SKKN Sử dụng câu hỏi để nâng cao hiệu quả trong dạy học Sinh học ở Trường THPT số 2 Bảo Thắng

Như phần khái niệm về câu hỏi ta thấy: Câu hỏi chứa đựng điều đã biết và điều cần tìm. Trong câu hỏi, điều đã cho và điều cần tìm luôn luôn phải quan hệ chặt chẽ với nhau, cho đến đâu sẽ tìm được đến đó hay nói cách khác, điều cần tìm chỉ có thể thực hiện được khi dựa vào điều đã cho và phải cho đầy đủ. Điều đã cho là rộng và khái quát thì điều tìm được cũng khái quát; điều cần tìm càng cụ thể, chi tiết thì điều tìm được cũng cụ thể, chi tiết.

Ví dụ: Nếu hỏi: Nhìn vào hình 1 (Sách giáo khoa Sinh học 10 Cơ bản) em có nhận xét gì ? Học sinh sẽ trả lời rất rộng, thuộc nhiều lĩnh vực như hình có rõ, đẹp, nội dung mỗi hình là gì. Điều kiện cho ở đây là hình 1, tuỳ mức độ hiểu của người trả lời. Nhưng nếu hỏi: Quan sát hình 1, em thấy sự sống có cấu trúc theo các cấp độ như thế nào? Học sinh chỉ trả lời về các cấp độ tổ chức sống (trả lời các lĩnh vực khác là sai). Điều kiện cho là hình 1, về các cấp tổ chức sống từ thấp (phân tử) đến cao (sinh quyển). Nếu hỏi: Quan sát hình 1, em thấy vật không sống khác sinh vật ở điểm nào ? Trong câu hỏi này điều đã cho và điều cần tìm không phù hợp với nhau, nên không trả lời được.

pdf 27 trang Huy Quân 28/03/2025 620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng câu hỏi để nâng cao hiệu quả trong dạy học Sinh học ở Trường THPT số 2 Bảo Thắng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Sử dụng câu hỏi để nâng cao hiệu quả trong dạy học Sinh học ở Trường THPT số 2 Bảo Thắng

SKKN Sử dụng câu hỏi để nâng cao hiệu quả trong dạy học Sinh học ở Trường THPT số 2 Bảo Thắng
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI 
TRƯỜNG THPT SỐ 2 BẢO THẮNG 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
SỬ DỤNG CÂU HỎI ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ 
TRONG DẠY HỌC SINH HỌC TRUNG HỌC 
PHỔ THÔNG 
Môn: Sinh học 
 Tên tác giả: Nguyễn Thị Phương 
 GV môn: Sinh học 
 Chức vụ: Giáo viên 
Năm học 2011-2012 
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
I.1. Lí do chọn sáng kiến 
Trong dạy học câu hỏi có những vai trò rất quan trọng: 
+ Dùng câu hỏi để “mã hoá” nội dung sách giáo khoa. 
+ Kích thích định hướng nhận thức tri thức mới, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo 
trong học tập của học sinh. 
+ Giúp học sinh tự lĩnh hội kiến thức một cách có hệ thống. 
Như vậy có thể dùng câu hỏi để tổ chức học tập cho học sinh giúp học sinh tự chiếm 
lĩnh tri thức mới, rèn luyện các thao tác tư duy tích cực sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp 
học tập để học sinh tự học. 
Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, đối tượng quan sát trong dạy học sinh học là 
các sơ đồ, hình vẽ, mẫu vật tự nhiên, các thí nghiệmGiáo viên có thể sử dụng câu hỏi để 
hướng dẫn học sinh quan sát phương tiện trực quan để kích thích quan sát chú ý..., khơi dậy 
ở học sinh tính tò mò khoa học, phát hiện những băn khoăn, thắc mắc của học sinh, tạo tình 
huống có vấn đề. 
Trong thời đại kinh tế vốn tri thức của nhân loại ngày càng nhiều, không những thế 
còn luôn luôn đổi mới. Xu hướng chính của chiến lược phát triển giáo dục, đào tạo là: Giáo 
dục định hướng vào học tập, hoạt động nhận thức của học sinh. Do vậy mà phải có phương 
pháp giáo dục, dạy học phù hợp, hiệu quả. 
