SKKN Sử dụng phương tiện và thiết bị dạy học trong bài ngoại khóa - An toàn giao thông

Giáo dục công dân cùng với các môn học khác có một vai trò quan trọng trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực mới phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước trong thềm thế kỷ XXI. Với đặc thù riêng của môn học là tính trừu tượng, khái quát hoá cao, lý luận sâu sắc nên việc giảng dạy bộ môn phải có sự liên hệ thực tiễn và đối chiếu với thực tiễn để làm rõ lý luận.

Do đó giảng dạy GDCD có thể nói là một công việc khó, nếu người giáo viên không có những hiểu biết sâu sắc và quan trọng hơn là thiếu sự vận dụng những phương tiện và thiết bị dạy học hiện đại minh họa cho kiến thức, nhằm kích thích tư duy sáng tạo, khả năng tự phát hiện và nắm vững nội dung bài học của học sinh thì chắc chắn giờ học sẽ trở nên tẻ nhạt và hiệu quả giáo dục sẽ không cao. Xuất phát từ thực tế đó nên yêu cầu đổi mới về phương pháp dạy học song song với việc sử dụng phương tiện và trang thiết bị dạy học hiện đại diễn ra như một xu thế tất yếu đối với hoạt động dạy và học. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi mà chương trình SGK GDCD các lớp bậc THCS đã được sửa đổi, người giáo viên dạy phải theo SGK mới nên phương tiện và thiết bị dạy học hiện đại sẽ được sử dụng ngày càng nhiều.

pdf 16 trang Huy Quân 29/03/2025 400
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng phương tiện và thiết bị dạy học trong bài ngoại khóa - An toàn giao thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Sử dụng phương tiện và thiết bị dạy học trong bài ngoại khóa - An toàn giao thông

SKKN Sử dụng phương tiện và thiết bị dạy học trong bài ngoại khóa - An toàn giao thông
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN VÀ THIẾT 
BỊ DẠY HỌC TRONG BÀI NGOẠI 
KHÓA : AN TOÀN GIAO THÔNG 
Phần một: 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
1. Lý do chọn đề tài. 
Giáo dục công dân cùng với các môn học khác có một vai trò quan trọng trong 
việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực mới phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất 
nước trong thềm thế kỷ XXI. 
 Với đặc thù riêng của môn học là tính trừu tượng, khái quát hoá cao, lý luận sâu 
sắc nên việc giảng dạy bộ môn phải có sự liên hệ thực tiễn và đối chiếu với thực tiễn 
để làm rõ lý luận. Do đó giảng dạy GDCD có thể nói là một công việc khó, nếu 
người giáo viên không có những hiểu biết sâu sắc và quan trọng hơn là thiếu sự vận 
dụng những phương tiện và thiết bị dạy học hiện đại minh họa cho kiến thức, nhằm 
kích thích tư duy sáng tạo, khả năng tự phát hiện và nắm vững nội dung bài học của 
học sinh thì chắc chắn giờ học sẽ trở nên tẻ nhạt và hiệu quả giáo dục sẽ không cao... 
Xuất phát từ thực tế đó nên yêu cầu đổi mới về phương pháp dạy học song song 
với việc sử dụng phương tiện và trang thiết bị dạy học hiện đại diễn ra như một xu 
thế tất yếu đối với hoạt động dạy và học. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi mà 
chương trình SGK GDCD các lớp bậc THCS đã được sửa đổi, người giáo viên dạy 
phải theo SGK mới nên phương tiện và thiết bị dạy học hiện đại sẽ được sử dụng 
ngày càng nhiều. 
Qua nhiều năm giảng dạy chương trình GDCD lớp 9, và qua những đợt tập huấn 
thay sách vào dịp hè, bản thân tôi cũng rút ra được nhiều kinh nghiệm. Trong đó điều 
mà tôi thấy cần thiết nhất đối với người giáo viên giảng dạy bộ môn GDCD để lôi 
cuốn được các em, để giờ giảng trôi qua nhẹ nhàng mà đem lại nhiều hiệu quả thì cần 
phải có và biết sử dụng một cách thành thạo, các phương tiện và các thiết bị dạy học 
trong các giờ giảng... 
