SKKN Xây dựng và sử dụng kĩ thuật “Khăn trải bàn” trong dạy học Lịch sử Lớp 11
Trong dạy học lịch sử ở trường THPT, ngồi việc giúp cho học sinh nắm được kiến thức cơ bản, giáo dục tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, giáo viên còn phải giúp cho học sinh phát triển năng lực nhận thức và tự nhận thức. Theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học lịch sử hiện nay, thì việc học sinh chủ động nhận thức là điều kiện cần thiết để phát triển tư duy của các em trong học tập lịch sử và nâng cao chất lượng học tập môn lịch sử. Tuy nhiên, theo nhận định của một số giáo viên (sau đợt bồi dưỡng hè 2010) thì việc áp dụng những kĩ thuật dậy học mới còn mới mẻ đối với việc dạy và học lịch sử ở tỉnh ta.
Chúng ta chưa có quan niệm đầy đủ về sự cần thiết của việc áp dụng những kĩ thuật trong dậy học lịch sử, (thậm chí có người cho rằng áp dụng những kĩ thuật dậy học mới không phù hợp, không hiệu quả trong điều kiện cơ sở vật chất và trình độ của học sinh hiện nay). Vậy áp dụng hay không áp dụng những kĩ thuật mới trong dạy học lịch sử? Chúng ta sẽ không trả lời có hoặc không mà là phải thông hiểu nó sử dụng nó như thế nào cho phù hợp với từng phần, từng bài học; phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và trình độ của học sing từng trường, từng vùng. Đây chính là lý do mà tôi quan tâm đến việc “Xây dựng và sử dụng kĩ thuật “ khăn trải bàn” trong dạy học lịch sử ở trường THPT số 2 TP Lào Cai”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Xây dựng và sử dụng kĩ thuật “Khăn trải bàn” trong dạy học Lịch sử Lớp 11

TRƯỜNG THPT SỐ 2 TP LÀO CAI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG KĨ THUẬT “KHĂN TRẢI BÀN” TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ (LỚP 11) Họ và tên giáo viên: Vũ Ngọc Trai Tổ: Văn - Sử - GDCD PHẦN I . MỞ ĐẦU 1. Bối cảnh, lý do chọn đề tài Trong dạy học lịch sử ở trường THPT, ngồi việc giúp cho học sinh nắm được kiến thức cơ bản, giáo dục tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, giáo viên còn phải giúp cho học sinh phát triển năng lực nhận thức và tự nhận thức. Theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học lịch sử hiện nay, thì việc học sinh chủ động nhận thức là điều kiện cần thiết để phát triển tư duy của các em trong học tập lịch sử và nâng cao chất lượng học tập môn lịch sử. Tuy nhiên, theo nhận định của một số giáo viên (sau đợt bồi dưỡng hè 2010) thì việc áp dụng những kĩ thuật dậy học mới còn mới mẻ đối với việc dạy và học lịch sử ở tỉnh ta. Chúng ta chưa có quan niệm đầy đủ về sự cần thiết của việc áp dụng những kĩ thuật trong dậy học lịch sử, (thậm chí có người cho rằng áp dụng những kĩ thuật dậy học mới không phù hợp, không hiệu quả trong điều kiện cơ sở vật chất và trình độ của học sinh hiện nay). Vậy áp dụng hay không áp dụng những kĩ thuật mới trong dạy học lịch sử? Chúng ta sẽ không trả lời có hoặc không mà là phải thông hiểu nó sử dụng nó như thế nào cho phù hợp với từng phần, từng bài học; phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và trình độ của học sing từng trường, từng vùng. Đây chính là lý do mà tôi quan tâm đến việc “Xây dựng và sử dụng kĩ thuật “ khăn trải bàn” trong dạy học lịch sử ở trường THPT số 2 TP Lào Cai”. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Do thực tế và điều kiện thời gian, nên phạm vi nghiên cứu chỉ dừng lại ở Xây dựng và sử dụng kĩ thuật dậy học “khăn trải bàn” trong dạy học lịch sử ở trường THPT số 2 TP Lào cai, trên đối tượng học sinh khối 11. 