SKKN Sử dụng phiếu học tập để phát huy năng lực độc lập trong dạy học Bài 46, 47 Sinh học 8 THCS

Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, nhằm tạo ra những con người năng động, sáng tạo tiếp thu được những tri thức khoa học kỹ thuật hiện đại của nhân loại, biết tìm ra các giải pháp hợp lý cho những vấn đề trong cuộc sống của bản thân và của xã hội. Trong tình hình hiện nay, nền kinh tế đang phát triển cùng với sự phát triển của xã hội thì khoa học công nghệ cũng phát triển mạnh mẽ. Xã hội đòi hỏi người có học vấn hiện đại không chỉ có khả năng lấy ra từ trí nhớ các tri thức dưới dạng có sẵn đã lĩnh hội được ở nhà trường phổ thông mà còn phải có năng lực chiếm lĩnh, sử dụng các tri thức mới một cách độc lập, khả năng đánh giá các sự kiện, các tư tưởng các hiện tượng mới một cách thông minh, sáng suốt trong cuộc sống, trong lao động và trong quan hệ với mọi người.

Chính vì vậy, đứng trước nhu cầu tất yếu của xã hội, ngành giáo dục phải đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh là yêu cầu cấp bách của thời đại, là xu thế tất yếu khách quan. Trong luật giáo dục của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua tháng 12 năm 1996 ở mục II trong điều 4 đã nêu rõ: "Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tính tự giác chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập, ý chí vươn lên". Nghị quyết TW2 Ban chấp hành TW Đảng khoá VIII đã nhấn mạnh: "Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy - học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh nhất là sinh viên đại học. Phát triển mạnh phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân nhất là thanh niên ".

pdf 36 trang Huy Quân 29/03/2025 360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng phiếu học tập để phát huy năng lực độc lập trong dạy học Bài 46, 47 Sinh học 8 THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Sử dụng phiếu học tập để phát huy năng lực độc lập trong dạy học Bài 46, 47 Sinh học 8 THCS

