SKKN Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ dạy môn Giáo dục công dân lớp 9 ở trường THCS Bắc Sơn năm học 2019 - 2020

Nhà trường luôn quan tâm tới mọi hoạt động của giáo viên nhất là việc

nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và công tác cho giáo viên giảng dạy

và bồi dưỡng học sinh giỏi văn hóa lớp 9.

Những năm gần đây, phần lớn giáo viên dạy môn GDCD đã được đào

tạo chính qui, được phân công chuyên giảng dạy bộ môn này, nên họ rất quan

tâm đến việc đầu tư cho từng tiết dạy, đặc biệt là quan tâm đến việc sử dụng đồ

dùng trực quan và áp dụng các phương tiện hiện đại trong giảng dạy môn

GDCD. Chính vì lẽ đó mà chất lượng và hiệu quả giờ dạy đạo đức, pháp luật

được nâng cao hơn trước.

Các bậc phụ huynh đã có sự quan tâm đến việc học tập của con em mình.

Đặc biệt là tạo điều kiện cho các em về thời gian năm học cuối cấp để các em

có điều kiện hơn trong học tập.

pdf 17 trang Thảo Ly 17/08/2023 21880
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ dạy môn Giáo dục công dân lớp 9 ở trường THCS Bắc Sơn năm học 2019 - 2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ dạy môn Giáo dục công dân lớp 9 ở trường THCS Bắc Sơn năm học 2019 - 2020

