SKKN Vận dụng phương pháp dạy học khám phá trong dạy học chủ đề "Nitơ và hợp chất của nitơ’" – Hóa học 11 THPT
Ưu điểm và nhược điểm của dạy học khám phá
* Ưu điểm:
- Phát huy được nội lực của HS, tư duy tích cực độc lập sáng tạo trong học tập.
- Giải quyết thành công các vấn đề là động cơ trí tuệ kích thích trực tiếp lòng ham mê học tập của HS. Ðó chính là động lực của quá trình dạy học.
- Hợp tác với bạn trong quá trình học tập, tự đánh giá, tự điều chỉnh vốn tri thức của bản thân là cơ sở hình thành phương pháp tự học. Ðó chính là động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững của mỗi cá nhân trong cuộc sống.
- Giải quyết các vấn đề nhỏ vừa sức của học sinh được tổ chức thường xuyên trong quá trình học tập, là phương thức để học sinh tiếp cận với kiểu dạy học hình thành và giải quyết các vấn đề có nội dung khái quát rộng hơn.
- Ðối thoại trò - trò, trò - thầy đã tạo ra bầu không khí học tập sôi nổi, tích cực và góp phần hình thành mối quan hệ giao tiếp trong cộng đồng xã hội.
* Nhược điểm:
- HS thực hiện các hoạt động khám phá đòi hỏi nhiều thời gian nên dễ phá vỡ kế hoạch của tiết học.
- HS yếu chán nản vì phải dựa vào HS khá, giỏi do đó nếu không có các câu hỏi phân loại đối tượng học sinh thì phương pháp này không đem lại hiệu quả tối đa.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Vận dụng phương pháp dạy học khám phá trong dạy học chủ đề "Nitơ và hợp chất của nitơ’" – Hóa học 11 THPT

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KHÁM PHÁ TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “ NITƠ VÀ HỢP CHẤT CỦA NITƠ’’ – HÓA HỌC 11 THPT LĨNH VỰC: HÓA HỌC Năm học : 2021 - 2022 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 2 ===================== SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KHÁM PHÁ TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “ NITƠ VÀ HỢP CHẤT CỦA NITƠ’’ – HÓA HỌC 11 THPT LĨNH VỰC: HÓA HỌC Tác giả: Nguyễn Thị Tứ - THPT Đô Lương 2 SĐT: 0989789059 Nguyễn Trọng Khoan SĐT: 0977288241 Năm thực hiện : 2021 - 2022 MỤC LỤC Nội dung Trang PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 2 6. Những đóng góp của đề tài 3 PHẦN II - NỘI DUNG 4 Chương 1 - Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 4 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 4 1.1.1. Trên thế giới 4 1.1.2. Ở Việt Nam 4 1.2. Cơ sở lý luận 5 1.2.1. Dạy học khám phá 5 1.2.2. Sơ lược dạy học chủ đề 7 1.2.3. Sơ lược các phẩm chất, năng lực trong dạy học theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh nói chung và dạy học hóa học nói riêng 8 1.2.4. Các nguyên tắc xây dựng chủ đề vận dụng dạy học khám phá 8 1.3. Cơ sở thực tiễn 9 1.3.1. Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học và dạy học khám phá trong dạy học môn Hóa học ở trường THPT 9 1.3.2. Thực trạng tình hình học tập của học sinh đối với môn Hóa học ở trường THPT 11 Chương 2 - Vận dụng phương pháp dạy học khám phá trong dạy học chủ đề “Nitơ và hợp chất của Nitơ”- Hóa học 11 12 2.1. Nội dung kiến thức phần “Nitơ và hợp chất của Nitơ” - Hóa học 11 12 2.1.1. Cơ sở thực hiện chủ đề 12 2.1.2. Thời lượng, nội dung chủ đề 13 2.2. Quy trình vận dụng và thiết kế các hoạt động học tập vận dụng DHKP trong phần “Nitơ và hợp chất của Nitơ” - Hóa học 11 13 2.2.1. Quy trình vận dụng dạy học khám phá vào dạy học chủ đề “Nitơ và hợp chất của Nitơ”- Hóa học 11 13 2.2.2. Thiết kế các hoạt động học tập vận dụng DHKP trong phần “Nitơ và hợp chất của Nitơ”- Hóa học 11 14 2.3. Xây dựng chủ đề “Nitơ và hợp chất của Nitơ”- Hóa học 11 theo hướng vận dụng DHKP 21 Chương 3 - Thực nghiệm sư phạm 46 3.1. Thực nghiệm sư phạm 46 3.2. Kết luận thực nghiệm 48 PHẦN III - KẾT LUẬN 49 1. Kết luận 49 2. Kiến nghị 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO 50 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN Nội dung Viết tắt Dạy học khám phá DHKP Phương pháp dạy học PPDH Giáo viên GV Giáo dục