SKKN Phát triển tư duy logic cho học sinh THPT thông qua việc sử dụng hệ thống bài tập phần hiđrocacbon Hóa học 11

1.1. Tư duy

1.1.1. Khái niệm: Tư duy là quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết.

Tư duy là khâu cơ bản của của quá trình nhận thức, nắm bắt được quá trình đó, GV sẽ hướng dẫn HS tư duy khoa học trong suốt quá trình học tập

1.1.2. Các đặc điểm của tư duy

- Tư duy phản ánh khái quát

- Tư duy phản ánh gián tiếp

- Quá trình nhận thức cảm tính không tách rời với tư duy

1.1.3. Các thao tác tư duy

- Phân tích

- Tổng hợp

- So sánh

- Trừu tượng hóa

- Khái quát hóa

1.2. Tư duy logic

1.2.1. Khái niệm: Tư duy logic là giai đoạn nhận thức lý tính, sử dụng các hình thức cơ bản, như khái niệm, phán đoán, suy luận cùng các thao tác logic xác định của chủ thể, nhằm sản xuất các tri thức mới với mục đích phản ánh ngày càng sâu sắc hơn, chính xác hơn, đầy đủ hơn về hiện thực khách quan. Tư duy logic được logic học (hình thức) nghiên cứu. Nó xây dựng các quy luật, quy tắc chi phối quá trình nhận được tri thức suy diễn (tri thức nhận được bằng con đường gián tiếp). Các thao tác tư duy được logic học khái quát thành các phương pháp (cụ thể) của tư duy, như quy nạp, diễn dịch, phân tích, tổng hợp,.

1.2.2. Đặc trưng của tư duy logic

- Tính chặt chẽ

- Tính hệ thống

- Tính tất yếu

- Tính chính xác

Ta thấy, các tính chất đặc trưng nói trên của tư duy logic tạo thành một thể thống nhất và có quan hệ chặt chẽ với nhau.

 

docx 40 trang Đoàn Chí Hoàng 05/09/2024 660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát triển tư duy logic cho học sinh THPT thông qua việc sử dụng hệ thống bài tập phần hiđrocacbon Hóa học 11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Phát triển tư duy logic cho học sinh THPT thông qua việc sử dụng hệ thống bài tập phần hiđrocacbon Hóa học 11

