SKKN Thiết kế và tổ chức trò chơi trong giờ học Lịch sử cho học sinh Khối Lớp 8 – 9

Là giáo viên dạy môn lịch sử , trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy việc tổ

chức trò chơi trong dạy học có sức hấp dẫn kì lạ, không đơn thuần là phương tiện

giải trí bổ ích mà qua đó giúp học sinh (HS) dễ hiểu, dễ khắc sâu kiến thức, nắm

được một số kĩ năng (KN) quan trọng như KN giao tiếp, KN vận độnh nhanh

nhẹn, khéo léo, KN hợp tác, KN làm việc nhóm, KN ra quyết định, điều đặc biệt

hơn cả là qua tổ chức trò chơi sẽ kích thích HS học tập, các em sẽ lĩnh hội tri

thức lịch sử một cách dễ dàng, củng cố kiến thức một cách vững vàng, tạo niềm

say mê, hứng thú hơn trong giờ học lịch sử.

Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học lịch sử

nói riêng, bản thân tôi qua gần 20 năm giảng dạy và thực tế 4 năm thực hiện đổi

mới dạy - học theo chương trình sách giáo khoa mới, qua dự giờ và tham khảo ý

kiến nhiều đồng nghiệp xin mạnh dạn trình bày một số vấn đề về “Thiết kế và tổ

chức trò chơi trong giờ học lịch sử cho học sinh khối lớp 8 – 9 ”

pdf 24 trang Huy Quân 31/03/2025 140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thiết kế và tổ chức trò chơi trong giờ học Lịch sử cho học sinh Khối Lớp 8 – 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Thiết kế và tổ chức trò chơi trong giờ học Lịch sử cho học sinh Khối Lớp 8 – 9

