SKKN Một số biện pháp nhằm hạn chế lỗi trong bài làm văn của học sinh Lớp 11A4 Trường THPT số 1 Bảo Yên

Trong trường THPT việc viết các bài văn có vai trò rất quan trọng. Các bài viết văn không chỉ đánh giá học sinh về mặt điểm số mà còn rèn luyện tính kiên nhẫn, cách nói năng, bồi dưỡng tâm hồn cho học sinh. Hiện nay, nhiều học sinh lơ là trong việc rèn luyện kĩ năng làm văn dẫn đến chất lượng bài làm văn của học sinh ngày càng bị giảm sút. Tình trạng phổ biến là học sinh yếu kĩ năng làm văn. Hầu hết học sinh mắc lỗi trong việc viết văn từ một đoạn văn ngắn cho đến một bài luận dài với rất nhiều kiểu lỗi.

Giáo viên giảng dạy Ngữ văn trong trường THPT đã có cố gắng trong việc rèn luyện kĩ năng cho học sinh nhưng kết quả vẫn chưa được như mong đợi. Vậy để làm gì có thể củng cố, rèn luyện kĩ năng làm văn cho học sinh? Người viết bài này xin đưa ra một số kinh nghiệm mình đã tích lũy được qua quá trình dạy học môn Ngữ văn ở lớp 11A4 trường THPT số 1 Bảo Yên.

pdf 24 trang Huy Quân 28/03/2025 540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm hạn chế lỗi trong bài làm văn của học sinh Lớp 11A4 Trường THPT số 1 Bảo Yên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nhằm hạn chế lỗi trong bài làm văn của học sinh Lớp 11A4 Trường THPT số 1 Bảo Yên

SKKN Một số biện pháp nhằm hạn chế lỗi trong bài làm văn của học sinh Lớp 11A4 Trường THPT số 1 Bảo Yên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HẠN CHẾ 
LỖI TRONG BÀI LÀM VĂN CỦA HỌC 
SINH LỚP 11A4 TRƯỜNG THPT SỐ 1 
BẢO YÊN 
PHẦN MỞ ĐẦU 
1. Lí do chọn đề tài: 
 Trong trường THPT việc viết các bài văn có vai trò rất quan trọng. Các bài 
viết văn không chỉ đánh giá học sinh về mặt điểm số mà còn rèn luyện tính kiên 
nhẫn, cách nói năng, bồi dưỡng tâm hồn cho học sinh. 
 Hiện nay, nhiều học sinh lơ là trong việc rèn luyện kĩ năng làm văn dẫn đến 
chất lượng bài làm văn của học sinh ngày càng bị giảm sút. Tình trạng phổ biến là 
học sinh yếu kĩ năng làm văn. Hầu hết học sinh mắc lỗi trong việc viết văn từ một 
đoạn văn ngắn cho đến một bài luận dài với rất nhiều kiểu lỗi. 
 Giáo viên giảng dạy Ngữ văn trong trường THPT đã có cố gắng trong việc 
rèn luyện kĩ năng cho học sinh nhưng kết quả vẫn chưa được như mong đợi. Vậy 
để làm gì có thể củng cố, rèn luyện kĩ năng làm văn cho học sinh? Người viết bài 
này xin đưa ra một số kinh nghiệm mình đã tích lũy được qua quá trình dạy học 
môn Ngữ văn ở lớp 11A4 trường THPT số 1 Bảo Yên. 
2. Mục đích của đề tài: 
 Đề tài này chỉ xin dừng ở việc chỉ ra các lỗi về kĩ năng chủ yếu mà học sinh 
mắc phải và đề cập một số biện pháp khắc phục những lỗi đó. 
3. Ý nghĩa của đề tài: 
 Trong tình hình hiện nay khi kĩ năng làm văn của học sinh yếu và nhiều em 
chưa có kĩ năng làm văn, đề tài này góp phần vào việc phát hiện ra và khắc phục 
những lỗi viết văn mà học sinh lớp 11A4 trường THPT số 1 Bảo Yên đang mắc 
phải. Người viết cũng hi vọng, đồng nghiệp và học sinh sẽ có thêm tư liệu về các 
lỗi kĩ năng làm văn của học sinh. 