Với tất cả các suy nghĩ đó, trong khuôn khổ bài viết này tôi xin có một vài trao 
đổi về bài ngoại khóa: AN TOÀN GIAO THÔNG - Chương trình GDCD lớp 9. 
2. Khái quát tình hình nghiên cứu 
Nghiên cứu các vấn đề PTDH là đối tượng nghiên cứu của lý luận về PPDH và 
các tài liệu bồi dưỡng GV GDCD. Đặc biệt, nội dung PTDH được đề cập nhiều trong 
chương trình tìm hiểu SGK mới. Trong đó phải kể đến: Tài liệu bồi dưỡng GV thực 
hiện chương trình, SGK môn GDCD bậc THCS 
3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 
Mục đích: Trên cơ sở tìm hiểu các PTDH, cấu trúc của bài ngoại khóa: AN 
TOÀN GIAO THÔNG và các thiết bị có thể áp dụng vào bài học để chuẩn bị tư liệu, 
PTDH cho quá trình giảng dạy. 
Nhiệm vụ: Nghiên cứu tìm hiểu cơ sở lý luận của PTDH. Nghiên cứu nội dung 
bài ngoại khóa: AN TOÀN GIAO THÔNG, tìm hiểu các PTDH được ứng dụng vào 
bài học để sử dụng một cách hợp lý, tránh tình trạng đưa quá nhiều PTDH vào bài 
giảng mà không đem lại kết quả cao. 
4. Cấu trúc của đề tài 
Ngoài mục lục và tư liệu tham khảo, Đề tài được chia làm 03 phần: 
Phần đặt vấn đề 
Nội dung 
Kết luận - kiến nghị 
Phần hai 
NỘI DUNG 
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHƯƠNG TIỆN VÀ TBDH. 
1. Thế nào là phương tiện và TBDH. 
- Theo nghĩa rộng: Phương tiện và TBDH ( sau đây gọi chung là PTDH) gồm tất 
cả các thiết bị có khả năng chứa đựng hoặc chuyển tải những thông tin về nội dung 
dạy học và sự điều khiển quá trình; hoặc những vật dụng có tác dụng hỗ trợ quá trình 
dạy học. 
- Theo nghĩa hẹp: Phương tiện dạy học là những thiết bị có khả năng chứa đựng 
hoặc chuyền tải thông tin về nội dung dạy học và sự điều khiển việc dạy và học. 
2. Chức năng của phương tiện dạy học. 
Mỗi phương tiện dạy học có thể giúp thực hiện một số trong các chức năng sau 
đây: 
- Chức năng kiến tạo tri thức: 
+ Nếu HS chưa biết nội dug thông tin chứa trong phương tiện dạy học thì 
phương tiện này mang chức năng hình thành biểu tượng về đối tượng cần nghiên cứu 
cho HS. 
Ví dụ: Các hình ảnh, số liệu thống kê phản ánh tình trạng giao thông , sẽ cho HS 
hình dung ra thực trạng giao thông hiện nay trên thế giới và Việt Nam. 
+ Phương tiện dạy học có chức năng minh hoạ, nhằm mục đích giúp HS hiểu rõ 
hơn đơn vị kiến thức. 
VD: Đưa ra một số tranh ảnh, số liệu về: AN TOÀN GIAO THÔNG. 
 + Phương tiện dạy học có chức năng khái niệm đã biết cho HS dưới dạng hình 
ảnh hay mô hình. 
- Chức năng rèn luyện kĩ năng: 
+ Phương tiện dạy học có thể hỗ trợ rèn luyện kỹ năng sử dụng một công cụ, ví 
dụ như từ điển, máy vi tính... 