SKKN Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ dạy môn Giáo dục công dân lớp 9 ở trường THCS Bắc Sơn năm học 2019 - 2020
1 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN 
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến Thị xã Phổ Yên 
1. Tôi ghi tên dưới đây 
Số 
TT 
Họ và tên 
Ngày 
tháng 
năm sinh 
Nơi 
công tác 
Chức 
danh 
Trình 
độ 
chuyên 
môn 
Tỷ lệ (%) 
đóng góp 
vào việc 
tạo ra 
sáng kiến 
1 Hồ Thị Hạnh 03/4/1978 
Trường 
THCS 
Bắc Sơn 
Giáo 
viên 
Đại học 100% 
Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số giải pháp tạo hứng 
thú cho học sinh trong giờ dạy môn Giáo dục công dân lớp 9 ở trường THCS 
Bắc Sơn năm học 2019 - 2020”. 
2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Hồ Thị Hạnh, Trường THCS Bắc Sơn - 
Thị xã Phổ Yên - Tỉnh Thái Nguyên. 
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục 
4. Ngày sáng kiến được áp dụng: Sáng kiến của tôi được nghiên cứu và 
áp dụng tại trường THCS Bắc Sơn - Thị xã Phổ Yên - Tỉnh Thái Nguyên từ 
tháng 9 năm 2019 đến hết năm học 2019 - 2020. 
5. Mô tả bản chất của sáng kiến 
5.1. Thực trạng trước khi áp dụng giải pháp 
Mục tiêu của giáo dục là những con người toàn diện về kiến thức, nhân 
cách, thể chất và kĩ năng sống. Cho nên cùng với những môn học cung cấp kiến 
thức cơ bản thì môn Giáo dục công dân (GDCD) có vị trí quan trọng trong nhà 
trường THCS. Môn học cung cấp cho học sinh một hệ thống chuẩn mực lối 
sống phù hợp với yêu cầu của xã hội ở mức độ phù hợp với lứa tuổi, giúp học 
sinh biết sống hoà nhập với cuộc sống hiện tại với tư cách là một công dân tích 
2 
cực và năng động; góp phần quan trọng để hình thành những phẩm chất cần 
thiết của nhân cách con người Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp 
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tăng cường khả năng hội nhập trong 
xu thế phát triển và tiến bộ của thời đại. 
Đặc biệt trong giai đoạn hội nhập và phát triển hiện nay, xã hội càng phát 
triển bên cạnh mặt tích cực kéo theo nhiều hệ lụy trong đời sống xã hội, thì 
môn GDCD càng có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện nhân cách cho học 
sinh. Việc giảng dạy không chỉ cung cấp kiến thức của bộ môn mà còn giúp các 
em những điều bổ ích trong cuộc sống để trở thành những con người toàn diện, 
có tài và có đức, xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước. 
Cùng với những môn học khác, môn GDCD góp phần đào tạo những 
người công dân mới vừa có tri thức khoa học vừa có năng lực hoạt động thực 
tiễn, có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình và đất nước. Từ đó các em 
thấy rõ trách nhiệm của mình: Luôn luôn có ý thức sống và làm việc theo Hiến 
pháp, Pháp luật, biết tự rèn luyện bản thân để trở thành người công dân hữu ích 
cho quê hương, đất nước. 
Vì vậy, để phát huy tính tích cực của học sinh thì việc làm thế nào để cho 
học sinh hứng thú với môn học để chiếm lĩnh các giá trị, các chuẩn mực đạo 
đức, pháp luật thông qua việc nắm tri thức, thực hành và rèn luyện trong và 
ngoài giờ học. 
Ở trường THCS Bắc Sơn, môn học GDCD được nhà trường hết sức quan 
tâm. Ban Giám hiệu nhà trường chỉ đạo các tổ, nhóm bộ môn xây dựng kế 
hoạch, phân công giáo viên có chuyên môn giảng dạy rèn luyện cho học sinh 
ngay từ đầu năm học. Chính vì vậy trong các năm học qua, tỉ lệ chất lượng bộ 
môn GDCD khá cao và chất lượng đạo đức của các em được nâng lên rõ rệt. 