4. Đối tượng nghiên cứu: 
 Học sinh lớp 11A4 trường THPT số 1 Bảo Yên. 
 Những bài làm văn của học sinh lớp 11A4 trường THPT số 1 Bảo Yên. 
5. Phương pháp nghiên cứu: 
 Kĩ năng làm văn của học sinh rất phong phú và đa dạng. Nhưng đề tài chỉ 
dừng lại ở việc chỉ ra những lỗi viết văn mà học sinh mắc phải. Người viết sẽ sử 
dụng một số biện pháp như: quan sát, phát vấn, điều tra và thể nghiệm bằng bài 
 giảng. 
PHẦN NỘI DUNG 
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI: 
1. Vai trò của các bài viết văn trong trường THPT. 
Văn chương vừa là khoa học vừa là nghệ thuật, là lĩnh vực để con người hóa 
thân và thăng hoa. Vì thế nó vô cùng tinh vi và phức tạp. Môn Ngữ văn trong nhà 
trường là môn khoa học nhân văn. Tuy vẫn mang tính phức tạp của đối tượng 
nghiên cứu xong là một môn học thì nó phải đòi hỏi những chuẩn mực khoa học để 
đánh giá các hoạt động giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh. Việc đọc hiểu 
văn bản là những thao tác đầu tiên của hình thức tập dượt nghiên cứu văn học. 
Nghiên cứu văn học là để hiểu văn học, đối tượng cụ thể là tác phẩm văn học. “Cơ 
sở và xuất phát điểm của khoa học văn học là sự đối thoại với các văn bản văn học 
thông qua hoạt động đọc và hiểu chúng”. Đây cũng là vấn đề được tác giả Trần 
Đình Sử quan tâm, theo đuổi khá lâu. Trong tạp chí Nhà văn, số 6-2002, GS. cho 
rằng: “Về tác phẩm văn học, nhất thiết phải có khái niệm tác phẩm văn học xây 
dựng trên cơ sở khái niệm văn bản mà lí luận văn học hiện hành còn thiếu. Ở đó 
văn bản chỉ được coi như cái vỏ ngôn ngữ bên ngoài. Tác phẩm văn học phải được 
cắt nghĩa theo lí thuyết tiếp nhận hiện đại”. Như vậy, tư tưởng trở về với văn bản 
là một luận điểm khoa học khá nhất quán trong phương pháp dạy và học văn của 
GS. Trần Đình Sử. Cùng với các bộ môn khác góp phần hình thành nhân cách học 
sinh, môn văn trong trường phổ thông có tầm quan trọng đặc biệt, tác động trực 
tiếp đến phẩm chất, tư tưởng tình cảm học sinh. Một bài thơ hay, một trích đoạn 
đặc sắc khắc họa sinh động hình tượng nhân vật, vào và đứng được trong tâm hồn 
học sinh sẽ trở thành thành lũy, là ngọn hải đăng hướng đạo hành vi, thái độ sống 
các em. 
Dạy văn là một hoạt động thuộc phạm trù nghệ thuật, khám phá và chuyển 
tải cái hay, cái đẹp từ tác phẩm đến học sinh. Mỗi tác phẩm, tùy thể loại, được 
tuyển chọn trong chương trình sách giáo khoa đều toát lên vẻ đẹp riêng.Tác phẩm 
văn học mang đặc trưng riêng của cấu trúc tác phẩm nghệ thuật ngôn từ. Đó là một 
chỉnh thể bao gồm các thành tố nhà văn – văn bản - người đọc tương tác với nhau. 
 Nội dung thẩm mĩ của tác phẩm văn học gắn liền với tầm đón nhận của người đọc. 
Tiếp nhận văn học tức là đọc hiểu để biến văn bản thành một thế giới hình tượng 
sinh động và nắm bắt được ý nghĩa của nó. 
