SKKN Tìm hiểu kiến thức và nhu cầu của học sinh trong quá trình vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học Tiếng Việt ở Trường THPT

Giáo dục là một hệ thống lớn, có liên quan mật thiết đến việc hình thành

con người, là nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội loài người. Như vậy, để

đào tạo được những con người thật sự có đủ kiến thức; kỹ năng; có sức khỏe, đạo

đức và đặc biệt là có tính độc lập, tự chủ, năng động, sáng tạo, năng lực và thói quen

tự học suốt đời thì việc đổi mới phương pháp giáo dục là một yêu cầu tất yếu. Xu

hướng chung trong việc đổi mới là chuyển trung tâm của quá trình dạy học (QTDH)

từ hoạt động dạy của giáo viên (GV) sang hoạt động học của học sinh (HS), phát

huy tính tích cực, chủ động nhận thức của người học, biến quá trình dạy - học thành

quá trình tự học, tự đào tạo.

pdf 20 trang Huy Quân 29/03/2025 220
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tìm hiểu kiến thức và nhu cầu của học sinh trong quá trình vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học Tiếng Việt ở Trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Tìm hiểu kiến thức và nhu cầu của học sinh trong quá trình vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học Tiếng Việt ở Trường THPT

SKKN Tìm hiểu kiến thức và nhu cầu của học sinh trong quá trình vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học Tiếng Việt ở Trường THPT
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC 
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 
1. Họ và tên: TRƯƠNG THU HƯỜNG 
2. Ngày tháng năm sinh: 25/06/1982 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI 
Đơn vị TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG THẾ VINH 
 Mã số: ................................ 
 (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
TÌM HIỂU KIẾN THỨC VÀ NHU CẦU CỦA HỌC SINH 
TRONG QUÁ TRÌNH 
VẬN DỤNG LÝ THUYẾT KIẾN TẠO 
VÀO DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ở TRƯỜNG THPT 
 Người thực hiện: TRƯƠNG THU HƯỜNG 
 Lĩnh vực nghiên cứu: 
 - Quản lý giáo dục 1 
 - Phương pháp dạy học bộ môn: Văn 1 
 (Ghi rõ tên bộ môn) 
 - Lĩnh vực khác: ....................................................... 1 
 (Ghi rõ tên lĩnh vực) 
 Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN 
 1 Mô hình 1 Phần mềm 1 Phim ảnh 1 Hiện vật khác 
Năm học: 2011 – 2012 
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC 
II. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 
1. Họ và tên: TRƯƠNG THU HƯỜNG 
2. Ngày tháng năm sinh: 25/06/2982 
3. Nam, nữ: Nữ 
4. Địa chỉ: 50 - tổ 3 – kp 4 – p Long Bình – Biên Hoà - Đồng Nai 
5. Điện thoại: (CQ)/ (NR); ĐTDĐ: 
6. Fax: E-mail: 
7. Chức vụ: Giáo viên 
8. Đơn vị công tác: Trường THPT Chuyên Lương Thế Vinh 
III. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO 
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Thạc sĩ 
- Năm nhận bằng: 2011 
- Chuyên ngành đào tạo: Lý luận và phương pháp dạy học Văn – Tiếng Việt 
IV. KINH NGHIỆM KHOA HỌC 
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy 
 Số năm có kinh nghiệm: 8 năm 
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 
 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
 1.1. Giáo dục là một hệ thống lớn, có liên quan mật thiết đến việc hình thành 
con người, là nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội loài người. Như vậy, để 
đào tạo được những con người thật sự có đủ kiến thức; kỹ năng; có sức khỏe, đạo 
đức và đặc biệt là có tính độc lập, tự chủ, năng động, sáng tạo, năng lực và thói quen 
tự học suốt đời thì việc đổi mới phương pháp giáo dục là một yêu cầu tất yếu. Xu 
hướng chung trong việc đổi mới là chuyển trung tâm của quá trình dạy học (QTDH) 
từ hoạt động dạy của giáo viên (GV) sang hoạt động học của học sinh (HS), phát 
huy tính tích cực, chủ động nhận thức của người học, biến quá trình dạy - học thành 
quá trình tự học, tự đào tạo. 
