SKKN Tìm hiểu hứng thú học tập môn Ngữ Văn của học viên tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên Mường Khương

Mác và Ăng-ghen đã khẳng định: Con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội và trong mối quan hệ ấy con người phải hoạt động và giao lưu với nhau để thúc đẩy xã hội phát triển. Để việc hoạt động và giao lưu đạt kết quả như mong muốn thì tự mỗi người phải nỗ lực hết mình và sự nỗ lực ấy sẽ không thể có nếu mỗi người không tự tạo cho mình sự hứng thú tham gia vào các hoạt động xã hội.

Vì vậy có thể khẳng định rằng hứng thú có ý nghĩa thúc đẩy và kích thích hoạt động của con người, đảm bảo cho hoạt động có hiệu quả cao. Hứng thú học tập là một trong rất nhiều loại hứng thú của chủ thể con người. Có hứng thú thì việc học tập của học viên sẽ đạt kết quả cao hơn bình thường. Hứng thú không những có tác dụng giáo dục học viên về mặt trí dục mà còn giúp cho học viên phát triển toàn diện về các mặt khác.

Hiện nay Ngữ văn là một trong những môn học chính trong nhà trường. Nó được coi là một môn nghệ thuật mang tính khoa học. Đó là một loại hình nghệ thuật phản ánh chân thực cuộc sống bằng hình tượng thông qua ngôn ngữ, góp phần bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, hình thành kĩ năng giao tiếp, ứng xử làm phong phú tâm hồn và vẻ đẹp nhân cách cho người học.

pdf 33 trang Huy Quân 28/03/2025 380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tìm hiểu hứng thú học tập môn Ngữ Văn của học viên tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên Mường Khương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Tìm hiểu hứng thú học tập môn Ngữ Văn của học viên tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên Mường Khương

