SKKN Truyền thụ kĩ năng sử dụng máy tính bỏ túi giúp học sinh học tốt môn Toán

 Đa số học sinh hiện nay khi vào cấp THCS khả năng tính cộng, trừ,

nhân, chia trên biểu thức số, nhất là các phân số đều thực hiện không chính

xác, một số em làm mất quá nhiều thời gian cho một phép tính cộng, trừ

phân số. Giáo viên mất nhiều thời gian để nhắc lại kiến thức cũ, từ đó dẫn

đến việc tiếp thu các kiến thức bài mới gặp nhiều khó khăn. Không còn thời

gian để giải các bài tập mẫu cũng như giới thiệu kiến thức nâng cao cho đối

tượng học sinh khá, giỏi dẫn đến chất lượng đại trà ngày càng giảm sút. Và

đây cũng chính là lý do mà tôi chọn viết đề tài này để chia xẻ gánh nặng tính

toán cho học sinh.

pdf 20 trang Huy Quân 29/03/2025 360
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Truyền thụ kĩ năng sử dụng máy tính bỏ túi giúp học sinh học tốt môn Toán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Truyền thụ kĩ năng sử dụng máy tính bỏ túi giúp học sinh học tốt môn Toán

SKKN Truyền thụ kĩ năng sử dụng máy tính bỏ túi giúp học sinh học tốt môn Toán
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
TRUYỀN THỤ KĨ NĂNG SỬ 
DỤNG MÁY TÍNH BỎ TÚI GIÚP 
HỌC SINH HỌC TỐT MÔN 
TOÁN 
 MỤC LỤC: 
TT 
Tiêu đề 
 Trang 
1 Đặt vấn đề 2 
2 Cơ sở lý luận 3 
3 Cơ sở thực tiễn 3 
4 Nội dung nghiên cứu 3 
5 Kết quả nghiên cứu 15 
6 Kết luận 16 
8 Tài liệu tham khảo 17 
II. ĐẶT VẤN ĐỀ: 
1.Tầm quan trọng: 
 Thực hiện chủ trương, nhiệm vụ của các cấp về công tác bồi dưỡng 
cho học sinh có năng khiếu, đặc biệt là năng khiếu toán học, góp phần đổi 
mới phương pháp giảng dạy bộ môn toán đồng thời giúp học sinh làm quen 
với máy tính điện tử và phương pháp giải toán trên máy tính điện tử nhằm 
cung cấp nguồn lực cho các đợt thi học sinh giải toán trên máy tính điện tử 
cấp huyện, cấp tỉnh và khu vực miền trung tây nguyên. 
 Qua nhiều năm trực tiếp bồi dưỡng đội thi học sinh giải toán trên máy 
tính điện tử bỏ túi, tôi rút ra một số kinh nghiệm giảng dạy nhằm giúp học 
sinh tiếp thu một cách tối ưu và tham gia các kì thi đạt kết quả cao. 
 Mặt khác giúp cho tất cả các đối tượng học sinh trung bình, yếu, kém 
có được kĩ năng sử dụng máy tính điện tử bỏ túi để thực hiện các phép tính 
cộng, trừ, nhân, chia từ đơn giản đến phức tạp. Có thể kiểm tra kết quả một 
số bài toán khi làm bài kiểm tra dưới dạng trắc nghiệm hay tự luận mà phần 
mềm trên máy được cài sẵn. 
2. Thực trạng và lý do: 
 Đa số học sinh hiện nay khi vào cấp THCS khả năng tính cộng, trừ, 
nhân, chia trên biểu thức số, nhất là các phân số đều thực hiện không chính 
xác, một số em làm mất quá nhiều thời gian cho một phép tính cộng, trừ 
phân số. Giáo viên mất nhiều thời gian để nhắc lại kiến thức cũ, từ đó dẫn 
đến việc tiếp thu các kiến thức bài mới gặp nhiều khó khăn. Không còn thời 
