SKKN Phát triển năng lực vận dụng kiến thức kỹ năng cho học sinh Lớp 11 THPT qua các thí nghiệm thực tiễn trong chủ đề sự điện ly

* Phương pháp nghiên cứu

− GV nêu đề tài nghiên cứu, giải thích rõ mục đích, yêu cầu cần đạt được.

− GV hoặc HS dưới sự hướng dẫn của GV có thể đề ra giả thuyết, phương hướng và kế hoạch nghiên cứu, chỉ ra tài liệu cần tham khảo.

− GV tổ chức cho HS tự lực nghiên cứu đề tài: lựa chọn dụng cụ, hóa chất, lắp ráp dụng cụ, thực hiện TN, quan sát, ghi chép.

− Hệ thống vấn đề, rút ra kết luận từ việc quan sát ghi chép.

− Vận dụng kiến thức đã thu được.

* Phương pháp minh họa.

Việc tiến hành TN của HS khi học bài mới có thể tiến hành theo phương pháp minh họa. Phương pháp này có bản chất như sau:

− GV trình bày kiến thức mới trong bài học.

− Những TN cần làm đã được chuẩn bị sẵn dụng cụ, hóa chất.

− HS theo hướng dẫn của GV sẽ thực hiện TN để minh họa và xác nhận điều GV vừa trình bày.

 

docx 70 trang Đoàn Chí Hoàng 05/09/2024 1380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát triển năng lực vận dụng kiến thức kỹ năng cho học sinh Lớp 11 THPT qua các thí nghiệm thực tiễn trong chủ đề sự điện ly", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Phát triển năng lực vận dụng kiến thức kỹ năng cho học sinh Lớp 11 THPT qua các thí nghiệm thực tiễn trong chủ đề sự điện ly

SKKN Phát triển năng lực vận dụng kiến thức kỹ năng cho học sinh Lớp 11 THPT qua các thí nghiệm thực tiễn trong chủ đề sự điện ly
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
-----—&– -----
“PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC KỸ NĂNG CHO HỌC SINH LỚP 11 THPT
QUA CÁC THÍ NGHIỆM THỰC TIỄN TRONG CHỦ ĐỀ SỰ ĐIỆN LY ”
LĨNH VỰC: VẬT LÝ – HOÁ HỌC MÔN: HÓA HỌC
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
-----—&– -----
TÊN ĐỀ TÀI:
“PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC KỸ NĂNG CHO HỌC SINH LỚP 11 THPT
QUA CÁC THÍ NGHIỆM THỰC TIỄN TRONG CHỦ ĐỀ SỰ ĐIỆN LY ”
LĨNH VỰC: VẬT LÝ – HOÁ HỌC MÔN: HÓA HỌC
Nhóm tác giả:
Trần Nghĩa Hưng - Trường THPT Hà Huy Tập Số điện thoại: 0983149929
Phùng Văn Tùng - Trường THPT Thanh Chương 1 Số điện thoại: 0983870398
Nguyễn Trường Hưng - Trường THPT Nghi Lộc 2 Số điện thoại: 0979841898
MỤC LỤC
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ	1
Lí do chọn đề tài	1
Mục đích nghiên cứu	1
Nhiệm vụ nghiên cứu	1
Phƣơng pháp nghiên cứu	2
Đóng góp mới của đề tài	2
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU	2
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI	3
Lịch sử nghiên cứu xây dựng các thí nghiệm từ thực tiễn cuộc sống sử dụng trong dạy và học hóa học	3
Vai trò, tác dụng của việc sử dụng các thí nghiệm từ thực tiễn cuộc sống	3
Phân loại thí nghiệm từ thực tiễn cuộc sống sử dụng trong dạy và học hóa học	3
Cách sử dụng thí nghiệm	4
Thực trạng việc xây dựng các thí nghiệm từ thực tiễn cuộc sống sử dụng trong dạy và học hóa học ở một số trƣờng THPT trên Thành phố Vinh, Nghi Lộc và Thanh Chƣơng	6
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC KỸ NĂNG ĐÃ HỌC CHO HỌC SINH TỪ CÁC THÍ NGHIỆM THỰC TIỄN CHƢƠNG SỰ ĐIỆN LY LỚP 11 THPT	12
Các thí nghiệm từ thực tiễn cuộc sống trong dạy học hóa học chƣơng điện li lớp 11	12
Vận dụng các thí nghiệm từ thực tiễn cuộc sống trong dạy học hóa học chƣơng điện li
lớp 11 trong dạy học.	21
THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM	40
Mục đích thực nghiệm	40
Đối tƣợng thực nghiệm	40
Nội dung thực nghiệm	40
Phƣơng pháp xử lí kết quả thực nghiệm	40
Kết quả thực nghiệm	42
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT	51
TÀI LIỆU THAM KHẢO	52
PHỤ LỤC	53
KÍ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
VIẾT TẮT
NỘI DUNG
DHDA
Dạy học dự án
ĐC
Đối chứng
TN
Thực nghiệm
ĐTB
Điểm trung bình
GV
Giáo viên
HS
Học sinh
PPDH
Phƣơng pháp dạy học
NL
Năng lực
SGK
Sách giáo khoa
THPT
Trung học phổ thông
TNSP
Thực nghiệm sƣ phạm
CNTT
Công nghệ thông tin
NLVDKTTT
Năng lực vận dụng kiến thức thực tiễn

