SKKN Một số giải pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong dạy học phần lịch sử Việt Nam môn Lịch sử 9 ở trường THCS Bắc Sơn
Đối với học sinh lớp 9 phần nhiều các em đều có khả năng tự học, do đó
người giáo viên cần giao nhiệm vụ cụ thể, vừa sức với các em. Nếu hoàn thành tốt
nhiệm vụ thì đó chính là điều kiện để tư duy của các em phát triển.
Trong hoạt động dạy học, việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh là rất quan
trọng do đó giáo viên cần yêu cầu và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà bằng
cách soạn bài trước khi học bài mới. Cách chuẩn bị bài thông thường là giáo viên
yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa và ghi vào vở. Mặt khác
giáo viên cũng có thể giao các bài tập theo từng bài học hay theo chương để học
sinh chuẩn bị.
Trong dạy học lịch sử có dạng yêu cầu lập niên biểu sự kiện lịch sử, do đó
giáo viên phải hướng dẫn học sinh lập đề cương chi tiết những diễn biến hay sự
kiện lịch sử đã học, từ đó học sinh về nhà tìm hiểu qua sách giáo khoa tự sàng lọc
những nội dung chính cần nhớ và tự mình lập một đề cương chi tiết để củng cố4
khắc sâu kiến thức đã hoc. Muốn lập được bảng thống kê trên đòi hỏi học sinh
phải tự đọc sách lắng nghe bài học trên lớp từ đó rèn luyện cho các em thói quen
học tập ở nhà thông qua sách giáo khoa.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong dạy học phần lịch sử Việt Nam môn Lịch sử 9 ở trường THCS Bắc Sơn
CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến thị xã Phổ Yên. Số TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác Chức danh Trình độ chuyên môn Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến 1 Nguyễn Hữu Hân 19/12/1980 Trường THCS Bắc Sơn Giáo viên Đại học Văn – Sử Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Một số giải pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong dạy học phần lịch sử Việt Nam môn Lịch sử 9 ở trường THCS Bắc Sơn I. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến Tác giả: Nguyễn Hữu Hân Đơn vị, địa chỉ: Trường THCS Bắc Sơn II. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến Sáng kiến được áp dụng trong công tác giảng dạy môn Lịch sử 9 ở Trường THCS Bắc Sơn III. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử Sáng kiến được áp dụng từ ngày 15/9/2019 IV. Mô tả bản chất của sáng kiến 1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn 1.1. Cơ sở lí luận Giảng dạy lịch sử là một công việc không hề dễ dàng, rất dễ sa vào nêu các sự kiện một cách khô khan, nặng nề thiếu sinh động, bởi vậy đòi hỏi người giáo viên phải có phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng của bộ môn và đem đến sự hiệu quả. Việc phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh là một trong những khâu then chốt của quá trình dạy và học. Vì vậy, với vai trò chủ đạo, người giáo viên phải biết gây hứng thú học tập bộ môn, phải hướng học sinh thực hiện vai trò chủ động của mình, từ đó giúp cho học sinh gắn liền kiến thức với tri thức cuộc sống. Để phát triển tư duy của học sinh trong môn Lịch sử cần đòi hỏi người thầy phải có khả năng vận dụng thành thục phương pháp dạy học không để cho học sinh thụ động ghi chép kiến thức, nhớ máy móc mà không hiểu đúng về bản 2 chất của sự kiện, nhân vật lịch sử. Có như vậy mới giúp cho học sinh nhớ được bài học lâu hơn và sẽ vận dụng được kiến thức vào trong thực tiễn cuộc sống. 1.2. Cơ sở thực tiễn Trong môn Lịch sử có nhiều khái niệm và sự kiện học sinh phải hiểu và phải nhớ, tuy