SKKN Một vài giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh trong Trường THPTsố 3 Văn Bàn

Hiện nay nước ta đang hội nhập ngày càng sâu và toàn diện vào các lĩnh vực kinh tế xã hội của thế giới. Bên cạnh những mặt tích cực thì cũng làm phát sinh những vấn đề mà chúng ta cần quan tâm: Bản sắc văn hóa dân tộc bị đe dọa, làm xói mòn những giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Hiện nay một bộ phận nhỏ thanh thiếu niên có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng về đạo đức, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, kém ý thức trong quan hệ cộng đồng, thiếu niềm tin trong cuộc sống, ý chí kém phát triển, không có tính tự chủ dễ bị lôi cuốn vào những việc xấu. Trong nhà trường phổ thông nói chung số học sinh vi phạm đạo đức có chiều hướng gia tăng.

Một số cán bộ quản lý, giáo viên chưa thật sự là tấm gương sáng cho học sinh, chỉ lo chú trọng đến việc dạy tri thức khoa học, xem nhẹ việc giáo dục tình cảm đạo đức, lối sống cho học sinh. Trước thực tế trên, việc trang bị cho giới trẻ bản lĩnh, kỹ năng sống và những kiến thức cơ bản về một lối sống lành mạnh, sống có lý tưởng, biết yêu thương và sống vì mọi người là việc làm vô cùng quan trọng. Xuất phát từ thực tế trên tôi chọn đề tài: “Một vài giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh trong trường THPTsố 3 Văn Bàn ” với hy vọng góp một phần nhỏ bé của mình vào công tác giáo dục đạo đức học sinh để có thể giáo dục được nhiều học sinh có ích phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

pdf 20 trang Huy Quân 28/03/2025 100
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một vài giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh trong Trường THPTsố 3 Văn Bàn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một vài giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh trong Trường THPTsố 3 Văn Bàn

