SKKN Tích hợp giáo dục giới tính – sức khỏe sinh sản vị thành niên qua bộ môn Sinh học ở Trường THPT

Các em học sinh trung học đang ở độ tuổi vị thành niên có nhiều bỡ ngỡ

trước sự thay đổi của bản thân khi bước vào tuổi dậy thì và có nhiều tò mò, thắc mắc

về vấn đề giới tính nhưng lại không được giải đáp thỏa đáng. Mặt khác, hiện nay, sự

phát triển nhanh chóng các mặt của đời sống xã hội, sự phát triển một cách ồ ạt các hệ

thống truyền tải thông tin như internet, điện thoại di động đã làm ảnh hưởng đến

những quan điểm, nhận thức về quan hệ tình dục, tình yêu, hôn nhân ở thanh thiếu

niên. Nhiều thanh thiếu niên bắt đầu quan hệ tình dục trong khi chưa hiểu biết đúng

đắn về sức khỏe sinh sản. Sự thiếu hiểu biết này có thể dẫn đến những hậu quả trầm

trọng : mang thai ngoài ý muốn dẫn đến nạo phá thai ở độ tuổi vị thành niên; sinh con

và nuôi con khi độ tuổi còn quá trẻ, làm dở dang việc học tập; mắc các bệnh lây

truyền qua đường tình dục ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và đời sống tinh thần sau này.

Cung cấp thông tin về giới tính, giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành

niên là việc làm cần thiết nhưng đến nay vẫn còn một số người cho là vấn đề tế nhị,

không nên đem ra rao giảng, bên cạnh đó, ở nhà trường, công tác giáo dục giới tính

vẫn còn bỏ ngõ, rất hiếm có giáo viên nào chuyên trách về vấn đề này. Ở gia đình,

một số phụ huynh còn rất e dè hoặc thiếu quan tâm đến việc giáo dục giới tính, sức

khỏe sinh sản cho con em mình, một số khác có quan tâm nhưng không đủ trình độ

kiến thức để giải đáp hết các thắc mắc của con em mình về vấn đề này.

pdf 31 trang Huy Quân 29/03/2025 140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tích hợp giáo dục giới tính – sức khỏe sinh sản vị thành niên qua bộ môn Sinh học ở Trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Tích hợp giáo dục giới tính – sức khỏe sinh sản vị thành niên qua bộ môn Sinh học ở Trường THPT

