SKKN Một số biện pháp học tập tích cực của học sinh tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Anh 7

Ngày nay, Tiếng Anh là một trong những ngoại ngữ được ưa chuộng nhất

trên toàn cầu. Ở Việt Nam, Tiếng Anh được xem như là một ngoại ngữ chính

trong các trường phổ thông hiện nay. Tiếng Anh đã được phủ kín các trường từ

thành thị đến nông thôn, kể cả các vùng sâu vùng xa; từ tiểu học đến các trường

cao đẳng, đại học.Đặc biệt ở một số thành phố lớn các em ở các trường mầm

non cũng đã được làm quen với môn học này.

Có thể nói rằng, học một ngoại ngữ thật là khó và để học giỏi một ngoại ngữ

thì lại càng khó hơn. Tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Anh là niềm

đam mê của nhiều học sinh có năng khiếu song trong quá trình bồi dưỡng HSG

bộ môn này, nhiều học sinh không khỏi phân vân và lo lắng vì mỗi ngoại ngữ

đều có những điểm khó khác nhau. Là một giáo viên trực tiếp làm công tác bồi

dưỡng tôi đã nhiều lần trăn trở về phương pháp học tập của học sinh. Làm thế

nào để tổ chức cho học sinh hoạt động tích cực, học tập chủ động, sáng tạo?

Bằng cách nào để tạo được nhiều cơ hội để các em tự rèn luyện các kỹ năng, biết

vận dụng kiến thức để giao tiếp, biết chủ động trình bày những mục đích giao

tiếp của mình? Và tôi đã tìm cách trả lời cho những câu hỏi này từ nhiều năm

nay bằng kết quả đạt được của đội tuyển học sinh giỏi môn Tiếng Anh 7 cấp với

đề tài: " Một số biện pháp học tập tích cực của học sinh tham gia bồi dưỡng

học sinh giỏi môn Tiếng Anh 7".

pdf 18 trang Huy Quân 29/03/2025 200
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp học tập tích cực của học sinh tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Anh 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp học tập tích cực của học sinh tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Anh 7

