SKKN Một số biện pháp dạy học làm văn thể loại “Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm”

Trong những năm gần đây ngành giáo dục đã có nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng. Nhà trường có vai trò quan trọng việc đào tạo con người phát triển toàn diện. Đặc biệt giáo viên dạy môn ngữ văn là người có cơ hội nhiều nhất để truyền cho học sinh mình những cái hay, cái đẹp, cái thi vị của cuộc đời, của lẽ sống, của ngôn từ, của vẻ đẹp thiên nhiên cả trong quá khứ và hiện tại Giáo viên dạy văn cũng chính là người dẫn đường, hướng đạo giúp học sinh khám phá thế giới nghệ thuật muôn màu, muôn vẻ của văn học.

Học văn là để làm người, để hiểu biết, suy ngẫm; để tỏ thế thái nhân tình, tường sự đời hay dỡ. Học văn còn để khám phá các giá trị thẩm mỹ, giá trị nghệ thuật của ngôn từ. Văn học cũng là nơi để các tác giả bày tỏ thế giới quan và nhân sinh quan của mình; nơi bộc lộ tư tưởng, tình cảm, những nghĩ suy trăn trở về lẽ sống, thái độ đối với cuộc đời, với con người. Học văn, nói cách khác là quá trình giải mã ngôn ngữ của các tác phẩm để tìm thấy những thông điệp mà các tác giả đã ký thác. Đặc biệt, mục tiêu quan trọng của chương trình ngữ văn là hình thành cho học sinh kỹ năng làm văn, kĩ năng sản sinh văn bản. Nên để dạy và học văn thành công, cần có nhiều sự cố gắng.

pdf 20 trang Huy Quân 28/03/2025 620
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp dạy học làm văn thể loại “Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp dạy học làm văn thể loại “Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm”

SKKN Một số biện pháp dạy học làm văn thể loại “Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm”
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC LÀM 
VĂN THỂ LOẠI “TỰ SỰ KẾT HỢP 
VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM” 
Họ tên người viết: Huỳnh Thời 
Đơn vị công tác: Trường THPT Bàn Tân Định 
Nhiệm vụ được phân công: Giảng dạy môn ngữ văn lớp 10 
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ : 
1.BỐI CẢNH ĐỀ TÀI : 
Trong những năm gần đây ngành giáo dục đã có nhiều biện pháp để nâng 
cao chất lượng. Nhà trường có vai trò quan trọng việc đào tạo con người phát 
triển toàn diện. Đặc biệt giáo viên dạy môn ngữ văn là người có cơ hội nhiều 
nhất để truyền cho học sinh mình những cái hay, cái đẹp, cái thi vị của cuộc đời, 
của lẽ sống, của ngôn từ, của vẻ đẹp thiên nhiên cả trong quá khứ và hiện tại 
Giáo viên dạy văn cũng chính là người dẫn đường, hướng đạo giúp học sinh 
khám phá thế giới nghệ thuật muôn màu, muôn vẻ của văn học. 
Học văn là để làm người, để hiểu biết, suy ngẫm; để tỏ thế thái nhân tình, 
tường sự đời hay dỡ. Học văn còn để khám phá các giá trị thẩm mỹ, giá trị nghệ 
thuật của ngôn từ. Văn học cũng là nơi để các tác giả bày tỏ thế giới quan và 
nhân sinh quan của mình; nơi bộc lộ tư tưởng, tình cảm, những nghĩ suy trăn trở 
về lẽ sống, thái độ đối với cuộc đời, với con người. Học văn, nói cách khác là 
quá trình giải mã ngôn ngữ của các tác phẩm để tìm thấy những thông điệp mà 
các tác giả đã ký thác. Đặc biệt, mục tiêu quan trọng của chương trình ngữ văn 
là hình thành cho học sinh kỹ năng làm văn, kĩ năng sản sinh văn bản. Nên để 
dạy và học văn thành công, cần có nhiều sự cố gắng. 
