Báo cáo biện pháp Xây dựng và sử dụng bài tập chương "Động học chất điểm" Vật lí 10 nhằm rèn luyện kĩ năng giải bài tập cho học sinh

Vật lý học là một trong những môn học có hệ thống bài tập rất đa dạng và phong phú. Quá trình giải bài tập là quá trình vận dụng lí thuyết vào giải quyết các nhiệm vụ học tập cụ thể, qua đó rèn luyện được khả năng vận dụng tri thức, rèn luyện được tính kiên trì, tính chủ động và sáng tạo của người học. Việc giải bài tập vật lý có tác dụng tích cực đến việc giáo dục và phát triển nhân cách của học sinh, mặt khác đây cũng là thước đo đích thực trong việc nắm vững kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành kĩ xảo cho học sinh.

 Hiện nay số lượng sách tham khảo và sách bài tập có mặt trên thị trường rất phong phú và đa dạng. Điều đó gây khó khăn cho học sinh trong việc chọn cho bản thân các em hệ thống bài tập thích hợp để học tập. Để giúp các em vượt qua trở ngại đó, giáo viên cần quan tâm đến việc xây dựng, khai thác, lựa chọn bài tập nhằm bồi dưỡng kĩ năng giải bài tập cho các em, qua đó góp phần nâng cao chất lượng học tập và hình thành thói quen tự học và kĩ năng giải bài tập cho học sinh.

 Mặt khác một số giáo viên trong quá trình dạy học nhiều khi chưa chú trọng đúng mức về cách sử dụng bài tập.

 

doc 24 trang Thảo Ly 18/08/2023 2140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Xây dựng và sử dụng bài tập chương "Động học chất điểm" Vật lí 10 nhằm rèn luyện kĩ năng giải bài tập cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Xây dựng và sử dụng bài tập chương "Động học chất điểm" Vật lí 10 nhằm rèn luyện kĩ năng giải bài tập cho học sinh

Báo cáo biện pháp Xây dựng và sử dụng bài tập chương "Động học chất điểm" Vật lí 10 nhằm rèn luyện kĩ năng giải bài tập cho học sinh
MỤC LỤC
 Tiêu đề	 Trang
I.Tên sáng kiến	 	2
II. Lý do chọn đề tài	2
III.Giải pháp thực hiện. 	2
1. Cơ sở lí luận.	2
1.1. Khái niệm về kĩ năng.	2
1.2. Khái niệm bài tập vật lí.	3
1.3. Vai trò của bài tập vật lý trong bồi dưỡng kĩ năng cho 	3
học sinh.
1.4. Thực trạng sử dụng bài tập trong rèn luyện kĩ năng cho 	3
học sinh.
1.5. Nguyên nhân cơ bản của thực trạng nói trên.	3
1.6. Các biện pháp khắc phục.	4
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài	5
2.1.Yêu cầu trong sử dụng bài tập chương “Động học chất điểm” 	5
2.2. Xây dựng hệ thống bài tập chương “Động học chất điểm” 	6
theo hướng rèn luyện kĩ năng cho học sinh 	
a. Bài tập về chuyển động cơ 	6
b. Bài tập về chuyển động thẳng đều 	7
c. Bài tập về chuyển động thẳng biến đổi đều 	11
d. Bài tập về chuyển động tròn đều 	18
e. Bài tập về tính tương đối của chuyển động 	20
VI. KẾT QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 	22
V. ĐỀ XUẤT, ĐỀ NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG, NHÂN RỘNG 	23
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO	23
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
 Viết tắt	Viết đầy đủ	
	 GV Giáo viên
	HS	 Học sinh
 BT	Bài tập
TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CHƯƠNG “ ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM ’’ VẬT LÍ 10 NHẰM RÈN LUYỆN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP CHO HỌC SINH.
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Vật lý học là một trong những môn học có hệ thống bài tập rất đa dạng và phong phú. Quá trình giải bài tập là quá trình vận dụng lí thuyết vào giải quyết các nhiệm vụ học tập cụ thể, qua đó rèn luyện được khả năng vận dụng tri thức, rèn luyện được tính kiên trì, tính chủ động và sáng tạo của người học. Việc giải bài tập vật lý có tác dụng tích cực đến việc giáo dục và phát triển nhân cách của học sinh, mặt khác đây cũng là thước đo đích thực trong việc nắm vững kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành kĩ xảo cho học sinh.