SKKN Một số biện pháp học tập tích cực của học sinh tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Anh 7
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP HỌC TẬP TÍCH 
CỰC CỦA HỌC SINH THAM GIA 
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN 
TIẾNG ANH 7 
1. PHẦN MỞ ĐẦU 
1.1. Lý do chọn đề tài 
 Ngày nay, Tiếng Anh là một trong những ngoại ngữ được ưa chuộng nhất 
trên toàn cầu. Ở Việt Nam, Tiếng Anh được xem như là một ngoại ngữ chính 
trong các trường phổ thông hiện nay. Tiếng Anh đã được phủ kín các trường từ 
thành thị đến nông thôn, kể cả các vùng sâu vùng xa; từ tiểu học đến các trường 
cao đẳng, đại học.Đặc biệt ở một số thành phố lớn các em ở các trường mầm 
non cũng đã được làm quen với môn học này. 
 Có thể nói rằng, học một ngoại ngữ thật là khó và để học giỏi một ngoại ngữ 
thì lại càng khó hơn. Tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Anh là niềm 
đam mê của nhiều học sinh có năng khiếu song trong quá trình bồi dưỡng HSG 
bộ môn này, nhiều học sinh không khỏi phân vân và lo lắng vì mỗi ngoại ngữ 
đều có những điểm khó khác nhau. Là một giáo viên trực tiếp làm công tác bồi 
dưỡng tôi đã nhiều lần trăn trở về phương pháp học tập của học sinh. Làm thế 
nào để tổ chức cho học sinh hoạt động tích cực, học tập chủ động, sáng tạo? 
Bằng cách nào để tạo được nhiều cơ hội để các em tự rèn luyện các kỹ năng, biết 
vận dụng kiến thức để giao tiếp, biết chủ động trình bày những mục đích giao 
tiếp của mình? Và tôi đã tìm cách trả lời cho những câu hỏi này từ nhiều năm 
nay bằng kết quả đạt được của đội tuyển học sinh giỏi môn Tiếng Anh 7 cấp với 
đề tài: " Một số biện pháp học tập tích cực của học sinh tham gia bồi dưỡng 
học sinh giỏi môn Tiếng Anh 7". 
1.2. Điểm mới của đề tài 
Tập trung nghiên cứu các phương pháp học tập tích cực của học sinh bồi dưỡng 
HSG nhằm nâng cao kết quả học tập ở trường cũng như quá trình tự học của học 
sinh ngoài giờ lên lớp. 
1.3. Phạm vi ứng dụng đề tài 
Vận dụng vào công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Anh lớp 7 nói riêng 
và giảng dạy bộ môn Tiếng Anh nói chung. 
2. PHẦN NỘI DUNG 
2.1. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 
* Về phía nhà trường, giáo viên 
- Ngành và nhà trường đã tạo điều kiện cho tôi cũng như các giáo viên 
khác tham gia các đợt học chuyên đề đổi mới SGK ở các khối, lớp. Có cơ hội 
dạy và dự giờ thao giảng, dự giờ các đồng nghiệp bồi dưỡng HSG môn Tiếng 
Anh lớp 7 ở trong và ngoài nhà trường nhằm đúc rút kinh nghiệm và nâng cao 
trình độ tay nghề. 
- Ban giám hiệu có sự động viên sâu sắc, đúng mức đến công tác bồi 
dưỡng học sinh giỏi. 
- Bản thân được bố trí trực tiếp giảng dạy môn Tiếng Anh lớp 7 nên có cơ 
hội để rèn luyện thêm cho học sinh giỏi ở trên lớp với các dạng bài tập nâng 
cao. 
- Trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học bộ môn khá đầy đủ như SGK, 
sách tham khảo, phòng học Tiếng Anh, đèn chiếu projector, máy điện tử đa 
năng, đài cát sét, băng hình, tranh ảnh ... nên chất lượng giảng dạy và học tập bộ 
môn ngày càng được nâng cao. 
* Về phía học sinh 
- Vì điều kiện kinh tế gia đình còn khó khăn, một số em không có đủ thời 
gian, phương tiện để học tập. Một số phụ huynh còn thiếu sự quan tâm, chưa 
nhận biết được tầm quan trọng của môn học và lợi ích của môn học mà con em 
mình đang tham gia bồi dưỡng. 
- Thực tế mà nói, học sinh vẫn còn ngại học ngoại ngữ, chưa mạnh dạn giao 
