SKKN Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh bằng phương pháp học tập theo tổ, nhóm Phần Văn học dân gian Việt Nam
Nâng cao chất lượng dạy và học văn trong nhà trường phổ thông
không chỉ là điều trăn trở của những giáo viên bộ môn mà còn là sự băn
khoăn của toàn xã hội. Hiệu quả của vấn đề được thể hiện ở chất lượng học
tập của học sinh, lượng kiến thức, kỹ năng nói - viết, sự hứng thú trong học
tập, khả năng gắn kết với thế giới, thực tế xung quanh.
Để đạt được điều đó, người giáo viên phải vận dụng nhiều phương
pháp khác nhau và trong thực tế giảng dạy, các phương pháp phải luôn
được đổi mới, cải tiến cho phù hợp và đáp ứng kịp thời nhu cầu học tập.
Xu hướng dạy và học hiện nay đặc biệt chú trọng đến đối tượng học
sinh, xem học sinh là chủ thể, trung tâm của quá trình dạy va học. Các
phương pháp được sử dụng đều phải chú trọng đến việc phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Bên cạnh phương pháp ứng dụng
công nghệ thông tin vào dạy học (một phương pháp mới, hiện đại đang
được nhiều nơi, nhiều người ưa chuộng), thì cách thức tổ chức cho học sinh
học tập theo tổ nhóm, tự thảo luận, trao đổi cũng là một phương pháp tỏ ra
rất hiệu quả.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh bằng phương pháp học tập theo tổ, nhóm Phần Văn học dân gian Việt Nam

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP THEO TỔ, NHÓM PHẦN VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM SƠ LƯỢC LÍ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên : Nguyễn Thị Hà 2. Ngày tháng năm sinh : 15 /02 /1978 3. Nam, nữ : nữ 4. Địa chỉ : 57A/1/ KP9, P. Tân Phong. TP Biên Hòa tỉnh Đồng Nai. 5. Điện thoại : 0613913181 (CQ) 0613997515 (NR) 6. Fax : E-mail : 7. Chức vụ : Giáo viên 8. Đơn vị công tác : Trường THPT Trấn Biên II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO : - Học vị ( hoặc trình dộ chuyên môn, nghiệp vụ cao nhất) : Cử nhân khoa học. - Năm nhận bằng : 2001 - Chuyên ngành đào tạo : Ngữ văn III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC : - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm : Giảng dạy bộ môn Văn - Số năm có kinh nghiệm : 11 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây : Dạy và học văn học dân gian bằng phương pháp học tập theo tổ, nhóm. LỜI MỞ ĐẦU Nâng cao chất lượng dạy và học văn trong nhà trường phổ thông không chỉ là điều trăn trở của những giáo viên bộ môn mà còn là sự băn khoăn của toàn xã hội. Hiệu quả của vấn đề được thể hiện ở chất lượng học tập của học sinh, lượng kiến thức, kỹ năng nói - viết, sự hứng thú trong học tập, khả năng gắn kết với thế giới, thực tế xung quanh. Để đạt được điều đó, người giáo viên phải vận dụng nhiều phương pháp khác nhau và trong thực tế giảng dạy, các phương pháp phải luôn được đổi mới, cải tiến cho phù hợp và đáp ứng kịp thời nhu cầu học tập. Xu hướng dạy và học hiện nay đặc biệt chú trọng đến đối tượng học sinh, xem học sinh là chủ thể, trung tâm của quá trình dạy va học. Các phương pháp được sử dụng đều phải chú trọng đến việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Bên cạnh phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học (một phương pháp mới, hiện đại đang được nhiều nơi, nhiều người ưa chuộng), thì cách thức tổ chức cho học sinh học tập theo tổ nhóm, tự thảo luận, trao đổi cũng là một phương pháp tỏ ra rất hiệu quả. Tổ chức cho học sinh học tập theo tổ, nhóm đến nay không còn là phương pháp quá mới mẻ.Vấn đề đặt ra ở đây là thực hiện như thế nào để tiết học đạt hiệu quả, phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh. Vì vậy, trong khuôn khổ bài viết này, tôi xin phép trình bày vài ý kiến (chưa thể gọi là sáng kiến) về việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh bằng phương pháp học tập theo tổ, nhóm để nâng cao chất lượng dạy học, đưa giờ học thoát khỏi sự nhàm chán, đơn điệu và khô khan, nhất là các tiết ôn tập, cụ thể là phần Văn học dân gian Việt Nam, Chương trình Lớp 10 –THPT. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý đồng nghiệp. NỘI DUNG Theo phương pháp dạy học mới, mục đích cao nhất là làm sao để học sinh (dưới sư hướng dẫn của giáo viên) tự cảm nhận, tự khám phá, chiếm lĩnh nội dung bài học. Từ đó, tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện về trí tuệ, tâm hồn, nhân cách và năng lực của học sinh. Con đường tốt nhất để thực hiện điều đó là sự hoạt động, làm việc của bản thân từng học sinh. Khi lựa chọn hay sử dụng một phương thức thiết kế giờ học, điều quan trọng đặt ra cho người thầy là phải khơi gợi và phát huy được tính tích cực của học sinh; tạo điều kiện để tất cả học sinh thực sự làm việc và có hứng thú với bài học. A. TỔ CHỨC HỌC TẬP THEO TỔ, NHÓM BẰNG HÌNH THỨC SƯU TẦM TƯ LIỆU : I. Sự cần thiết của việc sưu tầm tư liệu : Văn học dân gian (VHDG) là những sáng tác vô danh (mang tính tập thể trong sáng tác) và truyền miệng.Vì thế, nó có những đặc điểm quan trọng sau đây: - Khi miêu tả và thể hiện cuộc sống, VHDG chỉ giữ lại những cái chung cho cả cộng đồng, là tiếng nói chung của cộng đồng - Có tính truyền thống và tính dị bản Như vậy, khi tìm hiểu một thể loại VHDG, nếu chỉ dừng lại ở việc cho học sinh tiếp cận một hoặc một số ít tác phẩm cụ thể trong sách giáo khoa thì e rằng lượng kiến thức chưa thoả đáng, và rất khó trong việc gợi tìm để học sinh tự rút ra kết luận chung về nội dung, đặc điểm của từng thể loại, từng kiểu truyện. Nếu giáo viên tự nêu, đọc cho học sinh thì điều này có thể mang tính áp đặt, còn nếu tự đưa thêm một số tác phẩm khác để minh hoạ, có thể sẽ vi phạm quy định về giảm tải và không đủ thời gian. Giải quyết vấn đề này như thế nào nếu không là yêu cầu các em học sinh tự tìm tòi thu thập tư liệu từ sách báo, từ người thân, bè bạn và thực tế cuộc sống? Tất nhiên, công việc này phải được giáo viên định hướng và hướng dẫn cụ thể về đề tài, về cách thực hiện, cách xử lý thông tin, tư liệu tìm được II. Lợi ích của công việc : Thực tế cho thấy việc yêu cầu học sinh tìm đọc thêm tác phẩm ngoài sách giáo khoa đem lại nhiều lợi ích. Vốn tư liệu được làm giàu thêm nên học sinh có điều kiện tham gia xây dựng bài, tiếp thu bài tốt hơn, nhớ bài lâu hơn, lựa chọn hiệu quả hơn khi làm văn. Ví dụ: Ở bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam, sách giáo khoa có đoạn viết: “ Văn học dân gian được chắt lọc, mài giũa qua không gian và thời gian, khi đến với chúng ta, đã trở thành những viên ngọc sáng. Nhiều tác phẩm đã trở thành những mẫu mực về nghệ thuật để ta học tập. Những truyện kể dân gian làm cho “ từ đứa trẻ đầu xanh đến cụ già tóc bạc đều truyền tụng và yêu dấu” ( tựa sách Lĩnh Nam chích quái). Những lời ca tiếng hát ân tình ngày xưa vẫn còn làm say đắm lòng người hôm nay và cả mai sau”. Nhưng số lượng tác phẩm được giới thiệu trong chương trình quá ít, có khi lặp lại ( Tấm Cám), có khi chỉ là trích đoạn, Thực tế cho thấy: Không phải tất cả học sinh đều biết được một số tác phẩm tiêu biểu. Nếu có biết thì số học sinh nắm được trọn vẹn tác phẩm cũng không nhiều. Do đó, để tham gia xây dựng bài, các em chưa đủ tự tin. Tất nhiên sẽ có vài học sinh khá, giỏi tham gia phát biểu ý kiến, nhưng xét về lâu dài, hiện tượng này sẽ làm giờ học đơn điệu, nhàm chán, không phát huy được tính tích cực của số đông học sinh. Nếu giáo viên hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị trước, tìm tòi, trao đổi tư liệu với nhau trước, và nếu công việc được thực hiện nghiêm túc, chắc chắn vấn đề trên sẽ được cải thiện đáng kể. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần gợi ý để học sinh phát hiện ra những điểm giống nhau giữa các tác phẩm, từ đó hiểu rõ hơn, sâu sắc hơn về tính truyền thống, về những giá trị nhân bản, thấy được VHDG là tài sản, là tiếng nói chung của cả cộng đồng, và rộng hơn là của cả nhân loại. Việc sưu tầm tư liệu có thể sẽ chiếm không ít thời gian của học sinh trong khi các em còn phải dành thời gian để đảm bảo yêu cầu của các môn học khác. Vì thế, định hướng của giáo viên trong việc tổ chức cho học sinh học nhóm là hết sức quan trọng. Không làm thay công việc của học sinh, nhưng giáo viên cần định hướng, giới thiệu các nguồn cung cấp tư liệu, các cách thức xử lý tư liệu làm sao cho hiệu quả nhất, ít tốn thời gian nhất. Đồng thời các tổ, nhóm phải phân công trách nhiệm cho từng thành viên, đảm bảo công bằng cả tổ cùng làm việc. Được như vậy, ngoài tác dụng bổ sung vốn tư liệu, theo tôi, những nét đẹp của truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc, cũng sẽ được các em nhận rõ hơn, ý thức hơn trong việc giữ gìn và phát huy nó. Tình yêu văn chương nghệ thuật nói chung và VHDG nói riêng cũng có phần được bồi đắp trong tâm hồn các em. III. Vận dụng tư liệu sưu tầm vào giờ học : Như đã nói ở trên, sau khi yêu cầu học sinh sưu tầm theo tổ nhóm, giáo viên cần có những định hướng, gợi ý cho học sinh thực hiện. Trên lớp, cần cố gắng thu xếp một khoảng thời gian hợp lý để từng tổ, nhóm nói về những gì mình làm được, trao đổi ý kiến với nhau để có thể bổ sung cho nhau, thống nhất ý kiến với nhau, và tích cực góp phần xây dựng bài học. Bên cạnh sự làm việc độc lập đó, giáo viên cần có những nhận xét thỏa đáng, khích lệ, động viên đúng mức đối với những gì học sinh thực hiện được. Ví dụ: Ở tiết 21 - 22, Truyện cổ tích thần kỳ, giáo viên có thể yêu cầu học sinh đại diện tổ, nhóm kể một truyện mà mình thích nhất (hoặc sưu tầm được, và lưu ý thời gian cho phép). Sau đó gợi ý để học sinh chỉ ra được: - Những đặc điểm về cốt truyện, nhân vật. - Sự thể hiện ước mơ, khát vọng của người bình dân trong tác phẩm.v.v Với cách làm việc này, học sinh sẽ tự mình khám phá tác phẩm, nêu được ý kiến cảm nhận riêng của mình và chủ động trong việc chiếm lĩnh, tiếp thu nội dung bài học. Giờ học sẽ sinh động, hào hứng hơn, học sinh thực sự chủ động hơn. Lưu ý: Công việc sưu tầm cũng có thể được thưc hiện sau khi đã học bài. Công việc lúc này không chỉ đơn thuần là tìm tư liệu mà còn viết bài văn nêu lên cảm nhận, suy nghĩ của học sinh về những gì các em sưu tầm được. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh tìm hiểu thêm những câu, những truyện có cùng chủ đề, cùng đặc điểm truyền thống để viết bài nhận xét về một khía cạnh nào đó do giáo viên định hướng. Ví dụ: Khi dạy bài Những câu hát than thân, yêu thương tình nghĩa, tôi thấy học sinh rất thích và có cảm nhận khá hay về câu ca dao có hình ảnh muối mặn – gừng cay . Tôi đã cho học sinh tìm thêm những câu ca dao có hình ảnh trên và viết bài nhận xét về: 1- Hình ảnh muối mặn – gừng cay trong đời sống xã hội xưa và trong ca dao dân ca. (Nhóm 1). 2- Hình ảnh muối mặn – gừng cay trong những câu ca thể hiện tình nghĩa thủy chung, mặn nồng của người dân lao động. (Nhóm 2). 3- Hình ảnh muối mặn – gừng cay trong những câu ca thể hiện tình yêu quê hương đất nước. ( Nhóm 3). Sau thời gian quy định một tuần, các em nộp bài viết. Tôi nhận thấy các em có sự cảm thụ rất sáng tạo, bài viết công phu. Để khuyến khích, tôi cộng thêm điểm (1-2 điểm tuỳ theo nội dung bài viết) vào cột kiểm tra 15 phút. Các em rất phấn khởi, hứng thú. B. TỔ CHỨC HỌC TẬP THEO TỔ, NHÓM BẰNG HÌNH THỨC THUYẾT TRÌNH : Văn học dân gian (VHDG) là bộ phận văn học rất gần gũi với mọi người, trong đó có học sinh. Ở cấp I và II các em đã được học về VHDG, riêng ở lớp 10, h
File đính kèm:
skkn_phat_huy_tinh_tich_cuc_chu_dong_sang_tao_cua_hoc_sinh_b.pdf