đưa table capnhathocsinh trong bảng show table vào vùng lưới.
B3: Đưa trường ten vào query.
B5: Vào Query à Update query.
B6: Trong vùng Update to nhập vào công thức: 
	 ... ập vào điều kiện: [NHẬP VÀO ĐIỂM CHUẨN]
B6: Lưu lại với tên cap nhat danh sach trung tuyen.
3.4. Thống kê số liệu thi:
* Số liệu theo giới tính:
	B1: Vào Query à New à Design View
	B2: Đưa table Capnhathocsinh trong bảng show table vào vùng lưới.
	B3: Vào View à Totals
	B4: Thực hiện như hình bên: 
	Tương tự ta thống kê số lượng theo dân tộc, theo trường dự thi, theo điểm ưu tiên, điểm khuyến khích.
* Số lượng theo dân tộc của từng giới tính:
B1: Vào Queries à New à Design View
B2: Vào Query à 
B3: Thực hiện như hình bên:
B4: Lưu lại.
3.5. Tạo ra các mẫu đáp ứng cho kỳ thi:
	Để tạo các mẫu cho kỳ thi ta sử dụng đối tượng Report của access. Với các mẫu sau:
3.4.1. Danh sách thí sinh trong phòng thi:
	B1: Từ cửa sổ chính vào Report à New à à Chọn dữ liệu nguồn là table capnhathocsinh à ok
	B2: Đưa các trường cần thiết vào Report à Next 
	B3: Chọn dữ liệu cần nhóm là phòng à Next à Next à Next à Next
	B4: Đặt tên cho Report là danh sach thi sinh trong phong thi à Finish
	B5: Trang trí, bố trí biểu mẫu như hình dưới đây:
Trong đó:
- STT được đánh tự động:
+ Vẽ 1 text box nhập vào text box: =1
+ Nháy phải chuột chọn Properties à Data à
- Số báo danh bắt đầu của trang ta vẽ text box gõ vào lệnh: =[page]*24-24+1
- Số báo danh kết thúc của trang ta vẽ text box và gõ lệnh: = [Page]*24
- Các dòng ký tự ta vẽ label và nhập nội dung văn bản vào.
3.4.2. Bảng ghi tên, ghi điểm:
	Thực hiện như danh sách thí sinh trong phòng thi và trang trí theo mẫu:
3.4.3.Phiếu thu bài:
Tương tự ta thiết kế phiếu thu bài cho thí sinh
Thẻ dự thi của thí sinh:
Tương tự như các mẫu trên ta sử dụng report để thiết kế. Trong đó 
B1: Từ cửa sổ chính vào Report à New à à chọn dữ liệu nguồn là table Cap nhat hoc sinh à OK
B2: Trang trí và sắp xếp dữ liệu được mẫu sau:
Kết quả xét tuyển:
Tương tự như thiết kế bảng ghi tên ghi điểm ta thiết kế theo mẫu sau:
3.4.6.Kết quả trúng tuyển - kết quả không trúng tuyển:
Thực hiện tương tự như mẫu kết quả xét tuyển với dữ liệu lấy từ bảng trúng tuyển và không trúng tuyển.
3.5. Tạo giao diện chương trình:
	Trong access form vừa có chức năng hỗ trợ việc nhập dữ liệu cho chương trình vừa có chức năng tạo ra các giao diện cho người dùng. Thông qua giao diện này người dùng có thể dễ dàng thao tác với dữ liệu trong chương trình.
	Trong chương trình quản lý này chỉ có một giao diện chính. Từ giao diện chính đó người dùng có thể thao tác với bất kỳ thành phần nào có trong chương trình. Form giao diện khi thiết kế hoàn chỉnh có dạng sau:
Cách thực hiện:
	B1: Vào form à new à Design view à ok. Nó có tác dụng là tạo ra một form trắng không có chứa nội dung.
	B2: Sử dụng nút lệnh label trang trí các dòng văn bản.
	B3: Sử dụng text box tạo ra ngày tháng năm hiện hành như trên.
	B4: Tạo dòng chữ chạy trên tiêu đề Form. Trong trường hợp này ta sử dụng công cụ trong access với đoạn code:
	Private Sub Form_Timer()
s = Me.Caption
s = Right(s, Len(s) - 1) & Left(s, 1)
Me.Caption = s
End Sub
	B5: Tạo các menu 
Để tạo menu ta sử dụng chức năng của macro như phần giới thiệu trên để tạo các lệnh mở đến cơ sở dữ liệu. Ta có các menu sau:
	- Nhập liệu:
+ Nhập thông tin thí sinh: Khi nháy chọn lệnh này sẽ mở form nhap lieu hoc sinh.
