SKKN Xây dựng nội dung và các câu hỏi kiểm tra đánh giá để dạy học phần kiến thức "phân bón’" theo định hướng chương trình phổ thông 2018 môn Hóa học

Hóa học trong chương trình hoá học THPT 2018 là một môn khoa học tự nhiên, dựa theo năng lực bản thân, sở thích và định hướng nghề nghiệp mà được học sinh lựa chọn. Theo nhiều khảo sát online trên diễn đàn của học sinh phổ thông, môn hoá học là 1 trong những môn học có số học sinh ghét nhiều nhất. Do đó nếu không có những đột phá mới thì nguy cơ về một tương lai các em không lựa chọn môn hoá là rất cao.

Các kiến thức hoá học hiện nay rất rộng rãi, không bó hẹp chỉ trong sách giáo khoa như trước đây nữa. Kiến thức hoá học liên quan đến mọi mặt trong đời sống và có nhiều liên quan đến các lĩnh vực khác. Để học sinh thấy được tầm quan trọng và có thêm niềm say mê hoá học cần để các em tiếp cận thêm nhiều kênh mới, chứ không chỉ bó hẹp trong nội dung sách giáo khoa cũ với nhiều vấn đề không còn phù hợp với xu thế mới.

Kiến thức “Phân bón” trong chương trình THPT 2018 môn hoá học được tách riêng thành 1 chuyên đề trong chương trình hoá học 11. Nó không chỉ là học để biết nữa mà là kiến thức vô cùng quan trọng trong vấn đề phát triển nông nghiệp và công nghiệp phân bón của nước nhà. Khác với chương trình cũ, chúng tôi xây dựng nội dung theo hướng mới, lồng ghép rất nhiều kiến thức thực tiễn vào bài học nhằm tăng cường kiến thức và kỹ năng thực hành, đồng thời vận dụng chúng vào giải quyết những vấn đề thực tiễn, đáp ứng nhu cầu định hướng nghề nghiệp.

 

docx 63 trang Đoàn Chí Hoàng 05/09/2024 221
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng nội dung và các câu hỏi kiểm tra đánh giá để dạy học phần kiến thức "phân bón’" theo định hướng chương trình phổ thông 2018 môn Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Xây dựng nội dung và các câu hỏi kiểm tra đánh giá để dạy học phần kiến thức "phân bón’" theo định hướng chương trình phổ thông 2018 môn Hóa học

