Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bài viết tập làm văn theo phương thức tự sự kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm ở học sinh khối 8 trường THCS nguyễn Ðình Chiểu
Tập làm văn là một trong ba phân môn quan trọng của bộ môn Ngữ văn. Phân môn này được đánh giá là khó đối với học sinh khối 8 nói riêng và học sinh phổ thông nói chung. Bởi để viết được một bài tập làm văn đúng, đầy đủ ý, hay và sâu sắc theo yêu cầu của đề thì học sinh không chỉ nắm vững lí thuyết rồi vận dụng vào thực hành để làm bài như các bộ môn tự nhiên Toán, Vật lý hay Hóa học. Do văn chương là bộ môn nghệ thuật dùng ngôn từ làm phương tiện biểu đạt những vấn đề diễn ra trong đời sống xung quanh bằng vốn hiểu biết và cả tâm hồn cảm thụ. Vậy để viết được một bài văn đúng và hay thì học sinh cần nắm vững phương pháp, cách làm kết hợp với sự tư duy, sáng tạo về ngôn từ trong quá trình hành văn. Tuy nhiên cách làm bài văn theo đúng phương thức biểu đạt mà đề nêu ra chưa được cụ thể hóa, lí thuyết một cách chi tiết mà phần lớn học sinh cần dựa vào việc lĩnh hội, cảm thụ các văn bản đã học để rút ra nội dung, phương pháp, cách làm. Ðây được xem là khâu cơ bản, quan trọng bởi nếu học sinh chưa tiếp thu và hiểu được một cách thấu đáo cái hay, cái đẹp về nội dung, nghệ thuật của văn bản hay một bài văn tham khảo trong chương trình sách giáo khoa thì các em chưa có thể thấu hiểu được hết ý nghĩa phản ánh và giáo dục của tác phẩm cũng như không thể rút ra biện pháp nghệ thuật, phương thức biểu đạt cụ thể qua hệ thống ngôn từ mà nhà văn diễn đạt trong văn bản. Sau khâu lĩnh hội và cảm thụ văn bản thì học sinh cần biết cách tư duy, sáng tạo, liên hệ thực tế, trau dồi vốn từ, rèn luyện cách dùng từ, đặt câu đúng đắn và hay để thực hiện viết đoạn văn, bài Tập làm văn theo yêu cầu của đề nêu ra.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bài viết tập làm văn theo phương thức tự sự kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm ở học sinh khối 8 trường THCS nguyễn Ðình Chiểu
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN THEO PHƯƠNG THỨC TỰ SỰ KẾT HỢP YẾU TỐ MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM Ở HỌC SINH KHỐI 8 TRƯỜNG THCS NGUYỄN ÐÌNH CHIỂU. I . LÍ DO CHỌN ÐỀ TÀI. Tập làm văn là một trong ba phân môn quan trọng của bộ môn Ngữ văn. Phân môn này được đánh giá là khó đối với học sinh khối 8 nói riêng và học sinh phổ thông nói chung. Bởi để viết được một bài tập làm văn đúng, đầy đủ ý, hay và sâu sắc theo yêu cầu của đề thì học sinh không chỉ nắm vững lí thuyết rồi vận dụng vào thực hành để làm bài như các bộ môn tự nhiên Toán, Vật lý hay Hóa học. Do văn chương là bộ môn nghệ thuật dùng ngôn từ làm phương tiện biểu đạt những vấn đề diễn ra trong đời sống xung quanh bằng vốn hiểu biết và cả tâm hồn cảm thụ. Vậy để viết được một bài văn đúng và hay thì học sinh cần nắm vững phương pháp, cách làm kết hợp với sự tư duy, sáng tạo về ngôn từ trong quá trình hành văn. Tuy nhiên cách làm bài văn theo đúng phương thức biểu đạt mà đề nêu ra chưa được cụ thể hóa, lí thuyết một cách chi tiết mà phần lớn học sinh cần dựa vào việc lĩnh hội, cảm thụ các văn bản đã học để rút ra nội dung, phương pháp, cách làm. Ðây được xem là khâu cơ bản, quan