SKKN Sưu tầm và ứng dụng các trò chơi vào dạy học lịch sử ở trường THPT góp phần nâng cao chất lượng bộ môn (Phần Lịch sử thế giới Thời Nguyên thủy, Cổ đại và Trung đại )
Lịch sử không chỉ đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội mà trong chừng mực không nhỏ còn là công cụ giáo dục tình cảm, đạo đức, phẩm chất. Đó là giáo dục lòng yêu nước, trung thành với dân tộc, với cách mạng, với Đảng. là việc noi gương người xưa để hành động trong ngày hôm này. Nhưng hiện nay trong xã hội và nhà trường môn lịch sử và bị xem là là môn phụ. Kết quả học tập của học sinh rất yếu kém và đáng báo động. Vậy nguyên nhân do đâu ? Phải chăng dạy và học lịch sử hiện nay chưa tìm ra một « kim chỉ nam » đúng đắn chuẩn xác để định hướng đi chung.
Hiện nay việc dạy và học sử đang thu hút sự chú ý của toàn xã hội. Xuất phát từ thực tế đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các ban ngành liên quan đã có những biện pháp để nâng cao hiệu quả dạy sử và học sử trong trường phổ thông. Có rất nhiều cá nhân và tổ chức quan tâm đến vấn đề này, đặc biệt là những giáo viên trực tiếp dạy sử hiện nay cũng có những nỗ lực để tìm ra con đường , biện pháp nâng cao hiệu quả việc dạy và học lịch sử hiện nay.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Sưu tầm và ứng dụng các trò chơi vào dạy học lịch sử ở trường THPT góp phần nâng cao chất lượng bộ môn (Phần Lịch sử thế giới Thời Nguyên thủy, Cổ đại và Trung đại )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG PTTH NGUYỄN HỮU CẢNH Mã số .. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SƯU TẦM VÀ ỨNG DỤNG CÁC TRÒ CHƠI VÀO DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỘ MÔN ( PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI THỜI NGUYÊN THỦY, CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI ) Người thực hiện : Phạm Thị Hạnh Lĩnh vực nghiên cứu : Quản lý giáo dục Phương pháp dạy học bộ môn Phương pháp giáo dục Lĩnh vực khác □ □ □ □ Có đính kèm : □ Mô hình □ Phần mềm □ Phim ảnh □ Hiện vật khác Năm học : 2010 - 2011 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN : 1. Họ và tên : Phạm Thị Hạnh 2. Ngày tháng năm sinh : 01 tháng 05 năm 1979 3. Nam, nữ : Nữ 4. Địa chỉ : 114-tổ 16b – kp 2- Bình Đa – Biên Hòa – Đồng Nai. 5. Điện thoại : 6. Email : phamhanhnhc@yahoo.com 7. Chức vụ : Giáo viên 8. Đơn vị công tác : Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO : - Trình độ chuyên môn cao nhất : Cử nhân - Năm nhận bằng : 2001 - Chuyên ngành đào tạo : Lịch Sử III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC : - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy môn Lịch Sử - Số năm có kinh nghiệm:10 - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: +Tìm hiểu nhật ký chiến tranh của Liệt sỹ Đặng Thùy Trâm +Sử dụng bài tập nhận thức trong dạy học Lịch Sử 10. +Hướng dẫn học sinh làm bài kiểm tra Lịch Sử. +Sưu tầm và ứng dụng các trò chơi vào dạy học lịch sử ở trường THPT góp phần nâng cao chất lượng bộ môn( phần I lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại ) MỤC LỤC Trang A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .4 B. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ..5 C. NỘI DUNG ĐỀ TÀI ..7 I. Cơ sở lí luận..7 I. 1. Nhận thức lịch sử của học sinh........7 I. 2. Dạy học lịch sử dựa vào đặc trưng tâm lí lứa tuổi học sinh THPT.. 9 II. Cơ sở thực tiễn . 10 II. 1. Tình hình dạy học môn Lịch sử ở trường THPT Việt Nam hiện nay.. 10 II. 2. Nâng cao hiệu quả dạy học môn Lịch sử ở trường THPT – Một yêu cầu cấp thiết. 14 III. Đề xuất một số phương pháp, trò chơi ứng dụng trong dạy học sử ở trường THPT nhằm nâng cao hiệu quả..16 III. 1. Ý nghĩa của việc sưu tầm và ứng dụng các trò chơi vào dạy học lịch sử.16 III. 2. Sưu tầm và ứng dụng một số trò chơi đã được tổ chức.19 III.2. 1. Giới thiệu một số trò chơi đã được tổ chức *Trò chơi “Ai là ai?”19 * Trò chơi “Đối mặt”22 * Trò chơi “Đường lên đỉnh Olympia” .34 III. 2. 