+ Phương tiện dạy học có thể hỗ trợ rèn luyện kỹ năng thực hành. 
Ví dụ: Việc đưa ra các tình huống, tiểu phẩm lên máy chiếu, màn hình Video sẽ 
giúp HS hứng thú và đưa ra các ứng xử nhanh hơn; hoặc việc sử dụng sa hình ngã tư 
đường phố sẽ có tác dụng rèn luyện kỹ năng nhận biết và xử lý các tình huống giao 
thông khi thực hiện giáo dục ngoại khoá về An toàn giao thông cho HS. 
+ Phương tiện dạy học cũng có thể hỗ trợ HS rèn luyện kĩ năng quan sát, phân 
tích, so sánh... 
- Chức năng rèn luyện thái độ cho HS 
Thông qua tranh ảnh, câu chuyện, tấm gương, các bài tập trắc nghiệm khách 
quan , các bài tập tình huống liên quan đến nội dung bài học...được chuyển tải trên 
các phương tiện dạy học, HS dễ dàng bày tỏ thái độ của mình trước những vấn đề của 
cuộc sống đặt ra. 
- Chức năng kích thích hứng thú học tập 
Phương tiện dạy học có thể kích thích hứng thú học tập nhờ hình thức thông tin 
như âm thanh, màu sắc, hình ảnh động, nhờ nội dung thông tin như mô phỏng những 
hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và con người, ứng dụng của một số lĩnh vực khoa 
học công nghệ về giao thông... 
- Chức năng tổ chức điều khiển quá trình học tập. 
Phương tiện dạy học có thể có chức năng tổ chức, điều khiển quá trình dạy học, 
sách giáo viên, phần mềm vi tính, bài hát, băng hình..có phát ra những lệnh thực hiện 
công việc này, chuyển sang hoạt động khác...là những phương tiện dạy học có khả 
năng thực hiện chức năng này. 
- Chức năng hợp lý hoá công việc của thầy và trò. 
Phương tiện dạy học còn có thể hợp lý hoá việc tiến hành một số hoạt đông của 
thầy hoặc trò: 
Ví dụ: Trình chiếu các văn bản và hình ảnh nhờ Power point, chiếu bản trong có 
bài làm của HS lên bảng qua máy chiếu vật thể... 
3. Phương tiện dạy học đặc thù bộ môn, các phương tiện dạy học mới 
a. Những phương tiện dạy học đặc thù bộ môn GDCD 
- Các sơ đồ, biểu đồ, bảng biểu, tranh ảnh, mô hình. 
- Phim, đèn chiếu, máy chiếu, giấy trong. 
- Phiếu học tập 
- Giấy khổ lớn, bút dạ, kéo, băng dính 
- Câu chuyện, tình huống, số liệu.. 
- Đạo cụ đơn giản để đóng vai. 
- Các đồ vật như: hoa quả, máy móc .. 
.... 
b. Các phương tiện dạy học mới được sử dụng trong môn GDCD 
- Tivi, băng hình, phim tư liệu, phim truyền hình, video ca nhạc.. 
- Máy ảnh kỹ thuật số, máy quay.. 
- Máy tính, phần mềm Violet, IQB Leo, Internet... 
4. Hướng dẫn sử dụng phương tiện dạy học theo yêu cầu đổi mới PPDH 
môn GDCD 
4.1. Yêu cầu 
Để phương tiện dạy học thực sự trở thành công cụ đắc lực đổi mới PPDH môn 
GDCD, giáo viên cần tuân theo các yêu cầu sau: 
- Sử dụng phương tiện dạy học cần thích ứng linh hoạt với nội dung bài học. 
Phương tiện dạy học nói chung có khả năng đáp ứng nhưng nhu cầu đa dạng của 
PPDH. Mối PPDH không chỉ cần một phương tiện dạy học, mà có thể sử dụng một 
số phương tiện dạy học và một phương tiện dạy học có thể phục vụ cho nhiều PPDH 
khác nhau. (ví dụ như máy chiếu hay hình ảnh có thể vừa sử dụng cho phương pháp 
thảo luận và dùng cho vấn đáp..). Vì vậy cần khai thác khả năng thích ứng linh hoạt 
này để nâng cao hiệu quả của phương tiện dạy học. 