Trong dạy học thì câu hỏi có vai trò rất quan trọng. Có câu hỏi tốt là cơ sở cho việc sử 
dụng các phương pháp dạy học khác có hiệu quả. Thực trạng của việc xây dựng câu hỏi 
trong dạy học nói chung và trong dạy học sinh học nói riêng đã khẳng định cần phải rèn 
luyện kĩ năng xây dựng câu hỏi trong dạy học sinh học là một vấn đề cấp bách và cần thiết. 
Xuất phát từ mục đích đó, là giáo viên ai cũng trăn trở, làm sao phải tìm ra cho 
mình một phương pháp dạy học hữu hiệu nhất, phù hợp với đối tượng học sinh, gây được 
hứng thú cho học sinh, giúp học sinh có một kết quả cao trong học tập là một vấn đề khó. 
Với kinh nghiệm giảng dạy sách giáo khoa đổi mới, bản thân tôi nhận thấy để giờ 
dạy học sinh học có hiệu quả cao thì cần phải rèn luyện kĩ năng: “Sử dụng câu hỏi để nâng 
cao hiệu quả trong dạy học Sinh học trung học phổ thông”. 
I.2. Mục đích nghiên cứu 
Bồi dưỡng kĩ năng xây dựng câu hỏi để giảng dạy sinh học ở trường trung học phổ 
thông nhằm góp phần nâng cao chất lượng học tập và đổi mới phương pháp dạy học hiện 
nay. 
I.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
I.3.1. Đối tượng 
Câu hỏi để giảng dạy sinh học trung học phổ thông. 
I.3.2 Phạm vi nghiên cứu 
Sinh học trung học phổ thông. 
I.4. Nhiệm vụ nghiên cứu 
- Hệ thống hoá cơ sở lí luận về xây dựng câu hỏi để giảng dạy sinh học nhằm tích cực hoá 
hoạt động của học sinh. 
- Sử dụng câu hỏi để giảng dạy sinh học trung học phổ thông. 
I.5. Phương pháp nghiên cứu 
Nghiên cứu các tài liệu liên quan để làm cơ sở lí thuyết cho chuyên đề. 
- Các tài liệu, công trình nghiên cứu về lí luận dạy học, phương pháp dạy học sinh học. 
- Các sách giáo khoa sinh học hiện hành và các tài liệu chuyên môn. 
Trao đổi với giáo viên, học sinh để tìm hiểu về thực trạng xây dựng và sử dụng câu 
hỏi trong dạy học sinh học. 
* Phương pháp: Thử nghiệm một vài bài ở trường dạy. 
- Chọn lớp thử nghiệm. 
- Bố trí thử nghiệm. 
- Bài giảng ở các lớp thử nghiệm được thiết kế theo hướng sử dụng câu hỏi đã xây dựng để 
giảng dạy. 
- Xử lí kết quả thực nghiệm. 
- Phân tích định lượng: Các bài kiểm tra thu được chấm theo thang điểm số 10. 
- Phân tích định tính: + Phân tích nội dung bài kiểm tra của học sinh để đánh giá chất lượng 
câu trả lời, mức độ hiểu sâu sắc kiến thức, từ đó đánh giá khả năng quan sát, chú ý, mức độ 
tích cực trong giờ học. 
+ Quan sát sư phạm để tìm hiểu hứng thú học tập của học sinh. 
II. GIẢI QUYẾT VẦN ĐỀ 
II.1. Cơ sở 
II.1.1. Cở sở lí luận 
Hỏi là nêu ra điều mình muốn người khác trả lời để mình biết về vấn đề nào đó. 
Câu hỏi: Aristotle là người đầu tiên đã phân tích câu hỏi dưới góc độ lôgic, ông cho 
rằng: “Câu hỏi là một mệnh đề trong đó chứa đựng cả cái đã biết và cái chưa biết”. Câu hỏi đó 
là những bài làm mà khi hoàn thành chúng, học sinh phải tiến hành hoạt động tái hiện, bất 
luận là trả lời miệng, trả lời viết hoặc có kèm theo thực hành hoặc xác minh bằng thực 
nghiệm. 