2. Cách thức ứng dụng các trò chơi vào dạy học lịch sử.41 III. 2. 2. 1. Công tác chuẩn bị.42 III. 2. 2. 2. Tổ chức trò chơi42 IV KẾT LUẬN43 V. KIẾN NGHỊ44 SƯU TẦM VÀ ỨNG DỤNG CÁC TRÒ CHƠI VÀO DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỘ MÔN ( PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI THỜI NGUYÊN THỦY, CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI ) A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam Lịch sử không chỉ đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội mà trong chừng mực không nhỏ còn là công cụ giáo dục tình cảm, đạo đức, phẩm chất. Đó là giáo dục lòng yêu nước, trung thành với dân tộc, với cách mạng, với Đảng... là việc noi gương người xưa để hành động trong ngày hôm này. Nhưng hiện nay trong xã hội và nhà trường môn lịch sử và bị xem là là môn phụ. Kết quả học tập của học sinh rất yếu kém và đáng báo động. Vậy nguyên nhân do đâu ? Phải chăng dạy và học lịch sử hiện nay chưa tìm ra một « kim chỉ nam » đúng đắn chuẩn xác để định hướng đi chung. . Hiện nay việc dạy và học sử đang thu hút sự chú ý của toàn xã hội. Xuất phát từ thực tế đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các ban ngành liên quan đã có những biện pháp để nâng cao hiệu quả dạy sử và học sử trong trường phổ thông. Có rất nhiều cá nhân và tổ chức quan tâm đến vấn đề này, đặc biệt là những giáo viên trực tiếp dạy sử hiện nay cũng có những nỗ lực để tìm ra con đường , biện pháp nâng cao hiệu quả việc dạy và học lịch sử hiện nay. Và trên thực tế đã xuất hiện nhiều quan niệm, phương pháp dạy và học đáp ứng phần nào những đòi hỏi đó. Tuy vậy khoa học luôn đòi hỏi tìm ra những biện pháp , con đường mới để áp dụng vào thực tiễn cho hiệu quả. Vì thế việc tìm ra con đường nhằm nâng cao việc dạy và học lịch sử là điều hết sức quan trong cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Là một giáo viên trực tiếp dạy học lịch sử, trong tôi cũng đang có những suy nghĩ về việc dạy học lịch sử hiện nay. Tôi cũng mong tìm ra con đường biện pháp tích cực để áp dụng trong công việc của mình đang làm và tìm ra nhiều hướng đi hơn cho tư duy của bản thân trong quá trình dạy lịch sử. Hiện nay ở các trường phổ thông đã áp dụng rất nhiều phương pháp dạy học, nhiều phương tiện kĩ thuật mới và bước đầu mang lại những hiệu quả thiết thực cho quá trình dạy và học lịch sử. quá trình sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học là một xu thế hiện nay đã mang lại hiệu quả đáng kể. Hay áp dụng nguyên tắc dạy học liên môn , dạy học theo vấn đề, dạy học theo nhóm, dạy học theo qua các chương trình học lịch sử... đã góp phần tích cực vào quá trình tìm ra con đường biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học môn lịch sử. Qua quá trình tìm tòi, suy nghĩ tôi đã chọn một hướng mới góp phần nâng cao hiêu quả dạy học bộ môn là việc tổ chức và ứng dụng các trò chơi vào việc dạy học lịch sử. Đó có thể coi là một biện pháp góp phần « tích cực hóa » các hoạt động dạy và học sử. Việc tổ chức các trò chơi phù hợp với học sinh sẽ gây hứng thú hơn trong việc học lịch sử. Như vậy việc tổ chức các trò chơi lịch sử trong dạy học lịch sử là một hướng đi nhằm nâng cao và góp phần thu hút đông đảo sự quan tâm của học sinh vào môn học. Đặc biệt được công tác tại ngôi trường có thế mạnh về cộng nghệ thông tin đã giúp chúng tôi có quyết tâm hơn với việc đẩy mạmh ứng dụng cộng nghệ thông tin vào dạy và học lịch sử từ đó tôi quyết định lựa chọn đề tài « Sưu tầm và ứng dụng các trò chơi vào dạy học lịch sử thế giới ở các trường THPT, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn » nhằm tạo hứng khởi trong hoạt động dạy và học lịch sử. B. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Mong muốn tìm ra con đường biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn lịch sử ở trường phổ thông là vấn đề chung của những nhà giáo và nhiều tổ chức ban ngành có liên quan.Giáo trình “phương pháp dạy học lịch sử” – GS Phan Ngọc Liên (chủ biên) cũng đã trình bày nhiều vấn đề về lí luận, quan niệm tư tưởng, tri thức nghiệp vụ.