- Tránh lạm dụng hoặc chỉ sử dụng một phương tiện dạy học. Vì mỗi phương 
tiện dạy học đều có chỗ mạnh và chỗ yếu khác nhau. Do đó, cần biết lấy chỗ mạnh 
của phương tiện dạy học này để hạn chế chỗ yếu của phương tiện dạy học khác nhằm 
phát huy tối đa sức mạnh tổng hợp của hệ thống phương tiện dạy học, góp phần đạt 
được các mục đích đề ra trong từng bài học. 
- Sử dụng phương tiện dạy học phải đúng lúc, đúng chỗ, kịp thời hỗ trợ cho 
PPDH. 
- Phương tiện dạy học phải có tính khoa học, thẩm mĩ và có tính giáo dục đối 
với HS. Dù phương tiện dạy học bằng chất liệu đơn giản và tự tạo nhưng cũng phải 
đảm bảo yêu cầu này. 
Ví dụ: 
+ Khi GV vẽ sơ đồ đánh giá về giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung - cầu trên 
hàng hoá là gạo thì cũng phải bố trí sơ đồ khoa học; kẻ chữ viết ngay ngắn, rõ ràng 
và sử dụng phấn màu phù hợp. 
+ Trước khi HS viết kết quả thảo luận nhóm lên khổ giấy rộng, GV cần nhắm 
nhở và hướng dẫn các em viết chữ ngay ngắn, các nhóm cùng viết theo một chiều 
giấy dọc hoặc ngang... 
- Phương tiện dạy học phải được sử dụng để kích thích HS suy nghĩ, làm việc. 
Đặc biệt cần tăng cường sử dụng những phương tiện dạy học nhằm tạo môi trường 
tương tác cho HS học tập trong hoạt động và phát triển năng lực chủ động, tự giác, 
tích cực và sáng tạo của HS, tạo điều kiện cho các em thực hiện hoạt động học tập 
độc lập hoặc trong giao lưu. 
Ví dụ: Việc sử dụng tranh ảnh, băng hình quảng cáo một số mặt hàng có tác 
dụng kích thích HS tìm hiểu và biết được mục đích của cạnh tranh, tính hai mặt của 
cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá. 
4.2. Hướng dẫn sưu tầm, tự tạo phương tiện dạy học 
Các phương tiện dạy học, đặc biệt là các TBDH ở các trường THCS hiện nay 
còn nhiều thiếu thốn. Để phục vụ chương tình sách giáo khoa đổi mới Bộ giáo dục 
và đào tạo có kinh phí mua thiết bị dạy học cấp cho các trường và cấp phát thiết bị 
dạy học cho các bộ môn. Nhưng chắc chắn rằng, nguồn cung cấp từ Bộ không thể 
đáp ứng đủ nhu cầu về phương tiện dạy học cho các bộ môn. Mặt khác, không phải 
cứ dùng phương tiện dạy học đắt tiền là đạt hiệu quả dạy học cao, mà điều quan trọng 
là sử dụng hợp lý, biết cách khai thác triệt để phương tiện dạy học. Do đó, mỗi GV 
phải luôn luôn chủ động sáng tạo trong việc sưu tầm, tự tạo phương tiện dạy học dù 
là những phương tiện phục vụ dạy học rất đơn giản và ít tốn tiền.. 
- Những phương tiện dạy học và GV có thể tự sưu tầm gồm: Các thông tin trên 
các phương tiện thông tin đại chúng, các bài báo, tranh ảnh tự chụp, các tình huống 
có thật, câu chuy

File đính kèm:

  • pdfskkn_su_dung_phuong_tien_va_thiet_bi_day_hoc_trong_bai_ngoai.pdf