SKKN Thiết kế thiết bị dạy học và học liệu học tập nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập môn Hóa học THPT

Thực tế còn cho thấy phương pháp dạy học hoá học hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu tạo hứng thú cho học sinh trong học tập. Phần lớn các giờ học vẫn mang nặng tính chất thông báo kiến thức và càng ít các tiết học kích thích năng lực khám phá, sáng tạo của học sinh. Một số giáo viên còn chú trọng tập trung truyền đạt nội dung cho hết bài, thay vì tập trung khơi gợi hứng thú và hình thành phát triển năng lực cho học sinh.

Nguyên nhân: Do còn duy trì dạy học định hướng nội dung nên các giáo viên thường chú trọng cung cấp kiến thức, một số giáo viên còn e ngại việc dạy bằng các phương pháp đổi mới do phải chuẩn bị công phu và tốn thời gian.

Về phía học sinh, nhiều em không hứng thú và có tâm lý sợ học môn Hóa do rỗng kiến thức và thấy môn Hoá học khô khan, khó hiểu, kĩ năng vận dụng kiến thức vào việc bảo vệ môi trường, giải thích các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên còn rất hạn chế.

Các học liệu thường dùng khi dạy học môn Hoá học ở các tiết thông thường là phiếu học tập, bảng phụ, sách giáo khoa. Tuy nhiên, sách giáo khoa còn chú trọng nhiều thông tin, ít hình ảnh, số liệu không được cập nhật thường xuyên vì vậy kênh tiếp thu của học sinh ở trường trung học cơ sở còn hạn hẹp, không đa dạng phong phú.

Mặt khác, trong dạy học giáo viên cũng thường xuyên sử dụng phương pháp thuyết trình, đàm thoại vấn đáp, chỉ các tiết thực hành mới có sử dụng các dụng cụ, thiết bị, hoá chất. Còn hầu như các tiết lí thuyết khác sẽ không sử dụng học liệu nào khác sách giáo khoa. Điều đó khiến học sinh không hứng thú dù kiến thức môn Hoá học rất gần gũi với đời sống. Cũng có những giáo viên chú trọng đưa ra “tình huống có vấn đề” lúc đầu tiết học để tạo hứng thú song cách thức vẫn là kể lại một câu chuyện hoặc một tình huống, đưa ra một vấn đề. Dù tốt hơn, song vẫn chưa cải thiện được mức độ hứng thú cũng như chạm vào nhu cầu của học sinh.

 

docx 61 trang Đoàn Chí Hoàng 05/09/2024 560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thiết kế thiết bị dạy học và học liệu học tập nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập môn Hóa học THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Thiết kế thiết bị dạy học và học liệu học tập nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập môn Hóa học THPT

SKKN Thiết kế thiết bị dạy học và học liệu học tập nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập môn Hóa học THPT
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
Đề tài:
Thiết kế thiết bị dạy học và học liệu học tập nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập môn Hóa học THPT
Lĩnh vực: Hóa học
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 3
`
Đề tài:
Thiết kế thiết bị dạy học và học liệu học tập nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập môn Hóa học THPT
Tác giả: Hồ Thị Lê Tổ	: Tự Nhiên Môn	: Hóa Học
Đơn vị : Trường THPT Quỳnh Lưu III. Số điện thoại: 0979288086
Gmail : lehoa2006.ql3@gmail.com
MỤC LỤC
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ	1
Lí do chọn đề tài	1
Đóng góp của đề tài	1
Nhiệm vụ nghiên cứu	2
Phương pháp nghiên cứu	2
Kế hoạch nghiên cứu	2
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU	3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU	3
Khái niệm thiết bị dạy học và học liệu	3
Phân loại thiết bị dạy học và học liệu	3
Vai trò thiết bị dạy học và học liệu	4
CƠ SỞ THỰC TIỄN	4
Thực trạng sử dụng các thiết bị dạy học và học liệu trong dạy học môn Hoá học ở trường THPT Quỳnh Lưu 3	4
Thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng đề tài	6
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: THIẾT KẾ MỘT SỐ THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU HỌC TẬP MÔN HOÁ HỌC THPT	7
Thiết kế chế tạo một số thiết bị dạy học và học liệu cho một bài cụ thể	7
Thiết kế chế tạo một số thiết bị dạy học và học liệu áp dụng được cho nhiều bài	16
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM	29
PHẦN 3. KẾT LUẬN	32
Kết luận	32
Đề xuất	32
TÀI LIỆU THAM KHẢO	33
PHỤ LỤC ....................................................................................................................
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TBDH
Thiết bị dạy học
GV
Giáo viên
HS
Học sinh
TN
Thực nghiệm
ĐC
Đối chứng
PTHH
Phương trình hóa học
PƯ
Phản ứng
LT
Lý thuyết
BT
Bài tập
THPT
Trung học phổ thông