	Hiện nay số lượng sách tham khảo và sách bài tập có mặt trên thị trường rất phong phú và đa dạng. Điều đó gây khó khăn cho học sinh trong việc chọn cho bản thân các em hệ thống bài tập thích hợp để học tập. Để giúp các em vượt qua trở ngại đó, giáo viên cần quan tâm đến việc xây dựng, khai thác, lựa chọn bài tập nhằm bồi dưỡng kĩ năng giải bài tập cho các em, qua đó góp phần nâng cao chất lượng học tập và hình thành thói quen tự học và kĩ năng giải bài tập cho học sinh.
	Mặt khác một số giáo viên trong quá trình dạy học nhiều khi chưa chú trọng đúng mức về cách sử dụng bài tập.
	Với những lí do trên nên tôi chọn đề tài : XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CHƯƠNG “ ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM ’’ VẬT LÍ 10 NHẰM RÈN LUYỆN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP CHO HỌC SINH. Để nghiên cứu.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
	1.1. Khái niệm về kĩ năng.
	Là khả năng sử dụng kiến thức của một cá nhân trong quá trình nhận thức và giải quyết vấn đề bằng những tình huống rèn luyện trí óc, đòi hỏi học sinh phải biết vận dụng phối hợp các lĩnh vực đọc hiểu, làm toán và khoa học mới để đưa ra được phương pháp.
	1.2. Khái niệm bài tập vật lý.
Bài tập vật lý là bài tập ra cho học sinh làm để tập vận dụng những kiến thức đã học. Theo nghĩa rộng thì bài tập bao gồm câu hỏi, bài tập lý thuyết, bài tập thực hành, bài tập thí nghiệm, bài tập nhận thức.
	1.3. Vai trò của bài tập vật lý trong bồi dưỡng kĩ năng cho học sinh.
+ Bài tập là phương tiện rèn luyện cho học sinh kỹ năng thu thập thông tin.
+ Bài tập là phương tiện rèn luyện cho học sinh kỹ năng xử lý thông tin.
+ Bài tập là phương tiện rèn luyện cho học sinh kỹ năng vận dụng tri thức vào thực tiễn
	* Kỹ năng vận dụng những kiến đã biết đã biết để giải thích những hiện tượng thực tế.
	* Kỹ năng vận dụng các công thức tính toán để giải bài tập một cách nhanh và chính xác.
	* Kỹ năng chế tạo, thiết kế những thiết bị đơn giản trong đời sống.
	* Kỹ năng vận dụng kiến thức để giải quyết những vấn đề liên quan đến kĩ thuật và đời sống.
	1.4. Thực trạng sử dụng bài tập trong rèn luyện kĩ năng cho học sinh.
+ Hầu hết giáo viên đều nhận thức được tầm quan trọng của bài tập vật lý trong qua trình dạy học.
+ Giáo viên hay áp đặt học sinh giải theo cách riêng của mình mà không hướng dẫn học sinh độc lập suy nghĩ tìm kiếm lời giải để từ đó rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học.
+ Khi ra bài tập trên lớp cũng như về nhà, đa số giáo viên sử dụng bài tập từ sách giáo khoa và sách bài tập mà chưa có sự đầu tư khai thác những bài tập phù hợp với trình độ học sinh. Giáo viên ngại tìm kiếm tài liệu để khai thác hệ thống bài tập phong phú, chưa quan tâm đến hệ thống bài tập định hướng hoạt động học tập cho học sinh trong giờ học để kích thích tư duy của các em, giúp các em độc lập trong khi giải bài tập.
+ Khi giải bài tập vật lý chỉ có một bộ phận nhỏ học sinh khá giỏi có thể độc lập suy nghĩ để tìm lời giải cho bài tập, tự mình giải quyết nhiệm vụ học tập.