trọng bởi nếu học sinh chưa tiếp thu và hiểu được một cách thấu đáo cái hay, cái đẹp về nội dung, nghệ thuật của văn bản hay một bài văn tham khảo trong chương trình sách giáo khoa thì các em chưa có thể thấu hiểu được hết ý nghĩa phản ánh và giáo dục của tác phẩm cũng như không thể rút ra biện pháp nghệ thuật, phương thức biểu đạt cụ thể qua hệ thống ngôn từ mà nhà văn diễn đạt trong văn bản. Sau khâu lĩnh hội và cảm thụ văn bản thì học sinh cần biết cách tư duy, sáng tạo, liên hệ thực tế, trau dồi vốn từ, rèn luyện cách dùng từ, đặt câu đúng đắn và hay để thực hiện viết đoạn văn, bài Tập làm văn theo yêu cầu của đề nêu ra. Ðiều mà học sinh thấy khó và lúng túng khi viết bài là chưa phân biệt cụ thể từng kiểu phương thức biểu đạt mà đề yêu cầu, từ đó các em tìm ý, lập dàn ý và định hướng kiến thức để viết rất sơ sài, hời hợt. Bởi chúng ta đều biết phương thức biểu đạt trong phân môn Tập làm văn là rất đa dạng, thậm chí được gọi là phức tạp, cơ bản có sáu phương thức chủ yếu:Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh và hành chính công vụ. Tuy nhiên trong quá trình viết bài không phải ta rập khuôn chỉ sử dụng một phương thức cơ bản để hành văn mà để bài làm viết đúng, hay, sâu sắc thì đòi hỏi người viết phải biết kết hợp linh hoạt, hiệu quả các phương thức biểu đạt trong bài viết của mình. Trong chương trình Ngữ văn 8- học kì I, yêu cầu học sinh viết bài Tập làm văn theo phương thức tự sự kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm. Mục tiêu của yêu cầu trên nhằm giúp bài viết giàu hình ảnh, giàu tính biểu cảm chứ không đơn thuần là kể suông hay chỉ mang tính liệt kê các sự việc xảy ra. Vậy đây quả là một điều khó đối với học sinh bậc THCS nói chung và học sinh khối 8 nói riêng. Vậy để học sinh làm tốt dạng văn theo phương thức trên thì yêu cầu các em cần nghiêm túc trong học tập, nắm vững kiến thức ở phân môn Văn bản, Tiếng Việt, đặc biệt phải nắm vững cách làm theo phương thức biểu đạt mà đề yêu cầu, hiểu được cụ thể thế nào là yếu tố tự sự, yếu tố miêu tả, yếu tố biểu cảm, vận dụng lồng ghép ba yếu tố trên trong một bài viết là lồng ghép như thế nào? Nếu không lồng ghép các yêu tố miêu tả, biểu cảm trong đoạn văn, bài văn thì nội dung sẽ ra sao? Do vậy, để viết tốt bài văn tự sự kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm thì các em cần nắm vững kiến thức ở ba phân môn: Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn, thực hiện nghiêm túc các tiến trình của một bài viết, tư duy, sáng tạo, linh hoạt trong việc dùng từ, diễn đạt, xây dựng câu chuyện có tính tình huống và giàu kịch tính. Ðây được xem là một trong những biện pháp giúp học sinh khối 8 viết bài văn theo phương thức tự sự kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm đạt hiệu quả cao hơn. THỰC TRẠNG. Thế nhưng để lĩnh hội, cảm thụ, tư duy, sáng tạo khi viết một bài văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm ở học sinh khối 8 đúng, hay, sâu sắc không phải là điều dễ dàng. Vì vậy bản thân là một giáo viên dạy môn Ngữ Văn khối 8, tôi rất trăn trở, không ngừng nghiên cứu, tìm tòi, suy nghĩ để tìm ra nhiều phương pháp giảng dạy hiệu quả hơn nhằm giúp học sinh hiểu, vận dụng và sáng tạo một cách linh hoạt khả năng xây dựng tình tiết câu