tiếp bằng Tiếng Anh, chưa có ý thức tìm tòi tài liệu, sách tham khảo, tự trau dồi 
kỹ năng ngoại ngữ. Các em học tập đối phó, chưa tự giác và thiếu kiên nhẫn. 
- Chất lượng học sinh tham gia đội tuyển HSG bộ môn không phải năm nào 
cũng giống nhau, khả năng tiếp thu và vận dụng của các em ở trong đội tuyển 
cũng không đồng đều như nhau nên kết quả thi HSG mỗi năm một khác nhau. 
* Kết quả thực trạng trên 
 Trước khi bắt đầu thực hiện chương trình bồi dưỡng tôi đã tiến hành khảo 
sát chất lượng học sinh giỏi đầu năm. Đề thi dưới dạng bài kiểm tra học sinh giỏi 
120 phút. Cấu trúc đề có đầy đủ các phần cơ bản: Ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp về 
dạng động từ, từ loại, kỹ năng viết và đọc với nôi dung kiến thức bám sát sách 
giáo khoa và sách bài tập nâng cao Tiếng Anh lớp 6 và ở 2 đơn vị bài học đầu 
tiên của sách giáo khoa Tiêng Anh lớp 7.. Ngay từ ban đầu số lượng học sinh 
giỏi của đội tuyển tôi chọn có 6 em và kết quả khảo sát như sau: 
stt Hä vµ tªn §iÓm 
1 Đỗ Thị Thu Hà 5.0 
2 Đỗ Hoàng Lê Na 5.5 
3 Hoàng Thị Thu Hương 4.5 
4 Nguyễn Văn Thắng 4.0 
5 Lê Văn Phước Đại 3.5 
6 Nguyễn Thị Lệ Hằng 3.5 
Qua khảo sát chất lượng học sinh giỏi đội tuyển đầu năm, tôi cảm nhận khả 
năng hiểu và vận dụng ngữ pháp vào làm bài tập của học sinh chưa tốt, các em 
chưa sáng tạo trong kỹ năng đọc hiểu và viết câu hoàn chỉnh. Chính vì thế, tôi đã 
quyết định đưa ra một số phương pháp giúp các em tiếp thu kiến thức bồi dưỡng 
một cách tích cực, sáng tạo, các em có cơ hội luyện tập với bạn ngay ở trên lớp 
và tự giác học ở nhà có hiệu quả. Tạo điều kiện cho học sinh mở rộng tri thức, 
phát triển hứng thú, kỹ năng và trình độ ngoại ngữ của riêng mình. 
2.2. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 
 Học sinh là nhân tố trung tâm quyết định chất lượng bồi dưỡng bởi vì dù thầy 
giáo có giỏi đến đâu mà học sinh không có năng khiếu bộ môn, học tập chưa 
tích cực, không có lòng đam mê và yêu thích môn học thì công tác bồi dưỡng 
cũng sẽ không thể đạt được kết quả như mong muốn. Năng khiếu về môn học, 
tính tích cực, sự kiên nhẫn và lòng đam mê môn học và được hướng dẫn học tập 
bởi một giáo viên giỏi là những nhân tố tạo nên kết quả của quá trình bồi dưỡng 
HSG. Học sinh cần có phương pháp tự học để nâng cao kiến thức và kỹ năng 
làm bài tập của môn học. Tích cực học thầy, học bạn, tăng cường hoạt động cặp, 
nhóm nhằm trao đổi ý kiến, ôn bài, kiểm tra kiến thức hoặc chấm chữa bài kiểm 
tra cho nhau, biết chia sẻ kiến thức và giúp đỡ bạn mình cùng tiến bộ. Biết rõ 
tầm quan trọng của bộ môn Tiếng Anh để đầu tư thời gian học tập bộ môn một 
cách nhiệt tình và có hiệu quả. Có kế hoạch học tập cụ thể và điều quan trọng 
nhất là các học sinh tham gia bồi dưỡng phải có các phương pháp học tập tích 
cực, khoa học và có hiệu quả. 
2.2.1. Phương pháp học bài cũ 
 Mỗi học sinh trước khi đến lớp cần phải học thuộc bài cũ, công việc này 
phải được thực hiện ở nhà. Khi các em có phương pháp tự học ở nhà, những 
kiến thức vừa được học trên lớp sẽ khắc sâu đối với các em hơn.Ở lớp các em 
tiếp thu kiến thức mới sẽ dể dàng hiểu bài và có cơ hội để vận dụng và sáng tạo. 
Một tiết học tiếng Anh ở trên lớp các em được học về từ vựng, các cấu trúc câu, 
bài hội thoại, đoạn văn hay được nghe những đoạn hội thoại, các dạng bài tập 
ngữ pháp. Vậy thì về nhà các em sẽ học những gì? Học như thế nào cho hiệu 
quả và có hứng thú học tập bộ môn? 
2.2.1a, Học thuộc từ mới 