gian để giải các bài tập mẫu cũng như giới thiệu kiến thức nâng cao cho đối 
tượng học sinh khá, giỏi dẫn đến chất lượng đại trà ngày càng giảm sút. Và 
đây cũng chính là lý do mà tôi chọn viết đề tài này để chia xẻ gánh nặng tính 
toán cho học sinh . 
3 . Giới hạn đề tài: 
 Đề tài được giới thiệu thành hai phần: 
A,Phần một: Các kĩ năng cơ bản sử dụng máy tính điện tử bỏ túi vào việc 
giải các bài toán đơn giản nhất, nhằm giúp cho tất cả các đối tượng học sinh 
từ trung bình đến yếu kém biết được các thao tác sử dụng và vận dụng giải 
toán một cách chính xác và hiệu quả ở nhiều dạng toán khác nhau từ tính 
toán thông thường đến toán thống kê. Giúp các em tiết kiệm thời gian để 
nghe giáo viên giảng kiến thức mới và tiếp thu bài hiệu quả hơn. 
B.Phần hai: Các phương pháp, thuật toán, kĩ năng sử dụng máy tính điện tử 
bỏ túi để giải các bài toán nâng cao, nhất là khi thực hiện trên giấy mất quá 
nhiều thời gian hay không thể thực hiện được. Cung cấp cho đối tượng học 
sinh khá, giỏi kiến thức tham dự các kì thi giải toán trên máy tính điện tử bỏ 
túi đạt hiệu quả. 
III. CƠ SỞ LÝ LUẬN: 
 Khi mua các loại máy tính điện tử bỏ túi đều có kèm theo hướng dẫn 
sử dụng, nhưng phần lớn các em đều không đọc hay có đọc cũng chỉ đọc qua 
loa, hơn nữa các bảng hướng dẫn thường không đưa ra hết các dạng toán, có 
khi hướng dẫn lại đi theo các phương pháp quá rườm rà, học sinh đọc không 
thể làm theo được, nhất là đối với học sinh yếu, kém. Qua nhiều năm trực 
tiếp giảng dạy phân môn này, sưu tầm sách, báo :"Toán tuổi thơ các kỳ", sưu 
tập các phương pháp giải toán trên mạng internet, trong các đợt tập huấn 
được giáo sư Nguyễn Trường Chấng (uỷ viên ban chấp hành toán học thành 
phố Hồ Chí Minh) trực tiếp hướng dẫn, Tôi đã rút ra được một vài kinh 
nghiệm và nhiều thuật toán để khi sử dụng máy tính điện tử bỏ túi có thể giải 
quyết một cách nhanh chóng và chính xác các dạng toán mà khi tính bằng 
giấy bút không thể hoàn thành được. Những kinh nghiệm này tôi đã áp dụng 
được nhiều năm và đã góp phần giảm gánh nặng tính toán, mang lại hiệu quả 
cho tất cả các đối tượng học sinh. 
IV.CƠ SỞ THỰC TIỄN: 
 Thực tế hiện nay có nhiều học sinh khi học xong lớp 6; 7 có khi là 
học sinh lớp 8; 9 nhưng điều đáng ngạc nhiên là bảng cửu chương vẫn chưa 
thuộc nằm lòng, đôi khi đọc sai kết quả nhiều bảng chương. Một số học sinh 
thì lại thực hiện cộng, trừ, nhân, chia số thập phân,phân số không thể thực 
hiện được. Đặc biệt một số đối tượng học sinh trung bình, khá lại lười nhác 
khi thực hiện tính toán trên giấy, luôn sử dụng máy tính điện tử bỏ túi để 
thực hiện trong quá trình làm bài tập. Điều đáng nói ở đây là việc sử dụng 
máy tính điện tử bỏ túi để vận dụng cho các bài tập về phân số, luỹ thừa, 