chuyện, lựa chọn yếu tố miêu tả, biểu cảm thích hợp để lồng ghép trong bài viết theo phương thức biểu đạt trên. Về khách quan: Học sinh lớp 8- ở lứa tuổi dưới mười lăm còn hồn nhiên, ngây thơ, nghịch ngợm, các em ăn chưa no, lo chưa kỹ, cảm nhận mọi vấn đề của cuộc sống chưa đầy đủ và sâu sắc nên các em sẽ khó lĩnh hội và cảm thụ được chính xác, đầy đủ những vấn đề mà đề văn đặt ra. Ðặc biệt, nói thì dễ nhưng chắp bút để viết về một vấn đề trôi chảy, mạch lạc, giàu hình ảnh và giàu sức gợi cảm thì quả là không dễ dàng đối với các em học sinh khối 8-bậc THCS. Một bộ phận không nhỏ học sinh trong trường có hoàn cảnh kinh tế còn khó khăn, hằng ngày các em tranh thủ ngoài giờ học phụ giúp bố mẹ làm việc nhà nên không có thời gian để các em nghiên cứu sách vở, trau dồi vốn từ, luyện cách diễn đạt. Phần lớn học sinh ở trường do bố mẹ đi làm công ty từ sáng đến tối mới về nên các em chưa được phụ huynh quan tâm, đôn đốc, nhắc nhở, kiểm tra bài vở, các em hoàn toàn tự do, thích làm gì mà mình muốn. Cuộc sống chúng ta ngày nay, phương tiện thông tin đại chúng như ti vi, điện thoại phát triển, phổ biến nên các em thích xem hình ảnh hơn việc đọc sách, luyện từ. Do đó các em cũng lười khả năng đọc, viết. Một phần lớn học sinh trong xã hội hiện đại không còn mấy mặn mòi về bộ môn ngữ văn, thay vào đó các em chỉ tập trung học các môn tự nhiên như Toán, Anh, Hóa, Lý. Bởi các em suy nghĩ rằng học các môn tự nhiên dễ tìm việc làm trong tương lai. Chính vì những nguyên nhân trên khiến các em rất hờ hửng về việc đọc văn bản, nghiên cứu những điều hay, ý đẹp trong văn chương và thậm chí các em không biết cách hành văn khi viết đoạn văn, bài văn mà đề nêu ra. Về chủ quan: Giáo viên chưa chú ý hướng dẫn cho học sinh phương pháp cũng như các bước cơ bản trong tiến trình viết đoạn văn, bài văn theo đúng phương thức yêu cầu, chưa phân loại được đối tượng học sinh để hướng dẫn, gợi ý và khuyến khích khả năng tư duy, sáng tạo của các em khi viết. Trong các giờ dạy Văn bản, Tập làm văn giáo viên chưa chú trọng sử dụng đồ dùng dạy học hiệu quả, tranh ảnh, clip,vv... Bởi văn chương thường mang tính tạo hình và gợi cảm. Phần lớn các em chưa xác định được đúng phương pháp viết văn, chưa thật sự nghiêm túc khi viết, không thực hiện đầy đủ các bước khi viết bài, nhiều em còn viết bài theo kiểu cóp bi lại những bài mẫu hoặc lười suy nghĩ, làm theo kiểu cho xong, hiểu một cách máy móc những gợi ý của giáo viên. Các em viết bài với thái độ mệt mỏi, chán nản, chữ viết vô cùng cẩu thả, dùng từ, đặt câu tùy tiện, diễn văn chưa đúng với phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, vv.... [ Chính những nguyên nhân trên dẫn đến kết quả bài viết Tập làm văn của học sinh lớp 8 điểm còn rất thấp, lỗi bài viết còn khá nhiều, nhiều bài chưa đạt yêu cầu. Cụ thể điểm bài viết số 1 của các em như sau: Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém 8/4 38 02 6 16 11 03 8/5 37 01 5 14 12 04 Qua bảng kết quả, ta thấy: điểm khá, giỏi của các em còn hạn chế. Ðiểm yếu, kém (những bài viết chưa đạt yêu cầu) còn rất nhiều. Ðó là nguyên nhân khiến một giáo viên dạy văn như tôi luôn phải trăn trở, cố gắng tìm nhiều biện pháp tích cực, hiệu quả để giúp các em hiểu, định hướng đề, tìm ý, lập dàn ý chi tiết, viết đoạn văn, bài văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm đạt hiệu quả cao hơn. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI. Ðể nâng cao chất lượng bài viết Tập làm văn theo phương thức tự sự kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm ở lớp 8, theo tôi cần áp dụng một số biện pháp sau: Cơ sở lý luận: Môn ngữ văn là sự tích hợp của ba phân môn: Văn bản- Tiếng Việt- Tập làm văn. Cả ba phân môn này có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, không thể tách rời trong quá trình tiếp nhận và tạo lập văn bản. Tuy mỗi phân môn đề cập đến nội dung khác nhau nhưng luôn có sự nhất quán chặt chẽ về hệ thống kiến thức Tiếng Việt nhằm giúp người học trau dồi, có vốn kiến thức sâu rộng ở môn học để vận dụng vào thực tế. Học văn không chỉ là để hiểu và nói, quan trọng là nói luôn đi đôi với hành (viết). Khi viết (tạo lập văn bản) cần nhất quán giữa nội dung và hình thức trình bày. Chúng ta biết rằng một tác phẩm văn học có giá trị về nội dung và đặc sắc về nghệ thuật chỉ khi tác phẩm ấy đạt được sự hài hòa về nội dung và hình thức. Ðó là sự nhất quán giữa việc chọn đề tài, cách triển khai đề tài, cách xây dựng hệ thống tình huống cho câu chuyện. Ðể đề tài, tình huống câu chuyện sinh động, hấp dẫn thì người viết phải biết sử dụng vốn từ, vận dụng linh hoạt, hiệu quả các biện pháp nghệ thuật một cách hợp lí mà độc đáo. Có như vậy bài viết mới thu hút người đọc, người nghe. Hay nói tóm lại để viết được bài văn theo đúng thể loại thì cần nắm vững cách làm, lồng ghép linh hoạt kiến thức ba phân môn: Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn. 2..Nội dung, biện pháp thực hiện và các giải pháp của đề tài. Ðể viết được bài Tập làm văn theo phương thức tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm trên lớp hoặc ở nhà thì chúng ta thực hiện cụ thể, hiệu quả các bước như sau: Giáo viên cần định hướng cho học sinh hiểu rằng: đặc trưng của bài viết tập làm văn là bài thực hành của hai phân môn văn bản và tiếng Việt chứ không phải là bài kiểm tra năng lực thông thường như các môn khác chỉ cần học thuộc bài, nắm vững lí thuyết và vận dụng vào thực hành làm bài tập là xong. Cụ thể:Trước khi kiểm tra bài viết bao giờ phân phối chương trình cũng phân các tiết Văn bản và Tiếng Việt có kiến thức liên quan để giúp các em hiểu rằng nội dung tác phẩm văn nghệ đều lấy từ chất liệu cuộc sống hằng ngày, nhưng người nghệ sĩ không chỉ ghi lại những cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ (Nguyễn Ðình Thi- Tiếng nói của văn nghệ). Nghĩa là từ những câu chuyện trong hiện thực đời sống, bằng hệ thống ngôn từ Tiếng ... mãi tươi đẹp, ấm áp tình người. Bởi thiên tai, hạn hán có khắc nghiệt như thế nào thì người dân ở đây vẫn quyết tâm khắc phục khó khăn, vươn lên từ nghèo khổ. Ðể có được hiểu biết này, em vẫn thường hay nghe bố mẹ kể về cuộc sống của người dân miền trung và theo dõi thông tin báo đài, thời sự hằng ngày nên em mới cảm thụ được như thế. Nhưng trăm nghe không bằng một thấy, bởi em rất muốn được về thăm quê để tận mắt nhìn thấy cảnh vật, con người nơi đây, được gặp lại ông, bà, dòng họ và được tham quan mở rộng tầm hiểu biết về địa danh các vùng miền trên đất nước. Vì vậy, khi nghe bố mẹ bảo hè về quê