SKKN Phát triển tư duy logic cho học sinh THPT thông qua việc sử dụng hệ thống bài tập phần hiđrocacbon Hóa học 11
Lí do chọn đề tài
Phần I ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục có một vai trò rất quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực với đầy đủ các phẩm chất và năng lực cần thiết. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển GD & ĐT nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; phát triển GD & ĐT phải gắn với nhu cầu phát triển KT - XH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với tiến bộ khoa học, công nghệ; phấn đấu trong những năm tới, tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả GD & ĐT”.
Như vậy, phát triển năng lực tư duy cho người học là mục đích cao nhất của việc dạy học. Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, có một vai trò quan trọng trong hệ thống các môn khoa học cơ bản, góp phần hình thành thế giới quan khoa học và tư duy khoa học cho người học. Bài tập hóa học được xây dựng nhằm mục đích giúp người học nắm vững tri thức, rèn luyện năng lực tư duy linh hoạt, sáng tạo và nâng cao khả năng ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn cuộc sống. Trong nhiều năm gần đây, việc đổi mới phương pháp để nâng cao hiệu quả dạy học nói chung, dạy học hóa học nói riêng đã được chú ý, đầu tư nhiều nhưng chưa thực sự chú trọng rèn luyện năng lực tư duy logic cho học sinh. Với mong muốn xây dựng một hệ thống bài tập có chất lượng phục vụ tốt cho việc phát triển năng lực tư duy logic, rèn trí thông minh cho học sinh THPT, đồng thời làm phong phú thêm cho hệ thống bài tập Hóa học hiện nay, tôi chọn đề tài “ Phát triển tư duy logic cho học sinh THPT thông qua việc sử dụng hệ thống bài tập phần hiđrocacbon Hóa học 11” làm đề tài nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu
Sử dụng hệ thống bài tập hóa học phát triển tư duy logic cho học sinh trong dạy học phần hiđrocacbon Hóa học 11 nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn học Hóa học ở trường THPT.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận về BTHH và việc phát triển tư duy cho HS THPT trong quá trình dạy học hóa học.
Tìm hiểu thực trạng sử dụng BTHH ở trường THPT hiện nay.
Tìm hiểu cấu trúc, nội dung chương trình phần hiđrocacbon Hóa học 11 THPT.
Sử dụng hệ thống bài tập phần hiđrocacbon Hóa học 11 để phát triển tư duy logic cho học sinh THPT.
Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra kết quả của đề tài nghiên cứu.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Hệ thống bài tập hóa học phần hiđrocacbon Hóa học 11 để phát triển năng lực tư duy logic cho học sinh THPT.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết.
pháp nghiên cứu thực tiễn.
Phương pháp thống kê toán học. Thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính thực tiễn và hiệu quả của phương án đã đề xuất.
Thời gian nghiên cứu và hoàn thành đề tài
Đề tài được bắt đầu thử nghiệm và tiến hành từ năm 2020 sau khi tìm hiểu về định hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.
Báo cáo kết quả năm 2021.
Đóng góp mới của đề tài
Đề xuất một số biện pháp phát triển năng lực tư duy logic cho học sinh.
Sử dụng hệ thống bài tập hóa học phần hiđrocacbon Hóa học 11 trong dạy học giúp học sinh vận dụng kiến thức, phát triển năng lực tư duy logic.
Phần II NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Tư duy và năng lực tư duy logic
1.1. Tư duy
Khái niệm: Tư duy là quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết.
Tư duy là khâu cơ bản của của quá trình nhận thức, nắm bắt được quá trình đó, GV sẽ hướng dẫn HS tư duy khoa học trong suốt quá trình học tập
Các đặc điểm của tư duy
Tư duy phản ánh khái quát
Tư duy phản ánh gián tiếp
Quá trình nhận thức cảm tính không tách rời với tư duy
Các thao tác tư duy
Phân tích
Tổng hợp
So sánh
Trừu tượng hóa
Khái quát hóa
Tư duy logic
Khái niệm: Tư duy logic là giai đoạn nhận thức lý tính, sử dụng các hình thức cơ bản, như khái niệm, phán đoán, suy luận cùng các thao tác logic xác định của chủ thể, nhằm sản xuất các tri thức mới với mục đích phản ánh ngày càng sâu sắc hơn, chính xác hơn, đầy đủ hơn về hiện thực khách quan. Tư duy logic được logic học (hình thức) nghiên cứu. Nó xây dựng các quy luật, quy tắc chi phối quá trình nhận được tri thức suy diễn (tri thức nhận được bằng con đường gián tiếp). Các thao tác tư duy được logic học khái quát thành các phương pháp (cụ thể) của tư duy, như quy nạp, diễn dịch, phân tích, tổng hợp,...
Đặc trưng của tư duy logic
Tính chặt chẽ
Tính hệ thống
Tính tất yếu
Tính chính xác
Ta thấy, các tính chất đặc trưng nói trên của tư duy logic tạo thành một thể thống nhất và có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Năng lực
Khái niệm: NL là một thuộc tính tâm lí phức hợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố như tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm đạo đức.
Năng lực không phải là một thuộc tính đơn nhất. Đó là một tổng ... thì
Khi hai bảng số liệu có X khác nhau thì nhóm nào có V nhỏ hơn thì nhóm đó có chất lượng đồng đều hơn và nhóm có X lớn hơn sẽ có trình độ cao hơn.
Lập bảng phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích và các tham số thống kê đặc trưng
Bài
KT
Đối
Tượng
Tổng
HS
Số % HS đạt điểm Xi
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

1
TN
90
0,0
0,0
0,0
0,0
2,2
11,2
19,1
24,7
22,5
14,6
6,6
ĐC
90
0,0
0,0
0,0
3,3
6,6
15,4
20,9
28,6
15,4
7,7
1,1

2
TN
90
0,0
0,0
0,0
0,0
4,5
9,0
18,0
22,5
24,7
14,6
7,7
ĐC
90
0,0
0,0
0,0
3,3
6,6
17,6
22,0
22,0
15,4
9,9
2,2

Bảng 3.4 : Bảng phân phối (tổng hợp % số HS đạt điểm Xi)
Bài
KT
Đối
Tượng
Tổng
HS
Số % HS đạt điểm Xi trở xuống
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