Ở đó cũng trình bày một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả dạy học bộ môn. Cuốn sách phản ánh tình hình thực tế của công tác giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông và việc rèn luyện nghiệp vụ. Đây là nguồn tư liệu phong phú cho những giáo viên giảng viên bộ môn lịch sử, giúp người tiếp cận nó đúc rút được về mặt lí luận và kinh nghiệm dạy học để tác nghiệp. Cuốn sách “Con đường và biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông” – PGS.TS Ngô Minh Oanh (chủ biên) và các tác giả thuộc tổ lí luận và phương pháp dạy học lịch sử, khoa lịch sử trường Đại học sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh xuất bản tháng 1/2006 đã trình bày một số con đường và biện pháp nâng cao hiệu quả dạy và học lịch sử ở trường THPT như: dạy học lịch sử theo hướng tích cức hóa hoạt động nhận thức của học sinh; vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn để nâng cao hiệu quả dạy học môn lịch sử; sử dụng kiến thức lịch sử thế giới để dạy tốt lịch sử Việt Nam ở trường THPT, sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử Trong những năm gần đây, với sự phát triển của khoa học công nghệ và truyền thông, thì việc nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn đã gặp được những thuận lợi nhất định. Đó là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình giảng dạy bộ môn lịch sử. Những ứng dụng ấy đã phần nào mang lại những kết quả tích cựu. Giáo viên phổ thông sử dụng phần mềm powerpoint để đưa nội dung bài giảng và những minh họa sinh động như hình ảnh, các thước phim tư liệu trong quá trình giảng dạy..từ đó đã thu hút sự chú ý học tập của học sinh nhiều hơn.. Ngoài ra, các quan niệm như: Dạy học nêu vấn đề; Dạy học liên môn; Dạy học lấy học sinh làm trung tâm.cũng được nghiên cứu và trình bày trong nhiều công trình khoa học. Những công trình ấy cũng đã góp phần tích cựu vào việc tìm ra con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học môn lịch sử ở trường trung học phổ thông. Với mong muốn tiếp tục tìm ra con đướng, biện pháp những hứng đi mới nhằm nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ớ trường phổ thông, biện pháp :« Sưu tầm và ứng dụng các trò chơi vào dạy học lịch sử thế giới lớp 10 ban cơ bản ớ trường THPT nhằm nâng cao chất lượng bộ môn ». Cũng nhằm vào mục đích đó : Các trò chơi ngày càng phong phú và không còn xa lạ với nhiều người. Nhưng việc áp dụng các trò chơi vào dạy học lịch sử ở trường THPT vẫn còn rất ít nếu như không muốn nói là chưa có. Nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn lịch sử ở trường THPT qua việc sưu tầm và ứng dụng các trò chơi lịch sử là một vấn đề mới mẻ, ít có tài liệu đề cập tới. Đề tài hướng vào việc tìm hiểu thực trạng của việc dạy học lịch sử ở trường THPT, nêu ra nguyên nhân và từ đó hướng tới 1 biện pháp mới là « Sưu tầm và ứng dụng các trò chơi vào dạy học lịch sử ở trường THPT » với việc đi sâu tìm hiểu các bước tiến hành tổ chức các trò chơi và những thực nghiệm minh họa. C. NỘI DUNG ĐỀ TÀI I. Cơ sở lí luận. I. 1. Nhận thức lịch sử của học sinh. Mỗi môn học trong nhà trường đều có vai trò và vị trí đặc biệt nhưng tựu chung đều hướng vào mục tiêu “giáo dưỡng, giáo dục” và phát triển học sinh. Thời đại ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật và xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa giáo dục vào “4 trụ cột” cơ bản. Đó là “học để biết, học để làm, học để cùng chung sống và học để khẳng định mình”. Đây là những nguyên tắc chung được nêu cho các dân tộc, các môn học. Nhưng để làm được điều đó ngoài sự phát huy tính năng động sáng tạo của người làm công tác giáo dục thì cần phải phát huy vai trò chủ thể của học sinh trong học tập, nắm bắt được đặc điểm về nhận thức lịch sử của học sinh. Bởi có nắm
File đính kèm:
skkn_suu_tam_va_ung_dung_cac_tro_choi_vao_day_hoc_lich_su_o.pdf