là lòng em vui sướng ngập tràn mà không cảm xúc nào có thể diễn tả hết được. Ðể chuẩn bị cho chuyến đi, trước đó mấy hôm, em được mẹ dẫn ra chợ Xuân Ðà mua sắm một số đồ dùng cần thiết và cả việc mua quà biếu ông bà, dòng họ. Bởi mẹ bảo: lâu lâu mới về quê nên mình cần mua nhiều thứ một chút, vả lại miền Nam phong phú hoa quả nên mẹ mua rất nhiều trái cây về làm quà cho bà con lối xóm gọi là chút tình làng nghĩa xóm, tối lửa tắt đèn có nhau. Riêng em, cứ háo hức mong đến ngày được lên xe để nhanh nhanh về nhà nội, ngoại. Trong đêm trước khi gia đình về quê, em không thể nào ngủ được vì háo hức. Rồi thời khắc mong đợi cũng đã đến, 6h sáng cả nhà em đã lên đường trên chuyến xe khách Bình Ðịnh - Bến xe Miền Ðông thân thuộc. Ðiều khiến em ấn tượng trên con đường về quê là cảnh vật hai bên đường vô cùng lạ lẫm và đẹp mắt. Do em đi ban ngày nên em có thể nhìn ngắm, bao quát cảnh vật hai bên đường qua ô cửa kính bên hông chiếc xe giường nằm mát mẻ. Khi xe chạy hết địa phận Ðồng Nai là đến tỉnh Bình Thuận, một khung cảnh choáng ngợp lướt qua trong mắt em là bờ biển Cà Ná trong xanh, thu hút biết bao du khách. Gió thổi rì rào bên hai hàng dương xanh khiến sóng biển dâng trào như ca hát. Ôi, biển Việt Nam đâu đâu cũng đẹp. Em ước gì mình được ngâm mình trong làn nước xanh, chạy trên bờ cát trắng ngần ấy thì sẽ thích thú biết bao. Xe vẫn băng băng, cát trắng, biển xanh lùi về sau, nhường chỗ cho những cảnh vật cũng không kém phần hấp dẫn là những hàng dừa xanh hai bên đường cứ nối đuôi nhau chạy ngược lại với chiều chạy của xe nhưng em vẫn kịp ngắm nhìn những tàu dừa mẹ xanh um ôm ấp bên mình những chùm dừa con trĩu quả. Mẹ em bảo: Nước dừa uống rất tốt cho sức khỏe, cây dừa mang lại nhiều hữu ích cho đời sống của con người. Quê Bình Ðịnh cũng trồng rất nhiều dừa, con sẽ tha hồ uống và ăn cơm dừa khi về nhà ngoại. Nghe mẹ nói thế mà khiến em càng thêm háo hức ước xe chạy nhanh hơn để mau mau được về đến quê hương của mình. Thế rồi sau đó em ngủ thiếp đi lúc nào không hay, vv ” Các đoạn văn trong ví dụ trên cho ta thấy: câu chuyện được sắp xếp theo trình tự kể hợp lí, lồng ghép trong diễn biến của chuyến về thăm quê là những yếu tố miêu tả, biểu cảm giàu hình ảnh, cảm xúc, tạo sức hấp dẫn cho người đọc bởi mạch kể lôi cuốn, từ ngữ chuẩn xác, diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, biểu cảm. Không có lỗi lặp từ, dùng từ, dấu câu hay lỗi chính tả, đáp ứng đúng phương thức trình bày mà đề yêu cầu là văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm. e. Ðqc, sửa chữa lại bài viết của mình: Bởi vì có đọc lại bài thì học sinh mới phát hiện được những lỗi sai cơ bản để kịp thời sửa chữa như: lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt hoặc bổ sung thêm những ý còn thiếu trong quá trình viết để bài văn hoàn chỉnh hơn. Tuy nhiên trong quá trình viết bài, học sinh còn gặp khó khăn bởi việc phân phối thời gian chưa hợp lý. Thông thường tiết viết bài tập làm văn là 90 phút, trong thời gian đó thì một số em vẫn chưa viết xong, có em thì viết xong trước thời gian theo quy định. Chính điều này cũng là một trong những yếu tố khiến bài viết của các em chưa đạt yêu cầu hoặc đạt mà kết quả chưa cao. Do đó học sinh cần lưu ý phân bố thời gian làm bài sao