+ Nhiều học sinh ( đặc biệt là học sinh yếu, kém) khi gặp một bài tập phải nói rằng đầu tiên là tìm bài giải trong các tài liệu để giải theo, ít ý thức tự lực để giải
	1.5. Nguyên nhân cơ bản của thực trạng nói trên.
Chương trình mới được đưa vào giảng dạy, có một số kiến thức mới so với chương trình cũ về nội dung cũng như cách tiếp cận. Vì vậy, theo tôi có những nguyên nhân cơ bản sau:
+ Một số giáo viên chưa bám sát được mức độ nội dung kiến thức cơ bản mà học sinh cần nắm vững nên chưa làm nổi bật và chưa khắc sâu được những kiến thức đó.
+ Trong quá trình dạy học giáo viên chỉ chú ý đến việc giảng dạy sao cho rõ ràng dễ hiểu những kiến thức trong sách giáo khoa mà chưa chú ý đến việc vận dụng những phương pháp dạy học tích cực trong bài giảng để tạo điều kiện cho học sinh tự giải quyết vấn đề.
Mặc dù giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của bài tập vật lý trong quá trình dạy học nhưng giáo viên chưa xác định được hệ thống các kĩ năng tự học cũng như kỹ năng rèn luyện cho học sinh những kĩ năng đó trong quá trình giải bài tập vật lý.
+ Trình độ, khả năng nắm vứng và vận dụng kiến thức của học sinh còn hạn chế, nhiều học sinh trình độ chưa phù hợp với lớp học. Do đó học sinh thiếu hứng thú học tập, năng lực học sinh tự học rất hạn chế, nặng về bắt chước máy móc.
+ Phần đông học sinh nhận thức được tầm quan trọng của việc tự học trong quá trình học tập, tuy nhiên các em không biết và không có điều kiện rèn luyện những kĩ năng vì áp lực học tập và thi cử.
	1.6. Các biện pháp khắc phục.
Với tính chủ quan, tôi đề ra một số biện pháp khắc phục những khó khăn và hạn chế của giáo viên cũng như học sinh trong quá trình dạy và học chương “ Động học chất điểm’’ như sau:
+ Về nội dung kiến thức: Trên cơ sở nội dung kiến thức của chương đối chiếu với mục tiêu dạy học của chương cần lựa chọn nội dung bài tập theo hướng bồi dưỡng kĩ năng giải bài tập cho học sinh.
+ Về phía giáo viên: Phải xây dựng hệ thống bài tập tương ứng với quá trình dạy học những đơn vị kiến thức theo hướng rèn luyện kĩ năng tự học để từ đó bồi dưỡng cho học sinh kĩ năng tự học. Hệ thống bài tập nên có câu hỏi định hướng để học sinh tự giải bài tập.
+ Về phía học sinh: Ý thức được vấn đề tự học là quan trọng, tránh học theo kiểu bắt chước, máy móc.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
HỆ THỐNG BÀI TẬP CHƯƠNG “ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM-VẬT LÍ 10” ĐƯỢC XÂY DỰNG NHẰM RÈN LUYỆN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP
+ Sau khi nghiên cứu kĩ đặc điểm và mục tiêu, cũng như nội dung cơ bản của chương “Động học chất điểm” Vật lý 10 tôi đưa ra sơ đồ logic về các kiến thức như sau 
 Quỹ đạo
CĐ của chất điểm
Chất điểm
CĐ cơ
CÁC 
KHÁI 
NIỆM
Tính 
tương
đối của
CĐ
Hệ quy chiếu
K gian, t gian
Vật mốc
Phương trình CĐ
Tọa độ
CÁC
ĐẠI 
LƯỢNG
CĐ
ĐỘNG 
HỌC 
CHẤT 
ĐIỂM
Tốc độ TB
Vận tốc TB
Vận tốc
Tốc độ TT
Vận tốc tức thời
Gia tốc tức thời
Gia tốc
CĐ rơi 
 tự do
CĐ thẳng NDĐ
CĐ thẳng đều
CÁC 
DẠNG
CĐ
ĐẶC
BIỆT 
CĐ thẳng BĐĐ
CĐ tròn đều
CĐ thẳng CDĐ
2.1.Yêu cầu trong sử dụng bài tập chương “Động học chất điểm” 
* Số lượng BT của hệ thống BTVL được xây dựng phải phong phú về số lượng và đa dạng về chủng loại. 