SKKN Một vài giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh trong Trường THPTsố 3 Văn Bàn
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI 
TRƯỜNG THPT SỐ 3 VĂN BÀN 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG 
CAO CHẤT LƯỢNG 
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH TRONG 
TRƯỜNG THPT SỐ 3 VĂN BÀN 
HUYỆN VĂN BÀN – TỈNH LÀO CAI 
 Người thực hiện : Hoàng Văn Phong 
 Chức vụ : Hiệu trưởng 
 Đơn vị công tác : Trường THPT số 3 huyện Văn Bàn 
PHẦN MỞ ĐẦU 
 1
1. Lý do chọn đề tài: 
Hiện nay nước ta đang hội nhập ngày càng sâu và toàn diện vào các lĩnh vực kinh 
tế xã hội của thế giới. Bên cạnh những mặt tích cực thì cũng làm phát sinh những vấn 
đề mà chúng ta cần quan tâm: Bản sắc văn hóa dân tộc bị đe dọa, làm xói mòn những 
giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Hiện nay một bộ phận nhỏ thanh 
thiếu niên có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng về đạo đức, nhu cầu cá nhân phát triển 
lệch lạc, kém ý thức trong quan hệ cộng đồng, thiếu niềm tin trong cuộc sống, ý chí 
kém phát triển, không có tính tự chủ dễ bị lôi cuốn vào những việc xấu. 
Trong nhà trường phổ thông nói chung số học sinh vi phạm đạo đức có chiều 
hướng gia tăng. Một số cán bộ quản lý, giáo viên chưa thật sự là tấm gương sáng cho 
học sinh, chỉ lo chú trọng đến việc dạy tri thức khoa học, xem nhẹ việc giáo dục tình 
cảm đạo đức, lối sống cho học sinh. Trước thực tế trên, việc trang bị cho giới trẻ bản 
lĩnh, kỹ năng sống và những kiến thức cơ bản về một lối sống lành mạnh, sống có lý 
tưởng, biết yêu thương và sống vì mọi người là việc làm vô cùng quan trọng. 
Xuất phát từ thực tế trên tôi chọn đề tài: “Một vài giải pháp quản lý nhằm 
nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh trong trường THPTsố 3 Văn Bàn ” 
với hy vọng góp một phần nhỏ bé của mình vào công tác giáo dục đạo đức học 
sinh để có thể giáo dục được nhiều học sinh có ích phục vụ cho sự nghiệp xây 
dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
2. Mục đích nghiên cứu 
 Đánh giá được công tác giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT số 3 Văn 
Bàn, thông qua đó đề ra biện pháp giáo dục đạo đức học sinh một cách có hiệu quả 
giúp cho các em trở thành những công dân tốt, có ích cho xã hội. 
3. Đối tượng nghiên cứu 
Nghiên cứu về công tác giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT số 3 huyện 
Văn Bàn. 
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 
Nghiên cứu một số vấn đề về sơ sở lý luận giáo dục đạo đức, tiến hành điều tra 
thực trạng của công tác giáo dục đạo đức học sinh, phân tích nguyên nhân, tìm ra 
 2
những yếu tố liên quan để từ đó đề ra biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trong 
trường THPT. 
5. Giới hạn của đề tài sáng kiến 
Nghiên cứu về thực trạng và biện pháp giáo dục đạo đức học sinh của trường 
THPT số 3 Văn Bàn trong các năm học 2010 – 2011 và 2011-2012 
6. Phương pháp nghiên cứu 
a. Phương pháp nghiên cứu lý luận 
Trên cơ sở những kiến thức về tâm lý, giáo dục học sinh và những quan điểm 
đường lối của Đảng, các văn bản của Bộ giáo dục và Đào tạo về đánh giá xếp loại, 
khen thưởng và kỷ luật học sinh. 
 b. Phương pháp quan sát 
Đánh giá thực trạng của công tác giáo dục đạo đức học sinh của trường THPT 
số 3 Văn bàn trong năm học 2010-2011 và học kì I năm học 2011-2012. 
Đưa ra một số biện pháp về việc thực hiện công tác giáo dục đạo đức cho học 
sinh của nhà trường trong giai đoạn hiện nay. 
PHẦN NỘI DUNG 
CHƯƠNG 1 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO 
ĐỨC HỌC SINH TRONG TRƯỜNG THPT 
1. Cơ sở lý luận. 
Học sinh cấp THPT thuộc lứa tuổi vị thành niên, ở độ tuổi này các em dễ xúc 
động, dễ vui, dễ buồn chán. Việc điều chỉnh hành vi, tâm lý hướng các em trở thành 
những người tốt là điều rất cần thiết ở giai đoạn này. Đồng thời ở lứa tuổi này nhu 
cầu giao tiếp với bạn bè và môi trường xung quanh rất lớn, giới trẻ dễ tiếp thu những 
mặt tốt mặt xấu ở xung quanh, dễ đi đến những hành động thiếu suy nghĩ nhiều lúc 
vi phạm pháp luật mà vẫn không biết. Chính vì vậy các thầy cô giáo, các bậc phụ 
huynh, các tổ chức trong nhà trường và ngoài xã hội cần quan tâm sát sao, động viên 
điều chỉnh kịp thời các hành vi của các em theo các chuẩn mực đạo đức của xã hội. 
 3
 Quan điểm của Đảng về phát triển giáo dục trong chiến lược phát triển kinh tế 
– xã hội 2001 – 2010 khẳng định: “ Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn 
diện có đạo đức, có tri thức, có sức khoẻ và thẩm mỹ góp phần làm cho dân giàu, 
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, phục vụ sự nghiệp xây dựng và 
bảo vệ tổ quốc ”. Điều 2 chương I của Luật giáo dục nêu rõ: “ Mục tiêu giáo dục là 
đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức tri thức, sức khoẻ thẩm 
mỹ và nghề nghiệp. Trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. 
Hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng 
yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. 
Vì vậy việc giáo dục đạo đức cho học sinh muốn đạt được kết quả tốt phải 
được tiến hành bằng nhiều biện pháp. Đồng thời đòi hỏi sự quan tâm của cộng đồng 
trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội. 