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Lí do chọn đề tài
Cốt lõi của đổi mới giáo dục là đổi mới phương pháp, nâng cao khả năng tự học, tự cập nhật kiến thức của người dạy và người học. Việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cung cấp các trang thiết bị hiện đại đạt chuẩn phục vụ cho việc học tập, kèm theo đó là việc đổi mới của phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực thì các nguồn tư liệu, học liệu cũng đóng vai trò không nhỏ là những đồ dùng cần thiết cho việc giảng dạy và tương tác trở lên gần gũi và hiệu quả hơn. Vai trò của thiết bị dạy học vừa là trực quan sinh động, vừa là phương tiện để nhận thức, đôi khi còn là đối tượng chứa nội dung cần nhận thức. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, để quá trình nhận thức đạt hiệu quả cao cần phải thông qua quá trình nghe – nhìn và thực hành, muốn vậy phải có phương tiện (thiết bị và công cụ) để tác động, hỗ trợ. Mà chính thiết bị dạy học và học liệu thúc đẩy sự giao tiếp trao đổi thông tin khiến học sinh học tập có hiệu quả, giúp người học tăng cường trí nhớ làm cho việc học được lâu bền và đáp ứng được nhu cầu học đa dạng.
Ở các nhà trường THPT, các thiết bị học liệu thường được trang bị như tranh ảnh, dụng cụ hoá chất, tuy nhiên đối với các nội dung bài không có sử dụng thí nghiệm, mà thay vào đó là những tiết học có yếu tố luyện tập, củng cố thông qua trò chơi hay tương tác nhóm thì các thiết bị dạy học lại phụ thuộc vào sự sáng tạo của mỗi giáo viên. Thêm nữa là việc sử dụng thiết bị dạy học ở trường học thiếu, không đồng bộ, bố trí lớp học và thời khoá biểu không thuận tiện cho việc sử dụng khai thác thiết bị dạy học, chưa có quy định bắt buộc phải sử dụng thiết bị dạy học...Các bài học giáo viên đưa thực tiễn vào bài học, hoặc khi muốn tổ chức dưới dạng dạy học dự án, dạy học theo chủ đề thì nguồn thiết bị và học liệu có sẵn không đáp ứng được. Trong khi đó, việc đổi mới và tạo ra nhiều đồ dùng thiết bị dạy học trong các tiết học, vừa đáp ứng yêu cầu phù hợp với đổi mới phương pháp, vừa đơn giản, tiết kiệm lại khiến học sinh có thêm nhiều trải nghiệm hứng thú hơn, điều đó góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng dạy học.
Xuất phát từ những suy nghĩ đó, tôi lựa chọn đề tài: “Thiết kế thiết bị dạy học và học liệu học tập nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập môn Hoá học THPT”
Đóng góp của đề tài
Thiết kế và chế tạo được một số thiết bị dạy học và học liệu phục vụ việc học tập môn Hoá học như:
+ Chế tạo bộ thí nghiệm đèn phát sáng từ trái cây, sản xuất giấy quỳ tím từ một số loại hoa quả củ
+ Tạo ra các học liệu điện tử như: thiết kế sách điện tử.
+ Thiết kế một số đồ dùng dành cho các tiết luyện tập như: bộ thẻ bài ion, bộ trò chơi tìm từ, phiếu học tập, sổ tay hoá học, sơ đồ tư duy tổng kết.