3. Mục đích nghiên cứu Qua nghiên cứu vấn đề này, bản thân mong muốn tìm cách áp dụng kĩ thuật dậy học “khăn trải bàn” vào thực tiễn dạy học; nghiên cứu hiệu quả, khả năng ứng dụng kĩ thuật vào dạy học lịch sử, nhằm nâng cao chất lượng bộ môn trong nhà trường. Nghiên cứu vấn đề này giúp nâng cao nghiệp vụ công tác của bản thân tôi, đồng thời để trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp. Trình bày lại quá trình và kết quả nghiên cứu, tôi rất mong được quý đồng nghiệp trao đổi, góp ý nhằm tìm ra cách thức xây dựng và sử dụng kĩ thuật dậy học “khăn trải bàn” trong dạy học lịch sử một cách có hiệu quả nhất. 4. Nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này, tôi đã thực hiện các nhiệm vụ, các bước nghiên cứu như sau: Trước hết, tôi nghiên cứu kĩ thuật dậy học “khăn trải bàn”, và tìm hiểu, tham khảo ở một số tỉnh khác, làm cơ sở cho việc vạch ra cách thức xây dựng và sử dụng kĩ thuật. Bước tiếp theo, tôi thực hành nghiên cứu, soạn một số giáo án và thực nghiệm sử dụng kĩ thuật dậy học “khăn trải bàn” vào dạy học lịch sử ở một số bài. Qua thực nghiệm, nhìn lại quá trình nghiên cứu đề tài, tôi rút ra một số kinh nghiệm làm cơ sở để tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng vào dạy học sau này. 5. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu Đáp ứng được một phần nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay trong các nhà trường phổ thông. Phù hợp với nguyện vọng của học sinh và sự phát triển của xã hội yêu cầu khả năng tự nhận thức lĩnh hội, năng động, sáng tạo làm chủ bản thân. ************************ PHẦN 2. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận - Mục tiêu giáo dục: Là đào tạo con người Việt Nam phát triển tồn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; Hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc (Qui định tại điều 2- Luật Giáo dục). Điều này đòi hỏi chúng ta phải nhận thức đầy đủ nhiệm vụ vẻ vang của mình để ra sức cải tiến và nâng cao chất lượng về mọi mặt công tác trước tiên là công tác giảng dạy bộ môn lịch sử nhất là việc xây dựng và sử dụng kĩ thuật dậy học “khăn trải bàn”. - Mục tiêu bộ môn: Hình thành kĩ năng tư duy lịch sử và tư duy logic, nâng cao năng lực xem xét, đánh giá sự kiện, hiện tượng trong mối quan hệ không gian, thời gian và nhân vật lịch sử Rèn luyện kĩ năng học tập bộ môn một cách độc lập, thông minh, cởi mở như làm việc sách giáo khoa, với nhóm bạn, với thầy cô giáo, sưu tầm và sử dụng các loại tư liệu lịch sử Phát triển khả năng phân tích, đánh giá, so sánh, tổng hợp. Biết đặt vấn đề và giải quyết vấn đề trong quá trình học tập. - Mục tiêu kĩ thuật Kĩ thuật “khăn trải bàn” Là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm nhằm: Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực. Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS. Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS. 2. Thực trạng việc xây dựng và sử dụng kĩ thuật “khăn trải bàn” trong dạy học lịch sử - Kĩ thuật dạy học “ khăn trải bàn” là một kĩ thuật dậy học mới, tiên tiến (đối với giáo dục nước ta), đáp ứng được một phần nhu cầu đối mới phương pháp dạy - học trong nhà trường THPT. Phù hợp với nguyện vọng của người học và yêu cầu của xã hội. - Các giáo viên dạy môn lịch sử đã được trang bị tài liệu và tập huấn về kĩ thuật dậy học “khăn trải bàn”. Các nhà trường THPT trong tỉnh đều quan tâm ủng hộ, tạo điều kiện để giáo viên nghiên cứu và sử dụng kĩ thuật trong dạy học bộ môn. Học sinh hào hứng tiếp cận cách thức học tập mới. - Tuy nhiên, đa số giáo viên còn dè dặt trong việc nghiên cứu và sử dụng kĩ thuật này vì nhiều lí do khác nhau về khách quan hoặc chủ quan: + Điều kiện cơ sở vật chất phần lớn trong các nhà trường chưa phù hợp để triển khai kĩ thuật. + Số lượng học sinh quá đông trong một lớp học (42 -> 48), nhóm học ( 6 ->8 học sinh) gây khó khăn về khâu tổ chức, thời gian triển khai hoạt động và hiệu quả giờ dạy. + Học sinh phần lớn chưa được làm quen hoặc có thì rất ít với kĩ thuật mới. Ý thức học tập của các em chưa thực sự tự giác, có tránh nhiệm với bản thân và với nhóm, còn ỷ lại, dựa dẫm. + Đặc trưng bộ môn lịch