cho hợp lý để thực hiện đầy đủ các thao tác cơ bản khi viết bài, kết quả bài viết đạt điểm cao. Muốn đạt được điều đó học sinh cần phân bố thời gian như sau: Học sinh cần dành khoảng 15, 20 phút để đọc- xác định yêu cầu của đề, tìm ý và lập dàn ý. 60 hoặc 65 phút, học sinh dành cho việc viết bài tập làm văn. Trong đó, các em có thể dành 10 phút cho việc viết nháp các phần như mở bài, một số đoạn trong phần thân bài hoặc kết bài, các em cần đảm bảo được rằng thời gian 80 phút hoặc 85 phút là các em đã viết xong bài văn hoàn chỉnh. Thời gian còn lại 5 đến 10 phút các em tranh thủ đọc lại bài để tự nhận xét và sửa lỗi như chính tả, dấu câu, dùng từ, diễn đạt, vv... Lưu ý: Muốn bài viết hoàn thành theo đúng thời gian quy định thì học sinh cần nắm chắc phương thức trình bày, những kiến thức cơ bản về cách làm văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm, những bài tham khảo về văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm như đoạn trích: Cuộc gặp gỡ tình cờ với mẹ sau gần một năm xa cách của chú bé hồng trích “Trong lòng mẹ” (Nguyên Hồng), những kiến thức liên quan từ hai phân môn văn bản và tiếng Việt, đặt biệt trong quá trình làm bài các em nên tập trung cao độ, nhập vai vào đề (sống với đề), điều đó sẽ giúp cho các em giàu khả năng suy ngẫm được nhiều ý tưởng hay, độc đáo, mạch văn trôi chảy, tuông trào hơn. Học sinh thật sự nghiêm túc trong khi viết bài, lưu ý không chép lại văn mẫu, lười biếng trong suy nghĩ, kể lủng củng, dài dòng, lang man, không đúng trọng tâm của đề hoặc lạc sang vấn đề khác, điều này cũng là nguyên nhân khiến bài viết của em chưa hoàn thành mà thời gian đã hết. Ví dụ: Khi kể về mẹ cần kết hợp miêu tả khuôn mặt, nụ cười. Ðể nụ cười của mẹ luôn là hình ảnh đẹp và động lực sống trong lòng em thì em cần để tâm hồn trở về với mẹ “sống lại trong những khoảnh khắc với mẹ” lúc đó trong đầu của em hình ảnh nụ cười của mẹ xuất hiện khi nào, gắn với công việc gì và hình ảnh nụ cười đó ra sao? Có như vậy bản thân em mới bộc lộ được những cảm xúc chân thành và ngọt ngào nhất. Như vậy để đạt được kết quả cao trong tiết viết bài tập làm văn, giáo viên cần định hướng cho học sinh cách làm, cách lập dàn bài chi tiết, xây dựng mạch câu chuyện hấp dẫn. Giáo viên cần khơi gợi mạch cảm xúc, niềm say sưa, yêu thích môn học, ý thức nghiêm túc, phấn khởi khi đến tiết viết bài của các em. Giáo viên nên khen ngợi, khích lệ khi phát hiện điểm tiến bộ về môn học ở học sinh dù là điểm nhỏ nhất, quan tâm, động viên, nhắc nhở các em tập trung viết bài. Chấm trả bài cần phát hiện tính sáng tạo, độc đáo trong cách hành văn của học sinh, sửa chữa cụ thể những hạn chế, sai sót trong từng bài viết để các em rút kinh nghiệm, động viên các em sống thực tế, tìm hiểu, hòa nhập với cuộc sống xung quanh, luôn học hỏi, trau dồi vốn hiểu biết và tình cảm. Còn học sinh thì phải thực hiện đầy đủ các bước cơ bản như trên một cách linh hoạt kết hợp với sự tư duy, sáng tạo, liên hệ thực tế, trau dồi vốn từ khi viết, ý thức, nghiêm túc khi làm bài, đọc nhiều sách báo, các tác phẩm văn học để học hỏi cách hành văn, triển khai ý. Nếu thực hiện như trên thì chắc chắn bài viết sẽ đạt được kết quả cao. Ngoài ra, một trong những phương pháp cũng được xem là có hiệu quả