thống kê không hề đơn giản nên kết quả thường dẫn đến sai và phản tác 
dụng của máy tính điện tử bỏ túi mặc dầu đã có nhiều tài liệu hướng dẫn khi 
mua máy. Những ví dụ này có thể được minh hoạ trong phần nội dung 
nghiên cứu dưới đây để độc giả thấy rõ những sai lầm thường mắc phải khi 
thực hiện tính toán trên máy tính điện tử bỏ túi . 
V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: 
 Để nội dung đề tài đến được tất cả các đối tượng học sinh kịp thời và 
hiệu quả, tôi xin trình bày đề tài theo các bước sau: 
+Bước 1: Cách thức tiến hành nội dung đề tài: 
 Ngày từ đầu năm học, trong lần sinh hoạt tổ đầu tiên, bản thân tôi 
đăng kí theo kế hoạch của tổ về việc tổ chức cho học sinh học ngoại khoá 
tập trung theo nội dung của đề tài : "Hướng dẫn sử dụng máy tính điện tử bỏ 
túi ". 
- Địa điểm : Hội trường,đối tượng tham gia tất cả đối tượng học sinh theo 
khối. Thời gian theo thông báo của tổ và được sự giúp đỡ của giáo viên chủ 
nhiệm lớp. 
- Phương tiện: Giấy, bút, máy tính điện tử bỏ túi các loại, đặc biệt là máy 
tính loại fx 500 MS và fx 570 ES. 
+Bước 2: Giới thiệu tiện ích của máy tính điện tử bỏ túi : 
 Máy tính CASIO fx 500 MS và fx 570 ES là loại máy rất tiện lợi cho 
học sinh từ THCS đến THPT vì : 
1. Máy giải quyết hầu hết các bài toán ở THCS và 1 phần của THPT. 
2. Máy theo quy trình ấn phím mới (hiện biểu thức,tính thuận) 
3.Máy gọn nhẹ và giá cả phù hợp với học sinh . 
Với tất cả các tính năng nêu trên, chắc chắn máy tính casio sẽ giúp cho học 
sinh rất nhiều trong học tập,giảm được gánh nặng trong tính toán. 
+Bước 3: Thao tác, cách thức và phạm vi sử dụng. 
 Trong tài liệu này chúng tôi chỉ cung cấp cách sử dụng máy và một số 
quy trình ấn phím để thực hành giải toán theo chủ đề của chương trình đại số 
và hình cấp THCS. Những bài toán liên quan trong chương trình sách giáo 
khoa đang dạy hiện nay. 
 Hầu hết các em đều sử dụng tắt,mở máy thành thạo, hiểu được chức 
năng 1 số phím thông dụng nên tôi chỉ giới thiệu những phím và thao tác mà 
đa số học sinh chưa nắm được để giải bài tập trong sách giáo khoa theo 
từng mục như sau : 
Mục 1: Trước khi tính toán phải chọn Mode theo bảng sau: 
* Đối với loại máy CASIO FX 500 MS 
Phép tính Ấn Vào Mode 
*Tính thông thường Mode 1 COMP 
*Thống kê Mode 2 SD 
*Hồi quy Mode 3 REG 
*Giải phương trình Mode Mode 1 EQN 
* Đối với loại máy CASIO FX 570 ES 
Phép tính Ấn Vào Mode 
Tính toán chung Mode 1 COMP 
Toán số phức Mode 2 CMPLX 
Thống kê và hồi quy Mode 3 STAT 
Hệ đếm cơ số n Mode 4 BASE-N 
Giải phương trình Mode 5 EQN 
Ma trận Mode 6 MATRIX 
Lập theo biểu thức Mode 7 TABLE 
Toán vectơ Mode 8 VECTOR 
Ấn Mode 1,2,3,.....để hiện menu như trên và chọn các số tương ứng. 
 Trong bước này tuỳ theo nội dung bài toán thuộc dạng nào mà ta chọn 
Mode thích hợp. Ví dụ tính thông thường thì vào Mode COMP.Nếu tính số 