SKKN Thiết kế và tổ chức trò chơi trong giờ học Lịch sử cho học sinh Khối Lớp 8 – 9
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC TRÒ 
CHƠI TRONG GIỜ HỌC LỊCH SỬ 
CHO HỌC SINH KHỐI LỚP 8 – 9 
A. PHẦN MỞ ĐẦU 
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
ừ năm học 2006 – 2007 cho đến nay, vấn đề đổi mới dạy học nói chung và 
đổi mới dạy học lịch sử nói riêng trở thành một yêu cầu bắt buộc và hết sức 
cấp thiết đối với cấp học THCS ; Trong quá trình đó các nhà giáo dục, các 
thầy cô giáo đã không ngừng trăn trở, tìm tòi những cách dạy mới nhằm năng cao 
chất lượng dạy – học, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới giáo dục. Hiệu quả 
học tập của học sinh là điều mong muốn của tất cả thầy cô giáo. Muốn thế phải 
đổi mới phương pháp Dạy và Học. 
Phương châm đổi mới là “Lấy học sinh làm trung tâm”, “Phát huy tính tích 
cực, sáng tạo, chủ động của học sinh trong việc tìm hiểu, tiếp cận và lĩnh hội tri 
thức”. 
 Vậy làm thế nào để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy - học Lịch sử 
? Trong thực tế dạy – học, có rất nhiều phương pháp được áp dụng : Phương 
pháp sử dụng đồ dùng trực quan, phương pháp hướng dẫn học sinh ghi nhớ sự 
kiện lịch sử, nắm vững và sử dụng sách giáo khoa, vở bài tập, tiến hành công tác 
ngoại khoá... 
 Là giáo viên dạy môn lịch sử , trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy việc tổ 
chức trò chơi trong dạy học có sức hấp dẫn kì lạ, không đơn thuần là phương tiện 
giải trí bổ ích mà qua đó giúp học sinh (HS) dễ hiểu, dễ khắc sâu kiến thức, nắm 
được một số kĩ năng (KN) quan trọng như KN giao tiếp, KN vận độnh nhanh 
nhẹn, khéo léo, KN hợp tác, KN làm việc nhóm, KN ra quyết định, điều đặc biệt 
hơn cả là qua tổ chức trò chơi sẽ kích thích HS học tập, các em sẽ lĩnh hội tri 
thức lịch sử một cách dễ dàng, củng cố kiến thức một cách vững vàng, tạo niềm 
say mê, hứng thú hơn trong giờ học lịch sử. 
Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học lịch sử 
nói riêng, bản thân tôi qua gần 20 năm giảng dạy và thực tế 4 năm thực hiện đổi 
mới dạy - học theo chương trình sách giáo khoa mới, qua dự giờ và tham khảo ý 
kiến nhiều đồng nghiệp xin mạnh dạn trình bày một số vấn đề về “Thiết kế và tổ 
chức trò chơi trong giờ học lịch sử cho học sinh khối lớp 8 – 9 ” 
Đề tài này được cá nhân tôi thực nghiệm trong 2 năm học 2010 – 
2011và 2011 – 2012 và cũng được đồng nghiệp áp dụng trong một số tiết dạy 
đem lại hiệu quả cao. 
Với đề tài này, tôi - chúng tôi - mong muốn sẽ góp phần giúp giáo viên 
tiến hành một giờ học lịch sử có hiệu quả tốt hơn, học sinh tích cực chủ động 
trong việc tiếp thu, lĩnh hội nội dung kiến thức của bài học. 
T 
II. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 
Để thực hiện tốt đề tài nghiên cứu bản thân phải thực hiện các nhiệm vụ: 
- Nghiên cứu các tài liệu về“ Phương pháp dạy học Lịch sử” 
-Chuẩn kiến thức sử 
- Dự giờ các đồng nghiệp. 
- Tiếp thu những góp ý của đồng nghiệp. 
- Rút kinh nghiệm qua từng tiết dạy. 
- Nghiên cứu tài liệu gây hứng thú về dạy học lịch sử 
- Sách giáo khoa, sách giáo viên lịch sử lớp 8,9 
- Kiểm tra đánh giá kết quả học sinh học và làm bài để từ đó có những điều 
chỉnh và bổ sung hợp lí. 
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 
Để nghiên cứu bài này tôi đã sử dụng rất nhiều phương pháp, nhưng trong 
đó các phương pháp được vận dụng chủ yếu là: Phương pháp nghiên cứu lý luận; 
Sử dụng đồ dùng trực quan; Điều tra, quan sát; Thực nghiệm sư phạm; Phương 