+ Nhập thông tin trường: mở form nhap lieu truong
+ Nhập thông tin dân tộc: mở form nhap dan toc
+ Nhập thông tin điểm ưu tiên: mở form nhap lieu uu tien
+ Nhập thông tin khuyến khích: mở form nhap lieu khuyen khich.
	- Tìm thông tin:
+ Tìm thông tin chưa xử lý
Ÿ Tổng thể: Mở tabla Hocsinh
Ÿ Theo tên: Chạy Query Tim theo ten chua xu ly
Ÿ Theo giới tính: Chạy query Tim theo gioi tinh chua xu ly
Ÿ Theo ưu tiên: Chạy query Tim theo uu tien
Ÿ Theo khuyến khích: Chạy query Tim theo khuyen khich
+ Tìm thông tin đã xử lý: với các lệnh tương tự như trên nhưng thao tác với dữ liệu đã được xử lý.
- Xử lý dữ liệu:
+ Xử lý ký tự Đ: Chạy query xu ly ky tu Đ
+ Xếp số báo danh: Chạy query cap nhat so bao danh
+ Xử lý lại ký tự Đ: Chạy query Xu ly lai ky tu Đ
+ Cập nhật phòng thi: Chạy query cap nhat phong thi
+ Cập nhật lại phòng thi: Chạy query cap nhat lai phong thi.
- In biểu mẫu:
+ Danh sách thí sinh trong phòng thi: Mở report danh sach thi sinh trong phong thi
+ Bảng ghi tên, ghi điểm: Mở report bang ghi ten ghi diem
+ Thể dự thi: Mở report the du thi
+ Phiếu thu bài thi: Mở report Phieu thu bai thi
- Xử lý điểm thi: 
+ Nhập điểm thi: Mở table capnhathocsinh
+ Tính tổng điểm: Chạy query tinh tong diem
	- Xử lý kết quả thi:
+ Danh sách được xét tuyển: Mở report danh sach duoc xet tuyen
+ Danh sách trúng tuyển: Mở report danh sach trung tuyen
+ Không trúng tuyển: Mở report khong trung tuyen
	- Thống kê:
+ Theo dân tộc: Chạy query Thong ke dan toc
+ Theo trường: chạy query thong ke theo truong
+ Theo điểm khuyến khích: chạy query thong ke theo khuyen khich.
+ Theo điểm ưu tiên: chạy query thong ke theo uu tien
+ Theo dân tộc và giới: chạy query thong ke theo dan toc va gioi tinh
	- Hướng dẫn: Mở form hướng dẫn sử dụng chương trình quản lý thi.
- Thoát: dùng để thoát khỏi chương trình.
3.6. Một số thủ thuật:
3.6.1. Bảo mật dữ liệu:
	Bảo mật dữ liệu có vai trò ngăn chặn được sự xâm nhập không được phép của những người không được quyền sử dụng. Nó giúp cho dữ liệu được an toàn hơn và tránh được sự sai sót ngoài ý muốn.
	Cách thực hiện:
	Trong cửa sổ làm việc chính của chương trình vào Tools à Security à sau đó nhập mật khẩu bảo vệ vào.
3.6.2. Giảm dung lượng chương trình:
	Trong quá trình thao tác với chương trình, nhiều thao tác dẫn đến dữ liệu chương trình tăng lên đáng kể do phần rát tạo ra. Để giảm được dung lượng của chương trình, chỉ còn giữ lại dung lượng thật sự của nó ta thực hiện như sau:
	Vào Tools à à 
3.6.3. Dự phòng dữ liệu:
	Khi đã nhập dữ liệu hoàn chỉnh hay một thời điểm nào đó ta muốn dự phòng dữ liệu thì thực hiện một trong hai cách.
	C1: Copy trực tiếp chương trình và Paste vào vị trí mới.
	C2: Tools à à sau đó chọn đường dẫn lưu lại.
4. Tính khả thi của đề tài:
	Với chương trình Quản lý thi tuyển sinh đầu vào THPT đã được nhà trường tạo điều kiện áp dụng trong kỳ thi tuyển sinh cho năm học 2009 – 2010 với kết quả đạt được là rất khả quan, không có lỗi nào nghiêm trọng. Chương trình này đã hỗ trợ rất tốt cho kỳ thi.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
	Với đề tài “Access và công tác thi tuyển sinh đầu vào THPT”	sẽ góp phần cải thiện được những khó khăn gặp phải của người phụ trách hồ sơ trong công tác tuyển sinh. Đề tài cũng phần nào cho thấy được tầm quan trọng của tin học trong môi trường giáo dục. Thành công của đề tài sẽ góp phần trong việc thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường phổ thông.
	Qua đề tài phần nào tạo ra được cho bản thân cũng như là bạn đồng nghiệp một tâm lý an tâm, không nặng nề khi phải sử dụng hay xây dựng một phần mềm quản lý.