SKKN Xây dựng nội dung và các câu hỏi kiểm tra đánh giá để dạy học phần kiến thức "phân bón’" theo định hướng chương trình phổ thông 2018 môn Hóa học
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
XÂY DỰNG NỘI DUNG VÀ CÁC CÂU HỎI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ ĐỂ DẠY HỌC PHẦN KIẾN THỨC
“PHÂN BÓN’’ THEO ĐỊNH HƯỚNG CHƯƠNG TRÌNH PHỔ THÔNG 2018 MÔN HÓA HỌC
MÔN: HÓA HỌC
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT TÂN KỲ 3
===== & =====
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
XÂY DỰNG NỘI DUNG VÀ CÁC CÂU HỎI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ ĐỂ DẠY HỌC PHẦN KIẾN THỨC
“PHÂN BÓN’’ THEO ĐỊNH HƯỚNG CHƯƠNG TRÌNH PHỔ THÔNG 2018 MÔN HÓA HỌC
MÔN: HÓA HỌC
Tên tác giả:	Vương Thị Thúy Vân
Nguyễn Anh Dũng Tổ chuyên môn: Khoa học tự nhiên Năm học:	2021- 2022
Số điện thoại: 0328826955
MỤC LỤC
Trang
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ	1
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI	1
MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI	1
Mục tiêu	1
Nhiệm vụ nghiên cứu	2
Đối tượng nghiên cứu	2
Giới hạn của đề tài	2
Phương pháp nghiên cứu	2
Điểm mới	2
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU	3
CƠ SỞ KHOA HỌC	3
Dạy học theo chương trình THPT 2018	3
Mục tiêu	3
Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực	3
Mục tiêu chương trình THPT 2018 môn hóa học	5
CƠ SỞ THỰC TIỄN	7
Thực trạng tổ chức dạy và học môn hoá hiện nay	7
Khảo sát	7
Định hướng nội dung	8
NỘI DUNG	8
Xây dựng nội dung kiến thức phần Phân bón hoá học theo định hướng chương trình THPT 2018 môn hoá học	8
Yêu cầu cần đạt	8
Xây dựng nội dung kiến thức “ Phân bón”	9
Câu hỏi kiểm tra đánh giá để dạy học kiến thức “phân bón hoá học”	19
Câu hỏi phát triển năng lực nhận thức hoá học	19
Câu hỏi phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hoá học và vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học	23
PHẦN 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM	35
Mục đích thực nghiệm	35
Đối tượng thực nghiệm	35
Nội dung thực nghiệm	35
Tiến trình thực nghiệm	35
Kết quả thực nghiệm	36
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT	37
Kết luận	37
Đề xuất	37
TÀI LIỆU THAM KHẢO	38
PHỤ LỤC	1
Nhóm Chuyên sâu	8
Nhóm Mảnh ghép	8
Nhóm trải nghiệm	9
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt	Chữ viết đầy đủ
CSVC	:	Cơ sỏ vật chất
ĐT.	:	Đối tượng
BT	:	Bài tập
BTHH	:	Bài tập hoá học
GV	:	Giáo viên
HS	:	Học sinh
KN	:	Kỹ năng
NL.	:	Năng lực
PP	:	Phương pháp
PTHH	:	Phương trình hoá học
PTPƯ	:	Phương trình phản ứng
QTHH	:	Quá trình hoá học
SBT	:	Sách bài tập
SGK	:	Sách giáo khoa
THPT	:	Trung học phổ thông THPTQG	:	Trung học phổ thông quốc gia
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong thời kỳ công nghệ 4.0, việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học là điều tất yếu để nâng cao chất lượng dạy học nhằm theo kịp xu thế chung của thời đại
Ngày 4/11/2013, Nghị quyết TW 8 khóa XI của Ban chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản , toàn diện giáo dục đào tạo đã chỉ rõ: “ 1- Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội. 2- Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục-đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học”.