 Khi học Ngoại ngữ nói chung và học tiếng Anh nói riêng học sinh cần 
phải tiếp cận, nhận biết được những yếu tố nhỏ nhất và cơ bản đầu tiên để làm 
cơ sở cho giao tiếp bằng ngôn ngữ đó chính là phần từ vựng. Các em cần phải có 
phương pháp học từ mới nhanh thuộc, nhớ lâu và vận dụng được. 
 - Những yêu cầu khi học từ mới: 
 + Phải viết đúng từ và các dạng từ loại của từ đó bằng Tiếng Anh. 
 + Hiểu được nghĩa Tiếng Việt 
 + Phát âm chuẩn từ Tiếng Anh đó. 
 + Biết vận dụng từ tiếng Anh đó vào ngữ cảnh cụ thể trong giao tiếp. 
Ví dụ: cartoon (n) : /kar'tu: n/ - I like cartoon. There is a good cartoon on TV 
tonight. Would you like to watch it? 
 - Cách học thuộc từ mới nhanh và hiệu quả: 
Cách 1: Viết từ mới lên các mẩu giấy sau đó dán lên khu vực bàn học, để mỗi 
khi học sinh ngồi vào bàn học được nhìn thấy chúng sẽ nhớ lâu hơn. (chú ý viết 
bằng bút chì để sử dụng tiếp lần sau. 
Cách 2: Sử dụng bút đánh dấu để làm nổi bật từ mới trong các bài hội thoại hoặc 
đoạn văn. 
Cách 3: Dùng sơ đồ, bản đồ tư duy để học từ vựng, ôn cấu trúc. 
 * Vẽ bản đồ tư duy về các dạng của từ loại 
A desk: (This 
is my desk.) 
student) 
A teacher 
(My mother is a teacher) 
There is only one disease called common: the common cold. 
We call it the common cold because every year millions of 
people catch it. Everybody knows the symptoms: a runny 
nose, a slight fever, coughing and sneezing. It is very 
unpleasant, but nobody knows a cure. 
Vẽ bản đồ tư duy để học từ mới theo chủ đề, chủ điểm 
Mindmap:
2.2.1b, Học thuộc các mẫu câu có trong bài 
 Trong tiếng Anh, hiện tượng ngữ pháp, trật tự từ trong câu và việc phát 
âm từ hoàn toàn khác so với Tiếng Việt. Để biết cách vận dụng một cấu trúc ngữ 
pháp trước hết các em phải hiểu được nghĩa và học thuộc mẫu câu đó. Cấu trúc 
ngữ pháp là chìa khóa để làm bài tập song các mẫu câu sẽ giúp các em tái tạo lại 
cấu trúc ngữ pháp trước khi làm bài tập. 
- Yêu cầu khi học các mẫu câu: 
 + Viết được mẫu câu 
 + Phân tích các thành phần câu có trong mẫu câu đó. 
 + Sử dụng mẫu câu đó để đặt câu theo tình huống cụ thể. 
 + Tìm các tình huống có trong bài sử dụng mẫu câu đó. 
 - Cách học mẫu câu: 
 + Viết các mẫu câu đó vào trong một quyển sổ tay, bao gồm cách thành lập, 
cách sử dụng. 
 + Tìm các câu trong bài học, bài tập có liên quan đến mẫu câu. 
 + Tự nghĩ ra tình huống sử dụng mẫu câu đó. 
Ví dụ (1): Khi học cấu trúc hỏi và trả lời về khoảng cách chúng ta có câu mẫu: 
 How far is it from your house to school? 
 It is about one kilometer. 
* Form: How far is it from..... to......? 
 It is ( about)....... 
Từ câu mẫu các em sẽ tự rút ra được cấu trúc ngữ pháp, và dựa vào câu mẫu để 
các em thay thế thông tin để luyện tập tương tự. Các em học thuộc mẫu câu này 
(và nhiều mẫu câu khác nữa), vận dụng mỗi khi làm bài tập hỏi và trả lời về 
khoảng cách (và nhiều mẫu câu khác nữa), giúp các em nhớ cấu trúc nhanh và 
chính xác hơn. Khi luyện tập các mẫu câu hỏi đáp học sinh sẽ luyện tập theo 
cặp, theo nhóm nhằm thực hiện kỷ năng giao tiếp. 
2.2.1c,Thực hành hội thoại 
 Mục tiêu của việc dạy và học tiếng Anh là giúp cho học sinh sử dụng 
được ngôn ngữ trong giao tiếp. Học sinh có thể sử dụng vốn từ vựng, các cấu 
trúc câu và vốn hiểu biết của mình vào những tình huống thực tế trong cuộc 
sống. Có như vậy các em sẽ thấy việc học tiếng Anh có nhiều ý 

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_hoc_tap_tich_cuc_cua_hoc_sinh_tham_gia.pdf