trong việc giúp học sinh lớp 8 nói riêng và học sinh bậc THCS nói chung viết một bài tập làm văn đạt hiệu quả thì trong những tiết trả bài viết, giáo viên cần nhận xét rõ ràng, cụ thể ưu, khuyết điểm về bài viết của học sinh, sửa chữa cho các em những lỗi sai cơ bản về chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt, xưng hô, bố cục,...vv. Ðọc cho các em nghe những bài viết đúng và hay, những bài chưa đạt để qua đó giúp các em rút kinh nghiệm những lỗi sai cũng như phát huy những mặt tích cực của bản thân trong tiết viết bài Tập làm văn ở tiết tiếp theo. Hoặc trong quá trình dạy những tiết văn bản có nội dung và phương thức biểu đạt giống như dạng đề văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm thì giáo viên cần liên hệ, nhấn mạnh những điểm nổi bật, yếu tố hay, hấp dẫn về cách dùng từ, đặt câu, diễn đạt trong văn bản để giúp học sinh học hỏi, ghi nhớ, vận dụng trong tiết viết bài tập làm văn của mình. IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM. Qua thực tế bản thân áp dụng phương pháp đổi mới tiến trình viết bài tập làm văn cho học sinh lớp 8 ở trường THCS Nguyễn Ðình Chiểu, bước đầu đã thu được kết quả khả quan. Các em học sinh phấn khởi, hăng hái, hứng thú hơn trong tiết viết bài, không còn cảm giác chán nản, sợ sệt hoặc mệt mỏi khi viết. Các em cảm thấy thích học văn hơn, đặc biệt là viết văn để các em được thoải mái sáng tạo, bộc lộ suy nghĩ, tình cảm, nhận xét của mình về những người xung quanh và vấn đề trong cuộc sống. Kết quả cho thấy: Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém 8/4 38 06 13 15 04 0 8/5 37 05 11 16 05 0 V. KẾT LUẬN. Cho đến nay, một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn học- phân môn tập làm văn đã và đang được áp dụng ở tất cả các khối lớp, bước đầu đã đạt được kết quả khả quan. Nếu được toàn thể giáo viên hưởng ứng và không ngừng đổi mới phương pháp, nắm bắt được tình hình, khả năng học tập, bài viết của học sinh trong từng lớp để có sự gợi ý, định hướng, giúp đỡ cũng như khuyến khích, động viên những em có năng lực và sự đam mê viết văn, phát huy hơn nữa tính sáng tạo, khả năng hành văn của mình. Học sinh cần áp dụng khéo léo, linh hoạt, phù hợp các bước, các khâu trong quá trình viết bài. Có ý thức ham học hỏi, chăm chỉ đọc sách, trau dồi vốn từ, luyện khả năng diễn đạt, sống giàu tình cảm, yêu thiên nhiên, mở rộng sự hiểu biết về thực tế cuộc sống... thì chất lượng bài viết tập làm văn của các em sẽ đạt kết quả cao hơn. Trên đây là một vài kinh nghiệm của bản thân đã tích luỹ được sau nhiều năm giảng dạy theo phương pháp mới. Nhưng dẫu sao, những gì đã trình bày trong chuyên đề này cũng là ý kiến chủ quan của người viết, chắc chắn không thể tránh khỏi sự thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của đồng nghiệp và ban giám khảo để bản thân tôi được học hỏi và rút ra kinh nghiệm quý báu áp dụng vào quá trình giảng dạy đạt tính khả thi hơn. Xin chân thành cảm ơn. Cuối cùng em xin kính chúc quý thầy cô và ban giám khảo luôn vui, khỏe, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống. Xuân Tâm, ngày 02 tháng 01 năm 2018 Giáo viên Võ Thị Oanh
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_chat_luong.docx
- SaNG_KIeN_KINH_NGHIeM_NaM_2017-2018.pdf