SKKN Sử dụng hình ảnh động vào giảng dạy phần nguyên lí làm việc của một số hệ thống trong phần động cơ đốt trong, môn Công Nghệ 11
Trên con đường hội nhập và phát triển cùng thế giới, đất nước ta đã và đang từng bước đổi mới, áp dụng khoa học - kỹ thuật - công nghệ hiện đại vào trong mọi lĩnh vực của đời sống và sản xuất để thực hiện công cuộc “ công nghiệp hoá, hiện đại hoá” đất nước. Do đó việc đào tạo ra nguồn nhân lực có tri thức và đạo đức đang là mục tiêu lớn của ngành giáo dục nước ta hiện nay. Cùng với mục tiêu chung của ngành giáo dục, mục tiêu của giáo dục cấp THPT đó là: “Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động.
Luật giáo dục đã quy định : “ Giáo dục THPT nhằm giúp học sinh cũng cố và phát triển những kết quả của giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện lựa chọn hướng phát triển và phát huy năng lực cá nhân, tiếp tục học Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”. Môn Công nghệ 11 được Bộ giáo dục và Đào tạo biên soạn trên tinh thần đổi mới, đảm bảo tính phổ thông, cơ bản, hiện đại và phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Nó cùng với các môn học khác trong nhà trường phổ thông góp phần quan trọng vào việc tạo nền tảng ban đầu để đào tạo con người phát triển toàn diện.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Sử dụng hình ảnh động vào giảng dạy phần nguyên lí làm việc của một số hệ thống trong phần động cơ đốt trong, môn Công Nghệ 11

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG HÌNH ẢNH ĐỘNG VÀO GIẢNG DẠY PHẦN NGUYÊN LÍ LÀM VIỆC CỦA MỘT SỐ HỆ THỐNG TRONG PHẦN ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG, MÔN CÔNG NGHỆ 11 I. SƠ YẾU LÍ LỊCH: Họ và tên: Phan Thị Vân Anh. Ngày tháng năm sinh: 20/01/1982. Năm vào ngành: 2006. Chức vụ: Giáo viên. Đơn vị công tác: Trường THPT Ba Vì - Ba Vì - Hà Nội. Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên khoa KTCN. Hệ đào tạo: Tại chức. Bộ môn giảng dạy: Công nghệ. Ngoại ngữ: Anh văn. Trình độ chính trị: Sơ cấp. II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI: 1. Tên đề tài: “SỬ DỤNG HÌNH ẢNH ĐỘNG VÀO GIẢNG DẠY PHẦN NGUYÊN LÍ LÀM VIỆC CỦA MỘT SỐ HỆ THỐNG TRONG PHẦN ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG” A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LỜI NÓI ĐẦU. Trên con đường hội nhập và phát triển cùng thế giới, đất nước ta đã và đang từng bước đổi mới, áp dụng khoa học - kỹ thuật - công nghệ hiện đại vào trong mọi lĩnh vực của đời sống và sản xuất để thực hiện công cuộc “ công nghiệp hoá, hiện đại hoá” đất nước. Do đó việc đào tạo ra nguồn nhân lực có tri thức và đạo đức đang là mục tiêu lớn của ngành giáo dục nước ta hiện nay. Cùng với mục tiêu chung của ngành giáo dục, mục tiêu của giáo dục cấp THPT đó là: “Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động. Luật giáo dục đã quy định : “ Giáo dục THPT nhằm giúp học sinh cũng cố và phát triển những kết quả của giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện lựa chọn hướng phát triển và phát huy năng lực cá nhân, tiếp tục học Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”. Môn Công nghệ 11 được Bộ giáo dục và Đào tạo biên soạn trên tinh thần đổi mới, đảm bảo tính phổ thông, cơ bản, hiện đại và phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Nó cùng với các môn học khác trong nhà trường phổ thông góp phần quan trọng vào việc tạo nền tảng ban đầu để đào tạo con người phát triển toàn diện. Thực tế như chúng ta đã thấy, động cơ đốt trong có vai trò rất quan trọng và được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực như : Nông nghiệp, công nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải, quân sự... Do đó đối với người học sinh phổ thông dù sau này