Cùng với quá trình đọc hiểu văn bản, trong trường phổ thông, học sinh còn 
phải viết các bài làm văn theo quy định. Việc viết bài của học sinh không chỉ kiểm 
tra xem các em lĩnh hội kiến thức, khả năng cảm nhận văn chương mà còn rèn khả 
năng ngôn ngữ, cách diễn đạt. Thông qua các bài làm văn khả năng vận dụng và 
diễn đạt ngôn ngữ của các em được cải thiện rất nhiều. Như vậy, trong trường phổ 
thông các bài làm văn giữ vị trí hết sức quan trọng. 
2. Những yêu cầu của một bài văn đúng và hay: 
 2.1 Trước khi làm bài học sinh phải xác định được phần tìm hiểu đề: 
 Xác định trọng tâm nội dung của đề. 
 Xác định các thao tác lập luận: phân tích, so sánh, chứng minh 
 Xác định phạm vi tư liệu 
 2.2 Lập dàn ý: 
 Việc lập dàn ý giúp người viết bao quát được vấn đề, đảm bảo được tính hệ 
thống của lập luận, tính cân đối của bài viết, xác định được mức độ trình bày mỗi 
ý, từ đó phân bố thời gian hợp lí. Lập dàn ý tốt, viết sẽ dễ dàng hơn, nhanh hơn, 
hay hơn nhờ biết lựa chọn đúng cách diễn đạt, cách trình bày bài viết. 
 Dàn ý gồm cấu trúc 3 phần: 
 a. Mở bài: Có vai trò quan trọng đối với một bài văn. Mở bài đúng và hay 
sẽ khai thông được mạch văn. Ở phần mở bài người viết cần giới thiệu khái quát 
vấn đề sẽ nghị luận, sẽ làm sáng tỏ trong bài viết. Để có được mở bài hay, cần nêu 
trọng tâm và phạm vi vấn đề sẽ bàn bạc một cách ngắn gọn, viết tự nhiên, khúc 
chiết và mới mẻ. 
 b. Thân bài: Có nhiệm vụ làm sáng tỏ vấn đề mà mở bài đã nêu. Thân bài 
gồm nhiều đoạn. Giữa các đoạn có câu hoặc từ chuyển tiếp. 
 c. Kết bài: Là phần kết thúc bài viết.Vì vậy, nó tổng kết, thâu tóm lại vấn đề 
đã đặt ra ở mở bài và giải quyết ở thân bài. Một kết bài hay không chỉ làm nhiệm 
vụ “gói lại” mà còn phải khơi gợi suy nghĩ trong người đọc. 
 2.3 Trình bày dẫn chứng trong bài văn nghị luận: 
a. Yêu cầu: khi sử dụng dẫn chứng phải nắm chắc nguyên tắc: lập luận bao 
giờ cũng quyết định dẫn chứng, không bài giờ có trường hợp ngược lại; dẫn chứng 
phải vừa đủ, không thừa, không thiếu, không quá dài, phải cân đối. 
 b. Phương pháp lựa chọn dẫn chứng: dẫn chứng phải phù hợp với lời văn, 
song song với hệ thống ý. 
 c. Cách sử dụng dẫn chứng: 
 Cách 1: Đưa dẫn chứng thành câu văn riêng biệt và trích xuống dòng, 
thường được dùng cho những câu thơ, câu văn hay. 
 Cách 2: Dùng một số chữ đặt ẩn trong câu văn: 
 Cách 3:Tóm tắt dẫn chứng thành lời văn của mình, thường dùng cho văn 
xuôi và văn tự sự. 
 2.4 Chuyển ý trong văn nghị luận: 
 a. Nhiệm vụ: 
 Đảm bảo bài văn có sự liên tục, chuyển ý phát triển tự nhiên. 
 Xác định mối quan hệ chặt chẽ giữa các ý tạo nên bài văn. 
 b. Cách chuyển ý: 
 Cách 1: Chuyển ý bằng cách dùng các kết từ 
 Cách 2: Chuyển ý bằng câu. 
 Nên chuyển ý linh hoạt để tạo sự hấp dẫn cho bài viết. 