2. Kiến nghị:
2.1. Đối với nhà trường
	Cần tạo điều kiện cho đề tài tiếp tục được phát huy trong các kỳ thi tuyển sinh đầu cấp THPT của nhà trường trong những năm sau.
2.2. Người phụ trách chương trình:
	Trong quản lý thì khâu nhập liệu được coi là một khâu rất quan trọng, khâu then chốt quyết định hiệu quả của chương trình. Nếu nhập liệu có sai xót thì chương trình sẽ xử lý theo số liệu sai xót đó dẫn đến kết quả không đúng như thực tế. Do đó người phụ trách phải cẩn thận trong khâu nhập liệu. Cần kiểm tra thật kỹ trước khi chạy chương trình.
D TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo khoa tin học lớp 12 – nhà xuất bản giáo dục.
Giaùo trình tin học B –Access 	
 Khoa coâng ngheä thoâng tin –Ñaïi Hoïc Caàn Thô.
 Keá toaùn doanh nghieäp vôùi Access - Nhaø xuaát baûn thoáng keâ.
3. Höôùng daãn töï hoïc Microsoft Access 2000 baèng hình aûnh
 Nguyeãn Thò Vaân Haïnh – Nhaø xuaát baûn thoáng keâ.
4. Hoaøn thieän coâng vieäc vaên phoøng vôùi Access 2003
 Nguyeãn Minh Ñöùc – Nhaø xuaát baûn giao thoâng vaän taûi.
PHỤ LỤC
MỘT SỐ THUẬT NGỮ TIẾNG ANH DÙNG TRONG ĐỀ TÀI
A
P
Add
Thêm
Primary key
Khóa chính
AutoNuber
Kiểu dữ liệu đánh số tự động
Q
C
Query
Truy vấn, mẫu hỏi
Close
Đóng
R
Count
Hàm đếm
Relationship
Liên kết
Create
Tạo
Report
Báo cáo
F
S
Field
Trường
Save
Lưu
File
Tệp
Size
Kích thước
Format
Định dạng
Sort
Sắp xếp
G
Sort Ascending
Sắp xếp tăng dần
Group
Nhóm
Sort Descending
Sắp xếp giảm dần
I
Insert
Chèn
T
K
Table
Bảng
Key
Khóa
Table Name
Tên bảng
L
Text
Văn bản
Label
Nhã
Text box
Hộp văn bản
M
Tools
Công cụ
Menu
Thực đơn
U
Microsoft Access
Hệ QTCSDL access
Update
Cập nhật
N
V
New
Mới
Validation Rule
Quy tắc xác thực
Next
Tiếp
Not
Phủ định
Value
Giá trị
Null
Giá trị không xác định
Number
Kiểu dữ liệu số
View
Khung nhìn, chế độ hiển thị
O
W
Object
Đối tượng
Wizard
Thuật sĩ
Ok
Đồng ý
Open
Mở
Or
Hoặc
MỤC LỤC
	Trang
A MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài	1
2. Mục đích nghiên cứu	1
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu	1
4. Giới hạn đề tài	1
B NỘI DUNG
1. Thực trạng của đề tài nghiên cứu	2
2. Các bước thực hiện xây dựng chương trình	2
3. Nội dung thực hiện	2
3.1. Xây dựng cấu trúc cơ sở dữ liệu	2
3.2. Tạo môi trường nhập, sửa chữa dữ liệu	5
3.3. Tạo môi trường tính toán và xử lý dữ liệu	7
3.3.1. Query xử lý ký tự đặt biệt	7
3.3.2. Query xếp số báo danh	7
3.3.3. Query cập nhật phòng thi	7
3.3.4. Cập nhật lại phòng thi	8
3.3.5. Query cập nhật tổng điểm thi	8
3.3.6. Query tìm kiếm thông tin	8
3.3.7. Query danh sách học sinh được xét tuyển	9
3.3.8. Query danh sách trúng tuyển	9
3.4. Thống kê số liệu thi	9
3.5. Tạo ra các biểu mẫu đáp ứng cho kỳ thi	9
3.5.1. Danh sách thí sinh trong phòng thi	10
3.5.2. Bảng ghi tên, ghi điểm	10
3.5.3. Phiếu thu bài 	11
3.5.4. Thẻ dự thi của thí sinh	11
3.5.5. Kết quả xét tuyển	11
3.5.6. Kết quả trúng tuyển – kết quả không trúng tuyển	12
3.5. Tạo giao diện chương trình	12
3.6. Một số thủ thuật	14
4. Tính khả thi của đề tài	14
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận	15
2. Kiến nghị	15
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Châu Thành, ngày 05 tháng 4 năm 2013
	Giáo viên thực hiện
	 Võ Thành Nhân	

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_access_va_cong_tac_thi_tuyen_sinh_dau.doc