SKKN Sử dụng phiếu học tập để phát huy năng lực độc lập trong dạy học Bài 46, 47 Sinh học 8 THCS
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH BÌNH 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NHO QUAN 
TRƯỜNG THCS QUẢNG LẠC 
----------  ---------- 
NGUYỄN KHÁNH QUỲNH 
SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP ĐỂ PHÁT HUY 
NĂNG LỰC ĐỘC LẬP TRONG DẠY HỌC BÀI 
46, 47 SINH HỌC 8 THCS 
Nho Quan, tháng 04 năm 2010 
Lời cảm ơn 
Hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc 
đến cô giáo hướng dẫn khoa học Mai Thanh Hoà đã tận tình hướng dẫn, giúp 
đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện sáng kiến kinh nghiệm. 
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, các 
em học sinh ở các trường THCS huyện Nho Quan đã tạo mọi điều kiện thuận lợi 
giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện sáng kiến. 
Cuối cùng tôi xin được cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động 
viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. 
Nho Quan, tháng 04 năm 2010 
TÁC GIẢ SÁNG KIẾN 
 Nguyễn Khánh Quỳnh 
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI 
Đối chứng ĐC 
Học sinh HS 
Phiếu học tập PHT 
Phương pháp dạy học PPDH 
Sách giáo khoa SGK 
Sinh học 8 SH8 
Giáo viên GV 
Trung học cơ sở THCS 
Thực nghiệm TN 
Trung ương TW 
MỤC LỤC 
 Trang 
Lời cảm ơn 1 
Các chữ viết tắt trong đề tài 2 
PHẦN I: MỞ ĐẦU 5 
1. Lý do chọn đề tài 5 
1.1. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay 5 
1.2. Vai trò của phiếu học tập 6 
1.3. Khả năng sử dụng phiếu học tập trong dạy bài 46, 47 Sinh học8 6 
1.4.Thực trạng sử dụng phiếu học tập trong dạy học Sinh học hiện nay. 7 
2. Mục đích nghiên cứu 7 
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 7 
4. Các phương pháp nghiên cứu 7 
4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 7 
4.2. Phương pháp điều tra 8 
4.3. Phương pháp Thực nghiệm sư phạm 8 
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 9 
1. Cơ sở lý luận của việc sử dụng phiếu học tập trong dạy học bài 9 
46, 47 Sinh học 8. 
1.1. Khái niệm phiếu học tập 9 
1.2. Vai trò phiếu học tập 9 
1.3. Các loại phiếu học tập 10 
1.4. Cấu trúc phiếu học tập 14 
2. Tiềm năng sử dụng phiếu học tập trong dạy học Sinh học 
bài 46, 47 Sinh học 8 14 
2.1. Cấu trúc nội dung bài 46 Sinh học 8 14 
2.2. Cấu trúc nội dung bài 47 Sinh học 8 16 
3.Thực trạng sử dụng phiếu học tập trong bài dạy 46, 47 sinh học 8 
3.1. Xác định thực trạng nhằm làm cơ sở thực tiễn 18 
3.2. Phương pháp xác định thực trạng 18 
3.3. Kết quả điều tra 18 
4. Các biện pháp sử dụng phiếu học tập trong dạy học 
bài 46,47 Sinh học 8 19 
4.1. Sử dụng phiếu học tập để hình thành kiến thức mới. 19 
4.2. Sử dụng phiếu học tập để hoàn thiện, hệ thống hoá kiến thức. 20 
5. Thực nghiệm sư phạm 21 
5.1. Nội dung thực nghiệm 21 
5.2. Phương pháp tiến hành thực nghiệm 21 
5.3. Kết quả thực nghiệm 31 
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 33 
1. Kết luận 33 
2. Đề nghị 33 
Tài liệu tham khảo 35 
PHẦN I: MỞ ĐẦU 
1. Lý do chọn đề tài: 
1.1. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, nhằm 
tạo ra những con người năng động, sáng tạo tiếp thu được những tri thức khoa 
học kỹ thuật hiện đại của nhân loại, biết tìm ra các giải pháp hợp lý cho những 
vấn đề trong cuộc sống của bản thân và của xã hội. 
Trong tình hình hiện nay, nền kinh tế đang phát triển cùng với sự phát 
triển của xã hội thì khoa học công nghệ cũng phát triển mạnh mẽ. Xã hội đòi hỏi 
người có học vấn hiện đại không chỉ có khả năng lấy ra từ trí nhớ các tri thức 
dưới dạng có sẵn đã lĩnh hội được ở nhà trường phổ thông mà còn phải có năng 
lực chiếm lĩnh, sử dụng các tri thức mới một cách độc lập, khả năng đánh giá 
các sự kiện, các tư tưởng các hiện tượng mới một cách thông minh, sáng suốt 
trong cuộc sống, trong lao động và trong quan hệ với mọi người. Chính vì vậy, 
đứng trước nhu cầu tất yếu của xã hội, ngành giáo dục phải đổi mới PPDH theo 
hướng phát huy tính tích cực của học sinh là yêu cầu cấp bách của thời đại, là xu 
thế tất yếu khách quan. 
Trong luật giáo dục của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được 
Quốc hội thông qua tháng 12 năm 1996 ở mục II trong điều 4 đã nêu rõ: "Phương 
pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tính tự giác chủ động, tư duy sáng tạo 
của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập, ý chí vươn lên". 
Nghị quyết TW2 Ban chấp hành TW Đảng khoá VIII đã nhấn mạnh: "Đổi 
mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một 
chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng 
các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy - học, bảo 
đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh nhất là sinh viên 
đại học. Phát triển mạnh phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng 
khắp trong toàn dân nhất là thanh niên ". 
Trước thực tế đó, Nghị quyết số 40/ 2000/QH10, ngày 9 tháng 12 năm 
2000 của Quốc hội khoá X về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã 
khẳng định: "Mục tiêu của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông lần 
này là xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa 
phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng 
yêu cầu phát triển nguồn nhân lực, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất 
nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo 
dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và thế giới". 
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 của Đảng ta cũng đề ra 
nhiệm vụ là: "Khẩn trương biên soạn và đưa vào sử dụng ổn định trong cả nước 
bộ chương trình và sách giáo khoa phổ thông phù hợp với yêu cầu phát triển 
mới". Bởi vậy, vấn đề đặt ra của ngành giáo dục trong giai đoạn hiện nay là phải 
đổi mới phương pháp dạy học theo hướng đề cao vai trò chủ thể hoạt động của 
học sinh trong học tập là yêu cầu cấp thiết của sự nghiệp giáo dục hiện nay và 
hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của thế giới. 
1.2. Vai trò của phiếu học tập: 
Phiếu học tập giúp học sinh biết cách diễn đạt ý tưởng của mình bằng 
ngôn ngữ của chính mình khi nghiên cứu một nội dung sinh học thành một hệ 
thống kiến thức hoàn chỉnh. 
Khi sử dụng PHT sẽ rèn luyện cho học sinh các kĩ năng, thao tác hoạt động, 
phát huy năng lực độc lập nâng cao tinh thần trách nhiệm của học sinh trong học 
tập, rèn cho học sinh phương pháp tư duy khái quát có khả năng chuyển tải thông 
tin ở mức độ cao hơn. Quan trọng hơn cả là giúp học sinh vừa chiếm lĩnh kiến thức, 
vừa nắm vững phương pháp tái tạo cho bản thân kiến thức đó, phát triển năng lực 
tự học và thói quen tự học, sáng tạo, giúp học sinh có thể tự học suốt đời - đây là 
một trong những yêu cầu căn bản của lý luận dạy học nói riêng. 
Theo tác giả giáo sư Trần Bá Hoành cuốn "Kỹ thuật dạy học sinh học - 
1996" có viết: "Trong cách dạy học tích cực khi sử dụng phiếu học tập có sự 
giao tiếp thường xuyên qua lại giữa thày với trò, giữa trò với trò, bài học được 
xây dựng từ những đóng góp của học sinh thông qua các hoạt động học tập do 
thày tổ chức". 
Như vậy phiếu học tập có vai trò rất lớn hình thành kĩ năng tự lực, sáng 
tạo và tích cực của học sinh. 
1.3. Khả năng sử dụng phiếu học tập trong bài 46,47 Sinh học 8 THCS: 
Qua phân tích nội dung các bài 46, 47 Sinh học 8 ta thấy rất nhiều nội 
dung có thể sử dụng phiếu học tập để giúp người học tự lực và tích cực trong 
quá trình học. 
1.4. Do thực trạng sử dụng phiếu học tập trong dạy học sinh học hiện 
nay: 
Qua thực tế tiếp xúc những giờ dạy về các bài này cho thấy nhiều giờ dạy 
một số giáo viên tuy có sử dụng phiếu học tập nhưng còn lúng túng về phương 
pháp sử dụng phiếu học tập, do đó gặp nhiều khó khăn trong việc đổi mới 
phương pháp dạy học hiện nay, đặc biệt là tổ chức các hoạt động nhận thức cho 
học sinh. 
Từ những lý do nêu trên và mong muốn góp phần bé nhỏ của mình vào 
việc tìm tòi các biện pháp thích hợp nhằm tổ chức học sinh học tập tích cực, tự 
lực trong dạy học Sinh học. Chúng tôi thấy, việc nghiên cứu sử dụng phiếu học 
tập trong dạy học môn Sinh học nói chung và dạy học bài 46, 47 Sinh học 8 nói 
riêng là hết sức cần thiết. Vì vậy chúng tôi chọn hướng đề tài: "Sử dụng phiếu 
học tập để phát huy năng lực độc lập trong dạy học bài 46, 47 Sinh học 8 
THCS " 
2. Mục đích nghiên cứu: 
Xác định các biện pháp sử dụng phiếu học tập trong dạy học bài 46, 47 
Sinh học 8 nhằm phát huy năng lực độc lập của học sinh. 
3. Nhiệm vụ nghiên cứu: 
3.1. Hệ thống hoá cơ sở lý luận về sử dụng phiếu học tập trong dạy học 
Sinh học bài 46, 47 Sinh học 8. 
3.2. Phân tích đặc điểm nội dung bà i46, 47 Sinh học 8. 
3.3. Xác định thực trạng việc sử dụng phiếu học tập trong dạy học bài 
46, 47 Sinh học 8. 
3.4. Xác định các biện pháp sử dụng phiếu học tập để dạy bài 46, 47 
Sinh học 8. 
3.5. Thực nghiệm việc sử dụng phiếu học tập trong dạy học bài 46, 47 
Sinh học 8. 
4. Các phương pháp nghiên cứu: 
4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: 
Nghiên cứu các tài liệu, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về giáo dục, 
các tài liệu bài viết đề cập đến vấn đề sử dụng phiếu học tập nhằm làm cơ sở lý 
thuyết cho đề tài. 
4.2. Phương pháp điều tra: 
Trực tiếp điều tra: Tôi điều tra trực tiếp bằng cách dự giờ, trao đổi với một 
số giáo viên dạy Sinh học 8 ở một số trường bạn nhằm xác định thực trạng sử 
dụng phiếu học tập và hiệu quả của việc sử dụng đó. 
4.3. Thực nghiệm sư phạm: 
Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra có hiệu quả về biện pháp 
sử dụng phiếu học tập đã đề xuất. 
Xử lí các số liệu bằng thống kê toán học. 
Sử dụng các tham số theo tỷ lệ %. 
Lớp thực nghiệm là lớp 8A 
Lớp đối chứng là lớp 8B 
Trình độ 2 lớp tương đương nhau, tôi thực hiện dạy các bài 46, 47 Sinh học8. 
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
1. Cơ sở lý luận của việc sử dụng phiếu học tập trong dạy học Sinh 
học bài 46, 47 Sinh học 8: 
1.1. Khái niệm phiếu học tập: 
Về khái niệm phiếu học tập, tác giả PGS.TS. Nguyễn Đức Thành đã xây 
dựng khái niệm như sau: "Để tổ chức các hoạt động của học sinh, người ta phải 
dùng các phiếu hoạt động học tập gọi tắt là phiếu học tập. Còn gọi cách khác là 
phiếu hoạt động hay phiếu làm việc. Phiếu học tập là những tờ giấy rờ

File đính kèm:

  • pdfskkn_su_dung_phieu_hoc_tap_de_phat_huy_nang_luc_doc_lap_tron.pdf