đào tạo GDĐT Học sinh HS Nhà xuất bản NXB Trung học phổ thông THPT Phương trình phản ứng PTPƯ Sách giáo khoa SGK PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ Lý do chọn đề tài Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang triển khai học tập các modul cho giáo viên THPT để giới thiệu các vấn đề liên quan đến chương trình giáo dục phổ thông mới 2018. Trong công cuộc đổi mới toàn diện ngành giáo dục hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học có ý nghĩa quyết định cần được triển khai sớm ở các môn học và cấp học. Đây là vấn đề mang tính thời sự cấp thiết của ngành giáo dục khi thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW trong tập trung dạy cách học và rèn luyện các năng lực, tạo cơ sở để học tập suốt đời, tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể của mỗi trường. Phương pháp dạy học tích cực là các biện pháp, cách thức hành động của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Với cách dạy này đòi hỏi giáo viên phải có bản lĩnh, chuyên môn tốt và kiên trì xây dựng cho học sinh phương pháp học tập chủ động một cách vừa sức, từ thấp lên cao. Tuy nhiên, khi đổi mới phương pháp dạy học phải có sự hợp tác của cả thầy và trò, sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành công. Tất cả các môn học đều có thể áp dụng những phương pháp này giúp các em học sinh hào hứng hơn khi học, nhưng phải áp dụng một cách linh hoạt, đúng với thực tế để phục vụ việc giảng dạy. Bên cạnh đó, hiện nay xã hội đang phải chịu ảnh hưởng rất lớn của đại dịch Covid -19 làm cho ngành giáo dục càng đứng trước nhiều thách thức. Chúng tôi đã vận dụng rất nhiều phương pháp dạy học nhằm thích ứng và khắc phục những khó khăn kể cả việc phải dạy học online khi sống trong vùng dịch. Một trong những phương pháp dạy học tích cực được nghiên cứu và ứng dụng thành công đáp ứng các yêu cầu trên đó là phương pháp dạy học khám phá. Dạy học khám phá (DHKP) là phương pháp nhằm phát huy năng lực giải quyết vấn đề và tự học thông qua hoạt động nhóm. Dạy học khám phá giúp học sinh phát huy nội lực, tư duy tích cực, chủ động và sáng tạo. Chủ đề dạy học “Nitơ và hợp chất của Nitơ” là một chủ đề trọng tâm của kiến thức vô cơ hóa học 11, có nhiều kiến thức thực tiễn gắn liền với đời sống hàng ngày dễ tạo hứng thú học tập, tìm tòi khám phá cho các em. Song thực tế dạy học cho thấy trình độ tiếp cận và khả năng khám phá kiến thức của học sinh còn hạn chế, kh ... . Fe(OH)2 + HNO3 loãng ¾¾® .......................................................... b. FeS + HNO3(đặc) ¾¾® .......................................................... Trong các phản ứng trên, HNO3 thể hiện tính oxi hóa, tính axit ở phương trình nào? Bước 3: Thực hiện nhiệm vụ HS làm các thí nghiệm được phân công. GV chú ý sau khi thí nghiệm xong ngâm dụng cụ trong dung dịch Ca(OH)2. GV quan sát và hỗ trợ khi HS gặp khó khăn trong quá trình làm thí nghiệm hoặc viết PTPƯ (hướng dẫn cách xác định sản phẩm khử có thể là NO2; NO; N2O; N2; NH4NO3) Bước 4: Báo cáo kết quả và thảo luận Đại diện các nhóm HS lên trình bày. Các nhóm HS còn lại theo dõi, so sánh với phần nghiên cứu mà mình thu nhận được, nhận xét và hoàn thiện phần kiến thức vào phiếu học tập. Bước 5: Đánh giá hoạt động, kết luận Các nhóm đánh giá lẫn nhau theo rubic đánh giá ở phụ lục 5. GV đánh giá chung và chốt được các kiến thức về tính oxi hóa mạnh của axit nitric khi tác dụng với kim loại, phi kim, hợp chất Hoạt động. Luyện tập (10 phút) Mục tiêu Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học trong bài về tính chất hóa học của axit nitric. Tiếp tục phát triển các năng lực: tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học, phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn học. Nội dung HĐ: Hoàn thành các câu hỏi/bài tập trong trò chơi “Rung chuông vàng”. Tổ chức hoạt động Bước 1: Chuẩn bị GV chuẩn bị bộ câu hỏi, phiếu cho HS trả lời. Câu 1: Hiện