pháp tổng kết kinh nghiệmVới mục đích làm cho tiết học bớt khô khan, nặng 
nề mà trở nên nhẹ nhàng, sinh động, hấp dẫn, hiệu quả đồng thời tạo cho học 
sinh hứng thú trong giờ học.Rèn luyện cho HS những kĩ năng cơ bản của bộ 
môn... 
 B . NỘI DUNG 
I. CƠ SỞ KHOA HỌC 
Trong quá trình dạy- học nói chung và đối với môn lịch sử nói riêng ở trường 
phổ thông cơ sở, việc thiết kế và tổ chức trò chơi cho HS đóng vai trò quan trọng 
nhưng ít khi giáo viên chú ý. “Thiết kế và tổ chức trò chơi trong giờ học lịch sử 
cho học sinh ”được sử dụng để củng cố bài học, áp dụng để dạy các dạng bài 
bài ôn tập, sơ kết, tổng kết ,bài tập lịch sử hay tổ chức ngoại khoá và có tác dụng 
thiết thực đối với sự nhận thức của học sinh.“Thiết kế và tổ chức trò chơi trong 
giờ học lịch sử cho học sinh ‘’ không nhằm mục đích cung cấp kiến thức mới 
cho học sinh mà nhằm củng cố kiến thức cũ, hệ thống hóa, khái quát hóa kiến 
thức đã học, rèn luyện kỹ năng tư duy, phân tích ,tổng hợp.. 
Dựa vào kiến thức cơ bản về sự kiện, các mặt hoạt động chính của từng 
giai đoạn hay quá trình lịch sử đã biết, giáo viên thiết kế tổ chức các trò chơi 
trong dạy - học lịch sử giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích nắm vững bản 
chất nhiều mối quan hệ, giải thích sâu hơn những khái niệm phức tạp đã được 
hình thành... Vì vậy khi tiến hành , giáo viên phải suy nghĩ sâu sắc cẩn thận về 
nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục; về nội dung và cách thức tổ chức tiến hành. 
Tổ chức và thiết kế trò chơi trong dạy học lịch sử là yếu tố quan trọng để 
nhằm nâng cao chất lượng kiến thức của học sinh, hình thành cho các em nhiều 
hiểu biết khoa học về lịch sử và tính quy luật của sự phát triển xã hội, bồi dưỡng 
và rèn luyện các kỹ năng thông qua việc học môn lịch sử.Đồng thời là một ‘’món 
ăn tinh thần’’ cổ vũ thúc đẩy các em học tập. 
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 
 1. Đối với giáo viên 
Sinh thời Bác Hồ từng nói. 
“Dân ta phải biết sử ta 
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” 
Có thể nói rằng, đó là lời căn dặn và cũng là tâm huyết của Bác Hồ kính 
yêu. Người luôn mong muốn thế hệ trẻ không chỉ hiểu Lịch sử mà còn phải 
“tường”, có nghĩa là hiểu một cách sâu sắc về truyền thống Lịch sử của cha ông. 
Tuy nhiên việc dạy và học bộ môn Lịch sử hiện nay trong các trường phổ thông 
phần lớn chưa đáp ứng được yêu cầu của người học, cũng như chưa làm tròn 
trách nhiệm của một bộ môn tưởng chừng như đơn giản nhưng lại rất quan trọng 
đối với mỗi HS. 
Trong quá trình giảng dạy GV chưa mạnh dạn trong việc đổi mới phương 
pháp dạy học chính vì vậy mà giờ học thường cứng nhắc, GV luôn có tâm lí dạy 
làm sao cho hết được bài học, không hướng tới HS làm trung tâm của việc dạy 
học. Chưa dám mạnh dạn tổ chức các trò chơi trong tiết dạy, các tiết làm bài tập 
lịch sử. Hơn nữa Sở Giáo dục chưa quy định thống nhất về cách thức tổ chức dạy 
tiết Bài tập lịch sử như thế nào, do vậy các tiết này đa phần GV thường thờ ơ, coi 
nhẹ, hoặc cắt xén để dạy các bài khác trong chương trình, nếu trong dạy học GV 
có tổ chức trò chơi thì mới chỉ mang tính chiếu lệ, hiệu quả chưa cao. Chính vì 
vậy mà những năm gần đây chất lượng bộ môn lịch sử là rất thấp. Theo tôi 
nguyên nhân của tình trạng trên có thể xác định được là: 
Một là: Trình độ giáo viên chưa đều và thật sự không phải GV nào cũng 
tâm huyết với nghề nghiệp . Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình 