có lựa chọn nghề nghiệp gắn bó với động cơ đốt trong hay không thì những hiểu biết về động cơ đốt trong nói chung cũng như nguyên lí làm việc của các hệ thống trong động cơ đốt trong vẫn luôn gắn liền với đời sống thực tiễn của họ. Chính vì vậy để có thể hiểu và ghi nhớ sâu sắc hơn về nguyên lí làm việc của 1. Đại đa số học sinh của Trường THPT Ba Vì là con em dân tộc miền núi, trình độ nhận thức của các em không đồng đều. Địa bàn khu vực còn non kém về nền công nghiệp. Tình trạng ngại học, coi nhẹ môn học do đây không phải là môn thi tốt nghiệp và thi vào Đại học, Cao đẳng ...Nên đã dẫn đến một thực tế đáng buồn là kết quả, hiệu quả của giờ học chưa cao, chưa đạt được mục đích, yêu cầu đặt ra. 2. Kiến thức về nguyên lí làm việc của các hệ thống trong động cơ đốt trong là nội dung mang tính trừu tượng, học sinh không thể trực tiếp quan sát, tri giác được. Để tiếp thu được nội dung này học sinh phải hình dung, tưởng tượng, phải thực hiện các thao tác tư duy dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Do đó đã gây ra nhiều khó khăn cho học sinh trong việc tiếp nhận cũng như khắc sâu kiến thức của bài học, dẫn đến sự say mê, yêu thích môn học của học sinh không nhiều, chất lượng và hiệu quả của giờ học chưa cao. 3.Trong khi đó xu hướng lựa chọn nghề nghiệp, sức thuyết phục của chương trình còn ở mức độ chưa cao và tâm lí coi nhẹ môn học của học sinh..... và còn rất nhiều lí do khác nữa được đưa ra để biện minh cho thực tế là chất lượng và hiệu quả của giờ học chưa cao. Song tôi thiết nghĩ mấu chốt của vấn đề là ở chỗ bản thân người giáo viên Công nghệ cũng đang dạt theo sự ngại học của học sinh, chưa tích cực tìm giải pháp nâng cao chất lượng giờ học, quá nặng nề đến việc trang bị kiến thức mà không thấy kiến thức ấy phải được tổ chức như thế nào để giúp học sinh tiếp nhận một cách dễ dàng và hứng thú. Hoà nhập với việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học hiện nay, rút kinh nghiệm giảng dạy từ đồng nghiệp và bằng thực tế giảng dạy của bản thân, tôi mạnh dạn giới thiệu sáng kiến kinh nghiệm : “ Sử dụng hình ảnh động vào giảng dạy phần nguyên lí làm việc của một số hệ thống trong phần động cơ đốt trong, môn Công nghệ 11”. Để thực hiện tốt giờ dạy theo tinh thần đổi mới, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và hứng thú của học sinh. Bản thân tôi đã không ngừng đổi mới về tư duy, nhận thức từ khâu soạn giáo án (Thiết kế bài học) cho đến cách sử dụng thiết bị dạy học, lập phiếu điều tra để nắm bắt tình hình học tập của học sinh, từ đó điều chỉnh cho phù hợp với thực tế nhà trường và đối tượng học sinh. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. PHƯƠNG PHÁP DẠY PHẦN NGUYÊN LÍ LÀM VIỆC CỦA MỘT SỐ HỆ THỐNG TRONG ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG HIỆN NAY Phương pháp dạy phần nguyên lí làm việc của một số hệ thống trong động cơ đốt trong đang được sử dụng phổ biến hiện nay đó là: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc bằng cách thông qua một số câu hỏi gợi mở, học sinh nghiên cứu sách giáo khoa, quan sát sơ đồ cấu tạo rồi tiến hành tư duy, hình dung, tưởng tượng và rút ra nguyên lí làm việc của hệ thống. Sau đó giáo viên tóm tắt và kết luận lại cho học sinh về nguyên lí làm việc của hệ thống dưới dạng lí thuyết. Với cách thực hiện như trên đã đem lại kết quả đáng kể, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Qua đó nó thể hiện được phong cách, phương pháp và khả năng truyền đạt kiến thức của người giáo viên. Tuy nhiên với cách thực hiện như vậy cũng gây không ít khó khăn cho cả giáo viên lẫn học sinh trong quá trình dạy và học. Sau khi nghiên cứu kiến thức về nguyên lí làm việc của các hệ thống trong động cơ đốt trong là những lí thuyết