SKKN Một vài kinh nghiệm để hướng dẫn học sinh khai thác và sử dụng có hiệu quả biểu đồ khí hậu trong giảng dạy Địa lí 7 ở Trường Trung học cơ sở

Năm học 2012 - 2013 là năm học có ý nghĩa quan trọng, năm thứ ba thực hiện nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, năm tiếp tục thực hiện tốt các cuộc vận động của nghành. Để thực hiện tốt chương trình và sách giáo khoa mới ở các trường học đã dấy lên phong trào cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực chủ động trong học tập của học sinh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Nhiều hội nghị, hội thảo đã được tổ chức xoay quanh vấn đề đổi mới phương pháp dạy học như thế nào mang lại hiệu quả dạy học cao nhất. Đó là vấn đề đang được quan tâm hàng đầu trong qúa trình dạy học hiện nay.

Hướng đổi mới của phương pháp dạy học hiện nay là tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, khơi dậy và phát huy khả năng tự học nhằm hình thành cho học sinh tính độc lập sáng tạo, nâng cao khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề, rèn luyện kỉ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiển, tác động đến tình cảm đem lại niềm tin, hứng thú học tập cho học sinh.

 

pdf 16 trang Huy Quân 31/03/2025 120
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một vài kinh nghiệm để hướng dẫn học sinh khai thác và sử dụng có hiệu quả biểu đồ khí hậu trong giảng dạy Địa lí 7 ở Trường Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một vài kinh nghiệm để hướng dẫn học sinh khai thác và sử dụng có hiệu quả biểu đồ khí hậu trong giảng dạy Địa lí 7 ở Trường Trung học cơ sở

SKKN Một vài kinh nghiệm để hướng dẫn học sinh khai thác và sử dụng có hiệu quả biểu đồ khí hậu trong giảng dạy Địa lí 7 ở Trường Trung học cơ sở
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
MỘT VÀI KINH NGHIỆM ĐỂ HƯỚNG DẪN 
HỌC SINH KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG CÓ 
HIỆU QUẢ BIỂU ĐỒ KHÍ HẬU TRONG 
GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ 7 Ở TRƯỜNG TRUNG 
HỌC CƠ SỞ 
1.PHẦN MỞ ĐẦU 
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
 Năm học 2012 - 2013 là năm học có ý nghĩa quan trọng, năm thứ ba thực 
hiện nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, năm tiếp tục thực hiện tốt các 
cuộc vận động của nghành. Để thực hiện tốt chương trình và sách giáo khoa mới 
ở các trường học đã dấy lên phong trào cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học 
nhằm phát huy tính tích cực chủ động trong học tập của học sinh góp phần nâng 
cao chất lượng giáo dục. Nhiều hội nghị, hội thảo đã được tổ chức xoay quanh 
vấn đề đổi mới phương pháp dạy học như thế nào mang lại hiệu quả dạy học cao 
nhất. Đó là vấn đề đang được quan tâm hàng đầu trong qúa trình dạy học hiện 
nay. 
Hướng đổi mới của phương pháp dạy học hiện nay là tích cực hoá hoạt 
động học tập của học sinh, khơi dậy và phát huy khả năng tự học nhằm hình thành 
cho học sinh tính độc lập sáng tạo, nâng cao khả năng phát hiện và giải quyết vấn 
đề, rèn luyện kỉ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiển, tác động đến tình 
cảm đem lại niềm tin, hứng thú học tập cho học sinh. 
Chương trình sách giáo khoa mới hiện nay đã thể hiện cách học mới của 
học sinh. Từ những hình ảnh trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng đến thực 
tiển hình thành nên khái niệm, quy luật, mối liên hệ nhân quả ... để tìm ra kiến 
thức bài học. Điều đó đòi hỏi người giáo phải đổi mới phương pháp dạy học phù 
hợp với nội dung sách giáo khoa hiện hành. 