giảng dạy và chất lượng giáo dục nói chung và bộ môn lịch sử nói riêng . 
Hai là: GV chưa giám mạnh dạn ĐMPPDH trong quá trình giảng dạy. 
Ba là: Trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy bộ môn ở các nhà trường thiếu 
trầm trọng, không đủ lược đồ, bản đồ, đồ phục chế, nhiều trường ở vùng sâu 
vùng xa chưa có các phương tiện dạy học hiện đại như máy chiếu, băng hình, sa 
bàn 
Bốn là: Điều kiện kinh tế của địa phương còn gặp nhiều khó khăn do vậy 
mà ảnh hưởng rất nhiều tới điều kiện dạy và học . 
Năm là: GV chưa bám vào sách “chuẩn kiến thức kĩ năng” bộ môn do Bộ 
đã ban hành. 
2.Đối với học sinh 
HS ý thức học tập môn sử chưa cao, đa phần các em chưa xác định được rõ 
ràng mục tiêu học tập, chưa thực sự cố gắng trong các tiết học, làm bài tập ở nhà, 
đang còn khép kín, đối phó , chưa dám mạnh dạn khi GV yêu cầu trả lời câu hỏi, 
chỉ bản đồ, lược đồ Đặc biệt do quan niệm ăn sâu trong tiềm thức của phụ 
huynh và học sinh sử chỉ là 1môn học phụ,không quan trọng HS học môn lịch sử 
với thái độ thờ ơ,xem thường .Dẫn đến một thực trạng đến đau lòng là HS biết 
lịch sử thế giới nhiều hơn lịch sử Việt Nam, hàng ngàn bài thi môn sử của HS 
năm học vừa qua bị điểm 0. Qua tìm hiều HS, cũng như các đồng nghiệp trên 
địa bàn huyện cũng như thành phố tôi nhận thấy một số nguyên nhân sau: 
- Môn sử có đặc thù riêng : nhiều sự kiện, nên khó học, khó nhớ. 
- HS thì luôn có tâm niệm đây là môn phụ, không có sự hướng nghiệp rõ 
ràng khi lựa chọn ôn thi, chọn trường, chọn nghề. Phụ huynh thờ ơ với bộ môn 
sử, thường hướng con em học vào các môn khoa học tự nhiên. 
- Xuất phát từ GV, đó là chưa có phương pháp giảng dạy một cách hiệu 
quả nhất, cho nên không thu hút được các em trong giờ học. 
 Để khắc phục vấn đề trên tôi đã áp mạnh dạn áp dụng việc “Thiết kế và tổ 
chức trò chơi trong giờ học lịch sử cho học sinh khối lớp 8 - 9 ” nhằm hình 
thành một số kĩ năng lịch sử cơ bản như: Rèn luyện tính tư duy độc lập, kĩ năng 
sử dụng lược đồ, bản đồ, sử dụng sơ đồ, bảng thống kê, rèn kĩ năng diễn đạt, rèn 
luyện phương pháp khai thác nội dung tranh ảnh, lược đồ, bản đồ, hợp tác theo 
nhóm và điều quan trọng nhât là tạo sự hứng thú học tập lịch sử cho HS trong 
các tiết học lịch sử góp phần đổi mới PPDH nâng cao hiệu quả bài học. 
 Qua các lần dự giờ đồng nghiệp tôi thấy nhiều GV có trình độ chuyên môn 
giỏi nhưng kĩ năng sư phạm thì chưa tốt,thậm chí HS còn mệt mỏi,ngán ngẫm 
khi phải học sử. Môn lịch sử thường rất nhiều sự kiện, mốc thời gian, khối lượng 
kiến thức tương đối nhiều nếu như GV không có phương pháp sư phạm tốt thì 
giờ học trở nên quá tải, nặng nề, HS ít được tham gia hoạt động. Điều quan trọng 
hơn là không gây được nhiều sự hứng thú cho HS trong khi học tập. Trong khi đó 
chưa có nhiều giáo trình, một đề tài, Sáng kiến kinh nghiệm nào nghiên cứu về 
cách tổ chức trò chơi trong giảng dạy môn lịch sử một cách cụ thể, chi tiết nếu có 
thì cũng chỉ là bước khởi đầu chưa có hệ thống và hướng dẫn cách tổ chức trò 
chơi một cách không khoa học, đang còn chung chung. 
 Để góp phần đổi mới phương pháp dạy học bộ môn lịch sử ở trường THCS 
theo hướng phát huy tính tịch cực, chủ động của HS, tăng cường hoạt động cá thể 
với học tập giao lưu giải trí, hình thành kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. 
 Xuất phát từ thực tế nói trên, tôi

File đính kèm:

  • pdfskkn_thiet_ke_va_to_chuc_tro_choi_trong_gio_hoc_lich_su_cho.pdf