trừu tượng. Do đó học sinh rất khó khăn trong quá trình tiếp nhận cũng như khắc sâu kiến thức. II. PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG HÌNH ẢNH ĐỘNG VÀO GIẢNG DẠY PHẦN NGUYÊN LÍ LÀM VIỆC CỦA MỘT SỐ HỆ THỐNG TRONG PHẦN ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG Bản chất của quá trình dạy học là quá trình tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên nhằm đạt mục đích dạy học: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lí, nhận thức thực tại khách quan”. Nguyên lí làm việc của một số hệ thống trong động cơ đốt trong là những kiến thức lí thuyết, chúng thường mờ nhạt, trừu tượng, chưa tác động mạnh vào các giác quan. Do đó kí ức khó ghi nhận và tái hiện lại khi cần thiết. Vì vậy cần phải cụ thể hoá, vật chất hoá, làm cho lí thuyết được cụ thể hơn, sâu sắc hơn và có tính thuyết phục hơn. Từ đó học sinh có thể dễ dàng tiếp nhận kiến thức và khắc sâu vấn đề lí thuyết vừa nghiên cứu. Ở đây, tôi không có tham vọng đưa ra một cách dạy mới thay thế cách dạy phong phú đa dạng mà lâu nay giáo viên vẫn thường sử dụng và còn tiếp tục được sử dụng. Tôi chỉ xin giới thiệu một cách dạy kết hợp giữa phương pháp truyền thống với những yêu cầu mới. Đó là: Sử dụng hình ảnh giảng phần nguyên lí làm việc của một số hệ thống trong động cơ đốt trong. * Cách thức tiến hành: Khi nghiên cứu, tìm hiểu về nguyên lí làm việc của một số hệ thống trong động cơ đốt trong. Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa, quan sát sơ đồ cấu tạo của hệ thống. Thông qua một số câu hỏi gợi mở, giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành tư duy và xây dựng sơ đồ khối dưới dạng hình ảnh thể hiện nguyên lí làm việc của hệ thống. Giờ dạy này ứng dụng công nghệ thông tin là tốt nhất. Vì vậy, giáo viên nên sử dụng giáo án điện tử để thuận tiện cho việc giảng dạy, rút ngắn thời gian vẽ sơ đồ dưới dạng hình ảnh làm tiết học sinh động hơn, thu hút được học sinh, làm cho học sinh có sự hứng thú và say mê môn học. III. VẬN DỤNG CỤ THỂ: 1. Nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức: ( Bài 25: Hệ thống bôi trơn - SGK Công nghệ 11) * Trường hợp 1: Khi hệ thống làm việc bình thường Dầu bôi trơn chảy trong hệ thống theo hình ảnh động như sau: Cácte dầu Các mặt ma sát Bơm Bầu lọc Két Làm mát Đường hồi dầu cặn Đường dầu chính Van 6 Van 4 Đường hồi dầu Hệ thống làm việc bình thường: Giải thích nguyên lí theo sơ đồ dưới dạng hình ảnh động trên màn hình: Khi động cơ làm việc, dầu bôi trơn được bơm dầu hút từ cacte dầu đưa qua lưới lọc và bầu lọc để lọc sạch rồi đưa qua van khống chế đến đường dầu chính rồi theo các đường ống đến bôi trơn các bề mặt ma sát của động cơ, sau đó trở về cacte. Cacte dầu Lưới lọc Bơm dầu Bầu lọc Van khống chế Đường dầu chính Bề mặt ma sát * Trường hợp 2: Khi áp suất của dầu bôi trơn vượt quá giá trị cho phép Dầu bôi trơn chảy trong hệ thống theo sơ đồ hình ảnh như sau: Cácte dầu Các mặt ma sát Bơm Bầu lọc Két Làm mát Đường hồi dầu cặn Đường dầu chính Van 6 Van 4 Đường hồi dầu Giải thích nguyên lí dựa theo hình ảnh động trên sơ đồ: Khi áp suất của dầu bôi trơn vượt quá giá trị cho phép thì van an toàn mở để một phần dầu từ sau bơm chảy ngược về trước bơm làm giảm áp suất của dầu xuống. Khi đó hệ thống làm việc theo trường hợp bình thường. Cacte dầu Lưới lọc Bơm dầu Bầu lọc Van khống chế Đường dầu chính Bề mặt ma sát Van an toàn * Trường hợp 3: Khi nhiệt độ của dầu cao quá giới hạn định trước Dầu bôi trơn chảy trong hệ thống theo sơ đồ hình ảnh như sau: Cácte dầu Các mặt ma sát Bơm Bầu lọc Két Làm mát Đường hồi dầu cặn Đường dầu chính Van 6 Van 4 Đường hồi dầu Giải thích nguyên lí dựa vào hình ả
File đính kèm:
skkn_su_dung_hinh_anh_dong_vao_giang_day_phan_nguyen_li_lam.pdf