 2.5 Hành văn trong văn nghị luận: 
 a. Khái niệm: Hành văn là cách diễn đạt ý ( ý lớn, ý nhỏ), những cảm xúc, 
suy nghĩ thành lời văn của người viết. 
 b. Cách hành văn: 
 Chuẩn xác: Yêu cầu này được hiểu là phản ánh đúng tính chất, ý nghĩa của 
đối tượng nghị luận. 
 Truyền cảm: Để có tính truyền cảm câu văn có tính chất triết lí tạo nên tính 
suy ngẫm và tính tư tưởng sâu sắc trong bài. Người viết phải tạo ra những câu văn 
giàu hình ảnh; giàu cảm xúc; có giọng điệu, nhịp điệu 
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ: 
1. Thực trạng viết văn của học sinh hiện nay: 
 Hiện nay, tình trạng học sinh các cấp viết sai lỗi chính tả, dùng sai từ, ngữ pháp 
đang lên đến mức báo động. Thực trạng này không chỉ xảy ra ở học sinh các cấp 
dưới mà thậm chí ngay cả sinh viên bậc đại học, cao đẳng, trung học chuyên 
nghiệp cũng mắc phải. Có những sinh viên học xong đại học, cao đẳng rồi nhưng 
vẫn không phân biệt được khi nào thì viết “L” hay “N”; “S” hay “X”; “R” hay “D” 
nên mỗi khi viết hoặc đánh máy văn bản thường nhầm lẫn một cách trầm trọng. Có 
những cử nhân không phân biệt được lúc nào thì dùng từ “ điểm yếu”, lúc nào 
dùng “ yếu điểm” 
 Vậy do đâu mà có tình trạng trên? Trước hết là do chính bản thân học sinh các 
cấp lười học, lười đọc sách báo, thiếu ý thức rèn luyện ngôn ngữ tiếng Việt nên 
kiến thức và khả năng vận dụng ngôn từ của các em còn yếu kém, mắc nhiều lỗi về 
chữ và nghĩa của câu. 
 Có không ít học sinh khi kiểm tra đã quá ỷ lại vào sách hướng dẫn, sách học tốt 
mà chép y nguyên đáp án, lời giải vào bài kiểm tra nên không phát huy được tính 
tích cực của mình, khi tự viết một bài tập làm văn thì mắc mắc rất nhiều lỗi về 
chính tả, ngữ pháp. Do không được rèn luyện nên ngày càng có nhiều học sinh, 
sinh viên mắc phải các lỗi về chính tả, ngữ pháp. Một nguyên nhân nữa dẫn đến 
tình trạng này là do sự chủ quan, lơ là việc rèn luyện kỹ năng viết chính tả của một 
số thầy, cô giáo khi không dành thời gian để sửa lỗi chính tả, ngữ pháp cho học 
sinh, lúc chấm bài chỉ phê rất chung chung như: Bài viết sơ sài, câu văn lủng 
củng, nên khi học sinh xem bài thì không hề biết mình mắc những lỗi gì cụ thể. 
 Bên cạnh đó, nhiều thầy cô giáo dạy các bộ môn toán, lý, hóa, sinh, lại 
không bao giờ quan tâm sửa lỗi chính tả, ngữ pháp cho học sinh vì cho rằng đây là 
trách nhiệm của giáo viên dạy bộ môn văn. Thậm chí có thầy, cô giáo khi chấm bài 
cho học sinh còn vô trách nhiệm đến mức chỉ nhìn bài dài hay ngắn, chữ đẹp hay 
chữ xấu mà phê điểm 8, điểm 9, chứ không hề đọc qua xem bài hay hoặc dở. 
 2. Các lỗi thường gặp trong viết văn của học sinh lớp 11A4 trường THPT 
số 1 Bảo Yên: 
 2.1. Lỗi chính tả: 
 Cũng giống như rất nhiều học sinh trên cả nước, học sinh lớp 11A4 trường 
THPT số 1 Bảo Yên cũng viết sai chính tả rất nhiều. Cụ thể các em mắc những lối 

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_nham_han_che_loi_trong_bai_lam_van_cua.pdf