tượng thu được khi cho dd HNO3(đ) tác dụng với kim loại Cu là? Có khí màu nâu thoát ra, thu được dd màu xanh. Có khí không màu hóa nâu trong không khí thoát ra, thu được dd màu xanh. Có khí màu nâu thoát ra, thu được dd không màu. Có khí không màu hóa nâu trong không khí thoát ra, thu được dd không màu. Câu 2: Dung dịch axit nitric có tính chất hóa học nào sau đây? Có tính axit yếu, có tính oxi hóa mạnh. Có tính axit mạnh, có tính oxi hóa mạnh. Có tính axit yếu, có tính oxi hóa yếu. Có tính axit mạnh, có tính oxi hóa yếu. Câu 3: Để xử lí khí nitơ đioxit (NO2) trong phòng thí nghiệm, người ta thường dùng hóa chất nào sau đây? A. dd HCl B. dd NaOH C. dd NaCl D. dd H2SO4 Câu 4: Phản ứng nhiệt phân muối nitrat kim loại nào sau đây không đúng? A. KNO ¾t¾o ® KNO + 1 O B. AgNO ¾t¾o ® Ag + NO + 1 O 3 2 2 2 3 2 2 2 C. Fe(NO ) ¾t¾o ® FeO + 2NO + O D. 2Fe(NO ) ¾t¾o ® Fe O + 6NO + 3 O 3 2 2 2 3 3 2 3 2 2 2 Câu 5: Ở điều kiện thích hợp, axit nitric thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với dãy các chất nào sau đây? A. Fe, S, NaOH B. Cu, P, Fe2O3 C. Al, C, Cu(OH)2 D. Cu, P, FeO Câu 6: Cho 5,6 gam sắt tác dụng với dung dịch HNO3 (đặc, nóng, dư) sau khi phản ứng kết thúc thu được V lít khí màu nâu (là sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Giá trị của V là? A. 6,72 (l) B. 2,24 (l) C. 4,48 (l) D. 5,60 (l) Bước 2: Chuyển giao nhiệm vụ: GV: Tổ chức trò chơi “Rung chuông vàng”. 6 nhóm HS sẽ lần lượt trả lời 6 câu hỏi trắc nghiệm (nhằm củng cố bài học), nhóm HS nào trả lời sai câu nào sẽ bị loại ra khỏi cuộc chơi tại thời điểm đó, nhóm HS nào trả lời đúng cả 6 câu hỏi sẽ dành chiến thắng.Sau khi trả lời hết cả 6 câu hỏi sẽ lật mở được hình ảnh của một bức tranh. Bước 3: Thực hiện nhiệm vụ: HS: Tham gia trò chơi: trao đổi, thảo luận theo nhóm, trả lời các câu hỏi. GV: Từ hình ảnh của bức tranh đã tìm được, GV giới thiệu sơ bộ về ứng dụng của nitơ và hợp chất của nitơ, hướng dẫn Hs chuẩn bị nội dung cho tiết học sau. Bước 4: Báo cáo kết quả và thảo luận HS bổ sung, hoàn thiện nội dung đúng trong phiếu học tập của cá nhân. Bước 5: Đánh giá hoạt động, kết luận Các nhóm đánh giá lẫn nhau theo rubic đánh giá ở phụ lục 5. GV đánh giá chung và chốt được các kiến thức về tính chất một số hợp chất của Nitơ Hoạt động. Vận dụng và tìm tòi mở rộng (3 phút) Mục tiêu Giúp HS giải quyết các câu hỏi gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức cho HS. Phát triển năng lực tin học như hoàn thành được video và lưu giữ ở mạng xã hội. Tổ chức hoạt động Bước 1: Chuẩn bị GV hướng dẫn HS về nhà làm và hướng dẫn HS tìm nguồn tài liệu tham khảo (internet, thư viện, góc học tập của lớp, trực tiếp tại địa phương..). Bước 2: Chuyển giao nhiệm vụ GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu về nhà làm video với thời gian không quá 10 phút và đăng lên mạng xã hội, gửi link sản phẩm vô trang nhóm lớp. Nhóm 1: Trong thực tế, để chuyên chở HNO3(đ) người ta sử dụng những xi, téc bằng vật liệu gì? Vì sao? Nhóm 2: Dân gian có câu: “ Nước mưa là cưa trời” Em hãy giải thích câu nói trên? Nhóm 3: Em hãy giải thích câu ca dao sau theo kiến thức hóa học: “ Lúa chiêm lấp ló đầu bờ Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.” Bước 2: Chuyển giao nhiệm vụ Bước 3: Thực hiện nhiệm vụ HS về nhà theo nhóm thu thập dữ liệu về kiến thức liên quan qua mạng, thực tiễn. Dùng các phần mềm có thể làm ra sản phẩm. Bước 4: Báo cáo kết quả và thảo luận Các nhóm HS nộp link trên trang của nhóm lớp. Link ví dụ: https://vt.tiktok.com/ZSdDPmh4K/ Bước 5: Đánh giá hoạt động, kết luận GV nhận xét sản phẩm của các nhóm, chỉnh sửa, bổ sung và đưa ra đáp án chuẩn xác trên trang của nhóm.
File đính kèm:
skkn_van_dung_phuong_phap_day_hoc_kham_pha_trong_day_hoc_chu.docx
NGUYỄN THỊ TỨ + NGUYỄN TRỌNG KHOAN - TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 2 + TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 4 - HÓA HỌC(1).pdf