Khái niệm câu hỏi cũng còn được diễn đạt dưới dạng khác như: câu hỏi là dạng cấu 
trúc ngôn ngữ, diễn đạt một yêu cầu, một đòi hỏi, một mệnh lệnh cần được giải quyết. 
Câu hỏi thuộc phạm trù khả năng; nó chứa đựng cả hai yếu tố, sự có mặt của cái không 
rõ và nguyện vọng nhu cầu của người muốn hỏi. 
Tuy có những quan niệm khác nhau nhưng về dấu hiệu bản chất của câu hỏi, đều được 
các tác giả nêu ra, đó là: xuất hiện điều chưa rõ, cần được giải quyết từ điều đã biết. Trong 
đời sống cũng như trong nghiên cứu khoa học, con người chỉ nêu ra thắc mắc, tranh luận khi 
đã biết nhưng chưa đầy đủ, cần biết thêm. Nếu khi không biết gì hoặc biết tất cả về sự vật 
nào đó, thì không có gì để hỏi về sự vật đó nữa. Sự tương quan giữa cái biết và cái chưa biết 
thúc đẩy việc mở rộng hiểu biết của con người. 
Ví dụ: Khi nêu “Tổ chức của hệ thống sống” chưa phải là câu hỏi, vì chưa thể hiện điều 
muốn người khác trả lời là gì, chưa dựa vào cơ sở nào để trả lời. Nêu như trên là chưa chỉ rõ 
nhiệm vụ cần giải quyết và chưa rõ điều cần giải quyết đó là dựa vào những kiến thức nào. 
Để thành câu hỏi, có thể diễn đạt vấn đề trên như sau: Hệ thống sống được tổ chức theo 
các cấp độ thế nào để mỗi cấp độ tự nó tồn tại và phát triển được ? 
Điều đã biết ở đây là tồn tại, phát triển và tồn tại phát triển là đặc điểm cơ bản của mỗi 
cấp độ tổ chức của hệ thống sống. Điều cần tìm là sinh giới từ đơn bào đến đa bào, từ bậc 
thấp đến bậc cao, từ mỗi cá thể đến tất cả sinh vật bao quanh vỏ Trái Đất, trong lòng đất, 
được tổ chức theo từng cấp độ như thế nào. 
II.1.2. Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng câu hỏi 
Dạy học và sự phát triển gắn bó chặt chẽ với nhau. Dạy học không chỉ nhằm cung cấp 
cho học sinh một số lượng tri thức do nội dung chương trình và sách giáo khoa đã qui định, 
mà phải tổ chức cho học sinh lĩnh hội tri thức một cách tích cực, chủ động, độc lập để phát 
triển tư duy khoa học, rèn luyện được trí thông minh, óc sáng tạo, suy nghĩ linh hoạt. Đó là 
những phẩm chất trí tuệ của con gnười lao động mới theo đúng mục tiêu đào tạo của nhà 
trường, của cấp học khi mà đại bộ phận học sinh tốt nghiệp bậc học này có thể ra đời tham 
gia lao động. 
Giáo dục đạo đức tình cảm, thái độ hành vi trong ứng xử thân thiện với con người, với 
lao động là thể hiện sự “dạy người thông qua dạy chữ”. Thông qua dạy học bộ môn mà góp 
phần xây dựng nhân cách con người lao động mới, xây dựng thế giới quan duy vật biện 
chứng cùng các phẩm chất về tinh thần ý chí cho học sinh trong hiện tại và ý chí vượt khó để 
hoàn thành mọi nhiệm vụ trong lao động, nghiên cứu sau này. 
Qua việc hình thành những kiến thức và kĩ năng trên sẽ hình thành và phát triển niềm 
tin của học sinh vào tri thức khoa học trong việc nhận thức bản chất và tính qui luật của các 
hiện tượng sinh học. Từ đó có ý thức vận dụng các tri thức, kĩ năng đã học được vào thực 
tiễn cuộc sống, lao động và học tập. 