nhiên hiện nay còn hiện tượng học sinh học tập một cách thụ động, chỉ đơn thuần là nhớ kiến thức một cách máy móc mà chưa rèn luyện kĩ năng tư duy. Tâm lí của học sinh thường có xu hướng chưa thật sự coi trọng bộ môn Lịch sử nên chưa tập trung tìm hiểu nghiên cứu sâu về bài học mà chỉ dừng lại ở mức độ học thuộc kiến thức thầy, cô cung cấp. Do vậy học sinh sẽ không phát huy tối đa được khả năng tư duy sáng tạo của mình, chưa thực sự chủ động và tích cực trong học tập và cũng vì thế kết quả học tập đạt được cũng chưa thật cao. Vì những lí do trên mà tôi đã lựa chọn sáng kiến “Một số giải pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong dạy học phần lịch sử Việt Nam môn Lịch sử 9 ở trường THCS Bắc Sơn để nghiên cứu và áp dụng. 2. Một số giải pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong dạy học phần lịch sử Việt Nam môn Lịch sử 9 ở trường THCS Bắc Sơn Nhận biết tầm quan trọng của lịch sử đối với thế hệ trẻ là cần thiết cho nên để đạt kết quả cao trong dạy học lịch sử, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, tư duy sáng tạo cho học sinh, tôi đã nghiên cứu tìm ra và vận dụng một số giải pháp sau đây: 2.1. Sử dụng sách giáo khoa để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh 2.1.1. Sử dụng sách giáo khoa để chuẩn bị bài giảng: Trước khi soạn bài người giáo viên cần nghiên cứu nội dung toàn bài trong sách giáo khoa. Sau đó xác định kiến thức cơ bản của bài, hiểu rõ mục đích yêu cầu ở học sinh về mặt kiến thức, tư tưởng, kỹ năng. Khi đã có cái nhìn toàn diện khái quát, rồi mới đi sâu vào từng mục nhằm tìm ra kiến thức cơ bản của mục đó, sự liên quan của kiến thức đó đối với kiến thức cơ bản của toàn bài. Mỗi bài thường có từ 2 đến 3 đề mục nhỏ có liên quan chặt chẽ với nhau song không nên dàn đều về mặt thời gian cũng như khối lượng kiến thức của từng phần, mà chúng ta cần phải xác định phần nào là trọng tâm phần nào cần lướt qua. Ví dụ: Khi dạy Bài 18: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Ở bài học này có ba đơn vị kiến thức chính tương ứng với ba mục. Mục I: Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Mục II: Luận cương chính trị (10-1930) Mục III: Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Trong ba mục trên, giáo viên cần xác định mục trọng tâm tập trung nhiều kiến thức của bài nhất là mục I để dành lượng thời gian nhiều hơn giúp học sinh tiếp thu lượng kiến thức từ bài học 3 Như vậy chính sách giáo khoa đã làm điểm tựa để người giáo viên xác định kiến thức cơ bản, là sự gợi ý để lựa chọn phương pháp dạy học vừa phù hợp với đối tượng vừa phát huy tính tích cực hoạt động độc lập của học sinh. 2.1.2. Sử dụng sách giáo khoa trong quá trình dạy học trên lớp Trong giờ học, học sinh thường theo dõi bài giảng của giáo viên rồi so sánh đối chiếu với sách giáo khoa, thậm chí có những em không thích ghi theo bài giảng của giáo viên mà lại ghi chép trong sách giáo khoa. Vì vậy bài giảng của giáo viên không nên lặp lại nhiều ngôn ngữ trong sách giáo khoa mà nên diễn đạt bằng ngôn ngữ của mình Ví dụ: Khi dạy Bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1954). Khi dạy mục IV: Chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947, giáo viên có thể vừa chỉ bản đồ vừa phân tích: - Sáng 7-10-1947, thực dân Pháp cho một cánh quân nhảy dù xuống Bắc Cạn, Chợ Mới, Chợ Đồn - Một cánh quân bộ từ Lạng Sơn lên Cao Bằng rồi từ Cao Bằng đánh xuống Bắc Kạn tạo thành gọng kìm bao vây phía đông và phía bắc căn cứ địa Việt Bắc. - Ngày 9-10-1947, một binh