Làm văn là một phân môn đòi hỏi các kỹ năng tổng hợp của nhiều môn 
học khác nhau. Để làm văn tốt, học sinh phải có kiến thức, có vốn sống; có kỹ 
năng hành văn, vận dụng tốt kiến thức ngữ pháp, từ ngữ; hiểu rõ đặc điểm loại 
thể; hiểu rõ quy trình hoàn thành một văn bản... Vậy nên, dạy cho học sinh làm 
văn tốt được coi như là một mục tiêu tối quan trọng của môn ngữ văn ở trường 
phổ thông và đây cũng là một mục tiêu khá khó khăn. 
Phân môn tập làm văn lớp 8,10 tập trung đi sâu vào ba thể loại gồm: Văn 
bản thuyết minh, văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm và văn nghị luận. 
Trong đó, thể loại tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm vừa quen vừa lạ đối với 
 học sinh. Quen là bởi xét từng phương thức đơn lẽ như tự sự, biểu cảm, miêu tả 
thì các em đã được học từ vòng trước. Còn lạ là bởi sự kết hợp của các phương 
thức trên lại thành một thể loại chung. Đây cũng là một quan điểm mới trong 
chương trình thay sách giáo khoa ngữ văn 8,10 cũng khá mới đối với giáo viên 
giảng dạy. Phạm Hổ từng nói: “Muốn chia văn miêu tả riêng, văn kể chuyện 
riêng, nhưng không thể làm được. Vì chỉ có một đôi đoạn văn thuần là miêu tả, 
hoặc thuần là kể chuyện, còn phần lớn, cả hai thể loại điều xen lẫn vào nhau”. 
Do vậy việc hình thành một thể loại làm văn bao gồm nhiều phương thức kể, tả 
và cảm như trên cũng là một vấn đề dễ hiểu. 
Thế nhưng làm thế nào để giúp học sinh học tốt kiểu bài này? Đó là một 
câu hỏi mà tất cả các giáo viên dạy ngữ văn 8,10 đều trăn trở, suy nghĩ. Bản thân 
tôi cũng đã cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu và xin trình bày “ Một số biện pháp 
dạy học làm văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm ở lớp6,8,10 ” với mong 
muốn được trao đổi thêm kinh nghiệm với quý anh chị em đồng nghiệp. 
2. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 
 Môn Ngữ văn trong nhà trường THPT nói chung và lớp 8,10 nói riêng 
chiếm một số lượng tiết đáng kể: 
Lớp 6: 35 tuần x 4 tiết / tuần = 140 tiết. 
Lớp 7: 35 tuần x 4 tiết / tuần = 140 tiết. 
 Lớp 8: 35 tuần x 4 tiết / tuần = 140 tiết. 
Lớp 9: 35 tuần x 5 tiết / tuần = 175 tiết. 
Lớp 10 : 35 tuần x 3 tiết / tuần = 105 tiết. 
Lớp 11 : 35 tuần x 3.5 tiết / tuần = 122.5 tiết. 
Lớp 12 : 35 tuần x 3 tiết / tuần = 105 tiết. 
 Đối với học sinh, có thể nói phân môn tập làm văn là phân môn khó 
nhất trong môn Ngữ văn, theo kết quả điều tra của bản thân tôi vào đầu năm học 
bằng phiếu an-két sau đây: 
 Học phân môn tập làm văn: Thích  Không thích:  
 Năng lực học tập làm văn: Giỏi  Yếu:  
 Làm tập làm văn: Khó  Dễ  
 Theo bản thân em, thể loại văn bản nào sau đây đối với em là khó tạo lập 
nhất? 