Trong bối cảnh nền giáo dục hiện nay, khi chương trình sách giáo khoa cũ không theo kịp xu thế của thế giới, thì việc thay đổi chương trình sách giáo khoa là một xu thế tất yếu, làm nền tảng cơ bản để thay đổi chất lượng giáo dục. Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội nước ta ban hành ngày 28/11/2014 đã quyết định tán thành chủ trương về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo Đề án của Chính phủ, chỉ đạo thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông bảo đảm mục tiêu, yêu cầu và nội dung đổi mới như sau: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh...”.
Nhằm mục đích phục vụ tốt hơn việc dạy học và nâng cao chất lượng học tập cho học sinh, tôi xin mạnh dạn đưa ra đề tài: “Xây dựng nội dung và các câu hỏi kiểm tra đánh giá phần kiến thức “phân bón hoá học” theo định hướng chương trình hoá học phổ thông 2018 môn hoá học”.
MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
Mục tiêu
Nghiên cứu tuyển chọn, xây dựng nội dung kiến thức và hệ thống câu hỏi
kiểm tra đánh giá phần kiến thức phân bón hoá học theo định hướng chương trình phổ thông 2018 môn hoá học.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu các vấn đề cơ sở lí luận liên quan đến đề tài.
Xây dựng, tuyển chọn hệ thống nội dung và câu hỏi kiểm tra đánh giá phần kiến thức phân bón hoá học theo định hướng chương trình hóa học phổ thông 2018.
Thực nghiệm sư phạm để đánh giá chất lượng hệ thống nội dung kiến thức và bài tập đã xây dựng và khả năng áp dụng bài tập đó vào quá trình tổ chứ ... iệc tồn dư các chất độc hại trong nông sản, dẫn tới việc ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng. Gây các bệnh methaemoglobin và ung thư tiềm tàng nếu ăn phải thực phẩm có tồn dư NO2- và NO3- Và nhiều bệnh lý khác gặp phải khi ăn nông sản bị nhiễm độc hoá học từ phân bón. Ngoài ra còn gây chua đất, đất bạc màu. Bác nên bón phân hoá học kết hợp cùng phân hữu cơ. Hiện nay có nhiều chế phẩm dùng để ủ phân hữu cơ rất tốt”.
Hoá thân Dũng: “Đúng đó ạ. Vừa rồi con cũng được các cô cho thực hành ủ men hữu cơ vi sinh. Con sẽ thực hiện cùng với bố.”
Hoá thân Bác Nam: “Cái gì cũng cần phải học hành đến nơi đến chốn cô Tâm và bà nó nhỉ. Con trai cố gắng chăm chỉ học hành để giúp đỡ thêm được nhiều người giống như cô Tâm nhé. Cảm ơn cô Tâm nhiều.”
Hoá thân cô Tâm kỹ sư nông nghiệp: “ Không có gì đâu ạ. Bác cố gắng chăm vườn cam thật năng suất và chất lượng, cháu sẽ đề cử vườn cam của Bác làm mô hình cho các hộ nông dân xã nhà. Thôi cháu xin phép sang thăm vườn nhà bác Tám đây ạ.”
Cả nhà: “ Xin chào cô. Hôm nào cam chín mời cô đến thưởng thức.”
Hoạt động 7 (3 phút): Kết bài
Giáo viên tổng hợp, nhận xét mức độ hoàn thành công việc của các nhóm học tập. Có tinh thần khích lệ để tăng cường hứng thú và hăng say học tập cũng như áp dụng các kiến thức vào thực tiễn.
Phụ lục 2. Sản phẩm
Nhóm Chuyên sâu
Báo cáo kết quả nghiên cứu
Nhóm Mảnh ghép
Tổng hợp kiến thức cơ bản
Nhóm trải nghiệm
Trải nghiệm tại nhà máy phân vi sinh
Báo cáo kết quả tại lớp
Phụ lục 3: Đề kiểm tra thực nghiệm
ĐỀ KIỂM TRA 30 PHÚT ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC HỌC SINH
Câu 1: Đạm urea có thành phần chính là
A. (NH4)2CO3.	B. (NH2)2CO.
NH4Cl.	D. Ca(H2PO4)2.
Câu 2: Cho dd HNO3 tác dụng với muối cacbonate” tạo ra phân bón nào?
A. Đạm Nitrat.	B. Đạm.
C. Supe photphat đơn.	D. Phân Potassium.
Câu 3: Loại phân bón có tác dụng làm tăng sức chống bệnh, chống rét, chịu hạn, giúp cây hấp thụ đạm tốt hơn?