đoàn hỗn hợp lính bộ và lính thủy đánh bộ ngược sông Hồng, sông Lô và sông Gâm lên thị xã Tuyên Quang, Chiêm Hóa, Đài Thị (Tuyên Quang) bao vây phía tây căn cứ địa Việt Bắc. Trong sách giáo khoa phần lớn các bài đều có các đoạn tư liệu chữ in nhỏ, kiến thức ở đó rất quan trọng, là nguồn tư liệu mới làm nổi bật nội dung cơ bản của bài. Chính vì vậy giáo viên phải sử dụng triệt để. Nếu nó đề cập đến những vấn đề khó, phức tạp thì giáo viên miêu tả hoặc kể còn nếu dễ thì giáo viên có thể gọi học sinh đọc cho cả lớp nghe để các em hiểu về các sự kiện lịch sử trong đoạn tư liệu đó (Ví dụ: Phần chữ nhỏ ở mục IV – Bài 25: Chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947, giáo viên cần kết hợp tường thuật và miêu tả ba cánh quân của thực dân Pháp đổ bộ xuống căn cứ Việt Bắc) 2.1.3. Hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa để học ở nhà Đối với học sinh lớp 9 phần nhiều các em đều có khả năng tự học, do đó người giáo viên cần giao nhiệm vụ cụ thể, vừa sức với các em. Nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ thì đó chính là điều kiện để tư duy của các em phát triển. Trong hoạt động dạy học, việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh là rất quan trọng do đó giáo viên cần yêu cầu và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà bằng cách soạn bài trước khi học bài mới. Cách chuẩn bị bài thông thường là giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa và ghi vào vở. Mặt khác giáo viên cũng có thể giao các bài tập theo từng bài học hay theo chương để học sinh chuẩn bị. Trong dạy học lịch sử có dạng yêu cầu lập niên biểu sự kiện lịch sử, do đó giáo viên phải hướng dẫn học sinh lập đề cương chi tiết những diễn biến hay sự kiện lịch sử đã học, từ đó học sinh về nhà tìm hiểu qua sách giáo khoa tự sàng lọc những nội dung chính cần nhớ và tự mình lập một đề cương chi tiết để củng cố 4 khắc sâu kiến thức đã hoc. Muốn lập được bảng thống kê trên đòi hỏi học sinh phải tự đọc sách lắng nghe bài học trên lớp từ đó rèn luyện cho các em thói quen học tập ở nhà thông qua sách giáo khoa. Ví dụ 1: Lập bảng thống kê quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài từ năm 1919 – 1925 (Bài 16: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919-1925) theo mẫu sau: Thời gian Những hoạt động chính Ý nghĩa 18-6-1919 Gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam lên hội nghị Véc-xai Việc làm đó có tiếng vang lớn đối với nhân dân Việt Nam, nhân dân Pháp và nhân dân các thuộc địa Pháp . . . Ví dụ 2: Lập bảng các niên đại và sự kiện về thắng lợi của quân dân ta ở miền Nam trong chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ (1961- 1965) Thời gian Những sự kiện lịch sử tiêu biểu Năm 1962 Quân giải phóng cùng với nhân dân đánh bại nhiều cuộc hành quân càn quét của quân đội Sài Gòn đánh vào chiến khu D, căn cứ U Minh, Tây Ninh . Muốn cho học sinh học tốt hoặc để nhận biết sự tiếp thu của học sinh như thế nào, người giáo viên ra câu hỏi cho học sinh về nhà làm (cả câu hỏi bài tập lẫn thực hành) Học sinh về nhà phải làm tất cả các bài tập mà giáo viên đưa ra bằng cách dựa trên bài học hoặc đi tìm từ các nguồn thông tin khác Muốn làm tốt khâu này, giáo viên phải thường xuyên đánh giá, cho điểm khuyến khích tuyên dương những học sinh tích cực, nhắc nhở những học sinh chưa tích cực làm bài tập có như thế mới nắm bắt được tinh thần và thái độ học tập của các em. - Dạng bài tập so sánh: So sánh phong trào cách mạng 1930 – 1931 với Phong trào cách mạng 