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Lí do chọn đề tài
Thế kỉ XXI là thế kỉ của nền kinh tế tri thức, thế kỉ mà tri thức và kĩ năng của con người được coi là yếu tố quyết định sự phát triển của xã hội. Nhằm đào tạo được những người lao động mới có khả năng vận dụng linh hoạt các kĩ năng và năng lực vào thực tiễn cuộc sống để giải quyết được những nhiệm vụ đất nước đặt ra.
Hóa học là một bộ môn khoa học tự nhiên gắn với thực nghiệm, những tri thức mà nó đem lại rất cần thiết trong đời sống, đồng thời góp phần phát triển năng lực toàn diện cho người học như: NL sáng tạo, NL giải quyết vấn đề, NL vận dụng kiến thức vào thực tiễnđồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn của học sinh. Sử dụng thí nghiệm hóa học trong dạy học hóa học được coi là một phương pháp để thực hiện nhiệm vụ đó. Việc sử dụng TN nói chung và TN gắn với tình huống, bối cảnh thực tiễn nói riêng sẽ giúp học sinh nhận thấy được vai trò của hóa học đối với đời sống và sản xuất; từ đó tăng hứng thú, sự yêu thích say mê với hóa học. Do vậy việc tăng cường sử dụng TN từ thực tiễn cuộc sống trong dạy học hóa học sẽ góp phần thực hiện nguyên lí GD: “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn”
Tuy nhiên, việc sử dụng TN trong DHHH còn chưa được chú trọng đúng mức; trong sách giáo khoa, tài liệu tham khảo bộ môn Hóa học, trong các đề thi, nội dung các bài tập liên quan TN thực tiễn còn ít và chưa phong phú. Vì vậy, HS có thể giải thành thạo các bài tập hóa học định tính, định lượng truyền thống nhưng khi cần vận dụng kiến thức hóa học vào tình huống thực tiễn cụ thể lại lúng túng.
Từ những lý do trên, với mong muốn góp phần đổi mới phương pháp dạy và học của môn hóa học ở trường THPT, chúng tôi chọn đề tài: “Phát triển năng lực vận dụng kiến thức kỹ năng cho học sinh lớp 11 THPT qua các thí nghiệm thực tiễn trong chủ đề Sự điện ly ”
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu xây dựng các TN từ thực tiễn cuộc sống trong dạy học chương sự điện ly lớp 11 nhằm giúp học sinh (HS) hình thành và phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, góp phần đổi mới PPDH theo định hướng phát triển NL và nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học ở trường trung học phổ thông (THPT).
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên chúng tôi xác định các nhiệm vụ cần thực hiện như sau:
Nghiên cứu tổng quan cơ sở lí luận về các TN từ thực tiễn cuộc sống sử dụng trong dạy học hóa học nói chung và chương sự điện ly lớp 11 nói riêng.
Nghiên cứu định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Hóa học ở trường THPT theo định hướng phát triển năng lực.
Điều tra thực trạng sự dụng các TN từ thực tiễn cuộc sống trong dạy học Hóa học ở một số trường THPT Thành phố Vinh, Nghi Lộc và Thanh Chương.
Thiết lập nguyên tắc v ...  trình điện li khi hòa tan phèn chua vào trong nước.
Câu 3 (4,5 điểm): Trào ngược dịch vị dạ dày do dư thừa hàm lượng axit HCl là một căn bệnh khá phổ biến. Để giảm bớt hàm lượng axit HCl tại dạ dày, bác sĩ thường kê toa cho bệnh nhân loại thuốc kháng axit có thành phần như bảng sau:
Tên	thuốc	trên	thị trƣờng
Thành phần thuốc
Phillips’Milk
of Magnesia
Mg(OH)2
Tums, Di-Gel
CaCO3
Baking soda, Alka-Seltzer
NaHCO3
Amphojel
Al(OH)3