sử nhiều kiến thức, sự kiện, nhân vật giáo viên cần tường thuật, thuyết trình, miêu tả cho sinh động tốn khá nhiều thời gian trong giờ dạy. + Nhiều giáo viên chưa thực sự thông hiểu và nghiệp vụ triển khai kĩ thuật còn lúng túng (các bước triển khai, câu hỏi, thời gian) hoặc do dự sợ không hồn thành giờ dạy, cháy giáo án. Có giáo viên còn chậm đổi mới phương pháp, chưa tâm huyết với nghề nghiệp. + Cách nhận xét, đánh giá giờ dạy của các đồng nghiệp còn hay nặng về hình thức, cầu tồn 3. Xây dựng và sử dụng kĩ thuật dậy học “khăn trải bàn” trong dạy học lịch sử (lớp 11). 3.1. Giáo viên phải nắm vững kĩ thuật, hướng dẫn học sinh thông hiểu kĩ thuật. - Kĩ thuật dậy học “khăn trải bàn là gì” ? Là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm nhằm: Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực. Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS. Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS. - Cách tiến hành kĩ thuật “khăn trải bàn” + Hoạt động theo nhóm (4 người /nhóm) Mỗi người ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa. Tập trung vào câu hỏi (chủ đề). + Viết vào ô mang số của bạn câu trả lời hoặc ý kiến của bạn (về một câu hỏi, chủ đề). Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút. Khi mọi người đều đã xong, chia sẻ và thảo luận các câu trả lời. Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn. - Một số lưu ý khi tổ chức dạy học theo kỹ thuật khăn trải bàn - Câu thảo luận là câu hỏi mở. - Trong trường hợp số học sinh trong nhóm quá đông , không đủ chỗ trên “khăn trải bàn”, có thể phát cho HS những mảnh giấy nhỏ để HS ghi ý kiến cá nhân, sau đó dính vào phần xung quanh “ khăn trải bàn”- Trong quá trình thảo luận thống nhất ý kiến, đính ý kiến thống nhất vào giữa “ khăn trải bàn”. Những ý kiến trùng nhau có thể đính chồng lên nhau. 3.2. Chọn bài, phần, sự kiện phù hợp để xây dựng và sử dụng kĩ thuật. - Chọn các bài ôn tập: Bài 8. Ôn tập lịch sử thế giới cận đại Bài 18. Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (1917-1945). Bài 24. Sơ kết lịch sử Việt Nam. *Lấy ví dụ: sử dụng kĩ thuật “khăn trải bàn” ở bài 8. Ôn tập lịch sử thế giới cân đại. Giao việc cho học sinh về nhà chuẩn bị trước theo yêu cầu của giáo viên: lập bảng hệ thống những cuộc CMTS đã học ( nêu rõ: nguyên nhân bùng nổ, động lực, lãnh đạo, hình thức, diễn biến chính, kết quả, ý nghĩa và hạn chế) Mục 1. Những kiến thức cơ bản G/V: - Chia nhóm 4 H/S, ổn định nhóm - Yêu cầu học sinh sử dụng SGK, bài tập đã chuẩn bị ở nhà - Nêu chủ đề: lựa chọn một cuộc CMTS tiêu biểu nhất, trình bầy sự phát triển đi lên của cuộc cách mạng đó, ý nghĩa lịch sử. H/S: nghiên cứu, viết ý kiến riêng (vào vị trí qui định) sau đó thảo luận thống nhất viết ý kiến nhóm ( vào giữa tờ Ao hoặc A1). G/V: mời đại diện các nhóm lên bảng trình bầy sau đó sửa chữa, bổ sung, chốt ý. CMTS Pháp 1789, phát triển qua 3 giai đoạn: + Quân chủ lập hiến + Cộng hồ + Chuyên chính Gia cô banh Hồn thành nhiệm vụ của CMTS, mở ra thời đại mới (Thời gian cho mục 1 là 15 phút: H/S hoạt động 10 phút, G/V hoạt động 5 phút). Mục 2. Nhận thức đúng những vấn đề chủ yếu G/V: - Chia lớp thành 10 nhóm - Giao việc cho H/S, 2 nhóm một vấn đề ( gồm 4 vấn đề) - Nêu vấn đề: + Nhóm 1,2: tìm ra những điểm giống và khác nhau giữa các cuộc CMTS, từ đó rút ra bản chất của CMTS. +Nhóm 3,4: đặc điểm cơ bản sự phát triển của CNTB khi chuyển sang ĐQCN, xác định bản chất của CNĐQ. + Nhóm 5,6: xác định mâu thuẫn cơ bản trong xã hội TBCN và cuộc đấu tranh để giải quyết mâu thuẫn đó diễn ra như thế nào? Nhân tố chính để thúc đẩy quá trình đó. + Nhóm 7,8: xác định nguyên nhân chủ yếu bùng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất. Nêu các mốc thời gian chính và tính chất của chiến tra
File đính kèm:
skkn_xay_dung_va_su_dung_ki_thuat_khan_trai_ban_trong_day_ho.pdf