1936 – 1939 về xác định kẻ thủ, mục tiêu đấu tranh, hình thức đấu tranh, lực lượng tham gia. - Dạng bài tập theo bài học: Lập niên biểu về thắng lợi của quân dân ta trong chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ (Bài 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ cứu nước 1965 - 1973) theo mẫu sau: 5 Thời gian Thắng lợi của quân dân ta Kết quả, ý nghĩa Ngày 18/8/1965 ChiÕn th¾ng V¹n T-êng (Qu¶ng Ng·i) * KÕt qu¶ : - DiÖt 900 tªn ®Þch. - B¾n ch¸y 22 xe t¨ng, xe bäc thÐp. - H¹ 13 m¸y bay. * ý nghÜa: Më ®Çu cao trµo diÖt MÜ. ... ... - Dạng bài tập theo chương: Kể tóm tắt những chiến công lớn của những anh hùng dân tộc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946- 1954) (Chương V) 2.2. Sử dụng các câu hỏi để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh Sử dụng câu hỏi trong dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng là một trong nhữn ... ọc sinh vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động: từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân; tạo cơ hội cho các em được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý tưởng; được đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt động, được thể hiện, tự khẳng định bản thân, được tự đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và của bạn bè Từ đó hình thành và phát triển cho các em những giá trị sống và các năng lực cần thiết. Ví dụ: Trước khi dạy phần Lịch sử địa phương: Bài 4 – Tiết 2: Thái Nguyên trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mĩ (1945-1975), xây dựng và bảo vệ tổ quốc (từ 1975 đến nay), giáo viên có thể đề xuất với Ban Giám hiệu nhà trường, phối hợp với tổ chức Đội trong nhà trường tổ chức cho học sinh tham quan học tập khu di tích lịch sử ATK – Định Hóa. Đến nơi đây, học sinh sẽ trực tiếp quan sát, tìm hiểu về những địa danh lịch sử mà Bộ Chính trị, Bác Hồ từng họp và làm việc như đồi Khau Tý, lán Tỉn Keo, nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đèo De – Phú Đình và những địa danh khác. Từ đó giáo dục cho các em lòng tự hào dân tộc, tình cảm yêu quý, biết ơn lãnh tụ và ý thức giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa của quê hương mình và của đất nước. 11 BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT KHÓ KHĂN SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NGOẠI XÂM, NỘI PHẢN QUÂN SỰ, CHÍNH TRỊ TÀI CHÍNH VĂN HÓA TRƯỚC 6/3 ĐÁNH PHÁP, HÒA TƯỞNG SAU 6/3 HÒA PHÁP, ĐUỔI TƯỞNG VẠCH TRẦN ÂM MƯU TRỪNG TRỊ THEO PHÁP LUẬT TỔNG TUYỂN CỬ BẦU QUỐC HỘI, THÀNH LẬP CHÍNH PHỦ HỢP PHÁP QUYÊN GÓP; TĂNG GIA SẢN XUẤT QUYÊN GÓP, CỦA DÂN; PHÁT HÀNH TIỀN MỞ LỚP BÌNH DÂN HỌC VỤ, PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC KINH TẾ KHÓ KHĂN THUẬN LỢI NGOẠI XÂM, NỘI PHẢN ĐE DỌA QUÂN SỰ, CHÍNH TRỊ NON TRẺ KINH TẾ LẠC HẬU, ĐÓI VĂN HÓA LẠC HẬU, MÙ CHỮ ĐẢNG LÃNH ĐẠO, DÂN ỦNG HỘ CÁCH MẠNG THẾ GIỚI PHÁT TRIỂN TÌNH HÌNH NƯỚC TA SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM TÀI CHÍNH TRỐNG RỖNG 2.6. Sử dụng sơ đồ để hệ thống kiến thức và củng cố bài học Ví dụ: Khi dạy Bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945-1946), giáo viên có thể sử dụng sơ đồ sau để khái quát lại nội dung của bài học. 2.7. Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Dạy học liên môn trong môn Lịch sử là hình thức liên kết những kiến thức giao thoa với môn Lịch sử như Ngữ văn, Địa lí, Tin học, Âm nhạc, Giáo dục công dân kết hợp giáo dục quốc phòng. Rèn luyện kĩ năng sống, giáo dục bảo vệ di sản 12 văn hóa địa phương để học sinh tiếp thu kiến thức, biết vận dụng kiến thức lịch sử vào cuộc sống và ngược lại từ cuộc sống để giải quyết các vấn đề liên quan đến lịch sử. Trong chương trình phổ thông, giáo viên có thể sử dụng phương pháp tích hợp trong hầu hết các bài dạy, từ đó làm tăng hứng thú học tập cho học sinh. Ví dụ: Khi dạy Bài 23: Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, giáo viên có thể tích hợp kiến thức với các môn học: Môn Địa lí: Giới thiệu về địa danh Tân Trào – Sơn Dương – Tuyên Quang Môn Âm nhạc: Cho học nghe giai điệu bài hát Tiến quân ca của nhạc sĩ Văn Cao Môn Ngữ văn: giúp học sinh hiểu “Tuyên ngôn Độc lập” là áng văn lập quốc vĩ đại, là văn kiện có giá trị cao về tư tưởng, lí luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh Môn Giáo dục công dân và giáo dục quốc phòng: giáo dục học sinh lòng biết ơn thế hệ đi trước, ý thức giữ vững chủ quyền và nền độc lập của dân tộc. 2.8. Phương pháp đóng vai và kể chuyện về các nhân vật lịch sử 2.8.1. Đóng vai các nhân vật lịch sử: Học sinh THCS ở độ tuổi thiếu niên, các em rất hiếu động, thích thú khi được vui chơi. Nếu giáo viên biết cách tổ chức các trò chơi thì có thể biến một số nội dung thành “học mà chơi, chơi mà học”, làm được điều này sẽ giúp các em yêu lịch sử hơn, hứng thú học tập hơn, có một số cách tổ chức trò chơi trong dạy học lịch sử như sau: Có rất nhiều câu chuyện lịch sử viết về các nhân vật lịch sử liên quan đến các sự kiện lịch sử lớn của dân tộc, liên quan đến nội dung bài học. Để giúp giờ học sinh động hơn, giáo viên có thể cho học sinh sưu tầm, chuẩn bị trước để khi thực hiện đạt hiệu quả cao nhất. Ví dụ: Khi dạy Bài 23: Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, giáo viên có thể dành khoảng thời gian từ 5 đến 7 phút cho học sinh tham gia đóng vai nhân vật lịch sử. Cho học sinh sắm vai Bác Hồ, các vị tướng Chính phủ Lâm thời, nhân dân, đồng bào Việt Nam diễn tả lại không khí của buổi lễ Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập ngày 2-9-1945.. - Phân công 5-6 học sinh đứng trên bục giảng quay mặt về phía lớp. Trong đó có 1 bạn đóng Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập. Yêu cầu đọc chậm rãi, hùng hồn:“Hỡi đồng bào cả nước, tất cả mọi người sinh ra đều có quyền tự do và bình đẳng...” - Một tốp 10-15 học sinh đứng quay mặt lên bục giảng, hướng về phía các bạn ở trên đóng làm nhân dân vui sướng, phấn khởi trong ngày độc lập của đất nước. 13 Sau khi tổ chức cho học sinh đóng vai nhân vật lịch sử xong, giáo viên đặt câu hỏi: Em có suy nghĩ như thế nào về sự kiện lịch sử này? Trên cơ sở học sinh trả lời, giáo viên khẳng định đây là sự kiện lịch sự trọng đại của dân tộc ta, đó là sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra một kỉ nguyên mới của dân tộc – kỉ nguyên độc lập, tự do và đi lên chủ nghĩa xã hội Qua phần đóng vai trên, học sinh sẽ nhập tâm, hứng thú với bài học hơn và ghi nhớ, khắc sâu kiến thức của bài học đồng thời rèn cho các em kĩ năng diễn xuất, chủ động, tích cực khi tham gia hoạt động học tập. 2.8.2. Kể chuyện về các nhân vật lịch sử: Khi các bài học có liên quan đến diễn biến của một cuộc khởi nghĩa, một cuộc kháng chiến hay một chiến dịch, giáo viên có thể sử dụng lược đồ, xem một đoạn phim tư liệu, quan sát tranh ảnh kết hợp kể những câu chuyện có liên quan đến sự kiện đang trình bày. Điều này có tác dụng giúp học sinh nhớ tốt hơn diễn biến sau đó giáo viên đặt câu hỏi để học sinh nêu lên suy nghĩ, rút ra bài học cho bản thân hoặc giáo viên cũng có thể cho