SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy Phân môn Vẽ trang trí ở Trường THCS

Môn mỹ thuật chính là hiện thân của yếu tố thẩm mỹ. Đây là môn học vừa

giúp người học tạo ra cái đẹp bằng hình thức vẽ và vừa giúp người học cảm nhận

cái đẹp trong cuộc sống nhằm phục vụ nhu cầu vật chất, tinh thần của con người.

Chính vì lý do đó, việc con người nhận thức, thể hiện và đưa cái đẹp hỗ trợ cho

cuộc sống của mình ngày càng đa dạng, phong phú hơn. Chúng ta biết rằng, mỹ

thuật gồm nhiều loại hình nghệ thuật với đặc điểm và ngôn ngữ riêng. Cùng với

âm nhạc, kiến trúc, điện ảnh. chúng hỗ trợ cho nhau để hoàn thành tác phẩm

bằng tư tưởng tình cảm của nghệ sĩ thông qua ngôn ngữ tạo hình là sử dụng

đường nét, màu sắc, hình mảng, bố cục. Vẽ trang trí là một phân môn quan

trọng. Vẽ trang trí là thể hiện cái đẹp của sự trình bày bằng nghệ thuật sắp xếp

đường nét, màu sắc, hình mảng. Trang trí bắt nguồn từ thực tế đời sống xã hội.

Mỗi thời đại, trang trí có những đặc điểm và yêu cầu khác nhau, cũng như nhìn

nhận cái đẹp của trang trí qua từng thời kì xã hội, tôn giáo cũng có nhiều vẻ riêng

biệt. Trang trí luôn là một nhu cầu thiết yếu của con người, của xã hội, của nền

kinh tế quốc dân và chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống (kiến trúc, đô thị

trang trí nội thất, trang trí ngoại thất, trang trí ấn loát, trang trí phục trang, trang

trí điện ảnh sân khấu.)

Từ xa xưa trang trí luôn luôn gắn bó với đời sống con người, bất kỳ dân

tộc trên thế giới cũng có những màu sắc và đường nét riêng biệt, đậm đà bản sắc

dân tộc của mình. Nhìn vào lịch sử chúng ta thấy thể hiên rõ nhất ở các hoa văn,

họa tiết trong các đồ dùng (trống đồng, mũi tên, thuyền bè, cán dao, thố cẩm.),

trên các đình chùa lăng tẩm (hoa văn trên bia đá, họa tiết chim lạc ở trống đồng,

họa tiết rồng phượng, họa tiết trên các kèo cột.). Xung quanh chúng ta bất kỳ

một đồ vật nào cũng được trang trí. Từ những vật nhỏ như quyển sách, quyển vở,

cây bút đã có hình dáng màu sắc trang trí khác nhau đến quần áo, vải vóc, bàn

ghế, ấm chén, gạch hoa các công trình văn hóa (nhà hát, công viên.) thì hình

dáng màu sắc càng muôn vẻ và tinh tế. Những kết quả đó nói lên sự sáng tạo về

trang trí vô cùng phong phú và to lớn của con người.

pdf 16 trang Huy Quân 31/03/2025 120
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy Phân môn Vẽ trang trí ở Trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy Phân môn Vẽ trang trí ở Trường THCS

SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy Phân môn Vẽ trang trí ở Trường THCS
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO 
HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY PHÂN MÔN VẼ 
TRANG TRÍ Ở TRƯỜNG THCS 
 1. PHẦN MỞ ĐẦU 
1.1. Lý do chọn đề tài 
 Như chúng ta đã biết, muốn giáo dục con người, điều đầu tiên là phải giáo 
dục nhân cách con người qua 4 yếu tố "đức, trí, thể, mỹ". Đó là vừa là mục tiêu 
giáo dục,vừa là mục tiêu phát triển con người toàn diện hiện nay. Trong 4 yếu tố 
đó thì "mỹ" hay nói đầy đủ hơn là giáo dục thẩm mỹ là một trong những yếu tố 
để hình thành phát triển nhân cách toàn diện. Trước đây, giáo dục thẩm mỹ chưa 
được coi trọng phát triển trong giáo dục nhà trường, nhưng bây giờ, yêu tố này 
rất được chú ý - thể hiện ở việc đưa các môn năng khiếu nói chung và mỹ thuật 
nói riêng vào nhà trường. 
 Môn mỹ thuật chính là hiện thân của yếu tố thẩm mỹ. Đây là môn học vừa 
giúp người học tạo ra cái đẹp bằng hình thức vẽ và vừa giúp người học cảm nhận 
cái đẹp trong cuộc sống nhằm phục vụ nhu cầu vật chất, tinh thần của con người. 
Chính vì lý do đó, việc con người nhận thức, thể hiện và đưa cái đẹp hỗ trợ cho 
cuộc sống của mình ngày càng đa dạng, phong phú hơn. Chúng ta biết rằng, mỹ 
thuật gồm nhiều loại hình nghệ thuật với đặc điểm và ngôn ngữ riêng. Cùng với 
âm nhạc, kiến trúc, điện ảnh... chúng hỗ trợ cho nhau để hoàn thành tác phẩm 
bằng tư tưởng tình cảm của nghệ sĩ thông qua ngôn ngữ tạo hình là sử dụng 
đường nét, màu sắc, hình mảng, bố cục... Vẽ trang trí là một phân môn quan 
trọng. Vẽ trang trí là thể hiện cái đẹp của sự trình bày bằng nghệ thuật sắp xếp 
đường nét, màu sắc, hình mảng. Trang trí bắt nguồn từ thực tế đời sống xã hội. 
Mỗi thời đại, trang trí có những đặc điểm và yêu cầu khác nhau, cũng như nhìn 
nhận cái đẹp của trang trí qua từng thời kì xã hội, tôn giáo cũng có nhiều vẻ riêng 
biệt. Trang trí luôn là một nhu cầu thiết yếu của con người, của xã hội, của nền 
kinh tế quốc dân và chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống (kiến trúc, đô thị 
trang trí nội thất, trang trí ngoại thất, trang trí ấn loát, trang trí phục trang, trang 
trí điện ảnh sân khấu...) 
 Từ xa xưa trang trí luôn luôn gắn bó với đời sống con người, bất kỳ dân 
tộc trên thế giới cũng có những màu sắc và đường nét riêng biệt, đậm đà bản sắc 
dân tộc của mình. Nhìn vào lịch sử chúng ta thấy thể hiên rõ nhất ở các hoa văn, 
họa tiết trong các đồ dùng (trống đồng, mũi tên, thuyền bè, cán dao, thố cẩm..), 
trên các đình chùa lăng tẩm (hoa văn trên bia đá, họa tiết chim lạc ở trống đồng, 
họa tiết rồng phượng, họa tiết trên các kèo cột..). Xung quanh chúng ta bất kỳ 
một đồ vật nào cũng được trang trí. Từ những vật nhỏ như quyển sách, quyển vở, 
cây bút đã có hình dáng màu sắc trang trí khác nhau đến quần áo, vải vóc, bàn 
ghế, ấm chén, gạch hoa các công trình văn hóa (nhà hát, công viên...) thì hình 
dáng màu sắc càng muôn vẻ và tinh tế. Những kết quả đó nói lên sự sáng tạo về 
trang trí vô cùng phong phú và to lớn của con người. 
Trống đồng Đông Sơn Nhãn vở Gạch lát nền . 
 Bìa sách Tường nhà 
 Tường nhà Gối. 
 Ngay trong lớp học việc quét vôi màu gì cho sáng sủa, những khẩu hiệu, 
tranh ảnh nên dùng và treo như thế nào cho hợp lý, để vừa tạo sự vui mắt trong 
lớp, vừa để động viên nhắc nhở việc học tập của học sinh (HS). Bàn ghế bài trí 
như thế nào cho vừa đẹp mắt, vừa thuận tiện cho việc ra vào lớp của học 
