SKKN Phương pháp ôn tập và tổ chức học sinh làm việc theo nhóm trong giờ học Vật lý 7

Việc phối kết hợp các phương pháp như: đàm thoại, trực quan, tư

duy. như thế nào còn phụ thuộc vào đặc trưng của từng bộ môn hay từng bài.

song dù có khác nhau như thế nào thì việc giảng dạy vẫn phải trên tinh thần

phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

Đôi khi chúng ta nghĩ rằng dạy tốt một bài là truyền thụ đầy đủ mọi

kiến thức trong sách giáo khoa. Như trên đã nói nếu giáo viên xác định đúng

trọng tâm của bài và truyền thụ được cho học sinh những kiến thức trọng tâm

đó là được coi như đã hoàn thành và thành công bài dạy. Vì vậy có thể có

những ý, những phần không phải là trọng tâm giáo viên chỉ cần hướng dẫn

học sinh về nhà tự nghiên cứu trong sách giáo khoa là được.

pdf 10 trang Huy Quân 29/03/2025 120
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phương pháp ôn tập và tổ chức học sinh làm việc theo nhóm trong giờ học Vật lý 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Phương pháp ôn tập và tổ chức học sinh làm việc theo nhóm trong giờ học Vật lý 7

SKKN Phương pháp ôn tập và tổ chức học sinh làm việc theo nhóm trong giờ học Vật lý 7
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
PHƯƠNG PHÁP ÔN TẬP VÀ TỔ 
CHỨC HỌC SINH LÀM VIỆC 
THEO NHÓM TRONG GIỜ HỌC 
VẬT LÝ 7 
 Đặt vấn đề 
Phương pháp dạy học là một trong những yếu tố quan trọng nhất, nó 
quyết định kết quả học tập của học sinh. Trong thực tế đã có không ít thầy cô 
giáo có kiến thức chuyên môn vững vàng song lại rất lúng túng trong việc 
truyền thụ những kiến thức đó cho học sinh. Vậy: 
- Làm thế nào để dạy tốt một bài trên lớp? 
- Vấn đề ôn tập và hệ thống hoá kiến thức trong từng chương, từng 
phần như thế nào? 
- Phương pháp tổ chức học sinh làm việc theo nhóm như thế nào? đó 
là nội dung chính của bản báo cáo mà tôi sẽ trình bày sau dây, chúng ta cùng 
trao đổi và rút kinh nghiệm. 
Phần I: Làm thế nào để dạy tốt một bài trên lớp. 
Để dạy tốt một bài trên lớp thì theo tôi khâu chuẩn bị của gv phải hết 
sức quan trọng. Trước khi soạn một giáo án yêu cầu giáo viên phải xác định 
đúng trọng tâm của bài. Chuẩn bị một hệ thống câu hỏi phải ngắn gọn và bám 
sát trọng tâm bài dạy đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ, tư duy, tránh những câu 
hỏi lan man, tuỳ tiện hoặc quá giản đơn. 
Muốn chủ động được bài giảng và dẫn dắt học sinh trả lời từng câu 
hỏi thì yêu cầu người giáo viên phải nắm vững kiến thức trong sách giáo 
khoa. Không nên vừa dạy vừa xem giáo án hoặc cầm sách giáo khoa đọc cho 
học sinh chép. 
Việc phối kết hợp các phương pháp như: đàm thoại, trực quan, tư 
duy... như thế nào còn phụ thuộc vào đặc trưng của từng bộ môn hay từng bài. 
song dù có khác nhau như thế nào thì việc giảng dạy vẫn phải trên tinh thần 
phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. 
Đôi khi chúng ta nghĩ rằng dạy tốt một bài là truyền thụ đầy đủ mọi 
kiến thức trong sách giáo khoa. Như trên đã nói nếu giáo viên xác định đúng 
trọng tâm của bài và truyền thụ được cho học sinh những kiến thức trọng tâm 
đó là được coi như đã hoàn thành và thành công bài dạy. Vì vậy có thể có 
những ý, những phần không phải là trọng tâm giáo viên chỉ cần hướng dẫn 
học sinh về nhà tự nghiên cứu trong sách giáo khoa là được. 
Trong thực tế có rất nhiều giáo viên khi mới ra trường dạy một bài chỉ 
lo sao trình bày được hết mọi kiến thức trong sách giáo khoa, nhưng kết quả 
học sinh không hiểu được bài học đó cần phải nắm được kiến thức gì? Bản 
thân tôi khi mới ra trường đã gặp phải trường hợp trên. Song qua nhiều năm 
học hỏi: rèn luyện. Tôi thấy để dạy tốt một bài cụ thể thì giáo viên cần thực 
hiện được các yêu cầu sau: 
1- Xác định đúng trọng tâm bài cần dạy. 
2- Chuẩn bị được hệ thống câu hỏi ngắn gọn, lô gíc (kể cả các câu hỏi 