* Hệ thống các BTVL phải đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. 
* Mỗi BT được chọn sẽ là một mắc xích trong hệ thống các BT, đồng thời BT này sẽ đóng góp một phần nào đó vào việc củng cố, hoàn thiện và mở rộng kiến thức. 
* Hệ thống BT bám sát nội dung và phải gắn liền với những ứng dụng trong kỹ thuật cũng như trong đời sống, phải chú ý đúng mức các BT có nội dung thực tế. 
* Hệ thống BT phải góp phần khắc phục những vướng mắc chủ yếu, những sai lầm của HS trong quá trình học tập. 
* Mỗi BT sau phải đem lại cho HS một khó khăn vừa sức và một điều mới lạ nhất định, nhằm tạo niềm tin, hứng thú trong quá trình học tập của các em, đồng thời việc giải BT trước là cơ sở giúp HS giải BT sau. 
* Qua từng BT cụ thể, HS sẽ được rèn luyện những kỹ năng nào. 
* Nêu được những định hướng giúp HS thông qua hoạt động tự học của mình tự chiếm lĩnh được kiến thức và tự giải được BT. 
* Gợi ý sử dụng BT: sau mỗi BT nên có phần gợi ý sử dụng để GV dễ vận dụng. Cụ thể BT này được sử dụng trong khâu nào của quá trình dạy học: dùng để đặt vấn đề, nghiên cứu kiến thức mới, củng cố, vận dụng hay dùng trong tự kiểm tra, đánh giá hoặc giao nhiệm vụ về nhà cho HS. 
2.2. Xây dựng hệ thống bài tập chương “Động học chất điểm” theo hướng rèn luyện kĩ năng cho học sinh 
Trong thực tế giảng dạy tôi đã xây dựng được một hệ thống bài tập nhằm rèn luyện kĩ năng của học sinh như sau . 
a. Bài tập về chuyển động cơ 
BTVL ở dạng này chỉ yêu cầu HS nắm được những khái niệm cơ bản như: thế nào là chuyển động cơ, chất điểm, quỹ đạo, hệ quy chiếu. Phân biệt được thời điểm và thời gian chuyển động. Thông qua những BT này sẽ rèn luyện cho HS kỹ năng thu thập thông tin từ những quan sát, xử lý những thông tin thu nhận được, giúp cho HS vận dụng những thông tin đó để giải thích và hiểu sâu sắc hơn những hiện tượng trong thực tiễn cuộc sống. 
Bài tập 1: Các em hãy cho biết trường hợp nào Trái Đất được coi là chất điểm và trường hợp nào không thể coi Trái Đất là chất điểm trong hai hai trường hợp sau: 
a. Trái Đất quay quanh trục của nó. 
b. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời. 
* Định hướng rèn luyện kỹ năng cho HS 
BT này  ... HS sẽ tìm được kết quả theo yêu cầu của BT. 
* Gợi ý sử dụng BT 
GV có thể dùng BT này sau khi HS đã học xong bài “Sự rơi tự do”, dùng trong khâu củng cố, vận dụng, trong giờ BT hoặc giao nhiệm vụ về nhà mà không nên cho HS kiểm tra. 
d. Bài tập về chuyển động tròn đều 
Bài tập19: Một vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều quanh Trái Đất, với chu kỳ 5400s. Biết vệ tinh bay cách mặt đất một độ cao 600km và bán kính Trái Đất là 6400km. Tính: 
a. Tốc độ góc và tốc độ dài của vệ tinh. 
b. Gia tốc hướng tâm của vệ tinh. 
* Định hướng rèn luyện kỹ năng cho HS 
BT này sẽ góp phần rèn luyện cho HS kỹ năng vận dụng tri thức, tính toán và phân tích. 
* Định hướng giải BT 
Tuy BT này khá đơn giản, nhưng nếu HS không lưu ý sẽ dễ mắc sai lầm ở giá trị bán kính của vệ tinh. Vì vậy, GV có thể giúp đỡ HS bằng câu hỏi: bán kính của vệ tinh bằng bao nhiêu và được xác định như thế nào? 