 Thực tế hiện nay ở các trường THCS, việc thực hiện giảng dạy theo phương 
pháp mới còn nhiều điều trăn trở, có không ít giáo viên vẫn theo nếp củ ,trình bày 
theo phương pháp truyền thống, học sinh không chủ động lĩnh hội kiến thức do đó 
hiệu quả giờ dạy vẫn chưa cao. Đối với bộ môn Địa lí hiện nay, nôi dung sách 
giáo khoa không những đòi hỏi người giáo viên phải nghiên cứu kĩ, phải đổi mới 
hình thức kiểm tra đánh giá học sinh, phải sử dụng có hiệu quả các phương tiện 
dạy học và quan trọng là đổi mới phương pháp dạy học, phải có sự kết hợp nhuần 
nhuyển, có sự tích hợp các phương pháp dạy học lúc đó hiệu quả tiết dạy mới đạt 
như mong muốn. Song làm thế nào để hướng dẫn học sinh khai thác và sử dụng 
có hiệu quả biểu đồ khí hậu trong dạy học Địa lí 7 có hiệu quả cao nhất, đó là một 
câu hỏi được nhiều giáo viên quan tâm, đó cũng là vấn đề trăn trở, suy nghĩ của 
bản thân. Chính vì vậy bản thân tôi chọn đề tài ''Một vài kinh nghiệm để hướng 
dẫn học sinh khai thác và sử dụng có hiệu quả biểu đồ khí hậu trong giảng dạy 
Địa lí 7 ở trường trung học cơ sở '' và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao 
chất lượng hiệu quả khi dạy kiểu bài phân tích biểu đồ khí hậu. 
1.2 PHẠM VI ÁP DỤNG . 
 Đổi mới phương pháp dạy học kiểu bài phân tích biểu đồ khí hậu trong 
giảng dạy Địa lí 7 theo hướng “ lấy học sinh làm trung tâm ’’. 
 2. PHẦN NỘI DUNG 
2.1. THỰC TRẠNG . 
 Qua nắm bắt tình hình và là người trực tiếp giảng dạy bộ môn Địa lí ở 
trường THCS bản thân tôi nhận thấy : 
a. Về phía giáo viên 
 Nói đến loại bài phân tích biểu đồ khí hậu thì nhiệm vụ cơ bản là hướng dẫn 
học sinh vận dụng kiến thức để phân tích. Trong tiết học này giáo viên chỉ làm 
nhiệm vụ hướng dẫn, còn học sinh làm việc là chủ yếu. Tuy nhiên khi dạy bài 
phân tích biểu đồ khí hậu, một số giáo viên cho rằng “ thiếu thời gian ” nhưng 
cũng có giáo viên lại thấy kiểu phân tích biểu đồ khí hậu quá tẻ nhạt, nhàm chán .. 
 Thực tế cho thấy hiện nay nhiều giáo viên giảng dạy bộ môn Địa lí ở trường 
THCS nói chung và dạy học kiểu bài phân tích biểu đồ khí hậu trong giảng dạy 
Địa lí 7 nói riêng kĩ năng phân tích từ những đồ dùng trực quan ( biểu đồ khí hậu, 
bản đồ, lược đồ, tranh ảnh ) qua loa chưa sâu sát, hơn nữa nhiều giáo viên còn 
dạy chay, dạy theo phương pháp cũ ( giáo viên thực hiện – trò sao chép ) vì vậy 
việc dạy học kiểu bài phân tích biểu đồ khí hậu nói chung và các đồ dùng trực 
quan nói riêng ở trường THCS còn nhiều hạn chế. 
 b. Về phía học sinh: 
 Đa số các em chưa có thói quen tìm hiểu khám phá mà chỉ quen ghi chép tái 
hiện những gì mà giáo viên cung cấp. Do đó các em không có khả năng độc lập 
suy nghĩ nên gặp khó khăn khi phải trực tiếp phân tích các biểu đồ khí hậu ®Æc 
biÖt lµ kiÓu bµi ph©n tÝch biÓu ®å khÝ hËu - ®©y lµ lo¹i bµi ®ßi hái häc sinh ph¶i 
lµm viÖc ph¶i tù m×nh khai th¸c kiÕn thøc trªn biÓu ®å (nhiÖt ®é vµ l­îng m­a). 