học sinh kể chuyện khi đã giao nhiệm vụ cho các em chuẩn bị trước. Khi dạy bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954) khi dạy về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, giáo viên có thể kể những câu chuyện về tấm gương hi sinh của anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo; anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai. Khi kể những câu chuyện, giáo viên đặt câu hỏi để học sinh phát biểu suy nghĩ của mình: Em có nhận xét và suy nghĩ gì về tấm gương hi sinh anh dũng của anh hùng Tô Vĩnh Diện và anh hùng Phan Đình Giót? Em sẽ làm gì để noi gương thế hệ các anh hùng của dân tộc ta? Anh hùng Tô Vĩnh Diện Anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình chèn pháo lấy thân mình lấp lỗ châu mai 14 Qua đó học sinh sẽ thấy được những chiến công và sự hi sinh quên mình vì độc lập dân tộc của các anh đồng thời giúp các em tỏ lòng biết ơn thế hệ đi trước, từ đó xác định động cơ học tập, rèn luyện góp phần xây dựng đất nước. V. Những thông tin cần được bảo mật VI. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến Giáo viên cần phải thường xuyên nghiên cứu, tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực đổi mới phương pháp dạy học: lực chọn các hình thức, nội dung và biện pháp tổ chức dạy học phù hợp, hiệu quả Nâng cao hiệu quả công tác phát hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi đảm bảo tính kế cận và bền vững. Tham mưu với nhà trường tổ chức các chuyên đề, các buổi sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. VII. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả Đối với giáo viên: Qua quá trình thử nghiệm sáng kiến, giáo viên được phát huy mọi khả năng của mình trong quá trình dạy học, kiến thức bộ môn được củng cố và nâng cao, giáo viên rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu cho bản thân. Đối với học sinh: Các em được mở mang kiến thức, phát triển tư duy, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tạo niềm say mê hứng thú học tập bộ môn, không khí học tập sôi nổi, các em yêu thích môn học hơn và đạt được kết quả khá cao trong học tập. So sánh kết quả khảo sát đầu năm học và kết quả học kỳ I của năm học 2019 – 2020 1. Kết quả khảo sát đầu năm học 2019 – 2020 Lớp Tổng số học sinh Chất lượng bộ môn Giỏi % Khá % Trung bình % Yếu % Kém % 9B 39 3 7,7 7 18,0 24 61,5 5 12,8 0 9C 40 4 10 9 22,5 21 52,5 6 15,0 0 2. Kết quả bộ môn của học kỳ I năm học 2019 – 2020 15 Lớp Tổng số học sinh Chất lượng bộ môn Giỏi % Khá % Trung bình % Yếu % Kém % 9B 39 6 15,4 12 30,7 20 51,3 1 2,6 0 9C 40 7 17,5 14 35,0 19 47,5 0 0 3. Kết quả học sinh giỏi 5 năm: STT Năm học Số lượng giải cấp Thị xã Số lượng giải cấp Tỉnh 1 2015 - 2016 02 01 2 2016 - 2017 01 01 3 2017 - 2018 01 01 4 2018 - 2019 01 0 5 2019 - 2020 02 VIII. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử IX. Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu Số TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác Chức danh Trình độ chuyên môn Nội dung công việc hỗ trợ 1 Nguyễn Hữu Hân 19/12/1980 Trường THCS Bắc Sơn Giáo viên Đại học Giảng dạy Lịch sử 9B,C 2 Nguyễn Thị Thu Trang 01/8/1987 Trường THCS Bắc Sơn Giáo viên Đại học Hỗ trợ điều tra khảo sát kết quả học tập của học sinh Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Bắc Sơn, ngày 22 tháng 5 năm 2020 NGƯỜI NỘP ĐƠN Nguyễn Hữu Hân 16
File đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_nham_phat_huy_tinh_tich_cuc_chu_dong_c.pdf
- SaNG_KIeN_KNg_H_Han_doc_fb5254ed33.doc