Hình thành được ý thức tự giác và thói quen bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường 
sống, bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh. 
Thực trạng về việc xây dựng và sử dụng câu hỏi để giảng dạy sinh học: Không sử dụng 
các câu hỏi dẫn dắt để hướng dẫn học sinh từ quan sát các dấu hiệu bên ngoài của phương 
tiện trực quan đến việc rút ra nhận xét, kết luận về bản chất của các sự vật, hiện tượng, quá 
trìnhDo đó mà chưa hình thành được ở học sinh năng lực quan sát. 
II.2. Giải quyết vấn đề 
II.2.1. Thành phần câu hỏi 
Như phần khái niệm về câu hỏi ta thấy: Câu hỏi chứa đựng điều đã biết và điều cần 
tìm. Trong câu hỏi, điều đã cho và điều cần tìm luôn luôn phải quan hệ chặt chẽ với nhau, 
cho đến đâu sẽ tìm được đến đó hay nói cách khác, điều cần tìm chỉ có thể thực hiện được 
khi dựa vào điều đã cho và phải cho đầy đủ. Điều đã cho là rộng và khái quát thì điều tìm 
được cũng khái quát; điều cần tìm càng cụ thể, chi tiết thì điều tìm được cũng cụ thể, chi tiết. 
Ví dụ: Nếu hỏi: Nhìn vào hình 1 (Sách giáo khoa Sinh học 10 Cơ bản) em có nhận xét 
gì ? Học sinh sẽ trả lời rất rộng, thuộc nhiều lĩnh vực như hình có rõ, đẹp, nội dung mỗi hình 
là gì. Điều kiện cho ở đây là hình 1, tuỳ mức độ hiểu của người trả lời. 
Nhưng nếu hỏi: Quan sát hình 1, em thấy sự sống có cấu trúc theo các cấp độ như thế 
nào? Học sinh chỉ trả lời về các cấp độ tổ chức sống (trả lời các lĩnh vực khác là sai). Điều 
kiện cho là hình 1, về các cấp tổ chức sống từ thấp (phân tử) đến cao (sinh quyển). 
Nếu hỏi: Quan sát hình 1, em thấy vật không sống khác sinh vật ở điểm nào ? Trong 
câu hỏi này điều đã cho và điều cần tìm không phù hợp với nhau, nên không trả lời được. 
Cũng cùng hình 1 đã nêu, nhưng muốn hỏi được nhiều vấn đề và mỗi vấn đề thuộc 
những khía cạnh khác nhau, người ta dùng cách diễn đạt khác bằng cách cho biết nhiều điều 
kiện, hỏi nhiều vấn đề, diễn đạt nhiều mệnh đề khác nhau. Chẳng hạn như: đọc mục I, nghiên 
cứu hình 1 và cho biết: 
– Sự sống được cấu tạo theo các cấp độ từ thấp đến cao như thế nào? 
– Cấp độ tổ chức vật chất sống, khác cấp độ tổ chức hệ thống sống như thế nào? 
– Cấp độ tổ chức biểu hiện ở hình 2, giống cấp độ tổ chức biểu hiện ở hình 6 như thế 
nào? 
– Dựa vào cơ sở nào xếp tế bào trong cơ thể đa bào và mô vào cấp độ tổ chức của hệ 
thống sống? 
Trong bài tập vừa nêu, điều kiện cho bao gồm: các loại cấp độ tổ chức của sự sống, các 
cấp độ tổ chức sống của từng loại và đặc điểm của mỗi cấp độ tổ chức, các ví dụ minh hoạ 
cho mỗi cấp độ (thể hiện trong thông tin bằng đoạn văn viết và hình vẽ). Từ những điều đã 
cho đủ để tìm được bốn 

File đính kèm:

  • pdfskkn_su_dung_cau_hoi_de_nang_cao_hieu_qua_trong_day_hoc_sinh.pdf