Hơn nữa kiến thức Địa lí quá rộng ( tìm hiểu các sự vật hiện tượng diễn ra trên 
Trái Đất, trong tự nhiên mà các em ít có điều kiện tiếp xúc ) nên phần nào ảnh 
hưởng không nhỏ đến chất lượng bộ môn . Qua năm học 2011 – 2012, khi chưa 
áp dụng những giải pháp đó vào giảng dạy tiết 11- bài 12: Thực hành : Nhận biết 
đặc điểm môi trường đới nóng (Địa lí 7 ) thì kết quả đem lại còn rất thấp . 
TT LỚP TSHS Giỏi Khá Trung bình Yếu 
SL % SL % SL % SL % 
1 7A 35 04 11,4 08 22,8 17 48,6 06 17,1 
2 7B 34 04 11,8 08 22,9 15 44,1 07 20,6 
3 7C 34 04 11,8 07 20,0 15 44,1 08 23,5 
KHỐI 7 103 12 11,7 23 22,4 36 45,6 21 20,3 
 c. Nguyên nhân của thực trạng : 
 Qua quá trình nghiên cứu tìm hiểu cho thấy việc dạy kiểu bài lý thuyết và 
thực hành về phân tích biểu đồ khí hậu trong giảng dạy bộ môn Địa lí ở trường 
THCS nói chung và giảng dạy môn Địa lí lớp 7 nói riêng còn nhiều bất cập do 
những nguyên nhân sau : 
+ Kiểu bài phân tích biểu đồ khí hậu là một dạng bài học khó vì học sinh 
phải xử lí các số liệu từ biểu đồ để tìm ra kiến thức cơ bản. Trong khi đó kĩ năng 
của các em còn nhiều hạn chế nên các em không mấy hứng thú học tập . 
 + Do quan niệm sai lầm của một bộ phận không nhỏ học sinh về vị trí vai 
trò của môn Địa lí trong nhà trường, xem đó là môn học phụ nên học qua loa đại 
khái, chỉ học cho đủ điểm tổng kết là được không cần phải học nhiều . 
+ Cơ sở vật chất, phương tiện dạy học, phòng học bộ môn của nhà trường 
còn thiếu đặc biệt là lược đồ, biểu đồ khí hậu nên giáo viên và học sinh còn gặp 
nhiều khó khăn trong dạy và học Địa lí . 
+ Là giáo viên trẻ nên kinh nghiệm cũng như phương pháp giảng dạy phần 
nào còn nhiều hạn chế chưa tạo ra được húng thú học tập cho học sinh trong dạy 
học bộ môn. 
 + Mặc dầu trường đóng trên địa bàn thuận lợi, trình độ dân trí cao, hoạt 
động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nên phần lớn phụ huynh ít quan tâm 
đến việc học tập của con cái mà chủ yếu giao khoán phó mặc cho giáo viên, nhà 
trường. 
2.2. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHAI THÁC VÀ SỬ 
DỤNG CÓ HIỆU QUẢ BIỂU ĐỒ KHÍ HẬU TRONG GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ 
7 Ở TRƯỜNG THCS . 
 Qua quá trình tìm hiểu thực trạng khi dạy kiểu bài phân tích biểu đồ khí hậu 
trong giảng Địa lí 7 ở trường THCS bản thân tôi xin mạnh dạn đưa ra các giải 
pháp sau để dạy kiểu bài phân tích biểu đồ khí hậu tốt hơn. 
2.2.1 Thiết kế giáo án và chuẩn bị phương tiện dạy học phải đồng bộ 
 Đây là giải pháp có tác dụng làm tăng hiệu quả giờ dạy. Bởi thường dạy một 
bài về phân tích biểu đồ khí hậu nếu giáo viên thiết kế giáo án sơ lược, đơn giản 
và thiếu đồ dùng dạy học sẽ tạo ra sự nhàm chán cho cả người dạy lẫn người học. 