1.2. Lý thuyết kiến tạo (LTKT) là một trong những quan điểm dạy học hiện 
đại, nhấn mạnh đến vai trò chủ động của người học trong quá trình học tập và 
cách thức người học thu nhận kiến thức cho bản thân. Theo đó, người học đặt 
mình vào trong một môi trường tích cực, phát hiện ra vấn đề, giải quyết vấn đề 
theo lối đồng hóa hay điều ứng những kiến thức và kinh nghiệm đã có cho thích 
ứng với những tình huống mới, từ đó xây dựng nên những hiểu biết cho bản thân. 
Quan điểm của LTKT rõ ràng cũng rất phù hợp với xu hướng, nội dung đổi mới 
PPDH ở nước ta hiện nay. 
1.3. Tiếng Việt (TV) trong nhà trường phổ thông vừa là đối tượng nghiên cứu, 
học tập của HS, vừa là công cụ, phương tiện để chiếm lĩnh các khoa học khác. 
Cùng với các môn học khác, môn TV chú trọng đào tạo HS thành những cá nhân 
có năng lực sáng tạo để tham gia một cách tích cực vào sự phát triển của xã hội. 
Như vậy, mục tiêu dạy học TV trong nhà trường phổ thông hiện nay cũng là mục 
tiêu dạy học chung mà LTKT hướng đến. 
1.4. Bản thân TV là một môn học rất giàu tiềm năng trong việc rèn luyện, 
phát triển tư duy, tính năng động, chủ động, tích cực cho HS vì đó là tiếng mẹ đẻ 
của các em, là thứ tiếng các em đã được làm quen và và sử dụng từ khi bắt đầu tập 
nói. Tuy nhiên, hiện nay, trong thực tế dạy học nói chung và dạy học TV nói riêng 
còn nhiều bất cập. 
1.5. Trong quá trình dạy học Tiếng Việt theo quan điểm LTKT, việc tìm hiểu 
kiến thức vốn có và nhu cầu của HS là một bước quan trọng, làm nên đặc thù của 
phương pháp và tạo điều kiện nâng cao hiệu quả dạy học. 
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 
1. Cơ sở lý luận 
1.1. Khái quát về LTKT và quan điểm kiến tạo trong dạy học 
1.1.1 Khái niệm kiến tạo 
Theo lý luận dạy học, LTKT (Constructivism) là một quan điểm mới về dạy 
học, dựa trên những nghiên cứu tâm lý học của Jean Piaget và Vưgôtski cho rằng 
quá trình nhận thức của người học về thực chất là quá trình người học tự xây dựng 
nên những kiến thức cho bản thân thông qua các hoạt động đồng hóa và điều ứng 
các kiến thức và kỹ năng đã có để thích ứng với môi trường học tập mới. 
1.1.2. LTKT trong tâm lý học 
Jean Piaget cho rằng: các cấu trúc nhận thức không bẩm sinh mà có mà chúng 
được hình thành theo hai cơ chế đồng hóa (là quá trình kết hợp trực tiếp những 
thông tin mới vào sơ đồ nhận thức đang tồn tại để giải quyết tình huống mới) và 
điều ứng (là quá trình thay đổi, thậm chí là phải bác bỏ các kiến thức và kinh 
nghiệm sai lầm cũ khi nó không phù hợp với tình huống mới). 
Vưgôtski cũng là người có nhiều đóng góp cho tâm lý học và ứng dụng tâm lý 
học vào dạy học. Hai luận điểm quan trọng trong lý thuyết của ông là giả thuyết “vùng 
phát triển gần nhất” và dạy học hợp tác. 
1.1.3. Quan điểm về kiến tạo trong lý luận dạy học 
Theo các nghiên cứu vận dụng quan điểm LTKT trong dạy học, người học 
không học bằng cách thu nhận một cách thụ động những tri thức do người khác 
truyền cho, mà bằng cách đặt mình vào trong một môi trường tích cực, phát hiện ra 
vấn đề, giải quyết vấn đề bằng cách đồng hóa hay điều ứng những kiến thức và 
kinh nghiệm đã có cho thích ứng với những tình huống mới, từ đó xây dựng nên 
những hiểu biết mới cho bản thân. 
1.1.4. Một số luận điểm cơ bản của LTKT 
Luận điểm 1: Tri thức được kiến tạo một cách tích cực bởi chủ thể nhận thức 
chứ không phải tiếp thu một cách thụ động từ bên ngoài. 
Luận điểm 2: Nhận thức là quá trình thích nghi tổ chức lại thế giới quan của 
chính mỗi người. Nhận thức không phải là khám phá một thế giới độc lập đang tồn 
tại bên ngoài ý thức chủ thể. 
Luận điểm 3: Học là quá trình mang tính xã hội trong đó trẻ em tự hòa mình vào 
các hoạt động trí tuệ của những người xung quanh. 
Luận điểm 4: Những kiến thức và kinh nghiệm mà mỗi cá nhân thu nhận 
được phải đáp ứng được những nhu cầu mà tự nhiên và xã hội đặt ra. 
Luận điểm 5: HS đạt được kiến thức theo chu trình: 