A. Phân Đạm.	B. Phân Lân.
C. Phân Potassium.	D. Phân vi lượng.
Câu 4: Phân bón nitrophotka (NPK) là hỗn hợp của
A. (NH4)2HPO4 ,KNO3 . B. (NH4)2HPO4 , NaNO3.
C. (NH4)3PO4 , KNO3.	D. NH4H2PO4 ,KNO3.
Câu 5: Ðể đánh giá chất lượng phân lân người ta dựa vào chỉ số:
% khối lượng P có trong phân.
% khối lượng P2O5 có trong phân.
% khối lượng PO43- có trong phân.
% khối lượng Ca3(PO4)2 có trong phân.
Câu 6: Ðể khử chua cho đất người ta thường sử dụng chất nào sau đây?
A. Muối ăn	B. Thạch cao
C. Phèn chua	D. Vôi sống
Câu 7: Các loại phân bón hóa học đều là những hóa chất có chứa:
các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.
nguyên tố nitơ và một số nguyên tố khác.
nguyên tố photpho và một số nguyên tố khác.
nguyên tố potassium và một số nguyên tố khác.
Câu 8: Thành phần chính của phân Supephotphat kép là
A. Ca3(PO4)2.	B. Ca(H2PO4)2.CaSO4.
C. 3Ca3(PO4)2.CaF2.	D. Ca(H2PO4)2.
Câu 9. Phát biểu nào sau đây là đúng?
Thành phần chính của supephotphat kép gồm Ca(H2PO4)2 và CaSO4 .
Urea có công thức là (NH2)2CO.
Supephotphat chỉ có Ca(H2PO4)2.
Phân lân cung cấp nitơ cho cây trồng.
Câu 10: Phần trăm về khối lượng của nguyên tố N trong (NH2)2CO là
A. 32,33% .	B. 31,81% .
C. 46,67%.	D.63,64% .
Câu 11: Khi bón đạm amoni cho cây, không bón cùng:
A. phân hỗn hợp.	B. phân potassium.
C. phân lân.	D. Vôi.
Câu 12: Phân lân nung chảy phù hợp nhất với đất có môi trường:
A. Axit.	B. Bazơ.
C. Trung tính.	D. Cả A, B, C
Câu 13: Cây trồng có thể hấp thu nguyên tố Nitơ, Photpho, Potassium dưới dạng:
A. NH3, P2O5, K2O.	B.	NO3-, P, K+.
C. N2, PO43-, K+.	D. NH4+, H2PO4-, K+.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây sai?
Bón phân đạm amoni cùng với vôi bột nhằm tăng tác dụng của đạm Amoni.
Ure được sử dụng rộng rãi vì có hàm lượng N cao và dễ bảo quản.
Phân lân tự nhiên , phân lân nung chảy thích hợp với loại đất chua (nhiều H+).
Thành phần chính của supephotphat kép là Ca(H2PO4)2.
Câu 15: Dung dịch nào sau đây dùng để phân biệt các loại phân đạm sau: NaNO3, (NH4)2SO4, NH4NO3 ở ngay lần thử đầu tiên?
A. NaOH.	B. Ba(OH)2.	C. BaCl2.	D. Quỳ tím.
Câu 16: Phân bón nào sau đây làm tăng độ chua của đất?
A. KCl.	B. NH4NO3.	C. NaNO3.	D. K2CO3 .
Câu 17: Cho một loại phân lân chứa 80% khối lượng là Ca(H2PO4)2 còn lại là tạp chất trơ. Độ dinh dưỡng của phân lân này là
A. 48,55%.	B. 35.35%.	C. 60, 34%.	D. 18,47%.
Câu 18: Phân lân suphephotphat kép thực sản xuất được thường chỉ chứa 40% P2O5. Hàm lượng % Ca(H2PO4)2 trong phân là
A. 69,0.	B. 65,9.	C. 71,3.	D. 73,1.
Câu 19: Thể tích NH3 cần dùng và khối lượng phân amophot thu được khi cho khí NH3 tác dụng vừa đủ với 1,96 tấn axit phoyphoric khan theo tỉ
lệ nNH3:nH3PO4=3:2 là
A. 672000 lít và 2,47 tấn.	B. 224000 lít và 2,47 tấn.
C. 672000 lít và 1,15 tấn.	D. 448000 lít và 1,32 tấn.
Câu 20: Sau khi bón đạm cho rau có thể thu hoạch rau thời gian nào tốt nhất để sản phẩm an toàn với người sử dụng và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân? Giải thích? (câu hỏi này không phù hợp với câu hỏi trắc nghiệm)
A. 1-3 ngày sau khi bón.	B. 5-9 ngày sau khi bón.
C. 10-15 ngày sau khi bón.	D. 16-20 ngày sau khi bón .

File đính kèm:

  • docxskkn_xay_dung_noi_dung_va_cac_cau_hoi_kiem_tra_danh_gia_de_d.docx
  • pdfVƯƠNG THỊ THUÝ VÂN, NGUYỄN ANH DŨNG-THPT Tân Kỳ 3-Hóa học.pdf