sinh...Tất cả những việc đó cũng nằm trong lĩnh vực trang trí. Nó rất cần thiết và 
có ảnh hưởng lớn tới việc học tập và tình cảm của học sinh. 
 HS trung học cơ sở (THCS) đang ở ngưỡng của sự hình thành phát triển 
nhân cách và cuộc sống. Những kiến thức cơ bản ban đầu qua phân môn vẽ trang 
trí ở nhà trường sẽ giúp các em cách nhìn nhận về cái đẹp trong cuộc sống, từ đó 
sáng tạo nên cái đẹp, đưa cái đẹp vào cuộc sống của mình bằng chính khả năng 
và sự cảm nhận riêng của các em. 
 Chính vì tầm quan trọng của vẽ trang trí trong việc giáo dục thẩm mỹ cho 
học sinh trong nhà trường THCS cũng như trong đời sống xã hội nên bản thân tôi 
quyết định chọn đề tài "Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy phân 
môn vẽ trang trí ở trường THCS" làm đề tài nghiên cứu cho sáng kiến kinh 
nghiệm của mình. 
 Nội dung sáng kiến đã được khá nhiều người quan tâm, nghiên cứu. Ví dụ 
như "một số phương pháp nâng cao hiệu quả dạy học phân môn vẽ trang trí" của 
cô Phạm Hồng Thư, THCS Nguyễn Tri Phương, Đông Hà, Quảng Trị; "một số 
phương pháp giúp học sinh học tốt phân môn vẽ trang trí" của thầy Lê Văn Tuấn 
ở Đại Hòa, Đại Lộc, Quảng Nam. 
 Bản thân tôi cũng đã nghiên cứu, trăn trở về vấn đề này để đưa ra một số 
giải pháp phù hợp với điều kiện giảng dạy của giáo viên và điều kiện học tập của 
học sinh. Điểm mới của sáng kiến này là giải quyết một số vấn đề cơ bản để việc 
giảng dạy phân môn vẽ trang trí trong trường THCS hiện nay có hiệu quả hơn, 
tác động tích cực đến nhận thức của học sinh về việc sáng tạo và cảm nhận cái 
đẹp. 
1.2. Phạm vi áp dụng của sáng kiến 
 Dùng cho phân môn vẽ trang trí từ lớp 6 đến lớp 9 của môn mỹ thuật ở 
trường THCS. 
 2. PHẦN NỘI DUNG 
2.1. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ. 
*Về phía nhà trường. 
Là một môn học độc lập trong chương trình THCS. Dạy và học nghiêm 
túc, có kiểm tra, thi đánh giá cuối năm và kết quả là một trong những tiêu chuẩn 
để xét lên lớp hay tốt nghiệp bậc học. Song thực tế hiện nay cho thấy rằng cơ sở 
vật chất cho việc dạy và học mĩ thuật ở THCS thiếu thốn và nghèo nàn, nhà 
trường chưa có phòng dạy mĩ thuật riêng. Tranh ảnh tuy đã được nghiên cứu và 
sản xuất nhưng chưa đủ đáp ứng cho dạy - học mĩ thuật, chỉ có tranh đồ dùng dạy 
học của khối 6 và khối 8 nhưng chưa đầy đủ, sách đọc thêm và các tài liệu tham 
khảo khác rất hiếm. Giáo viên phải tự tìm tài liệu, đồ dùng dạy học phục vụ cho 
giảng dạy. Mặt khác, có một số trường còn xem mỹ thuật là môn phụ, ít quan tâm 
đến kiểm tra đánh giá chất lượng, xem dạy học mỹ thuật là bề nổi, có tính chất 
phong trào. Không ít giáo viên dạy mỹ thuật theo kiểu chuyên nghiệp, dạy kĩ 
thuật vẽ là chủ yếu, chưa chú ý đến mục tiêu là giáo dục thẩm mỹ cho học sinh, 
đồng thời chưa phát huy được khả năng độc lập suy nghĩ tìm tòi của HS. 
* Về phía học sinh. 
Đối với HS trường THCS Liên Thủy, các em đã được học mỹ thuật từ tiểu 
học đến nay. Tuy nhiên, HS ít được quan sát, tham quan danh lam thắng cảnh và 
bảo tàng. Vì thế hiểu biết về mĩ thuật, về cái đẹp chưa sâu rộng, không kích thích 
các em học tập. Bên cạnh đó, học sinh chưa thực sự nhận thức đúng đắn mục 
đích, vai trò, vị trí của môn mỹ thuật. Đa phần HS bị chi phối, ảnh hưởng về các 
môn chính, môn phụ của xã hội, nhà trường. Các em phải tập trung cho các môn 
chính, lo cho thi, lo đánh giá, phần nào bỏ qua sao lãng môn mĩ thuật. Hơn nữa, 