Bản thân tôi sau nhiều năm công tác tại trường THCS Bắc Sơn, năm học 
2019 - 2020 là năm học thứ 5 liên tục được giao nhiệm vụ giảng dạy và bồi 
dưỡng học sinh giỏi môn Giáo dục công dân lớp 9. Năm nào học sinh khối 9 do 
tôi giảng dạy cũng đạt chất lượng bộ môn từ khá, giỏi trở lên cao, các em trong 
đội tuyển bồi dưỡng do tôi phụ trách cũng đạt giải trong kì thi cấp thị xã. 
3 
Năm học 2019 - 2020, tôi được phân công giảng dạy GDCD 03 lớp 9 với 
122 em; đội tuyển học sinh giỏi môn Giáo dục công dân dự thi học sinh giỏi 
cấp thị xã: 4 em (là học sinh nữ có học lực khá, giỏi, hạnh kiểm tốt). 
Trong quá trình giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS 
Bắc Sơn tôi nhận thấy có thuận lợi và khó khăn sau: 
* Thuận lợi 
Nhà trường luôn quan tâm tới mọi hoạt động của giáo viên nhất là việc 
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và công tác cho giáo viên giảng dạy 
và bồi dưỡng học sinh giỏi văn hóa lớp 9. 
Những năm gần đây, phần lớn giáo viên dạy môn GDCD đã được đào 
tạo chính qui, được phân công chuyên giảng dạy bộ môn này, nên họ rất quan 
tâm đến việc đầu tư cho từng tiết dạy, đặc biệt là quan tâm đến việc sử dụng đồ 
dùng trực quan và áp dụng các phương tiện hiện đại trong giảng dạy môn 
GDCD. Chính vì lẽ đó mà chất lượng và hiệu quả giờ dạy đạo đức, pháp luật 
được nâng cao hơn trước. 
Các bậc phụ huynh đã có sự quan tâm đến việc học tập của con em mình. 
Đặc biệt là tạo điều kiện cho các em về thời gian năm học cuối cấp để các em 
có điều kiện hơn trong học tập. 
* Khó khăn 
Bên cạnh những thuận lợi trên chúng tôi cũng còn gặp không ít khó 
khăn, đó là: 
Nhiều phụ huynh và giáo viên còn quan niệm môn GDCD là “môn phụ”, 
nên thường dành nhiều thời gian cho những môn mà các em coi là môn chính 
như: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Hầu như những thời gian còn “sót” lại các 
em mới dành cho môn GDCD. 
Một vấn đề nữa là sách và tài liệu tham khảo cho bộ môn rất ít. Tất cả 
giáo viên giảng dạy đều phải tự soạn, tự nghiên cứu và tự sưu tầm tài liệu. 
Bên cạnh đó, trước đây phần lớn giáo viên dạy bộ môn này là giáo viên 
chủ nhiệm hoặc giáo viên những bộ môn khác được phân công giảng dạy nên 
họ không có điều kiện và ít quan tâm đến việc đầu tư cho bài giảng, chưa có 
4 
kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm khai thác và sử dụng kênh hình trong các 
tiết dạy. Do đó hiệu quả giờ dạy đạo đức, pháp luật chưa cao, các em hiểu biết 
về các chuẩn mực đạo đức, pháp luật còn mơ hồ. Bản thân tôi là giáo viên dạy 
“chéo” môn GDCD nên về phương pháp còn chưa phù hợp. 
Môn GDCD ở trường THCS trước đây thường bị coi làm môn học phụ 
nên các giờ học thường diễn ra một cách đơn điệu, khô khan, phương pháp chủ 
yếu là phương pháp thuyết trình. Trong giờ học, học sinh được hoạt động ít, thụ 
động, giờ học không gây hứng thú, đồ dùng dạy học ít được sử dụng hoặc sử 
dụng một cách hình thức. Nên đó chưa phải là là phương pháp tích cực vì học 
sinh chưa thực sự có cơ hội để thể hiện thái độ, lập trường của cá nhân mình. 
Những giờ học như vậy, học sinh ít có khả năng sáng tạo. 
Ở lớp 6,7,8 các em không coi trọng môn học này nên khi vào lớp 9 các 
em cũng không hứng thú với môn học này nên việc giảng dạy cũng khá vất vả, 
giáo viên phải hướng dẫn các em cách học của bộ môn và liên hệ với những 
vấn đề thực tiễn. 
5. 2. Một số giải pháp để học sinh hứng thú với môn học 
5.2.1. Sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả 