trung bình cộng trong đại số 7 thì vào Mode SD hay STAT...... 
Nếu ban đầu bạn chọn Mode không thích hợp thì máy tính sẽ báo lỗi,hay 
không cho nhập hoặc kết quả tính toán sẽ sai. 
Mục 2: Muốn trở về cài đặt ban đầu ấn Shift clr 3 = = (500MS) 
Hay shift 9 3 = = (570 ES) 
 Trong bước này học sinh hay mắc sai lầm là sau mỗi lần cài đặt, muốn 
tính toán dạng toán khác học sinh không chuyển về cài đặt ban đầu nên kết 
quả thường dẫn đế sai hay không nhập được các hệ số. Ví dụ minh hoạ được 
trình bày trong bước 4 và kèm theo giải pháp xử lý. 
Mục 3 : Phạm vi nhập số vào máy: 
-Độ chính xác ± 1 ở chữ số thứ 10 nếu nhập quá phạm vi máy cho kết quả 
sai. 
-Màn hình cho phép nhập 79 bước nếu bài toán nhập liên tục trên 73 bước 
thì máy sẽ xuất hiện biểu tượng tràn màn hình như sau: n . Nếu tiếp tục 
nhập trên 79 bước thì máy cho kết quả sai . (Có ví dụ minh hoạ trong phần 
sau) 
Mục 4 : Các phím chức năng đi kèm: 
-Các phím màu trắng ấn trực tiếp 
-Các phím màu vàng ấn sau phím Shift 
-Các phím màu đỏ ấn sau phím Alpha 
-Ấn ANS gọi kết quả vừa tính xong 
- DEL xoá kí tự trước con trỏ nếu ở chế đố chèn, ngay tại con trỏ nếu chế độ 
đè. 
-Sau mỗi lần tính toán máy tự động lưu kết quả của phép tính trước nên dùng 
phím D hiện biểu thức và kết quả vừa tính. 
- Khi ấn ON bộ nhớ màn hình bị xoá. 
Lưu ý: Bốn mục đã nêu trên là điều kiện tiên quyết bắt buộc mọi đối tượng 
học sinh khi muốn sử dụng máy tính điện tử bỏ túi có hiệu quả đều phải 
thuộc nằm lòng và tuân thủ nhất định. Nếu không sẽ cho kết quả sai khi tính 
toán. 
+Bước 4 : Những ví dụ minh hoạ và giải pháp xử lý khi dùng máy tính: 
Ví dụ 1: Khi chọn mode sai 
-Khi tính số trung bình cộng của dấu hiệu trong đại số 7,nếu không vào 
Mode SD hay STAT thì màn hình không xuất hiện cột giá trị và tần số nên 
không thể nhập giá trị và tần số tương ứng để tính số trung bình công . Nếu 
không vào được Mode EQN thì màn hình không cho phép hiện các dạng 
phương trình,hệ phương trình thì cũng không nhập các hệ số a, b, c,.. nên 
không giải được phương trình. 
-Ngoài ra trong Mode còn có các mode phụ kèm theo như cài FIX để làm 
tròn số, cài phân số hay hỗn số đê nhập khi tính toán, cài dấu ngăn cách 
chấm hay phẩy, cài số trung bình hay phương sai. Phương trình hay hệ 
phương trình ...Nếu chọn Mode không thích hợp thì máy sẽ báo lỗi hoặc 
không cho nhập hoặc nếu có thì kết quả tính toán không đúng. 
-Ví dụ : Làm tròn đến chữ số thập phân thứ 2 của 2 chia cho 6 thì cài FIX 2 
và kết quả là 0,67. Nếu yêu cầu làm tròn đến chữ số thập phân thứ 7 của 2 
chia cho 6 thì cài FIX 7 và kết quả ghi là 0,6666667. 
-Ví dụ khi cài nhập dạng phân số mà ta thực hiện phép tính

File đính kèm:

  • pdfskkn_truyen_thu_ki_nang_su_dung_may_tinh_bo_tui_giup_hoc_sin.pdf