do thiếu phương tiện học tập, phương pháp thực hành thiếu linh hoạt, nên bài vẽ 
của các em thường khô khan, thiếu phóng khoáng, đôi khi gò bó, công thức. 
* Kết quả thực trạng trên: Trong những năm học trước, qua khảo sát chất 
lượng phân môn vẽ trang trí, tôi nhận thấy kết quả chưa được cao, cụ thể: 
Khối Năm học Số 
lượng 
Đạt Chưa đạt 
SL % SL % 
6 2011 - 2012 98 81 81.6 17 18.4 
7 2011 - 2012 97 80 82.5 17 17.5 
8 2011 - 2012 98 81 82.7 17 17,3 
9 2011 - 2012 103 83 80.6 20 19.4 
 Từ thực trạng trên, để việc học mĩ thuật, đặc biệt là phân môn trang trí đạt 
hiệu quả tốt hơn, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm của bản thân nhằm 
 nâng cao hiệu quả của phân môn vẽ trang trí ở bậc THCS, cụ thể là những giải 
pháp giảng dạy vẽ trang trí áp dụng cho từ lớp 6 đến lớp 9. Tôi nhận thấy đa phần 
các em đều rất thích hoạt động tạo hình, việc vẽ, xem các tác phẩm mĩ thuật dần 
dần đã hình thành ở các em. Các em hứng thú học vẽ trang trí hơn, bài vẽ của 
các em đẹp hơn, có tiến bộ rõ rệt về cách dùng màu. Qua đó đã chứng minh khả 
năng thẩm mĩ của các em. 
2.2. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 
Khi giảng dạy phân môn trang trí, giáo viên giảng dạy mỹ thuật cần phải: 
2.2.1. Đảm bảo đúng nội dung chương trình. 
Trang trí là một nhu cầu thiết yếu với con người, với xã hội, với nền kinh 
tế quốc dân và chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống (kiến trúc đô thị, trang 
trí nội, ngoại thất, trang trí phục trang, trang trí điện ảnh sân khấu). 
Phân môn trang trí ở THCS được đưa vào từ lớp 6 đến lớp 9, trong một 
năm học lớp 6 có 9 tiết, lớp 7 có 8 tiết, lớp 8 có 8 tiết, riêng lớp 9 chỉ học 1/2 
tiết/tuần cho nên chỉ có 6 tiết. Vì vậy nội dung cơ bản được chọn lọc hết sức cơ 
bản. Khác với các trường nghệ thuật chuyên đào tạo các hoạ sĩ, bởi số thời gian 
học chuyên môn ở các trường nghệ thuật chiếm tỉ lệ cao hơn hẳn ở trường THCS 
(nơi dạy nghệ thuật đại trà) thời gian rất eo hẹp, mỗi bài học và làm, gói gọn 
trong một tiết học (45 phút). Những bài học chủ yếu nhằm nâng cao về kiến thức 
trang trí, phương pháp thể hiện cũng như thực hành ứng dụng trong đời sống và 
các bài học cơ bản như (Hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, đường diềm) được 
sắp xếp học đi học lại nhiều lần ở mỗi lớp nhằm giúp học sinh nắm vững kiến 
thức trong bố cục trang trí và phát huy khả năng tìm tòi sáng tạo. Khả năng của 
học sinh sẽ được nâng cao dần theo từng lớp học vì vậy việc học trang trí được 
tiến hành đúng quy trình nhằm khuyến khích sự tìm tòi, sáng tạo, độc đáo của 
học sinh khi làm bài. Chương trình và nội dung học trang trí ở THCS có sự sắp 
xếp mang tính đồng tâm, phát triển để HS tiếp cận môn học từ dễ đến khó, từ tô 
màu đến tìm màu, từ vẽ thêm hoạ tiết cho đều đến sự tìm hoạ tiết để sắp xếp 
nên việc đảm bảo đúng nội dung chương trình rất quan trọng. 
2.2.2. Đảm bảo tính đồng tâm trong trang trí. 
Trong trang trí có một số bài học mang tính chất bắt buộc, những bài trang 
trí này được gọi là: bài học trang trí cơ bản (cách dùng màu, cách sắp xếp (bố 
cục) trong trang trí, trang trí hình vuông, trang trí hình chữ nhật, trang trí hình 
tròn, trang trí đường diềm). Tuỳ theo từng bậc học, từng lớp để phân bố sao 
cho phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và trình độ nhận thức của HS. Những bài cơ 
bản này sẽ lặp đ

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_hieu_qua_giang_day_phan.pdf