* Gợi ý sử dụng BT 
GV có thể dùng BT này để củng cố kiến thức, giao nhiệm vụ về nhà hoặc cho HS làm kiểm tra sau khi HS học xong bài “Chuyển động tròn đều”. 
Bài tập 20: Một vật chuyển động tròn đều trên một quỹ đạo tròn có bán kính 0,6m. 
Biết rằng vật đi được 10vòng/s. Hãy xác định tốc độ dài và gia tốc hướng tâm của nó. 
* Định hướng rèn luyện kỹ năng cho HS 
Với BT trên, HS không những được rèn luyện kỹ năng về vận dụng kiến thức, kỹ năng tính toán mà còn rèn luyện được cho HS kỹ năng đổi đơn vị. 
* Gợi ý sử dụng BT 
BT này được sử dụng sau khi học bài “Chuyển động tròn đều”. GV có thể dùng BT này để ôn tập, củng cố, kiểm tra hoặc giao nhiệm vụ về nhà cho HS. 
Bài tập 21: Một đồng hồ có kim giờ dài 2cm, kim phút dài 4cm. Hãy so sánh tốc độ góc và tốc độ dài của hai đầu kim. 
* Định hướng rèn luyện kỹ năng cho HS 
Đây là BT vừa rèn luyện cho HS các kỹ năng vận dụng kiến thức, tính toán, phân tích và suy luận; vừa là BT rèn luyện cho các em các kỹ năng quan sát, liên hệ thực tiễn xung quanh. 
* Định hướng giải BT 
Đây là BT gần gũi với vốn hiểu biết của HS, vì đồng hồ là một vật dụng các em hay dùng khi đi học. Cho nên HS có thể giải quyết được yêu cầu đề bài đã nêu. Tuy nhiên, vì tính chất mới lạ của BT nên HS có thể gặp khó khăn. Để giúp HS rèn luyện được những kỹ năng trên, cũng như thỏa mãn yêu cầu BT nêu ra, GV có thể định hướng cho HS như sau: 
- Chu kỳ được định nghĩa như thế nào? 
- Thời gian kim giờ và kim phút quay hết một vòng được đặc trưng bởi đại lượng nào và bằng bao nhiêu? 
- Muốn so sánh được tốc độ góc cũng như tốc độ dài của hai kim ta phải làm như thế nào? 
* Gợi ý sử dụng BT 
BT này được dùng sau khi HS học xong bài “Chuyển động tròn đều”. GV có thể dùng 
BT trên trong khâu vận dụng, củng cố, cũng có thể cho HS kiểm tra hay giao nhiệm vụ về nhà cho các em. 
Bài tập 22: Một sợi dây không co giản, chiều dài l = 0,5m. Một đầu dây được giữ cố định ở O, cách mặt đất 25m, đầu kia buộc vào viên bi, cho viên bi quay tròn đều trong mặt phẳng thẳng đứng với tốc độ góc là 10rad/s. Khi dây nằm ngang và vật đi xuống thì dây đứt. Lấy g = 10m/s2. 
a. Mô tả chuyển động của vật bằng hình vẽ. 
b. Viết phương trình chuyển động của hòn bi. 
c. Thời gian để bi chạm đất kể từ lúc dây đứt và vận tốc của bi lúc chạm đất là bao nhiêu? 
* Định hướng rèn luyện kỹ năng cho HS 
Đây là BT tổng hợp của hai dạng chuyển động là chuyển động tròn đều và chuyển động rơi tự do. Nên HS sẽ được rèn luyện các kỹ năng như: vận dụng kiến thức, tính toán, phân tích, tổng hợp và lập luận. 
* Định hướng giải BT 
Vì là BT tổng hợp của hai dạng chuyển động, nên trong quá trình giải không ít HS sẽ bị bế tắc. Để giúp HS rèn luyện được những kỹ năng trên, cũng như giải quyết được yêu cầu BT nêu ra, GV cần định hướng cho HS: 
- Tốc độ dài của bi được xác định theo công thức nào? 