Do vậy việc thiết kế giáo án theo hướng tích cực hoá hoạt động hoạt động học tập 
của học sinh thông qua hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh làm việc với lược đồ, 
biểu đồ khí hậu .....và cùng thảo luận qua phiếu. 
 Trong quá trình thiết kế giáo án theo phương pháp lấy học sinh làm trung 
tâm, người giáo viên cần phải đọc kĩ nội dung bài học, nắm chắc nội dung của bài, 
phương pháp giảng dạy của bài. Thông qua bài học, giáo viên hướng dẫn học sinh 
cách đọc, xử lí, phân tích biểu đồ . Tuy nhiên, giáo viên cũng cần phải căn cứ vào 
từng đối tượng học sinh trong lớp học, đặc biệt là đối tượng học sinh yếu kém , 
giáo viên cần hướng dẫn cụ thể có thể bằng những câu hỏi gợi mỡ để giúp học 
sinh dễ dàng nắm kiến thức bài học. Đồng thời trong quá trình thiết kế giáo án 
người giáo viên cần phải phân loại hệ thống câu hỏi ra nhiều loại : câu hỏi dành 
cho học sinh khá giỏi, câu hỏi dành cho học sinh trung bình và đặc biệt là câu hỏi 
dành cho đối tượng học sinh yếu kém, giáo viên cần đưa ra những câu hỏi mang 
tính chất gợi mở để giúp học sinh khai thác kiến thức một cách chủ động hơn . 
 Ví dụ : Bài 33 : Các khu vực Châu Phi – ( SGK Địa lí 7 trang 105) 
 Khi giáo viên đưa ra câu hỏi : Tại sao phần lớn Bắc Phi và Nam Phi 
đều nằm trong môi trường nhiệt đới nhưng khí hậu của Nam Phi lại ẩm và dịu 
hơn khí hậu của Bắc Phi ? 
 Đây là câu hỏi khó do vậy giáo viên cần đưa ra câu hỏi gợi ý : 
 - Diện tích khu vực Nam Phi như thế nào rộng hay hẹp, tiếp giáp ? 
 - Ở phía đông của Nam Phi chụi ảnh hưởng của dòng biển nào ? 
 - Ở phía đông của Nam Phi có loại gió nào đang hoạt động ? 
 Nhằm giúp đối tượng học sinh yếu kém dễ dàng rút ra được kết luận tại sao 
khí hậu của Nam Phi lại ẩm và diụ hơn khí hậu của Bắc Phi ? 
 Thực hiện giải pháp này không những giúp cho những giáo viên thực sự chủ 
động cho tiết dạy mà còn chủ động được phương pháp dạy học của mình. Bên 
cạnh đó học sinh làm việc tích cực ( dưới sự hướng dẫn của giáo viên) để tìm ra 
kiến thức mới không gây ra sự nhàm chàn. Kết quả là người hướng dẫn ( người 
dạy ) đã có một tiết học nhẹ nhàng thoải mái. Học sinh tích cực làm việc nâng 
cao được kĩ năng phân tích lược đồ, biểu đồ khí hậu hơn nữa học sinh có điều 
kiện để hệ thống lại kiến thức, cũng cố và nâng cao sự hiểu biết tính chủ động biết 
vận dụng so sánh liên hệ thực tế . 
2.2.2. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà . 
 Đây là một khâu quan trọng, việc hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà 
giúp các em nắm được nội dung bài học, đồng thời dễ dàng tiếp nhận kiến thức 
mới . Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà của học sinh có hiệu quả thì người 
giáo viên phải hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà chu đáo các nội dung sau : 
 Ví dụ .bài 19 Môi trường hoang mạc – ( SGK Địa lí 7 trang 61) : Sử 
dụng biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của hai trạm khí t

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_vai_kinh_nghiem_de_huong_dan_hoc_sinh_khai_thac_va.pdf