SKKN Tích hợp giáo dục giới tính – sức khỏe sinh sản vị thành niên qua bộ môn Sinh học ở Trường THPT
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
TÍCH HỢP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH – SỨC 
KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN QUA 
BỘ MÔN SINH HỌC Ở TRƯỜNG THPT 
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
Lứa tuổi vị thành niên là một giai đoạn ngắn nhưng lại ảnh hưởng rất lớn tới 
sự phát triển toàn diện của cuộc đời mỗi người. Giai đoạn này được thể hiện bằng sự 
phát triển nhanh chóng khác thường về cả thể chất lẫn trí tuệ, tâm sinh lí, quan hệ xã 
hội và tinh thần. 
Các em học sinh trung học đang ở độ tuổi vị thành niên có nhiều bỡ ngỡ 
trước sự thay đổi của bản thân khi bước vào tuổi dậy thì và có nhiều tò mò, thắc mắc 
về vấn đề giới tính nhưng lại không được giải đáp thỏa đáng. Mặt khác, hiện nay, sự 
phát triển nhanh chóng các mặt của đời sống xã hội, sự phát triển một cách ồ ạt các hệ 
thống truyền tải thông tin như internet, điện thoại di độngđã làm ảnh hưởng đến 
những quan điểm, nhận thức về quan hệ tình dục, tình yêu, hôn nhân ở thanh thiếu 
niên. Nhiều thanh thiếu niên bắt đầu quan hệ tình dục trong khi chưa hiểu biết đúng 
đắn về sức khỏe sinh sản. Sự thiếu hiểu biết này có thể dẫn đến những hậu quả trầm 
trọng : mang thai ngoài ý muốn dẫn đến nạo phá thai ở độ tuổi vị thành niên; sinh con 
và nuôi con khi độ tuổi còn quá trẻ, làm dở dang việc học tập; mắc các bệnh lây 
truyền qua đường tình dục ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và đời sống tinh thần sau này. 
Cung cấp thông tin về giới tính, giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành 
niên là việc làm cần thiết nhưng đến nay vẫn còn một số người cho là vấn đề tế nhị, 
không nên đem ra rao giảng, bên cạnh đó, ở nhà trường, công tác giáo dục giới tính 
vẫn còn bỏ ngõ, rất hiếm có giáo viên nào chuyên trách về vấn đề này. Ở gia đình, 
một số phụ huynh còn rất e dè hoặc thiếu quan tâm đến việc giáo dục giới tính, sức 
khỏe sinh sản cho con em mình, một số khác có quan tâm nhưng không đủ trình độ 
kiến thức để giải đáp hết các thắc mắc của con em mình về vấn đề này. 
 Trước những hậu quả nghiêm trọng từ sự thiếu hiểu biết về giới tính và sức 
khỏe sinh sản của các em ở độ tuổi vị thành niên trong đó có học sinh trung học phổ 
thông mà chưa có giải pháp nào ngăn chặn hữu hiệu, tôi xin đưa ra đề tài: “TÍCH 
HỢP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH – SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN QUA 
BỘ MÔN SINH HỌC Ở TRƯỜNG THPT” 
II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 
1. Cơ sở lý luận 
Hiểu một cách đầy đủ, vấn đề giáo dục giới tính bao gồm rất nhiều nội dung, 
như sức khỏe sinh sản, các mối quan hệ cá nhân, sự phát triển giới tính, tình cảm... Để 
có được những kết quả khả quan, các chương trình giáo dục giới tính phải được 
nghiên cứu kỹ lưỡng, diễn ra trong quá trình lâu dài và đây vẫn là vấn đề rất nhạy 
cảm, tồn tại những quan điểm khác, trái ngược nhau. 
Một số ý kiến cho rằng, nếu cung cấp cho học sinh những thông tin và giúp chúng 
phòng ngừa thai cũng như các bệnh lây truyền qua đường tình dục sẽ đẩy các học sinh 
này vào hoạt động tình dục sớm và bừa bãi. Nhiều ý kiến khác "tẩy chay" việc đưa 
giáo dục giới tính vào trường học, coi giáo dục giới tính là "con dao hai lưỡi". 
 Trong sự phát triển mạnh mẽ của xã hội hiện nay thì sự hiểu biết cơ bản về giới 
