SKKN Một số giải pháp nâng cao ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho học sinh thông qua dạy học môn Công nghệ
Như chúng ta đã biết, năng lượng là yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt, đảm
bảo cho hoạt động bình thường và phát triển sản xuất; là nhu cầu thiết yếu để
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; là nguồn động lực cho phát
triển kinh tế - xã hội. Sự thiếu hụt năng lượng trong một thời gian dài sẽ là nhân
tố kìm hãm sự phát triển liên tục của nền kinh tế quốc dân, gây hiệu ứng xấu đối
với tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Nguồn năng lượng truyền thống có
thể khai thác để cung cấp cho nhu cầu của xã hội không phải là vô tận.
Nước Việt Nam chúng ta được thiên nhiên ưu đãi, nên giàu có về tài
nguyên năng lượng nhưng thực tế cho thấy khả năng khai thác, chế biến, sử dụng
còn nhiều hạn chế, gây nên sự lãng phí và hiệu quả không cao. Những hạn chế đó
do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là do ý thức con người trong việc sử dụng năng
lượng còn quá thấp: Từ việc sử dụng các nguồn năng lượng có sẵn đến việc duy
trì tái tạo năng lượng . làm cho nguồn năng lượng đã cạn kiệt lại càng cạn kiệt
hơn. Tương lai sẽ đi về đâu nếu tình trạng này cứ tiếp tục kéo dài. Hơn bao giờ
hết, việc giáo dục sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng thiết nghĩ là một việc
làm cấp bách và thiết thực. Bởi vì, hành động và ứng xử của con người đối với
các nguồn năng lượng quý giá bị chi phối bởi chính thái độ và nhận thức của họ
trong đó giáo dục có vai trò to lớn.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp nâng cao ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho học sinh thông qua dạy học môn Công nghệ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO Ý THỨC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ I. PHẦN MỞ ĐẦU I.1. LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN Như chúng ta đã biết, năng lượng là yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt, đảm bảo cho hoạt động bình thường và phát triển sản xuất; là nhu cầu thiết yếu để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; là nguồn động lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Sự thiếu hụt năng lượng trong một thời gian dài sẽ là nhân tố kìm hãm sự phát triển liên tục của nền kinh tế quốc dân, gây hiệu ứng xấu đối với tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Nguồn năng lượng truyền thống có thể khai thác để cung cấp cho nhu cầu của xã hội không phải là vô tận. Nước Việt Nam chúng ta được thiên nhiên ưu đãi, nên giàu có về tài nguyên năng lượng nhưng thực tế cho thấy khả năng khai thác, chế biến, sử dụng còn nhiều hạn chế, gây nên sự lãng phí và hiệu quả không cao. Những hạn chế đó do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là do ý thức con người trong việc sử dụng năng lượng còn quá thấp: Từ việc sử dụng các nguồn năng lượng có sẵn đến việc duy trì tái tạo năng lượng ... làm cho nguồn năng lượng đã cạn kiệt lại càng cạn kiệt hơn. Tương lai sẽ đi về đâu nếu tình trạng này cứ tiếp tục kéo dài. Hơn bao giờ hết, việc giáo dục sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng thiết nghĩ là một việc làm cấp bách và thiết thực. Bởi vì, hành động và ứng xử của con người đối với các nguồn năng lượng quý giá bị chi phối bởi chính thái độ và nhận thức của họ trong đó giáo dục có vai trò to lớn. Trong Nghị định số 102/2003/NĐ-CP của Chính phủ về “Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” cũng như điều 18 về chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã nêu rõ yêu cầu giáo dục, đào tạo, phổ biến thông tin, tuyên truyền cộng đồng trong lĩnh vực phát triển, thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường. Trong chương trình mục tiêu quốc gia về “sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” theo Quyết định số 79/2006/QĐ-TTg-CP của Thủ tướng Chính phủ có đề án thứ ba của Chương trình là: Đưa các nội