- Khi dây đứt, vận tốc của vật chuyển động tròn đều có phương như thế nào? 
- Chuyển động của bi sau khi dây đứt là chuyển động gì? Dạng của phương trình chuyển động? 
- Muốn viết được phương trình chuyển động của dạng này ta phải chọn hệ quy chiếu như thế nào? 
- Muốn xác định vận tốc của vật từ khi dây đứt đến lúc chạm đất, ta phải sử dụng công thức nào? 
* Gợi ý sử dụng BT 
BT này được dùng sau khi HS học xong bài “Chuyển động tròn đều”. GV có thể dùng BT trên để ôn tập, củng cố kiến thức cho HS, cũng có thể giao nhiệm vụ về nhà hoặc cho các em làm kiểm tra. 
e. Bài tập về tính tương đối của chuyển động 
Bài tập 23: Một toa tàu đang chạy với vận tốc 40km/h, người ngồi trong toa tàu thả một vật xuống đường . Hãy cho biết: 
a. Người ngồi trong toa tàu và người đứng bên đường sẽ thấy vật rơi theo những quỹ đạo nào? 
b. Người ngồi trong toa tàu sẽ chuyển động như thế nào so với toa tàu và so với người đứng bên đường? Và chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu? 
* Định hướng rèn luyện kỹ năng cho HS 
Với BT này HS sẽ được rèn luyện các kỹ năng thu thập, xử lý thông 
tin từ những liên hệ thực tiễn; kỹ năng phân tích, so sánh và suy luận. 
* Gợi ý sử dụng BT 
GV có thể dùng BT trên để tạo tình huống đặt vấn đề vào bài “Tính tương đối của chuyển động – Công thức cộng vận tốc”. GV cũng có thể dùng để xây dựng kiến thức về tính tương đối của quỹ đạo và tính tương đối của vận tốc. 
Bài tập 24: Một chiếc thuyền chuyển động ngược dòng sông, với vận tốc 15km/h so với mặt nước. Nước chảy với vận tốc 9km/h so với bờ. Xác định: 
a. Vận tốc của thuyền so với bờ. 
b. Một em bé đi từ đầu mũi thuyền đến cuối thuyền với vận tốc 6km/h so với thuyền. Vận tốc của em bé so với bờ là bao nhiêu? 
* Định hướng rèn luyện kỹ năng cho HS 
Thông qua BT này, HS sẽ được rèn luyện các kỹ năng: thu thập, xử lý thông tin từ 
những quan sát, liên hệ thực tiễn; kỹ năng tính toán, phân tích và suy luận. 
* Gợi ý sử dụng BT 
BT này được sử dụng sau khi HS học xong bài “Tính tương đối của – Công thức cộng vận tốc”. GV có thể dùng trong khâu củng cố, vận dụng, giao nhiệm vụ về nhà hoặc cho các em làm kiểm tra. 
Bài tập25: Một ca nô chạy thẳng đều xuôi theo dòng nước từ bến A đến bến B, cách nhau 36km, mất một khoảng thời gian là 2h.Vận tốc của dòng chảy là 6km/h. 
a. Tính vận tốc của ca nô đối với dòng chảy. 
b. Tính khoảng thời gian ngắn nhất để ca nô chạy ngược dòng chảy từ bến B trở về bến A. 
* Định hướng rèn luyện kỹ năng cho HS 
Với BT này, HS sẽ được rèn luyện các kỹ năng: thu thập, xử lý thông tin từ những quan sát, liên hệ thực tiễn; kỹ năng tính toán, phân tích và suy luận. 
* Định hướng giải BT 
Với những BT về tính tương đối của chuyển động, HS sẽ gặp khó khăn trong quá trình tìm kiếm lời giải vì phải chọn những hệ quy chiếu khác nhau. Để giúp các em rèn luyện được những kỹ năng trên, cũng như tìm thỏa mãn được yêu cầu BT nêu ra, GV nên gợi mở, dẫn dắt HS bằng những câu hỏisau: 
- Đề bài cho ta xác định được những đại lượng nào? 