SKKN Tìm hiểu hứng thú học tập môn Ngữ Văn của học viên tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên Mường Khương
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI 
TRUNG TÂM GDTX MƯỜNG KHƯƠNG 
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 TÌM HIỂU HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN CỦA HỌC 
VIÊN TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN 
MƯỜNG KHƯƠNG 
 Môn: Ngữ văn 
 Tên tác giả: Lê Thị Phương Linh 
 Giáo viên môn: Ngữ văn 
 Chức vụ: Giáo viên 
Năm học 2011-2012 
A. PHẦN MỞ ĐẦU 
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 
 Mác và Ăng-ghen đã khẳng định: Con người là tổng hoà các mối quan hệ xã 
hội và trong mối quan hệ ấy con người phải hoạt động và giao lưu với nhau để thúc 
đẩy xã hội phát triển. Để việc hoạt động và giao lưu đạt kết quả như mong muốn thì 
tự mỗi người phải nỗ lực hết mình và sự nỗ lực ấy sẽ không thể có nếu mỗi người 
không tự tạo cho mình sự hứng thú tham gia vào các hoạt động xã hội. Vì vậy có 
thể khẳng định rằng hứng thú có ý nghĩa thúc đẩy và kích thích hoạt động của con 
người, đảm bảo cho hoạt động có hiệu quả cao. Hứng thú học tập là một trong rất 
nhiều loại hứng thú của chủ thể con người. Có hứng thú thì việc học tập của học 
viên sẽ đạt kết quả cao hơn bình thường. Hứng thú không những có tác dụng giáo 
dục học viên về mặt trí dục mà còn giúp cho học viên phát triển toàn diện về các 
mặt khác. 
 Hiện nay Ngữ văn là một trong những môn học chính trong nhà trường. Nó 
được coi là một môn nghệ thuật mang tính khoa học. Đó là một loại hình nghệ 
thuật phản ánh chân thực cuộc sống bằng hình tượng thông qua ngôn ngữ, góp 
phần bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, hình thành kĩ năng giao tiếp, 
ứng xử làm phong phú tâm hồn và vẻ đẹp nhân cách cho người học. 
 Xã hội ngày càng phát triển, khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại thì nhu 
cầu về đời sống tinh thần ngày càng phong phú, đa dạng. Khi còn cuộc sống tinh 
thần, con người còn có nhu cầu thẩm mĩ, chú trọng đến tình cảm thì văn học lại 
càng có sức sống bền vững. Nó được coi là thứ “vũ khí vô song” bởi “văn học là 
nhân học”; dạy văn là dạy cách làm người. 
 Những năm qua, ngành giáo dục đã chỉ đạo việc thực hiện đổi mới phương 
pháp dạy học ở tất cả các môn học trong đó có môn Ngữ văn. Tuy nhiên điều khiến 
cho những giáo viên dạy văn thấy trăn trở, băn khoăn đó là hiện nay học viên 
thường tìm đến với các môn học tự nhiên như một như cầu tất yếu để thuận lợi cho 
công việc sau này. Nhiều em cho rằng Ngữ văn là môn khoa học xã hội nên tính 
ứng dụng không cao, dẫn đến tình trạng chán học văn, thậm chí học mang tính 
chiếu lệ, đối phó. Số học viên thích học văn đang ít dần đi. Bên cạnh đó, đa số phụ 
huynh học viên lại định hướng cho con em mình chọn lựa các môn tự nhiên. Bởi 
theo họ, như thế thì sẽ dễ dàng tìm được chỗ đứng trong tương lai. 
 Vì vậy, việc đổi mới dạy học trong đó có đổi mới dạy học môn Ngữ Văn 
nhằm nâng cao năng lực học tập cho học viên để các em cảm nhận được cái hay, 
cái đẹp, biết yêu thương chia sẻ với cuộc đời từ trong mỗi trang sách là điều hết sức 
cần thiết. Đó chính là cơ sở nhằm tạo hứng thú trong học tập cho học viên, khơi 
dậy niềm đam mê tìm về với văn học, tìm về với dòng chảy của truyền thống. 
Luận ngữ viết: “Biết mà học không bằng thích mà học, thích mà học không 
bằng say mà học”. Vậy cảm xúc say mê chính là động lực thúc đẩy, nuôi dưỡng sự 
cố gắng, nỗ lực học tập không ngừng của mỗi người. 
Vì thế với vai trò tổ chức, hướng dẫn và điều khiển quá trình học tập của học 
viên, hơn ai hết giáo viên phải tìm mọi biện pháp để phát huy cao nhất tính tích cực 
sáng tạo của người học, gây được cảm xúc hưng phấn, khơi dậy hứng thú học tập ở 
học viên. 
 Hơn nữa, hiện nay đứng trước cơn lốc của cơ chế thị trường, nhiều giá trị 
nhân văn có nguy cơ bị xói mòn, mai một. Từ thực tế đó, đòi hỏi người giáo viên 
nói chung và người giáo viên dạy Ngữ văn nói riêng phải nhận thức được những 
thử thách khốc liệt đang chờ đón phía trước. Bối cảnh đó cũng khiến cho con 
đường dẫn dắt học viên tiếp cận tác phẩm văn chương, tìm hiểu các giá trị truyền 
thống càng trở nên nhọc nhằn hơn và đòi hỏi người giáo viên Ngữ văn phải có nghệ 
thuật cao hơn, linh hoạt hơn về phương pháp mới có thể tạo được hứng thú cho học 
viên trong những giờ học. 
 Có thể nói, cốt lõi của việc tạo hứng thú cho học viên học tập các môn học 
nói chung và môn Ngữ văn nói riêng là đổi mới phương pháp dạy học, dạy học theo 
hướng “tích cực hóa”, lấy hoạt động học tập của học viên làm trung tâm, học trò là 
người chủ động khám phá, lĩnh hội kiến thức, người thầy đóng vai trò là người tổ 
chức, chỉ đạo. Vì vậy việc nghiên cứu nhằm khơi dậy hứng thú học tập của học 
viên trong dạy học Ngữ văn là đòi hỏi cần thiết của lý luận và thực tiễn dạy học. 
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, với mong muốn góp một phần nhỏ bé 
vào việc hình thành cho học viên sự hứng thú, tìm tòi, tích cực học tập, khao khát 
khám phá kiến thức nhằm đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội đối với 
lớp trí thức trẻ, những người chủ tương lai của đất nước, tôi quyết định chọn đề tài: 
“Tìm hiểu hứng thú học tập môn Ngữ văn của học viên tại Trung tâm 