dung về giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào hệ thống giáo dục quốc gia, trong đó qui định rõ: Xây dựng nội dung, giáo trình, phương pháp giảng dạy lồng ghép các kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào các môn học, phù hợp với từng cấp học, từ tiểu học đến THPT. Giáo dục sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong phạm vi trường phổ thông là một quá trình tạo dựng cho học sinh những nhận thức và mối quan tâm đối với các nguồn năng lượng (như về các loại năng lượng, ý nghĩa to lớn của nó, tình trạng khai thác sử dụng hiện nay và những nguy cơ làm cạn kiệt các nguồn năng lượng) sao cho các em có đủ kiến thức, thái độ, động cơ, ý thức và kỹ năng để có thể hoạt động một cách độc lập hoặc phối hợp nhằm tìm ra giải pháp để sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hiện tại và tương lai. Hiện nay, nội dung về giáo dục sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng đã được bước đầu tích hợp vào chương trình cấp THCS. Tuy nhiên, giáo viên còn lúng túng khi dạy học tích hợp do tài liệu hướng dẫn chưa có, đội ngũ giáo viên còn gặp khó khăn về kiến thức, kỹ năng và thái độ khi dạy học tích hợp. Thực tế trong quá trình giảng dạy môn Công nghệ, tôi thấy đa số học sinh chưa có ý thức trong việc sử dụng năng lượng hợp lý: Từ việc sử dụng điện, quạt, máy vi tính trong giờ học đến việc làm việc theo quy trình trong giờ thực hành, việc bảo vệ môi trường, hay việc đến trường bằng xe máy do người lớn chở ... Đa phần các em đều rất thờ ơ đối với việc tiết kiệm năng lượng, việc này ảnh hưởng xấu đến kinh tế và môi trường. Làm thế nào để phát huy tốt khả năng tự giác, chủ động của các em trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, xây dựng một ngôi trường “Xanh – Sạch – Đẹp“, góp phần tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường là câu hỏi lớn cứ day dứt mãi trong tôi. Bằng tâm huyết nghề nghiệp, với kinh nghiệm đã được tích lũy trong quá trình dạy học và những kiến thức cơ bản về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã được nắm bắt, tôi thấy cần phải tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào môn học, qua đó góp phần giáo dục các em ý thức hơn khi sử dụng năng lượng trong và ngoài nhà trường một cách tiết kiệm và có hiệu quả. Với suy nghĩ đó cùng những kết quả bước đầu đạt được khi áp dụng tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào môn học đã trở thành động lực để bản thân tôi quyết định thực hiện sáng kiến: “Một số giải pháp nâng cao ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho học sinh thông qua dạy học môn Công nghệ” với mong muốn góp phần cùng với Nhà trường giáo dục cho học sinh có ý thức cao trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Điểm mới của sáng kiến này là: - Xác định được nội dung cần tích hợp cho học sinh trong quá trình giảng dạy môn Công nghệ phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương và vận dụng một cách hợp lý. - Tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả một cách cụ thể mà không làm mất đi đặc thù của môn học, không làm quá tải nội dung cần giảng dạy. - Nâng cao được ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các em ngay tại đơn vị cũng như tại gia đình học sinh. I.2. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI. - Phạm vi: Học sinh khối 8 trong trường . - Thời gian: Từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 5 năm 2013. II. PHẦN NỘI DUNG II.1. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ MÀ SÁNG KIẾN CẦN GIẢI QUYẾT. Quá trình dạy học môn Công nghệ ở đơn vị nơi công tác, tôi thấy nổi lên một thực trạng như sau: - Nhà trường đã tạo điều kiện tối đa về cơ sở vật chất trong khả năng có thể để phục vụ giảng dạy nhưng vẫn không đáp ứng được yêu cầu dạy học ngày càng cao của bộ môn. - Giáo viên giảng dạy đã có ý thức cao trong việc soạn, giảng và áp dụng công nghệ thông tin cũng như sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại vào quá trình dạy học. - Học sinh ngoan nhưng ý thức về học tập bộ môn chưa cao do còn tư tưởng xem nhẹ môn Công nghệ. Và đặc biệt là việc hiểu biết về năng lượng cũng như ý thức sử dụng hợp lý năng lượng còn quá kém. Cụ thể: - Ý thức tự giác về giữ gìn vệ sinh trường lớp của đa số học sinh còn quá kém, các em chỉ làm việc theo sự phân công và mang tính chiếu lệ. Hiện tượng xả rác bừa bãi còn rất nhiều. - Học sinh chưa thực sự tự giác trong việc sử dụng điện quạt ở lớp, ở phòng thực hành, việc sử dụng nước nơi công trình công cộng còn tùy tiện, bừa bãi. - Việc tham gia lao động vệ sinh giữ gìn khuôn viên nhà trường Xanh – Sạch – Đẹp và giữ gìn vệ sinh thôn xóm của học sinh chưa thực sự mang tính tự giác. - Học sinh đến trường đa phần đều do người lớn đưa đón bằng xe máy. Sau khi dạy xong học kỳ I năm học 2011 – 2012 tôi tiến hành khảo sát một số vấn đề liên quan đến việc sử dụng năng lượng trong nhà trường, kết quả như sau: - Trên 80% không hiểu được sử dụng năng lượng tiết kiệm là gì. - Trên 80% không quan tâm đến việc sử dụng năng lượng ra sao. - Gần 20% học sinh có hiểu biết về tiết kiệm năng lượng nhưng xem ra còn lơ mơ, chưa hiểu được bản chất. - 60% học sinh không quan tâm đến việc tiết kiệm điện, nước và bảo vệ môi trường, đa phần các em thực hiện công việc chỉ vì mệnh lệnh hay vì những lý do khác mà thôi. - Rất ít học sinh tự ý thức được việc tự đến trường của mình mà phần lớn đều muốn bố mẹ đưa đón bằng xe máy. - Tiền điện phục vụ cho công tác dạy học mà nhà trường phải thanh toán cho công ty điện lực lên đến 2.758.000 đồng/tháng. Tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng ở 02 lớp về một số hoạt động liên quan đến việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, kết quả: TT Lớp Sỹ số Học lực TB trở lên Hạnh kiểm từ khá trở lên Số học sinh tự đến trường Số học sinh có ý thức sử dụng điện, nước hợp lý Số học sinh có ý thức LĐVS chung Số học sinh có hiểu biết về năng lượng SL % SL % SL % SL % SL % SL % 1 8A 35 30 85.7 29 82.9 12 34.3 10 28.6 15 42.9 7 20 2 8B 36 30 83.3 28 77.8 14 38.9 12 33.3 15 41.7 8 22.2 Tổng 71 60 84.5 57 80.3 26 36.2 22 30.9 30 42.3 15 21.1 Tôi quyết định chọn 01 lớp để áp dụng sáng kiến này ở học kì II là 8A, còn 8B để làm đối chứng. II.2. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: Khi giảng dạy, điều quan tâm lớn nhất của giáo viên nói chung là làm sao truyền đạt hết nội dung kiến thức theo chuẩn kiến thức kỹ năng đã quy định mà không quá thời gian (tránh được hiện tượng “Cháy giáo án”). Như vậy việc tích hợp các nội dung nói chung, tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nói riêng là một vấn đề rất nan giải. Nếu tích hợp nhiều quá thì làm mất đi nội dung kiến thức của bài, nếu cứ tập trung vào chuyên môn thì không thể cải thiện được nhận thức của học sinh đối với việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả chứ đừng nói gì đến hành động của các em đối với vấn đề nóng bỏng này. Để giải quyết tình huống nêu trên một cách hiệu quả, tôi sử dụng 5 giải pháp sau: Giải pháp 1: Tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong giới thiệu bài bằng cách tạo tình huống. * Mục tiêu của giải pháp: - Tạo được sự bất ngờ, gây tình huống cần giải quyết cho học sinh, tạo tâm lý thân thiện, gần gủi, tạo tâm lý nhẹ nhàng, thoải mái cho học sinh trước khi chuẩn bị tiếp thu kiến thức mới. * Nguyên tắc: - Vấn đề đặt ra phải mang tính nhẹ nhàng, dễ hiểu và mang tính thực tiễn cao. - Không được sai lệch với nội dung của bài học. * Phương pháp sử dụng: - Sử dụng phương pháp đặt tình huống thực tiễn mang tính gợi mở cho học sinh suy nghĩ và trả lời. - Sử dụng Video về tình huống trong thực tiễn cho học sinh xem và trả lời câu hỏi do giáo viên đặt ra. - Dùng phương pháp thuyết trình về vấn đề môi trường mang tính thời sự trên thế giới, trong nước hay cụ thể là ở trên địa phươn
File đính kèm:
skkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_y_thuc_su_dung_nang_luong_tie.pdf