- Khi ca nô xuôi dòng chảy, vận tốc của ca nô đối với dòng chảy và vận tốc của dòng chảy so với bờ sông có hướng như thế nào? 
- Công thức xác định vận tốc của ca nô so với dòng chảy? 
- Muốn tìm được khoảng thời gian ngắn nhất để ca nô chạy từ B về A, ta phải biết vận tốc nào? 
* Gợi ý sử dụng BT 
GV có thể dùng BT này trong khâu củng cố, vận dụng khi HS học xong bài “Tính tương đối của chuyển động – Công thức cộng vận tốc”. Cũng có thể giao nhiệm vụ về nhà hoặc cho HS làm kiểm tra. 
IV. KẾT QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 
Qua quá trình viết sáng kiến trên tôi thu được một số kết quả sau: 
1. Góp phần làm phong phú thêm cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng BTVL trong dạy học vật lý ở trường phổ thông theo hướng rèn luyện kĩ năng giải bài tập cho HS, mà cụ thể là: 
- Làm rõ được các khái niệm, kỹ năng tự học, hệ thống các kỹ năng tự học trong dạy học vật lý. 
- Làm rõ được vai trò của BTVL trong bồi dưỡng kĩ năng mà cụ thể là BTVL giúp rèn luyện cho HS những kỹ năng như: thu thập thông tin, xử lý thông tin, vận dụng những tri thức thu nhận được vào thực tiễn, tự kiểm tra đánh giá và tự điều chỉnh. 
2. Trên cơ sở nghiên cứu chi tiết nội dung chương “Động học chất điểm”, Vật lý 10 THPT, đề tài đã khai thác được hệ thống BTVL theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học và rèn luyện kĩ năng cho HS gồm 25 BT, sau mỗi bài có định hướng những kỹ năng HS sẽ được rèn luyện, định hướng giải BT và gợi ý sử dụng BT. 
3. Với kết quả thu được tôi hy vọng qua đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy học vật lý ở trường THPT. Và có thể làm tài liệu tham khảo tốt cho GV trong dạy học vật lý và việc sử dụng BT nhằm bồi dưỡng kĩ năng cho học sinh. 
4. Với những thực trạng trên tôi đã mạnh dạn xây dựng hệ thống bài tập và sử dụng 
trong những năm gần đây với phạm vi hẹp là một chương .Tôi đã thống kê trong một số lớp và nhiều đối tượng HS, kết quả như sau:
Nhóm
Tổng số HS
Điểm số
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Thực nghiệm
71
0
0
4
7
8
12
20
12
6
2
V. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG, NHÂN RỘNG CỦA ĐỀ TÀI
Sau khi nghiên cứu đề tài này tôi có vài ý kiến đề xuất như sau:
Giáo viên phải bám sát chương trình ,xây dựng được hệ thống bài tập cho các chương khác và cách sử dụng chúng một cách hợp lý nhằm nâng cao tính dạy học tích cực ,bồi dưỡng kĩ năng giải BT cho học sinh
Phân loại được bài tập dành riêng cho từng đối tượng HS để khai thác có hiệu quả cao nhất.
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Sách chuẩn kiến thức ,kĩ năng vật lí 10 THPT 
2. Lương Duyên Bình (Tổng chủ biên), (2006), Bài tập vật lí 10, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 
3. Nguyễn Thế Khôi (Tổng chủ biên) (2006), vật lí 10 nâng cao, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 
4. Nguyễn Thế Khôi (Tổng chủ biên) (2006), vật lí 10 nâng cao, sách giáo viên, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 
5. Nguyễn Đức Thâm (Chủ biên) (2003), Phương pháp dạy học vật lí ở trường Trung học phổ thông, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội. 
6. Phạm Hữu Tòng (2007), Dạy học vật lí ở trường phổ thông theo định hướng phát triển hoạt động học tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội. 
7.Bùi Quang Hân ,Giải bài tập vật lí 10 
Vĩnh Long, ngày 24 tháng 4 năm 2019
 Người Viết
Nguyễn Văn Nghiệp
TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN
.
.
..
...
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG
..
.
..
.....

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_xay_dung_va_su_dung_bai_tap_chuong_dong_ho.doc