Muốn sử dụng đồ dùng trực quan có hiệu quả, trước hết người giáo viên 
cần xác định loại phương tiện cần sử dụng, tác dụng của nó đối với bài giảng. 
Những đồ dùng trực qua này có tác dụng gây ấn tượng sâu sắc trong ký 
ức mỗi học sinh. Nếu người giáo viên sử dụng tốt các phương tiện đó sẽ giúp 
cho học sinh phát triển được óc quan sát, trí tưởng tượng, khả năng tư duy liên 
hệ thực tế. Nó còn giúp học sinh nhớ kỹ, hiểu sâu những điều thu nhận được. 
* Tranh ảnh, sơ đồ, biểu đồ, bản đồ 
Ví dụ 1: Khi dạy bài 4: Bảo vệ hòa bình chúng ta có thể giới thiệu đến 
học sinh những bức tranh. 
Qua những bức ảnh này học sinh sẽ hình dung được: 
- Hậu quả to lớn của chiến tranh. 
- Ngày nay chiến tranh vẫn xãy ra nhiều nơi trên thế giới. 
- Trách nhiệm của cộng đồng thế giới, mỗi quốc gia, mỗi con người phải 
5 
làm gì để ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình. 
Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản Hậu quả của chiến tranh 
Bảo vệ trật tự xã hội Bảo vệ Tổ Quốc 
Biểu tình vì hòa bình Vẽ tranh vì hòa bình 
6 
Ví dụ 2: Khi dạy bài: Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc giáo viên có thể giới thiệu 
“Bản đồ hành chính Việt Nam”. Qua bản đồ, học sinh hiểu được: 
- Đất nước ta, vị trí tiếp giáp với nước ngoài, ngoài vùng đất liền ta còn 
có vùng biển (trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa). 
- Xác định được vùng trời, vùng biển, những tấc đất thiêng liêng của Tổ 
quốc. 
→ Hình thành ý thức công dân, nghĩa vụ đối với đất nước. 
* Phim tư liệu, video clip tình huống 
Ví dụ 1: Khi dạy bài “Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của 
công dân” tôi sẽ cho học sinh xem những đoạn video clip “Buôn bán ma túy”, 
“Học sinh đi hàng ba, hàng tư”, “lấn chiếm lòng, lề đường”, “đi xe trong sân 
trường” nhằm giúp học sinh xác định các khái niệm: 
- Vi phạm pháp luật hình sự; 
- Vi phạm pháp luật hành chính; 
- Vi phạm pháp luật dân sự; 
- Vi phạm kỉ luật. 
→Có ý thức chấp hành tốt các quy định của pháp luật và nội quy của nhà 
trường 
Ví dụ 2: Khi dạy bài 12 “Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn 
nhân” tôi sẽ cho học sinh xem đoạn video clip về “bạo lực gia đình”, nhằm 
giúp học sinh thấy được đó là hành vi vi phạm pháp luật cần lên án, qua đó 
7 
giúp các em liên hệ đến gia đình mình, nơi em ở từ đó giáo dục ý thức trách 
nhiệm của mình đối với gia đình. 
* Phải xác định nội dung cơ bản của bài trên cơ sở chuẩn kiến thức 
sách giáo khoa về mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ từ đó lựa chọn phương 
tiện, đồ dùng phù hợp 
Ví dụ: Khi dạy bài 7 “Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân 
tộc", tôi đã xác định định yêu cầu cơ bản của bài này: 
- Kiến thức: Hiểu thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc; Ý nghĩa 
của truyền thống dân tộc và sự cần thiết phải kế thừa; Trách nhiệm của công 
dân. 
- Kĩ năng: Biết phân biệt truyền thống tốt đẹp với phong tục, tập quán lạc 
hậu cần xóa bỏ. 
- Thái độ: Tôn trọng, bảo vệ, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 
Phê phán những hành vi thiểu tôn trọng xa rời truyền thống dân tộc. 
Từ đó quyết định chọn lựa đồ dùng sau: 
- Tranh ảnh các làng nghề truyền thống, lễ hội Cầu ngư (Miền Trung), 
các video clip: Lễ hội đền Hùng, lễ hội Chùa Hương, ca trù, Cồng chiêng Tây 
Nguyên, múa rối nước. Nhằm giúp học sinh hiểu rõ những truyền thống tốt đẹp 
của dân tộc Việt Nam. 