Giáo dục thường xuyên Mường Khương”. 
Mặc dù có rất nhiều ý kiến bàn về vấn đề này, nhưng trong phạm vi đề tài 
này chúng tôi đưa ra một số kinh nghiệm đã sử dụng trong thực tế giảng dạy mà 
theo tôi đã ít nhiều tạo được hứng thú cho học viên trong việc học tập môn Ngữ 
Văn. 
 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: 
 Mục đích của tôi khi nghiên cứu vấn đề này là tìm hiểu hứng thú học tập 
môn Ngữ Văn của học viên Trung tâm GDTX Mường Khương để thấy được 
thực trạng, nguyên nhân và các điều kiện ảnh hưởng tới việc học văn của học 
viên, từ đó đề xuất một số biện pháp tạo hứng thú học tập môn Văn để nâng cao 
chất lượng học tập môn Văn cho học viên Trung tâm. 
 Mặt khác tôi cũng mong thông qua đề tài này sẽ tạo ra được những ý tưởng 
tốt bồi dưỡng tâm hồn cho các học viên. Như giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh từng 
nói: “Học văn là làm cho tâm hồn mỗi con người phong phú thanh cao và yêu 
đời hơn, người học văn sẽ có ý thức được và không bao giờ là người thô lỗ cục 
cằn’’. 
 III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM: 
 1. Đối tượng nghiên cứu: 
 - Tìm hiểu về hứng thú và các biện pháp gây hứng thú trong việc dạy và học 
môn Ngữ văn ở Trung tâm GDTX Mường Khương. 
 2. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: 
 Học viên Trung tâm GDTX Mường Khương 
 + Học viên lớp 11A ( gồm 18 học viên) 
 + Học viên lớp 12B ( gồm 33 học viên) 
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 
- Phương pháp điều tra. 
- Phương pháp đối chứng. 
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu. 
- Phương pháp kiểm tra. 
V. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU: 
1. Phạm vi nghiên cứu: 
Tìm hiểu hứng thú học tập môn Ngữ văn của học viên Trung tâm GDTX 
với các nội dung chính: 
+ Những biểu hiện của hứng thú học văn 
+ Các biện pháp gây hứng thú cho học viên. 
 - Nghệ thuật lên lớp của giáo viên. 
 - Lồng ghép một số trò chơi trong dạy học Ngữ văn ở Trung tâm GDTX. 
 2. Kế hoạch nghiên cứu: 
 - Thời gian nghiên cứu: Trong năm học 2010-2011 và học kì I năm học 
2011-2012. 
 + Bắt đầu: tháng 9 năm 2010 
 + Kết thúc: tháng 12 năm 2011 
 B. PHẦN NỘI DUNG 
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: 
Ngày nay, khi nhân loại đang vững bước tiến vào thế kỉ 21, với ánh sáng 
của văn minh tiến bộ thì con đường của giáo dục càng khẳng định được vai trò 
quan trọng của mình. Đúng như Jacques Delors đã nói: “Giáo dục là một trong 
những công cụ mạnh nhất mà chúng ta có trong tay để đào tạo nên tương lai”. 
 Cùng với sự đổi mới đó, đòi hỏi nền giáo dục nước ta có sự hóa thân, lột xác 
để bắt kịp thời đại. Vì thế, Đảng ta đã khẳng định: “Giáo dục là sự nghiệp của toàn 
Đảng, toàn dân và giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục” (Nghị 
quyết TW II - Khóa VIII). 
 Luật Giáo dục Điều 28.2 đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát 
huy tích tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm 
từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo 
nhóm, rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem 
lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. 
Theo Đại từ điển Tiếng Việt – Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin năm 1998, 
hứng thú có hai nghĩa, đó là “Biểu hiện của một nhu cầu, làm cho chủ thể tìm cách 
thỏa mãn, tạo ra khoái cảm, thích thú và huy động sinh lực để cố gắng thực hiện” 
và “hứng thú là sự ham thích”. 
Qua khái niệm trên ta thấy rằng: hứng thú có nghĩa là tâm trạng vui vẻ, thích 
thú, hào hứng của con người đối với một hoạt động nào đó. 
Khi có được sự say mê, thích thú con người sẽ làm việc có hiệu quả hơn, dễ 
thành công và thành công nhanh hơn, bởi lẽ hứng thú còn chính là động lực thúc 
đẩy hoạt động của con người đi sâu vào bản chất của đối tượng nhận thức mà 
không dừng lại ở bề ngoài của hiện tượng, nó đòi hỏi con người phải hoạt động tích 
cực, chịu khó tìm tòi hoặc sáng tạo. Hứng thú có nhiều tác dụng trong cuộc sống 
nói chung và trong dạy học nói riêng. 
*Trong cuộc sống: 
- Hứng thú có tác dụng chống lại sự mệt nhọc và những cảm xúc tiêu cực, 
duy trì trạng thái tỉnh táo ở con người. 
- Hứng thú định hướng và duy trì tính tích cực của con người, làm con người 
chịu khó tìm tòi và sáng tạo. 
- Hứng thú đóng vai trò chủ đạo trong sự phát triển và hình thành nhân cách 
con người, nó tạo nên khả năng cho hoạt động trí tuệ, thẩm mỹ và các dạng hoạt 
động khác. 
- Hứng thú làm cho con người xích lại gần nhau hơn. 
* Trong dạy học: 
Dạy học là một nghệ thuật đặc biệt không hề giống với bất kỳ một ngành 
nghề nào, vì với những nghề khác khi làm sai bạn có thể sửa chữa ngay lập tức, 
nhưng nghề dạy học không thể sửa chữa sai lầm ngay được mà có khi sai lầm đó sẽ 
ám ảnh bạn suốt cuộc đời. Vả lại, làm nghề gì trình độ yếu cũng nguy hiểm nhưng 
giáo viên yếu là nguy hiểm nhất, vì theo sau đó là cả một thế hệ dốt nát. Vì thế mà 
trở thành giáo viên giỏi là điều rất cần thiết, không chỉ cho học viên, các thầy cô 
giáo mà cần cho tương lai của cả một dân tộc. 
Theo William A. Ward thì: 
“ Người thầy trung bình chỉ biết nói, 
Người thầy giỏi biết giải thích, 
Người thầy xuất chúng

File đính kèm:

  • pdfskkn_tim_hieu_hung_thu_hoc_tap_mon_ngu_van_cua_hoc_vien_tai.pdf