tính của mỗi người có ý nghĩa rất quan trọng. Đây là kiến thức không thể thiếu để mỗi 
 người tự bảo vệ sức khỏe của mình và của cộng đồng; biết quan hệ, ứng xử với người 
khác phù hợp với chuẩn mực giới tính và đạo đức xã hội, đồng thời biết bảo vệ hạnh 
phúc gia đình, duy trì nòi giống, phòng chống các bệnh xã hội 
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), tuổi vị thành niên là giai đoạn từ 10 – 19 
tuổi, nằm trong khoảng thời gian từ lúc dậy thì đến lúc trưởng thành. Ở nước ta có 
50% dân số dưới 20 tuổi, trong đó 20% có độ tuổi từ 10-19, tức là khoảng 15 triệu 
người thuộc lứa tuổi vị thành niên. (Giáo dục dân số – sức khỏe sinh sản vị thành niên 
– Bộ giáo dục và đào tạo – ủy ban dân số, gia đình và trẻ em – Hà Nội – 2005, tr.37) 
 Theo bộ y tế, tình hình nạo phá thai ở lứa tuổi vị thành niên trong những năm 
gần đây có chiều hướng gia tăng. Mỗi năm có khoảng 1,2-,1,4 triệu trường hợp nạo 
phá thai, chiếm 20-25%. (Giáo dục dân số – sức khỏe sinh sản vị thành niên – Bộ giáo 
dục và đào tạo – ủy ban dân số, gia đình và trẻ em – Hà Nội – 2005, tr.34). 
Tại Trung tâm Kế hoạch hóa gia đình TPHCM, mỗi ngày có hàng chục ca đến 
làm thủ tục khám và xin bỏ thai. Theo thống kê, số lượng thai phụ dưới 18 tuổi đến 
phá thai trung bình một năm khoảng 911 ca. So với những năm 1990, từ năm 2001 trở 
đi số trẻ vị thành niên đến phá thai ở đây đã tăng gấp 3 lần. (Báo Người lao động 
2003). 
Bên cạnh đó, việc mắc các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục tăng lên nhanh 
chóng ở thanh thiếu niên. Theo ủy ban quốc gia phòng chống AIDS, tỉ lệ người nhiễm 
HIV ở lứa tuổi 20-29 đã tăng từ 15% năm 1993 lên 62% vào cuối năm 2002 và số 
nhiễm HIV ở lứa tuổi vi thành niên chiếm 8,3% các trường hợp nhiễm. (Giáo dục dân 
số – sức khỏe sinh sản vị thành niên – Bộ giáo dục và đào tạo – ủy ban dân số, gia 
đình và trẻ em – Hà Nội – 2005, tr.34). 
Như vậy, việc giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, trong 
đó có một bộ phận lớn là học sinh đang học tập ở trường THPT là vấn đề cần thiết và 
cấp bách. Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản nhằm cung cấp cho các em những 
kiến thức, kỹ năng sống đầy đủ về giới tính, sức khỏe sinh sản, về tình bạn, tình 
yêu Đây là việc làm cần thiết bên cạnh việc giảng dạy văn hóa để góp phần tạo ra 
một tương lai thật tươi sáng cho học sinh. 
2. Nội dung biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài 
2.1. Những nội dung kiến thức trong bộ môn sinh học liên quan đến vấn đề giới 
tính – sức khỏe sinh sản 
2.1.1. Tuổi dậy thì và những dấu hiệu của tuổi dậy thì 
a. Tuổi dậy thì 
Tuổi dậy thì là giai đoạn phát triển, trong đó trẻ em phát triển thành người lớn 
và có khả năng sinh sản. 
- Tuổi bắt đầu dậy thì thường kéo dài từ 3 đến 5 năm và chia làm 
hai giai đoạn nhỏ: 
· Giai đoạn trước dậy thì : từ 11-13 tuổi ở nữ và 13-15 tuổi ở 
nam. 
· Giai đoạn dậy thì : từ 13-15 tuổi ở nữ và 15-17 tuổi ở nam. 
 - Đến tuổi dậy thì dưới tác động của các hoocmôn sinh dục, cơ thể 
có những biến đổi trong cơ quan sinh dục và xuất hiện các đặc 
điểm sinh dục thứ sinh. 
b. Những dấu hiệu của tuổi dậy thì 
b.1. Ở nam: 
- Lớn nhanh, cao vọt. 
- Vỡ tiếng, giọng ồm. 
- Mọc ria mép, lông nách, lông mu. 
- Cơ bắp phát triển. 
- Cơ quan sinh dục to ra. 
- Tuyến mồ hôi, tuyến nhờn phát triển. 
- Xuất hiện mụn trứng cá. 
- Xuất tinh lần đầu. 
b.2. Ở nữ: 
- Lớn nhanh. 
- Thay đổi giọng nói. 
- Mọc lông mu, lông nách. 
- Vú phát triển, hông nở rộng. 
- Tuyến mồ hôi, tuyến nhờn phát triển. 