- Tranh ảnh về mê tín dị đoan, hủ tục lạc hậu nhằm giúp học sinh hình  ... ệt Nam được 
kết hôn với người nước ngoài. 
? Anh An bị nhiễm HIV, trong khi chị Hà là người khỏe mạnh. Cả hai 
đều đã trưởng thành, có việc làm ổn định, hai anh chị rất yêu nhau. Chị P biết 
rõ bệnh tình của người yêu mình và tự nguyện kết hôn với anh A. Pháp luật có 
cho phép anh A và chị P kết hôn với nhau hay không? Vì sao? 
Trả lời: Có cho phép vì cả hai bên tự nguyện kết hôn, theo nguyên tắc 
của chế độ hôn nhân ở Việt Nam. 
Như vậy qua trò chơi ta thấy học sinh sẽ nắm chắc nội dung kiến thức 
bài học. 
* Trò chơi tiếp sức 
Sử dụng trò chơi để hình thành kiến thức kĩ năng mới cho học sinh. Trò 
chơi này áp dụng khi giáo viên yêu cầu học sinh tìm những biểu hiện của 
những chuẩn mực đạo đức hay pháp luật trong đời sống hàng ngày. 
Ví dụ: Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm trong bài Kế thừa 
và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Giáo viên tổ chức cho học sinh 
chơi trò chơi Tiếp sức. 
Giáo viên chia đội chơi (2 đội, mỗi dãy là một đội), quy định thời gian 
chơi. 
Giáo viên nêu nhiệm vụ cần thực hiện: ? Kể tên các truyền thống tốt đẹp 
của dân tộc ta mà em biết? 
Giáo viên nêu luật chơi và cách chơi: mỗi đội lần lượt cử từng đại diện 
lên bảng ghi biểu hiện, sau đó về chỗ để bạn khác trong đội lên ghi, tiếp tục cho 
đến hết thời gian quy định (mỗi bạn chỉ được thực hiện một lần). Hết thời gian, 
đội nào có nhiều đấp án nhất, nhóm đó thắng cuộc. 
Bảng minh họa các truyền thống tốt đẹp của dân tộc 
Nhóm 1 Nhóm 2 
 Yêu nước Hiếu thảo 
11 
 Hiếu học Tôn sư trọng đạo 
............................ ............................... 
Kết thúc trò chơi, giáo viên nhận xét và tuyên dương nhóm làm tốt. 
Giáo viên kết luận: Đây là những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. 
Chúng ta cần biết kế thừa, giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp đó. 
* Trò chơi sắm vai 
Sử dụng trò chơi để giới thiệu bài mới nội dung kiến thức bài học mà các 
em sắp được học. Đồng thời tạo tâm lí phấn khởi, thoải mái, hào hứng học tập 
giảm bớt sự căng thẳng, mệt mỏi ở tiết học trước, hoặc sự căng thẳng, mệt mỏi 
do hoàn cảnh xung quanh. 
Học sinh chuẩn bị tiểu phẩm (giáo viên hướng dẫn chuẩn bị ở tiết học 
trước) 
Ví dụ: Khi dạy bài Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 
Học sinh chơi trò chơi sắm vai với tiểu phẩm: 
Hùng vừa đi vừa ngân nga: 
- Dù ai buôn bán trăm bề 
Mùng mười tháng tám thì về trọi trâu 
- Dù ai đi ngược về xuôi 
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba. 
Quân: Cậu lãng mạn thật đấy, biết ngâm thơ từ bao giờ vậy? Cậu có biết 
ý nghĩa của các câu ca dao đó không? 
Hùng (gãi đầu): Tớ tớ 
Lam: A! Câu ca dao nhắc nhở chúng ta phải luôn nhớ về cuội nguồi, nhớ 
về những giá trị tốt đẹp của dân tộc. Đây là một trong những truyền thống tốt 
đẹp của dân tộc ta. 
Hằng: Vậy truyền thống là gì? Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân 
tộc ta? Thì chúng ta sẽ cùng cô giáo tìm hiểu. 
* Trò chơi hái hoa dân chủ 
Đây là trò chơi nhằm kiểm tra vốn kiến thức mà các em đã học, thường 
được tổ chức trong các tiết ôn tập ngoại khóa, thực hành. Những hành vi, thái 
12 
độ, cách ứng sử của các em được ghi trong mỗi câu hỏi ở mỗi bông hoa. 
Cách thực hiện: Giáo viên đưa ra một loạt câu hỏi đã ghi sẵn ra giấy, gắn 
vào hoa, trang trí trên cây hoa cho đẹp để gây hứng thú hấp dẫn cho học sinh. 
- Lớp sẽ cử một đại diện làm người dẫn chương trình mời các bạn lần 