1.1.5. Vai trò của GV và HS trong quá trình dạy học theo quan điểm của 
LTKT 
LTKT nhấn mạnh vai trò trung tâm của người học trong quá trình dạy học thể 
hiện ở những điểm sau: 
+ HS phải chủ động và tích cực trong việc đón nhận và khám phá tình huống 
học tập mới bằng nỗ lực huy động những kiến thức, kinh nghiệm đã có. 
+ HS phải chủ động bộc lộ những quan điểm và những khó khăn của mình khi 
đứng trước tình huống học tập mới. 
+ HS phải chủ động và tích cực trong việc thảo luận, trao đổi thông tin với 
bạn học và với GV. 
+ HS phải tự điều chỉnh lại kiến thức của bản thân sau khi đã lĩnh hội được 
các tri thức mới, thông qua việc giải quyết các tình huống học tập. 
Trong dạy học kiến tạo, GV phải là người xây dựng các tình huống dạy học 
chứa đựng các tri thức cần lĩnh hội, tạo dựng nên các môi trường mang tính xã hội 
để HS kiến tạo nên kiến thức mới cho mình. Do đó, vai trò của GV được thể hiện 
qua các quan điểm sau: 
+ GV là người đánh giá tri thức và kinh nghiệm đã có của HS về vấn đề cần 
dạy. 
+ GV là người dự kiến, thiết kế các tình huống học tập, các chỉ dẫn tạo cơ hội 
HS kiến tạo tri thức mới. 
+ GV là người tổ chức, tạo môi trường và điều khiển quá trình học tập của 
Tri thức đã 
có 
Phán 
đoán 
Kiểm 
nghiệm 
Thích nghi Kiến 
thức mới 
 ® 
 ® 
 ® 
 ® 
HS. 
+ GV là người giúp HS xác lập tính đúng đắn của các tri thức khoa học. 
+ GV là người kiểm tra đánh giá và giúp HS kiểm tra - đánh giá. 
1.2. LTKT với việc tích cực hóa quá trình dạy học TV cho HS phổ thông 
1.2.1. Tri thức và sự hình thành tri thức TV 
Có thể hiểu tri thức TV là những kiến thức có tính khoa học về TV với tư 
cách là một ngôn ngữ; bao gồm các khái niệm, quy tắc, các nội dung lý thuyết về 
từ vựng, ngữ pháp, phong cách học, Hình thành tri thức TV cho HS là quá trình 
biến kinh nghiệm bản ngữ thành những nhận thức có tính khoa học về TV, là quá 
trình hình thành các khái niệm, quy tắc TV cho HS, bao hàm cả những hiểu biết 
chung về TV, gắn với quá trình hình thành kĩ năng TV. 
1.2.2. Khả năng của LTKT trong việc dạy học TV cho HS phổ thông 
- Dạy học theo quan điểm LTKT đem lại cho HS hứng thú, sự chủ động, tích 
cực học tập, vì thế có khả năng tích cực hóa quá trình nhận thức của HS. 
- Dạy học theo quan điểm LTKT chú trọng đến vốn tri thức, kinh nghiệm sẵn có, 
trong đó có vốn TV - ngôn ngữ mẹ đẻ của HS. 
- Trong quá trình dạy học TV theo quan điểm của LTKT, HS chính là người 
tự xây dựng nên tri thức và kĩ năng cho bản thân. Mặt khác, quá trình thảo luận, 
trình bày quan điểm cũng sẽ giúp HS rèn luyện thêm kĩ năng TV của bản thân. 
Những tri thức và kĩ năng TV được xây dựng, vận dụng càng trở nên vững chắc, 
lâu bền. 
1.3. Thực tiễn dạy học TV theo quan điểm LTKT ở trường phổ thông 
1.3.1. Nội dung chương trình SGK và khả năng vận dụng LTKT 
1.3.1.1. Nội dung chương trình sách giáo khoa 
Khảo sát nội dung chương trình TV trong SGK THPT cho thấy chương trình, 
SGK đã thay đổi, cách nhìn về môn Ngữ văn nói chung, TV nói riêng đã khác 
trước; nó đòi hỏi phải thay đổi cách tiếp cận, khai thác sao cho phù hợp. SGK Ngữ 
văn vừa đòi hỏi phải đổi mới PPDH TV lại vừa tạo điều kiện cho GV thực hiện 
thành công sự đổi mới này. 
1.3.1.2. Khả năng vận dụng LTKT 
- Nội dung chương trình SGK TV mới được xây dựng theo hướng phát huy 
tính tích cực, chủ động kiến tạo tri thức của HS 
- Nội dung dạy học TV trong SGK mới được phân bố, trình bày theo nguyên 
tắc tích hợp và đi từ nội dung quen thuộc, gần gũi đến những kiến thức mới. 
- Nội dung mỗi bài học TV được trình bày theo hướng quy nạp. Kiến thức 
được hình thành thông qua hoạt động tự tìm hiểu câu hỏi và bài tập thực hành. 
1.3.2. Thực trạng dạy học TV của GV 
Khảo sát thực trạng dạy học TV cho thấy GV nhận thức tốt về những vấn đề 
liên quan đến việc phát huy tính chủ động tích cực của 

File đính kèm:

  • pdfskkn_tim_hieu_kien_thuc_va_nhu_cau_cua_hoc_sinh_trong_qua_tr.pdf