 Tự sự  Miêu tả  Biểu cảm  
 Nghị luận  Thuyết minh  Hành chính 
 Kết quả khảo sát cho thấy, trong tổng số 80 phiếu điều tra, trong đó có 
đến hơn 2/3 ý kiến các em không thích môn tập làm văn, các em cho đây là môn 
học khó và học rất yếu môn này, đặc biệt là đối với thể loại văn tự sự kết hợp 
với miêu tả và biểu cảm. 
 Vậy nguyên nhân nào khiến các em rơi vào tình trạng như vậy? Cũng có 
thể do giáo viên chỉ chú trọng vào dạy lí thuyết mà xem nhẹ khâu thực hành tại 
lớp? Hoặc sách những bài văn mẫu tràn ngập thị trường các em không cần phải 
động não suy nghĩ nhưng vẫn có được bài tương đối văn hay?  Nhưng chủ yếu 
là do các em chưa nắm được phương pháp, từ đó không hình thành được cho 
mình kĩ năng làm văn. Vậy làm thế nào để giúp các em có kĩ năng làm văn nhất 
là văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm ? Giải quyết vấn đề này nhiều nhà 
khoa học đã nghiên cứu nhưng chỉ đưa ra những kết luận chung, áp dụng cho 
mọi đối tượng học sinh mà chưa có những giải pháp cụ thể cho từng đối tượng 
học sinh . Đây chính là lí do mà bản thân tôi chọn đề tài: “VÀI BIỆN PHÁP 
DẠY HỌC LÀM VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM” 
3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA ĐỀ TÀI : 
ĐỀ TÀI :“ Biện pháp hướng dẫn học sinh làm văn tự sự kết hợp với miêu 
tả và biểu cảm” ứng dụng trong việc dạy ngữ văn khối 6,8,10. 
Phân môn tập làm văn lớp 8,10 tập trung đi sâu vào ba thể loại :văn bản 
thuyết minh, văn tự sự kết hợp với miêu tả, văn nghị luận. 
Thế nhưng làm thế nào để giúp học sinh làm tốt kiểu bài văn tự sự kết hợp 
với miêu tả và biểu cảm ? Đó là câu hỏi mà tất cả giáo viên dạy ngữ văn đều 
trăn trở, suy nghĩ. Bản thân tôi cũng cố gắng tìm hiểu và xin trình bày “Vài 
 biện pháp dạy học làm văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm ”. Với mong 
muốn được trao đổi thêm kinh nghiệm với quý anh, chị, em đồng nghiệp. 
 Có thể nói trong các môn học trong nhà trường THPT, môn ngữ văn 
đóng vai trò hết sức quan trọng, không những tạo tiền đề cho học sinh có kĩ 
năng nghe, nói, đọc, viết tiếng việt khá thành thạo theo các kiểu văn bản và có 
kĩ năng sơ giản về phân tích tác phẩm văn học, tự sự bước đầu viết được văn 
tự sự. Đồng thời còn giúp cho các em tiếp nhận các môn khoa học khác một 
cách tốt hơn. 
4. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI : 
 Thực hiện đề tài này tôi không có tham vọng gì hơn ngoài mục đích cung 
cấp cho học sinh những kĩ năng làm văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm 
để các em cải thiện được kĩ năng viết văn của mình nói riêng và để học tốt bộ 
môn Ngữ văn nói chung. 
II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: (NỘI DUNG ) 
 1.CƠ SỞ LÍ LUẬN:: 
 Dựa vào các sách tham khảo có liên quan đến đề tài, tôi đưa ra một số 
kinh nghiệm, kĩ năng về làm văn tự sự để giúp các em tháo gỡ những khó khăn, 
vướng mắc trong việc viết văn tự sự 
 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 
 Tôi tiến hành khảo sát trên bài kiểm tra của học sinh để phát hiện những 
lỗi, những hạn chế của các em trong viết văn và xin ý kiến các thành viên trong 
tổ về kinh nghiệm và những kĩ năng cần thiết để nâng cao hiệu quả viết văn của 
các em. 
 Dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn tôi đặt ra nhiệm vụ của đề tài là tiến 
hành thực nghiệm, kiểm tra, đánh giá kết quả thực nghiệm chuyển tải những kĩ 
năng mà tôi đã tích lũy được trong quá trình giảng dạy để giúp học sinh lớp 8,10 
viết văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm tốt hơn. 
Phương pháp thực nghiệm. 
 Sau khi đưa ra được một số kinh nghiệm, kĩ năng tôi tiến hành chọn 2 lớp 
để thử nghiệm và làm đối chứng ( những lớp này có sức học ngang nhau). Sau 
đó thống kê, rồi đem ra so sánh, đối chiếu nhau để đi đến kết luận: lớp có áp 
dụng kinh nghiệm có kết quả như thế nào so với lớp không áp dụng kinh 
nghiệm. 
3.THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ : 
Qua thực tế, chúng ta thấy năng lực cảm thụ văn chương, đưa văn chương 
vào cuộc sống và đặc biệt là cách hành văn của các em nhất là văn tự sự của 
đại đa số các em còn rất yếu. Có những học sinh lớp 8,10 viết những đoạn văn, 
bài văn hết sức ngây ngô, khiến người đọc nhất là đội ngũ giáo viên bộ môn 
Ngữ văn phải cười ra nước mắt. Dường như các em bất lực trước ngòi bút của 
mình. Các em chỉ có thể làm văn bằng cách sao chép bài mẫu hoặc ghi tất cả 
những lời giảng của giáo viên chứ không thể viết ra những điều mình nghĩ. 
Chính điều đó làm cho các em lo sợ và ít hào hứng khi học bộ môn Ngữ văn 
nhất là phân môn tập làm văn. 
a.THUẬN LỢI: 
- Để làm được đề tài này, tôi đã dựa trên những điều kiện thuận lợi có thể phát 
huy được. Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã được các cấp lãnh đạo nhà trường 
quan tâm giúp đỡ, chỉ đạo sâu sát của Ban Giám Hiệu trường. các anh chị đồng 
nghiệp cho ý kiến tham khảo, bản thân được phân công giảng dạy nhiều năm 
liền môn ngữ văn nên đã tích lũy được một số kinh nghiệm trong công tác giảng 
dạy và bản thân tôi xét thấy năng lực cũng có thể làm được điều đó. 
- Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ đáp ứng cơ bản cho việc dạy học. 
 Tuy nhiên, do thời gian không cho phép đề tài tôi chỉ nghiên cứu trong 
giới hạn phạm vi trường THPT Bàn Tân Định với khối 6,8,10. 
Tôi chân thành cảm ơn quý cấp lãnh đạo, quý đồng nghiệp đã giúp đỡ, 
góp ý xây dựng những khiếm khuyết mà tôi chưa thấy hết. Xin chân thành cảm 
ơn. 
 b.KHÓ KHĂN: 
- Trường THPT Bàn Tân Định, thuộc vùng sâu, vừa mới thoát nghèo của Huyện 
Giồng Riềng, đa phần học sinh là con em nông dân. Học sinh ý thức học tập 
chưa cao. Các phương tiện giúp học sinh có thể tham khảo, tìm tòi học tập môn 
 ngữ văn còn hạn chế, từ đó học sinh gặp không ít khó khăn trong việc học tốt 
môn ngữ văn. 
 - Học sinh học yếu từ tiểu học , lên lớp 6 học sinh còn viết chậm, đọc chậm. 
 - Còn một số ít học sinh không động não soạn bài, chỉ học theo cách đối phó, 
phụ thuộc vào tài liệu, sách giải. 
 - Đa số học sinh không yêu thích môn ngữ văn, rất lười đọc sách. Mặt khác 
cách lưa chọn nghề của môn học này cũng không phong phú như các môn học tự 
nhiên. Do

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_day_hoc_lam_van_the_loai_tu_su_ket_hop.pdf