dẫn dắt vào bài và chuyển tiép từ phần này sang phần kia). 
3- Phải thật nhuần nhuyễn nội dung kiến thức sách giáo khoa, đồng 
thời đọc thêm tài liệu tham khảo để chuẩn bị trả lời cách tình huống mà học 
sinh yêu cầu. 
4- Phải biết phối kết hợp các phương pháp nhịp nhàng và gây được 
hứng thú học tập cho học sinh. 
Phần II: Vấn đề ôn tập và hệ thống hoá kiến thức trong từng 
phần, từng chương. 
Chúng ta đã biết dạy tốt từng bài từng chương cụ thể đã khó, dạy các 
tiết ôn tập, luyện tập lại càng khó khăn. Cũng từ thực tế giảng dạy, tôi cũng 
xin nêu lên một số phương pháp mà bản thân đã sử dụng trong quá trình dạy 
ôn tập như sau: 
Trước khi tiến hành ôn tập cho học sinh một chương hay một phần nào 
đó trong chương trình, giáo viên phải soạn được hệ thống câu hỏi và bài tập 
bao quát được những nội dung kiến thức trọng tâm của chương hay phần ôn 
tập đó, rồi cho học sinh chép và chuẩn bị trước. 
Đó chính là khâu quan trọng bắt buộc mọi giáo viên đều phải làm. Tuy 
nhiên chất lượng và kết quả bồi dưỡng còn phụ thuộc vào nội dung câu hỏi và 
bài tập mà chúng ta tự soạn. Nếu chúng ta chỉ chép lại các câu hỏi trong sách 
giáo khoa, sách bài tập không thì chưa đủ mà đòi hỏi giáo viên phải đọc thêm 
tài liệu tham khảo để soạn thêm các câu hỏi và bài tập phục vụ cho phần ôn 
tập. Rồi cho học sinh biết và được chuẩn bị trước. Với tôi thì khâu chuẩn bị 
nói trên là hết sức quan trọng. Vì tôi nghĩ nếu không có sự chuẩn bị trước của 
thầy và trò thì trong tiết dạy ôn tập hay luyện tập giáo viên dễ dàng đưa ra các 
câu hỏi hay bài tập tuỳ hứng không đúng mục đích cần ôn và học sinh cũng 
khó tiếp thu là do chưa được chuẩn bị trước. 
Thực tế này đã từng xảy ra ở những buổi giáo viên dạy thay vào tiết ôn 
tập hay những buổi giáo viên dạy phụ đạo hoặc bồi dưỡng học sinh. 
Về phương pháp ôn tập thì trên cơ sở đã có nội dung giáo viên có thể 
vận dụng các phương pháp khác nhau, song dù phương pháp nào thì vẫn đảm 
bảo tinh thần "thầy chủ đạo, trò chủ động". 
Mặt khác tuỳ theo mức độ câu hỏi dễ hay khó mà giáo viên giành cho 
từng đối tượng học sinh yếu, trung bình hay khá giỏi. 
Một vấn đề quan trọng là sau tiết ôn tập, giáo viên phải kiểm tra xem 
học sinh có nắm được bản chất của vấn đề kiến thức đã ôn tập hay không, có 
vận dụng các kiến thức đã ôn để giải các bài tập khác tương tự không? chứ 
không phải là thuộc lòng đáp án đã ôn tập. 
Với cách làm trên tôi đã cho học sinh được tiếp cận khá nhiều bài tập 
của mỗi phần do vậy khi giải bài tập môn toán hoặc làm bài thì hầu hết các 
em rất chủ động và tự tin khi làm bài. 
Còn áp dụng các phương pháp trên vào việc dạy 1 tiết ôn tập Vật lý 7 
theo tinh thần thay sách và đổi mới phương pháp dạy học. 
Cụ thể: Đối với tiết 36: Ôn tập - Phần điện học. 
1) Chuẩn bị hệ thống câu hỏi và bài tập bao quát được những nội dung 
kiến thức trọng tâm của phần điện học từ bài 17 đến bài 23 của chương III 
theo 3 phần: 
- Câu hỏi tự kiểm tra và củng cố kiến thức cơ bản. 
- Câu hỏi vận dụng tổng hợp kiến thức. 
- Câu hỏi trong trò chơi ô chữ. 
Giáo viên cho học sinh chép sau tiết học 25 để chuẩn bị. 
Giáo viên chuẩn bị thêm một số tranh vẽ hình của một số bài tập và 
bảng trò chơi ô chữ. 
2) Tổ chức hoạt động dạy học: 
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc cá nhân phần tự kiểm tra và hỏi 
những câu vướng mắc, sau đó hệ thống và chốt lại những kiến thức đúng. 
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc cá nhân với một số câu hỏi phần 
vận dụng rồi sau đó làm việc theo nhóm với một số câu hỏi thảo luận và thống 
nhất câu trả lời. Giáo viên ghi lại tóm tắt nội dung lên bảng. 
- Tổ chức trò chơi ô chữ: Nội dung các cấu hỏi đều nằm trong phần ôn tập. 
3) Kết quả: 
Gây được hứng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh mạnh dạn tham 