Những học liệu tự làm vừa giá cả hợp lí, có thể dùng lại nhiều năm và có thể áp dụng sang cho các môn học khác.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Xây dựng, tổ chức và đánh giá hiệu quả việc sử dụng các thiết bị dạy học và học liệu ở một số tiết dạy môn Hoá học.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra: sử dụng bảng câu hỏi để khảo sát đối tượng học sinh để biết đặc điểm, nhu cầu, động cơ học tập đối với bộ môn Hoá, từ đó đưa ra biện pháp nghiên cứu tác động.
Phương pháp thực nghiệm khoa học: áp dụng một số vấn đề nghiên cứu tác động vào học sinh để chúng phát triển và hoạt động theo mục tiêu đặt ra.
Phương pháp tiếp cận: Thông qua các hoạ ... ất trung tính có màu trắng còn trong kiềm có màu hồng đỏ. Một người trồng hoa trên đất trung tính, để thu được hoa có màu xanh lam thì cần bón thêm loại phân nào sau đây cho hoa?
A. KCl.	B. NH4NO3.	C. (NH2)2CO.	D. K2CO3.
Câu 4. Cho các chất sau đây: NaHCO3, (NH4)2CO3, CuSO4, Al(OH)3. Số chất vừa tác dụng với dung dịch HCl và dung dịch NaOH là
A. 3.	B. 2.	C. 5.	D. 4.
Câu 5. Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch muối X thu được kết tủa trắng. Muối X là
A. FeCl3.	B. Mg(NO3)2.	C. CuSO4.	D. K2CO3.
Câu 6. Chất nào sau đây không phải là muối axit?
A. Na2HPO4.	B. KH2PO3.	C. NaHCO3.	D. KHSO4.
Câu 7. Cho các thí nghiệm sau:
Cho dung dịch NaOH vào dung dịch CuSO4.
Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch Ba(OH)2.
Cho dung dịch H2SO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2.
Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch HCl.
Số thí nghiệm đồng thời thu được kết tủa và khí thoát ra là
A. 4.	B. 3.	C. 2.	D. 1.
Câu 8. Dịch vị dạ dày thường có pH trong khoảng từ 2-3. Những người bị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng thường có pH < 2. Để chữa trị, người bệnh thường uống trước bữa ăn
A. dung dịch natrihiđrocacbonat.	B. Nước đun sôi để nguội.
C. Nước đường.	D. Một ít nước chanh pha mật ong
Câu 9. Một mẫu nước thải của nhà máy có pH 4. Để thải ra ngoài môi trường thì cần phải tăng pH lên từ 5,8 đến 8,6 (theo đúng quy định), nhà máy phải dùng vôi sống thả vào nước thải. Tính khối lượng vôi sống cần dùng cho 1m3 nước để nâng pH từ 4 lên 7 (bỏ qua sự thủy phân của các muối nếu có và giả thiết thể tích nước thay đổi không đáng kể)
A. 560g.	B. 56g.	C. 2,8g.	D. 0,56g.
Câu 10 : Ở các vùng đất nhiễm phèn người ta bón vôi cho đất nhằm mục đích:
A.cho đất tơi xốp hơn.	B. tăng khoáng chất cho đất.
C. tăng pH của đất.	D. giảm pH của đất
Câu 11: Dung dịch Ringer dùng để rửa vết bỏng và các vết thương trầy xước,được pha chế bằng cách cho 4,300 gam NaCl; 0,150 gam KCl và 0,165 gam CaCl2 vào nước sôi để nguội, pha loãng đến 500 ml để sử dụng. Nồng độ mol/lit gần đúng của ion Cl- trong dung dịch Ringer là:
A. 0,157.	B. 0,125.	C. 0,225.	D. 0,212
Câu 12. Trộn 100 ml dung dịch NaOH 0,1M với 100 ml dung dịch HCl 0,3M thu được dung dịch X. Giá trị pH của dung dịch X là