lượt lên hái bông hoa câu hỏi. 
- Học sinh hái được câu hỏi, đọc to cho cả lớp nghe và trả lời. 
- Giáo viên sẽ là cố vấn, nhận xét, cho điểm. 
- Ngoài các câu hỏi ra thì bông hoa còn có những yêu cầu hát những bài 
dân ca, bài hát về Bác Hồ, về nhà trường để cho đỡ nhàm chán. 
Ví dụ: khi dạy tiết 9 bài Ôn tập, giáo viên sẽ chuẩn bị các câu hỏi (hoa và 
cây do học sinh chuẩn bị) có liên quan đến các bài học từ bài 1 đến bài 8 với 
nhiều cấp độ khác nhau từ nhận biết, thông hiểu đến vận dụng. 
Ví dụ: ? Thế nào là chí công vô tư? Lấy 5 biểu hiện về chí công vô tư? 
 ? Ý nghĩa của việc kế thừa phát huy truyền thống tốt đẹp của dân 
tộc? Em hãy hát một làn điệu dân ca mà em biết? 
 ? Có ý kiến cho rằng: “Năng động, sáng tạo là phẩm chất của 
những thiên tài”. Em có đồng ý không? Vì sao? 
Qua đây học sinh được củng cố, khắc sâu kiến thức. 
5.2.3. Sử dụng những câu chuyện có thật trong cuộc sống, qua báo chí 
Những câu chuyện ấy sẽ là phương tiện minh hoạ chân thực nhất, sống 
động nhất góp phần làm cho bài giảng thêm hấp dẫn, tác động trực tiếp đến tâm 
tư, tình cảm của học sinh. Thông qua những câu chuyện thực tế giáo viên bồi 
dưỡng cho học sinh những quan điểm đúng đắn, các em biết yêu ghét rõ ràng; 
biết bênh vực những việc làm, hành động đúng; biết đấu tranh với những hành 
động, việc làm sai trái, vi phạm nội qui trường lớp, vi phạm pháp luật. 
* Sử dụng câu chuyện trong dạy phần đạo đức 
Ví dụ 1: Khi dạy bài 8 “Năng động sáng tạo” tôi đã kể cho học sinh nghe 
câu chuyện về Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký dù phải viết bằng chân nhưng đã 
vượt qua khó khăn, vượt qua số phận để trở thành “Nhà giáo ưu tú”, câu 
chuyện về “Thần đèn” Nguyễn Cẩm Lũy chỉ học hết tiểu học nhưng có “biệt 
13 
tài” di dời các công trình. Từ đó giúp học sinh có ý thức vươn lên trong cuộc 
sống, biết vượt qua khó khăn, năng động, sáng tạo trong công việc vươn tới 
thành công, có đóng góp cho xã hội. 
Ví dụ 2: Khi dạy bài 6 “Hợp tác cùng phát triển” tôi sẽ kể về tiến trình 
gia nhập WTO của Việt Nam và vai trò của Bác Vũ Khoan và Bác Trương 
Đình Tuyển trong công tác đàm phám. Việc gia nhập WTO có ý nghĩa vô cùng 
to lớn đối với Việt Nam. Khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế 
và trên con đường hội nhập. 
Lễ kí Việt nam gia nhập WTO Bác Vũ Khoan Bác Trương Đình Tuyển 
• Sử dụng câu chuyện trong dạy phần pháp luật 
Cổng Tam quan được “Thần đèn 
Nguyễn Cẩm Lũy” di dời đến địa 
điểm hiện nay 
Thầy giáo 
Nguyễn Ngọc Ký 
14 
Ví dụ: Khi dạy bài: “Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc”, tôi cho học sinh nghe 
câu chuyện sau: Mới hơn 8 giờ sáng, địa điểm khám tuyển nghĩa vụ quân sự 
đợt 2/2019 của xã HT rất đông thanh niên. Ngồi chờ bên ngoài, Vũ nói chuyện 
với Ân: “Khám thì khám thôi, nhưng mình không phải đi đâu. Đi nghĩa vụ khổ 
lắm. Bố mình “chạy” hết rồi. Năm ngoái cũng vậy”. Ân ngạc nhiên: “Sao cậu 
lại làm thế. Tham gia nghĩa vụ quân sự để bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm của 
mọi công dân mà”. 
Hỏi: Bạn có ý kiến gì về suy nghĩa của Vũ và việc làm của gia đình Vũ? 
Theo quy định của pháp luật hành vi trốn nghĩa vụ quân sự có bị xử lý hay 
không? 
Trả lời: 
Suy nghĩ cho rằng đi nghĩa vụ quân sự khổ và “chạy chọt” để con không 
phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, trốn tránh trách nhiệm của một công dân đối 
với đất nước là suy nghĩ và việc làm sai trái. 