1
TN
90
0,0
0,0
0,0
0,0
2,2
13,5
32,6
57,3
79,8
94,4
100,0
ĐC
90
0,0
0,0
0,0
3,3
9,9
25,3
46,2
74,7
90,1
97,8
100,0

2
TN
90
0,0
0,0
0,0
0,0
4,5
13,5
31,5
53,9
78,7
93,3
100,0
ĐC
90
0,0
0,0
0,0
3,3
9,9
27,5
49,5
71,4
86,8
96,7
100,0
Bảng 3.5: Tổng hợp % HS đạt điểm Xi trở xuống
Phân tích và nhận xét kết quả thực nghiệm
Tỉ lệ % HS yếu kém và trung bình của các nhóm thực nghiệm luôn thấp hơn các nhóm đối chứng còn tỉ lệ HS đạt khá, giỏi thì ngược lại.
Phương sai(S2), Độ lệch chuẩn(S) và Hệ số biến thiên V của các nhóm thực nghiệm bao giờ cũng nhỏ hơn các nhóm đối chứng, chứng tỏ mức độ phân tán quanh giá trị trung bình cộng của các nhóm thực nghiệm nhỏ hơn, nghĩa là chất lượng của các nhóm thực nghiệm đồng đều hơn so với các nhóm đối chứng.
Đồ thị đường lũy tích của các nhóm thực nghiệm luôn nằm về bên phải và phía dưới đồ thị các đường lũy tích của các nhóm đối chứng. Chứng tỏ kết quả học tập của các nhóm thực nghiệm tốt hơn nhóm đối chứng.
Phần III
KẾT LUẬN VÀ KẾN NGHỊ
Kết luận
Các biện pháp và các dạng bài tâp bài tập hóa học đã đề xuất đảm bảo việc phát triển năng lực tư duy logic và bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho học sinh.
Các giáo án thực nghiệm đã góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học hóa học ở trường THPT theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển tư duy logic cho HS.
Việc hướng cho HS vào con đường tự lực tìm tòi phát hiện ra kiến thức thông qua việc giải bài tập như đề tài đã đưa ra có tác dụng phát triển trí lực, góp phần phát triển năng lực tư duy logic cho học sinh, đồng thời thúc đẩy tính tích cực hóa hoạt động nhận thức.
Kiến nghị
GV cần luyện tập cách vận dụng quan điểm tiếp cận hệ thống vào nghiên cứu hóa học sử dụng và khai thác BTHH cũng như phương pháp hướng dẫn HS tư duy sao cho đạt hiệu quả mà bước đầu tiên là xây dựng được tiến trình luận giải một bài toán hóa học.
Khuyến khích GV hóa học sáng tạo và linh hoạt trong việc rèn tư duy logic cho HS thông qua hoạt động giải BT cũng như tự xây dựng một hệ thống BT phù hợp với đối tượng HS của mình, chú ý dạy học phân hóa.
GV cần phải có nhiều hình thức sử dụng bài tập trong các giờ dạy và đổi mới kiểm tra đánh giá mà khâu quan trọng là cách ra đề thi, xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm, tự luận riêng của mình để phục vụ giảng dạy và kiểm tra.
GV cần chú ý rèn cho HS giải nhanh, thành thạo các bài tập cơ bản bằng những lý giải cụ thể cho mỗi bước suy luận và mỗi phép toán, cần xây dựng bài tập có nhiều cách giải, khuyến khích động viên những HS có cách giải hay, ngắn gọn và sáng tạo, đây là yếu tố nền tảng cho việc thông hiểu kiến thức và phát triển năng lực nhận thức, năng lực tư duy logic của HS.
-Tôi sẽ tiếp tục phát triển hướng đề tài này cho các nôi dung khác của chương trình hóa học THPT vì tác dụng thiết thực cũng như tính khả thi của nó.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ban chấp hành Trung ương, khóa XI (2013), Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Bộ giáo dục và đào tạo (2014), Chương trình phát triển GD trung học – Tài liệu tập huấn kiểm tra – đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh trong trường THPT. Hà Nội.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 11 trung học phổ thông môn Hóa học, Nxb Giáo dục
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Hóa học 11.Nxb Giáo dục. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), SGV hóa học 11, Nxb Giáo dục.
Lê Văn Dũng (2002), Phát triển năng lực nhận thức và tư duy cho học sinh trung học phổ thông thông qua bài tập hóa học, Luận án Tiến sĩ Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Cao Cự Giác (2001), Hướng dẫn giải nhanh bài tập Hóa học (tập 1), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nôi.
Lê Văn Năm. Sử dụng bài tập hoá học như phương pháp dạy học để nâng cao hiệu quả dạy học hoá học ở trờng phổ thông. Tạp chí Giáo dục số 190 - 2008. (trang 40 - 41)
Lê Văn Năm – Võ Văn Mai. Sử dụng bài tập hoá học để hình thành một số phẩm chất và năng lực cần có của học sinh giỏi hoá học. Hoá học và ứng dụng. 6(90) – 2009
Nguyễn Xuân Trường (2010) - Tài liệu bài tập hóa học với sự phát triển tư duy của học sinh
– Đại học sư phạm Hà Nội.
Thái Duy Tuyên (2003), “Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh”, Tạp chí Khoa học, Trường ĐHSP HN, Hà Nội.
www.dayhoahoc.com
www.google.com
https://wikipedia.org.vn

File đính kèm:

  • docxskkn_phat_trien_tu_duy_logic_cho_hoc_sinh_thpt_thong_qua_vie.docx
  • pdfNguyễn Thị Hoà- THPT Bắc Yên Thành- Lĩnh vực hoá học(1).pdf