Viết phản ứng (dạng ion thu gọn) trung hòa axit dạ dày từ các thuốc có thành phần thuốc trên?
Trong quá trình đo pH dạ dày, có lần kết quả ghi nhận pH trong dạ dày của bệnh nhân là 3,6. Hãy tính nồng độ mol/lít của ion H+ lúc này?
Ở trạng thái cơ thể nghỉ ngơi, [H+] của dịch dạ dày lúc này là 2.10-4 M. Hãy tính giá trị pH?
Hãy tính cần bao nhiêu gam thuốc Bisodol thành phần chứa 90% CaCO3 để trung hòa 100
ml axit HCl có pH là 1,40 trong dạ dày? ( Cho MCaCO3 = 100 g/mol).
Hãy cho biết trong các loại thức ăn, nước uống sau đây, bệnh nhân bị trào ngược dạ dày có thể dùng loại nào để không tăng hàm lượng axit dạ dày trong quá trình điều trị chứng trào ngược GERD? Giải thích lí do chọn lựa?
Đáp án kiểm tra
PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3 điểm = 0,25*12)
1C
2D
3D
4A
5B
6B
7A
8D
9A
10A
11D
12A
PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1:
Điểm

Dung dịch
KCl
FeCl3
NaNO3
K2S
Zn(NO3)2
Na2CO3
0,25*6=1,5
điểm
Nước bắp cải
tím
Tím
Đỏ
Tím
xanh
Đỏ
Xanh
Câu 2: KAl(SO4)3.12H2O ¾¾® K+ + Al3+ + 3SO42- + 12H2O
Al3+ + 3H2O ¬¾¾¾® Al(OH)3 + 3H+ ( có thể viết các quá trình hoặc viết pt dạng tổng quát)
Al(OH)3 kết tủa dạng keo lôi kéo các chất cặn, bẩn xuống dưới đáy.
Gạn và lọc chất cặn nhiều lần nước đục sẽ thành trong.
0,5 đ
0,5 đ

ĐỀ KIỂM TRA SỐ 2
(Chủ đề: SỰ ĐIỆN LI, Thời gian kiểm tra: 15 phút)
1. Mục đích
Đánh giá kết quả học tập của HS theo yêu cầu cần đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của HS so với mục tiêu dạy học.
Hình thức: 100% trắc nghiệm
Ma trận đề kiểm tra:
Yêu cầu cần đạt
Mức 1
Mức 2
Mức 3
NL hóa học
- Phân biệt được chất điện li mạnh, chất điện li yếu, chất không điện li; axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính, muối trung
hoà, muối axit.
1,0


Nhận	thức Hóa học
- Hiểu được bản chất, điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li; viết được phương trình ion đầy đủ và rút gọn.
1,0
1,0

Nhận thức Hóa học Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới gốc độ Hóa học
- Quan sát TN, rút ra được kết luận về tính dẫn điện của dung dịch chất điện li.