gia phát biểu ý kiến tạo không khí thoải mái, vui vẻ trong giờ học đặt biệt 
giúp học sinh hệ thống được các kiến thức trong tiết ôn tập và vận dụng đạt 
kết quả cao ở giờ kiểm tra tiết 27: Kiểm tra giữa kỳII. Cụ thể: 
- Điểm đạt yêu cầu: 84,6%. 
- Trong đó khá giỏi chiếm: 30%. 
- Yếu 15,4%; Không có kém. 
Tóm lại để đạt được hiệu quả cao cho một tiết ôn tập hay luyện tập vấn 
đề quan trọng nhất vẫn là sự chuẩn bị của thầy và trò đặc biệt là sự chuẩn bị 
của thầy. Thầy chuẩn bị càng tốt thì càng chủ động trong phương pháp ôn 
luyện cho học sinh và đừng quên là muốn đánh giá khả năng tiếp thu kiến 
thức của từng học sinh thì phải thông qua bài kiểm tra của học sinh. 
Phần III: Phương pháp tổ chức học sinh làm việc theo nhóm trong 
giờ học thực hành vật lý 7. 
Vật lý học là môn khoa học thực nghiệm nhiều kiến thức và kỹ năng 
đạt được qua môn vật lý và cơ sở đối với việc học tập nhiều môn khác. Đặc 
biệt là môn sinh, môn hoá và công nghệ, song chúng ta đã biết trong những 
năm học trước đây việc giảng bộ môn vật lý ở trường THCS phần lớn trong 
giờ học giáo viên là nhân vật trung tâm giải quyết hầu hết các công việc, học 
sinh chỉ ghi nhớ và làm theo mẫu. Đặc biệt trong các giờ dạy có thí nghiệm và 
các giờ thực hành, giáo viên không tiến hành thí nghiệm mà chỉ mô tả thí 
nghiệm rồi lấy kết quả trong sách giáo khoa cho học sinh công nhận. Làm cho 
tính tích cực tham gia vào học sinh của học sinh bị hạn chế. 
Để giảm bớt biệc giảng dạy chỉ theo hình thức truyền thụ. Bộ Giáo dục 
và Đào tạo đã xây dựng chương trình mới và đổi mới phương pháp dạy đẻ 
phù hợp với yêu cầu xã hội hiện nay là thiên về việc hình thành những năng 
lực hoạt động cho học sinh. 
Từ những nhận định trên muốn nâng cao tính tích cực, tự tìm tòi sáng 
tạo, giáo viên cần phải chỉ đạo tổ chức các hoạt động nhằm giúp học sinh chủ 
động xây dựng kiến thức khoa học của mình. Vì vậy hoạt động nhóm trong 
các giờ học của môn Vật lý là không thể thiếu. Hầu hết các giờ học đều có thí 
nghiệm mà từ kết quả thí nghiệm các em mới rút ra được nội dung của bài. 
Sau đây tôi xin nêu việc làm cụ thể của phương pháp hoạt động theo nhóm 
của môn Vật lý 7 tôi trực tiếp dạy. 
1) Căn cứ vào sĩ số học sinh trong 1 lớp để chia nhóm, vụ thể: Mỗi lớp 
chia thành 6 nhóm nhỏ. 
- Lớp 7 A: 39 em, mỗi nhóm có từ 6 - 7 em. 
- Lớp 7B: 34 em, mỗi nhóm có 5- 6 em. 
- Lớp 7 C: 33 em, mỗi nhóm có 5-6 em. 
2) Căn cứ vào chất lượng học lực và đạo dức của học sinh trong từng 
lớp đồng thời kết hợp với giáo viên chủ nhiệm để xếp chỗ ngồi cho mỗi nhóm 
1 cách hợp lý. 
3) Căn cứ vào cơ sở vật chất của trường để đề xuất bố trí bàn ghế phù 
hợp trong mỗi lớp. 
Cụ thể: Mỗi phòng có 12 bộ bàn ghế. 
Tôi phân 1 nhóm ngồi 2 bàn trong đó có 1 bàn mặt bàn bằng phẳng. 
4) Trong mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng, điều hành toàn bộ công việc 
trong nhóm , 1 thư ký ghi lại kết quả hoạt động. 
5) Giáo viên nêu mục đích yêu cầu của việc hoạt động theo nhóm. 
6) Giáo viên phải chuẩn bị chu đáo bài giảng, các thí nghiệm trước khi dạy để 
tránh tình trạng thí nghiệm không thành công. Dặn dò các nhóm chuẩn bị những dụng 
cụ hoặc nội dung bổ trợ thêm cho mỗi lần hoạt động nhóm trong từng bài. 
7) Sau mỗi lần hoạt động nhóm giáo viên nhận xét đánh giá và cho 
điểm các nhóm làm tốt để động viên khích lệ các em đồng thời nhắc nhở 
những em chưa tích cực vào hoạt động để các em có ý thức hơn. 
Dựa vào các việc làm trên tôi xin nêu ra việc hoạt động nhóm trong 1 
tiết thực hành vật lý 7 như sau: 
Bài 31: Thực hành đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với 
đoạn mạch nối tiếp. 
1. Giáo viên chuẩn bị giáo án bài thực hàn

File đính kèm:

  • pdfskkn_phuong_phap_on_tap_va_to_chuc_hoc_sinh_lam_viec_theo_nh.pdf