- Xuất hiện mụn trứng cá. 
- Bộ phận sinh dục phát triển. 
- Bắt đầu hành kinh. 
2.1.2. Cơ quan sinh dục 
a. Cơ quan sinh dục nam 
a.1. Các bộ phận của cơ quan sinh dục nam 
 a.2. Tinh hoàn và tinh trùng 
- Tinh hoàn là bộ phận quan trọng trong cơ quan sinh dục nam sản 
xuất ra tinh trùng bắt đầu từ tuổi dậy thì. 
- Tinh trùng rất nhỏ (dài khoảng 0,06mm) gồm đầu, cổ và đuôi. 
Tinh trùng di chuyển nhờ đuôi. Có 2 loại tinh trùng : tinh trùng X 
và tinh trùng Y. Tinh trùng Y nhỏ nhẹ, sức chịu đựng kém, dễ 
chết, còn tinh trùng X lớn hơn có sức sống cao hơn tinh trùng Y. 
- Mỗi lần phóng tinh có tới 200-300 triệu tinh trùng. 
- Trong cơ quan sinh dục nữ, tinh trùng có khả năng sống từ 3-4 
ngày. 
b. Cơ quan sinh dục nữ 
b.1. Các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ 
b.2. Buồng trứng và trứng 
 - Trứng là tế bào sinh dục cái đã trưởng thành (chín), tế bào trứng 
nhỏ (đường kính 1,15-1,25mm) chứa nhiều chất tế bào. 
- Tới tuổi dậy thì, buồng trứng chứa khoảng 40.000 tế bào trứng 
nhưng trong cuộc đời người phụ nữ chỉ có khoảng 400 trứng đạt 
tuổi trưởng thành. 
- Trứng bắt đầu rụng từ tuổi dậy thì được phễu dẫn trứng tiếp nhận 
đưa vào ống dẫn trứng (vòi trứng). 
- Tế bào trứng sau khi rụng chỉ có khả năng thụ tinh trong một 
ngày nếu gặp được tinh trùng. 
c. Thụ tinh và thụ thai 
- Trứng rụng được phễu dẫn trứng tiếp nhận, đưa vào ống dẫn trứng 
và di chuyển về phía tử cung. Nếu trứng gặp được tinh trùng, sẽ 
xảy ra sự thụ tinh để tạo thành hợp tử. 
- Hợp tử di chuyển xuống tử cung làm tổ, khi đến tử cung sẽ bám 
vào lớp niêm mạc tử cung đã được chuẩn bị sẵn (dày xốp và xung 
huyết) để làm tổ và phát triển thành thai. Đó là sự thụ thai. 
d. Hiện tượng kinh nguyệt 
- Cùng với sự phát triển của trứng, hoocmon từ buồng trứng tiết ra 
có tác dụng làm cho lớp niêm mạc tử cung dày, xốp, chứa nhiều 
mạch máu để đón trứng thụ tinh xuống làm tổ. Nếu trứng không 
được thụ tinh thì sau 14 ngày kể từ khi trứng rụng, lớp niêm mạc 
bị bong ra từng mảng, thoát ra ngoài cùng với máu và dịch nhày. 
Đó là hiện tượng kinh nguyệt. 
- Hiện tượng kinh nguyệt xảy ra theo chu kỳ hàng tháng (28-32 
ngày) thời gian có kinh thường kéo dài khoảng 5 ngày. Thời gian 
có kinh và lượng máu xuất ra tùy thuộc vào từng cá nhân. 
Sự thụ tinh 
 - Trong thời gian hành kinh thường có những biến đổi về tâm sinh 
lý như mệt mỏi, rối loạn cảm xúc 
- Chế độ ăn, uống tình trạng sức khỏe lối sống,có ảnh hưởng đến 
chu kỳ kinh nguyệt (kinh nguyệt không đều hoặc tắt kinh), do đó 
ảnh hưởng đến sức khỏe và chức năng sinh sản. 
e. Hiện tượng rụng trứng 
Là hiện tượng xảy ra ở cơ thể người phụ nữ, mỗi tháng cơ thể đều sản sinh ra 
một số lượng trứng nhất định. Hiện tượng rụng trứng xảy ra vào giữa chu kỳ kinh 
nguyệt, tức là khoảng ngày 14 của chu kỳ. 
 Mỗi nang buồng trứng sẽ sản sinh ra 1 trứng trong một tháng và lượng trứng 
này sẽ được rụng vào ống dẫn trứng tới tử cung. Tại đây, nếu tinh trùng gặp được 
trứng thì sẽ dẫn đến hiện tượng thụ thai. 
Có thể xác định được ngày rụng trứng nhờ việc theo dõi vòng kinh của cơ thể, 
ngoài ra, có thể dựa vào sự bài tiết của tử cung để biết được điều này. Thông thường, 
sau kỳ kinh nguyệt, sẽ có cảm giác khô ráo hoàn toàn ở nơi âm đạo. Tiếp sau đó, khi 
cơ thể gần đến giai đoạn bắt đầu rụng trứng, sẽ thấy xuất hiện dịch nhờn, màu trắng 
đục. Mức độ chất nhờn tăng nhiều và dịch đặc hơn bình thư

File đính kèm:

  • pdfskkn_tich_hop_giao_duc_gioi_tinh_suc_khoe_sinh_san_vi_thanh.pdf