1,0
1,0
Tìm hiểu thế giới
tự nhiên dưới gốc độ Hóa học
- Vận dụng vào việc giải các bài toán tính khối lượng và thể tích của các sản phẩm thu được, tính nồng độ mol ion thu được sau phản ứng.

1,0
1,0
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
- Vận dụng vào việc giải quyết các tình
huống, vấn đề thực tế liên quan đời sống và môi trường.
1,0
1,0
1,0
Vận dụng kiến thức, kĩ năng
đã học
Tổng điểm
3,0đ
3,0đ
4,0đ
10đ
Nội dung đề kiểm tra:
Câu 1: Dung dịch chất nào sau đây làm xanh quỳ tím?
A. HCl.	B. Na2SO4.	C. NaOH.	D. KCl.
Câu 2: Các dung dịch axit, bazơ, muối dẫn điện được là do trong dung dịch của chúng có các
A. ion trái dấu.	B. anion (ion âm).	C. cation (ion dương). D.chất. Câu 3: Dung dịch nào sau đây có khả năng dẫn điện?
A. Dung dịch đường.	B. Dung dịch rượu.
C. Dung dịch muối ăn.	D. Dung dịch benzen trong ancol.
Câu 4: Chất nào sau đây thuộc loại chất điện li mạnh?
A. CH3COOH.	B. C2H5OH.	C. H2O.	D. NaCl.
Câu 5: Đối với dung dịch axit mạnh HNO3 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng?
A. [H+] = 0,10M.	C. [H+] > [NO3-].	B. [H+] < [NO3-].	D. [H+] < 0,10M.
Câu 6: Dung dịch chất nào sau đây (có cùng nồng độ) dẫn điện tốt nhất?
A. K2SO4.	B. KOH.	C. NaCl.	D. KNO3.
Câu 7: Hình vẽ sau mô tả quá trình nào?
A. Sự điện li.	B. Sự hòa tan.	C. Sự điện phân. D. Sự khử.
Câu 8: Có các loài hoa Tú cầu có màu hoa thay đổi phụ thuộc vào độ pH của đất, nếu đất có độ pH nhỏ hơn 7 (đất chua) sẽ cho hoa màu lam, nếu đất có độ pH là 7 thì cây cho hoa màu trắng sữa, nếu đất có độ pH lớn hơn 7 cây cho hoa màu hồng hoặc màu tím. Khi trồng hoa Tú cầu, người ta thêm dung dịch sắt clorua, clorua nhôm, clorua magie hay có thể chôn vài cây đinh gỉ vào gốc cây.
Hãy cho biết việc làm trên nhằm mục đích gì?
Tăng pH của đất, cho ra hoa có màu lam.
Tăng pH của đất, cho ra hoa có màu hồng hoặc tím.
Giảm pH của đất, cho ra hoa có màu lam.
Giảm pH của đất, cho ra hoa có màu trắng sữa.
Câu 9. Cho sơ đồ và mô hình TN sau:
Trong quá trình làm TN, một em học sinh quan sát được như sau:
dung dịch X làm đèn không sáng
dung dịch Z làm đèn sáng mờ hơn dung dịch T nhưng sáng rõ hơn dung dịch Y.
dung dịch T làm đèn sáng rõ nhất.
Các chất trong dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là
A. nước cất, K3PO4, HCl, Ba(OH)2	B. nước cất, Ba(OH)2, HCl, K3PO4
C. HCl, nước cất, Ba(OH)2, K3PO4	D. Nước cất, HCl, Ba(OH)2, K3PO4
Câu 10. Trộn lẫn V ml dung dịch NaOH 0,01M với V ml dung dịch HCl 0,03 M được 2V ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH là :
A. 4.	B. 2	C. 3.	D. 1.
Đáp án kiểm tra 15 phút
1C
2A
3C
4D
5A
6A
7A
8C
9D
10B

File đính kèm:

  • docxskkn_phat_trien_nang_luc_van_dung_kien_thuc_ky_nang_cho_hoc.docx
  • pdfTrần Nghĩa Hưng - Trường THPT Hà Huy Tập - Hóa học.pdf