2. Cơ sở thực tiễn: 
2.1. Đặc điểm kinh tế – xã hội ở địa phương: 
Trường THPT số 3 Văn Bàn được xây dựng tại xã Dương Quỳ huyện Văn 
Bàn, địa bàn tuyển sinh chủ yếu tại 7 xã phía tây huyện Văn Bàn, đây là khu vực có 
địa hình chủ yếu là đồi núi cao, gần 100 % dân số ở đây thuộc các dân tộc thiểu số ít 
người như dân tộc Tày, Thái, Dao, H’Mông, Xa phó. Đây cũng là khu vực giàu có 
về tài nguyên thiên nhiên như tài nguyên rừng với nhiều loại gỗ quí như pơ mu, đinh, 
giổi; tài nguyên nước phát triển thủy điện đặc biệt là tài nguyên khoáng sản nhất là 
vàng. Vàng sa khoáng có nhiều ở các xã Hòa Mạc, Dương Quỳ, Thẳm Dương, Minh 
Lương; quặng vàng có nhiều ở xã Minh Lương, Nậm Xây, hiện nay việc khai thác 
vàng đang diễn ra với quy mô khá lớn, rộng khắp tại các xã có vàng đã tác động 
nhiều đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Việc khai thác vàng tại địa 
phương ngoài những mặt tích cực thì những mặt tiêu cực cũng rất lớn như ô nhiễm 
môi trường nguồn nước bị nhiễm hóa chất độc hại không thể dùng cho sinh hoạt và 
sản xuất được. Tệ nạn xã hội phát triển mạnh nhất là việc sử dụng ma túy đã làm ảnh 
hưởng không nhỏ tới cuộc sống của từng gia đình người dân. Tuy là vùng khai thác 
nhiều vàng nhưng mức sống của người dân lại rất thấp, hiện nay tỉ lệ hộ nghèo tại 
các xã trong vùng vẫn còn cao như Dương Quỳ 41 %, Thẳm Dương 40,65 %, Minh 
Lương 48 %, Nậm Xây 51,7 % ; trình độ dân trí còn thấp. Trình độ phát triển kinh 
 4
tế - xã hội hiện nay còn thấp cùng với sự nhận thức, mức sống chưa cao. Đặc biệt 
khu vực này là “ điểm nóng” về tệ nạn xã hội nên việc phát triển giáo dục nhất là 
giáo dục đạo đức cho học sinh gặp rất nhiều khó khăn. 
2.2. Đặc điểm của trường THPTsố 3 Văn Bàn: 
Trường được thành lập vào năm 2005, khi mới thành lập chỉ có 3 lớp với 91 
học sinh và 10 giáo viên. Hiện nay nhà trường nằm cách trung tâm huyện 15 km về 
phái tây tại thôn 13 xã Dương Quỳ, có diện tích là 20464m2. 
Năm học 2011- 2012 trường có 29 cán bộ giáo viên, nhân viên trong đó có 02 
cán bộ quản lí, 04 nhân viên hành chính, giáo viên trực tiếp giảng dạy là 23 giáo 
viên, với quy mô là 09 lớp. Tỉ lệ học sinh dân tộc là 97,4%, tỉ lệ học sinh nữ là 
42,6% trong đó nữ dân tộc chiếm 40,8%. 
Sau 7 năm được thành lập, đóng tại khu vực khó khăn nhất của huyện Văn 
Bàn, trường THPT số 3 Văn Bàn đã có nhiều cố gắng để tổ chức thực hiện khá tốt 
nhiệm vụ của từng năm học. 
- Phần lớn học sinh của trường là con em nông dân điều kiện kinh tế còn có 
nhiều khó khăn, bố mẹ còn lo làm ăn và do nhận thức còn hạn chế nên việc quan tâm 
đến con em chưa nhiều, dẫn đến làm giảm tác dụng phần nào của mối quan hệ giữa 
nhà trường và gia đình. 
- Do chủ yếu là học sinh dân tộc ít người ở vùng cao, ít được giao tiếp nên 
phần lớn học sinh còn nhút nhát, chưa tự tin khi tham gia các hoạt động tập thể. 
- Một bộ phận học sinh của nhà trường chịu tác động trực tiếp của các tệ nạn 
xã hội như: đánh bạc, ma tuý làm cho nguy cơ mắc các tệ nạn này là rất lớn. 
- Giáo viên giảng dạy tại trường đều là giáo viên trẻ nên kinh nghiệm về uốn 
nắn, giáo dục đạo đức cho học sinh còn hạn chế . 
 5
CHƯƠNG 2 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO 
DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH TRƯỜNG THPT SỐ 3 VĂN BÀN 
Để công tác quản lý giáo dục đạo đức học sinh trường THPT số 3 Văn Bàn đạt 
hiệu quả cao, chúng tôi đã đề ra một số biện pháp sau: 
1. Tăng cường công tác chỉ đạo của Chi bộ Đảng, Ban lãnh đạo nhà 
trường trong việc quản lý giáo dục đạo đức học sinh. 
- Triển khai kịp thời sâu rộng mọi Chỉ thị của Đảng và Nhà nước, làm tốt công 
tác giáo dục chính trị tư tưởng thông qua các buổi chào cờ hay các ngày lễ kỷ niệm 
lớn của đất nước như ngày 2/9; 20/11, 22/12, 3/2, 8/3, 26/3, 30/4, 01/5. 
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng Đảng viên phụ trách các hoạt động quan 
trọng của nhà trường như: công tác chủ nhiệm, đoàn trường, chi đoàn giáo viên, tổ 
chuyên môn, công đoàn trường, học sinh nội trú dân nuôi  để các đảng viên phát 
huy vai trò tiên phong của mình trong các hoạt động quản lý, giáo dục đạo đức học 
sinh. 
- Chi bộ Đảng, Ban lãnh đạo nhà trường đã đưa ra kế hoạch gắn liền với việc 
giáo dục đạo đức học sinh từng tháng, từng tuần theo các chủ điểm giao cho Đoàn 
thanh niên phối hợp với tổ chủ nhiệm triển khai thực hiện: 
Tháng 
 Các hoạt động chính 
8 
- Ổn định nền nếp của học sinh các lớp. 
- Tổ chức tuần lễ sinh hoạt tập thể cho học sinh khối 10 làm quen với nền 
nếp của nhà trường. 
- Kiện toàn tổ chức lớp, bầu Ban cán sự lớp và Ban chấp hành chi đoàn. 
- Tổ chức cho học sinh học tập Luật Giáo dục, Điều lệ trường học, các quy 
định về đánh giá xếp loại học sinh để học sinh có cơ sở rèn luyện đạo 
đức trong năm học. 
9 
- Vệ sinh trường lớp sạch sẽ, trang trí lớp học theo mẫu thống nhất, tạo môi 
trường giáo dục xanh- sạch- đẹp. 
 6
- Chấm lớp học thân thiện, trao giải. 
- Tổ chức tốt đợt quyên góp ủng hộ tân binh lên đường nhập ngũ. 
- Tổ chức tuyên truyền các văn bản pháp luật, thi tìm hiểu Luật an toàn 
giao thông vào tuần 03 của tháng 09, tổng kết v

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_vai_giai_phap_quan_ly_nham_nang_cao_chat_luong_giao.pdf