A.7.	B. 1.	C. 13.	D. 2.
Câu 13. Trộn 250 ml dung dịch chứa hỗn hợp HCl 0,08M và H2SO4 0,01M với 250 ml dung dịch NaOH aM thu được 500 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị a là
A. 0,13M.	B. 0,12M.	C. 0,14M.	D. 0.10M.
Câu 14. Trong các cặp chất sau đây, cặp chất nào cùng tồn tại trong dung dịch?
A. AlCl3 và Na2CO3.	B. HNO3 và NaHCO3.
C. NaAlO2 và KOH.	D. NaCl và AgNO3.
Câu 15. Dãy nào sau đây gồm các ion tồn tại đồng thời trong một dung dịch:
A. Na+, Mg2+ , SO42−, Cl−.	B. Na+, Al3+, SO42−, OH−.
C. Ba2+, Cu2+, NO3- SO42−,	D. Ag+, Fe3+, Br−, NO3−.
Câu 16: Một dung dịch chứa 0,25 mol Cu2+; 0,2 mol K+; a mol Cl- và b mol SO42-. Tổng khối lượng muối có trong dung dịch là 52,4 gam. Giá trị của a và b lần lượt là
A. 0,4 và 0,15. B. 0,2 và 0,25. C. 0,1 và 0,3. D. 0,5 và 0,1.
Câu 17: Nhóm các chất nào dưới đây chỉ gồm các chất điện li mạnh
A. CaCl2; CuSO4; H2SO4; H2S.	B. HNO3; Ca(NO3)2; CaCl2; H3PO4 .
C. KCl; NaOH; Ba(NO3)2; Na2SO4.	D. HCl; BaCl2; NH3; CH3COOH
Câu 18. Đối với dung dịch axit yếu CH3COOH 0,10 M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau là đúng?
A.[H+]= 0,10M	B.[H+] > [CH3COO-]
C.[H+] < [CH3COO-]	D.[CH3COO-] < 0,10M
Câu 19: Có 4 dung dịch đều có nồng độ là a mol/l, Khả năng dẫn điện của các dd tăng dần theo thứ tự nào sau đây
CH3COOH < CH3COONa < K2SO4 <Al(NO3)3
CH3COOH < Al(NO3)3 < CH3COONa < K2SO4.
Al(NO3)3< CH3COOH < CH3COONa < K2SO4
CH3COONa < CH3COOH < K2SO4 < Al(NO3)3
Câu 20. Chọn câu trả lời đúng, khi nói về muối axit:
Dung dịch muối có pH < 7.
Muối có khả năng phản ứng với bazơ.
Muối vẫn còn hiđro trong phân tử.
Muối vẫn còn hiđro có khả năng phân li ra ion H+.
Câu 21: Sắp xếp các dung dịch sau : H2SO4 (1), CH3COOH (2), KNO3 (3), Na2CO3 (4) (có cùng nồng độ mol) theo thứ tự độ pH tăng dần:
A. (1) < (2) < (3) < (4).	B. (1) < (3) < (2) < (4).
C. (4) < (3) < (2) < (1)	D. (2) < (3) < (4) < (1)
Câu 22 Cặp dung dịch chất nào sau đây phản ứng với nhau tạo ra kết tủa
A. Na2CO3 va BaCl2.	B. KOH và H2SO4.
C. Na2CO3 và HCl.	D. NH4Cl và NaOH.
Câu 23. Phản ứng nào dưới đây có phương trình ion rút gọn:
Ba2++ SO42-→ BaSO4?
A.Ba(OH)2+ H2SO4 →BaSO4+ H2O	B. Ba(OH)2+ FeSO4→BaSO4+ Fe(OH)2
C.BaCl2+ FeSO4 →BaSO4+ FeCl2	D. BaCl2+ Ag2SO4 →BaSO4+ 2AgCl
Câu 24. Cho các phản ứng sau:
(1)NaHCO3+ HCl	(2) NaHCO3+ NaOH
(3) Ba(HCO3)2+ HCl	(4) Ba(HCO3)2+ H2SO4
Số phản ứng có phương trình ion thu gọn HCO3-+ H+→ H2O + CO2 là:
A.2	B.1	C. 4	D.3
Câu 25. Cho các dung dịch: Ca(OH)2, NaHCO3, HCl, CH3COOH, NaCl. Số dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là
A.1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
Giấy chỉ thị màu từ hoa chiều tím, củ nghệ vàng và hoa giấy
Bộ đèn phát sáng từ quả chanh
Trò chơi thủ lĩnh thẻ bài
THIẾT KẾ HỌC LIỆU SỔ TAY HÓA HỌC

File đính kèm:

  • docxskkn_thiet_ke_thiet_bi_day_hoc_va_hoc_lieu_hoc_tap_nham_nang.docx
  • pdfHồ Thị Lê - THPT Quỳnh Lưu 3 - Hóa học.pdf