Bảo vệ Tổ quốc, tham gia lực lượng vũ trang là trách nhiệm và là một 
trong những nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp. 
Điều 77 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: 
Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. 
Công dân phải làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng 
toàn dân. 
Hàng năm, công dân nam giới đủ 17 tuổi trong năm đó phải đến Ban chỉ 
huy quân sự xã, phường, thị trấn để đăng ký nghĩa vụ quân sự. Việc gọi công 
dân nhập ngũ được tiến hành theo lệnh của Bộ trưởng Bộ quốc phòng. 
Người được gọi nhập ngũ phải có mặt đúng thời gian và địa điểm ghi 
trong lệnh gọi nhập ngũ. Trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ quân sự là hành vi 
vi phạm pháp luật. 
Việc sử dụng câu chuyện trong giờ dạy GDCD có tác dụng làm cho các 
em khắc sâu, nhớ lâu kiến thức. 
 6. Những thông tin cần được bảo mật: Không có 
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 
15 
7.1. Đối với giáo viên 
- Lập kế hoạch sử dụng trang ảnh và trò chơi phù hợp với nội dung của 
từng bài học. 
- Tích cực sưu tầm tranh ảnh, trò chơi để phục vụ giảng dạy. 
- Đôn đốc, động viên học sinh tích cực học tập. 
- Phối hợp với phụ huynh học sinh tạo điều kiện và động viên học sinh 
học tập tốt. 
7.2. Đối với học sinh 
- Nâng cao ý thức tích cực, tự giác trong học tập. 
- Khi được giáo viên hướng dẫn chuẩn bị bài, cần tích cực. 
- Biết vận dụng liên hệ những nội dung đã học với thực tiễn cuộc sống. 
- Sau mỗi nội dung bài học cần rút ra được bài học cho bản thân. 
8. Đánh giá lợi ích có thể thu được hoặc dự kiến có thể thu được khi 
áp dụng sáng kiến 
 Với kinh nghiệm giảng dạy và bồi dưỡng Giáo dục công dân lớp 9 nhiều 
năm liền tại trường THCS Bắc Sơn, tôi nhận thấy việc sử dụng đồ dùng trực 
quan và các trò chơi trong các tiết dạy đã đem lại kết quả tốt trong dạy và học. 
Học sinh rất hứng thú trong các hoạt động học tập, học sinh rất tích cực sôi nổi 
trong các giờ học. Các em hiểu bài nhanh và nắm bài vững. Số học sinh hiểu và 
nắm được bài ngay tại lớp ngày càng tăng lên. Đặc biệt không còn học sinh 
nhàm chán với môn GDCD, các em yêu thích và say mê bộ môn GDCD hơn, 
số học sinh giỏi và khá ngày càng tăng, học sinh yếu cũng không còn. Vai trò 
của bộ môn vì thế cũng được tăng lên. 
Kết quả cụ thể: 
- Số học sinh đạt tỉ lệ chất lượng bộ môn từ khá, giỏi trở lên luôn đạt trên 
65%; không có học sinh xếp loại yếu. Trong học kì 1 năm học 2019 - 2020, có 
80/122 học sinh xếp loại khá, giỏi trở lên, đạt 65,6%. 
- Nhiều năm liền có học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp thị xã, có những 
năm học sinh đỗ giải cao cấp tỉnh. 
16 
Năm học HS trong đội tuyển 
Đạt giải 
cấp thị xã 
Đạt giải 
cấp tỉnh 
2016 - 2017 06 05 01 
2017 - 2018 04 01 0 
2018 - 2019 04 04 02 
2019 - 2020 04 04 Chưa thi 
9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp 
dụng sáng kiến theo ý kiến tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến 
lần đầu: Không có 
10. Danh sách những người tham gia áp dụng thử: Không có 
Trên đây là toàn bộ bản sáng kiến của tôi. Tôi rất mong nhận được sự 
đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp để bản sáng kiến 
được hoàn thiện hơn. 
Tôi xin chân thành cảm ơn! 
Bắc Sơn, ngày 15 tháng 5 năm 2020 
Người nộp đơn 
Hồ Thị Hạnh 
17 

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_giai_phap_tao_hung_thu_cho_hoc_sinh_trong_gio_da.pdf
  • docSANG_KIEN_HANH_ban_in_29_5_0657ebb8f1.doc