SKKN Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý Khối 9 theo hướng bền vững

Trong những năm qua, chất lượng dạy và học của huyện An Phú nói chung và trường trung học cơ sở Đa Phước nói riêng ngày càng được nâng cao. Các phong trào thi đua dạy tốt – học tốt do ngành phát động được đông đảo cán bộ - giáo viên - công nhân viên và học sinh nhiệt tình tham gia hưởng ứng và từng bước đạt được nhiều thành tích khá nổi bật như: phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm, làm đồ dùng dạy học, hội thi giáo viên dạy giỏi, hội thi ca múa nhạc, hội khỏe phù đổng, thi chọn học sinh giỏi

Qua các phong trào đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, đồng thời tạo được niềm tin đối với các bậc phụ huynh học sinh, các cấp chính quyền và đó cũng là động lực để những người làm công tác giáo dục có những định hướng mới cho sự nghiệp đào tạo thế hệ tương lai của đất nước. Trong các phong trào thi đua đó, có thể khẳng định rằng trường trung học cơ sở Đa Phước – huyện An Phú là ngôi trường đạt được kết quả khá toàn diện và mang tính ổn định; phát triển trong đó có phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung và học sinh giỏi môn Địa lý nói riêng.

pdf 18 trang Huy Quân 29/03/2025 420
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý Khối 9 theo hướng bền vững", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý Khối 9 theo hướng bền vững

SKKN Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý Khối 9 theo hướng bền vững
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG 
HỌC SINH GIỎI 
MÔN ĐỊA LÝ KHỐI 9 
THEO HƯỚNG BỀN VỮNG 
A/- PHẦN MỞ ĐẦU: 
I. BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI: 
 Trong những năm qua, chất lượng dạy và học của huyện An Phú nói chung và trường 
trung học cơ sở Đa Phước nói riêng ngày càng được nâng cao. Các phong trào thi đua dạy tốt 
– học tốt do ngành phát động được đông đảo cán bộ - giáo viên - công nhân viên và học sinh 
nhiệt tình tham gia hưởng ứng và từng bước đạt được nhiều thành tích khá nổi bật như: 
phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm, làm đồ dùng dạy học, hội thi giáo viên dạy giỏi, hội 
thi ca múa nhạc, hội khỏe phù đổng, thi chọn học sinh giỏi  Qua các phong trào đã góp 
phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, đồng thời tạo được niềm tin đối 
với các bậc phụ huynh học sinh, các cấp chính quyền và đó cũng là động lực để những người 
làm công tác giáo dục có những định hướng mới cho sự nghiệp đào tạo thế hệ tương lai của 
đất nước. 
 Trong các phong trào thi đua đó, có thể khẳng định rằng trường trung học cơ sở Đa 
Phước – huyện An Phú là ngôi trường đạt được kết quả khá toàn diện và mang tính ổn định ; 
phát triển trong đó có phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung và học sinh giỏi môn 
Địa lý nói riêng. 
II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 
 Năm học 2005 – 2006 là năm học đầu tiên học sinh lớp 9 trên địa bàn toàn tỉnh được 
học theo chương trình sách giáo khoa mới và cũng là năm học đầu tiên bản thân được Ban 
giám hiệu nhà trường phân công giảng dạy môn Địa lý khối 9. Với vai trò là người giáo viên 
giảng dạy lớp 9, bản thân nhận thức được rằng nhiệm vụ khá nặng nề và quan trọng – quan 
trọng vì phải đảm nhận công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, công việc mà lãnh đạo nhà trường 
luôn xem là mũi nhọn, là thế mạnh của trường. 
 Từ năm học đầu tiên đó đến nay, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý của bản 
thân ít nhiều đạt được một số kết quả nhất định, cụ thể là: hàng năm trường đều có học sinh 
giỏi đạt giải cấp huyện, cấp tỉnh môn Địa lý và năm học 2010 – 2011 vừa qua trường có một 
học sinh giỏi đạt giải Nhì và một học sinh giỏi đạt giải Ba môn Địa lý trong kỳ thi chọn học 
sinh giỏi cấp tỉnh. 
 Với những kết quả trên, xin chia sẻ một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa 
lý khối 9 nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn, tạo hứng thú học tập cho 
học sinh và góp phần nhỏ bé trong thành tích chung của phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi, 
và đặc biệt với những giáo viên đã và đang bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý có thể xem 
đây là một tài liệu tham khảo, một kênh thông tin để làm phong phú thêm biện pháp bồi 
dưỡng học sinh giỏi trên địa bàn An Giang nói chung và huyện An Phú nói riêng. 
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 
 Đề tài tập trung phân tích các biện pháp đã thực hiện trong quá trình bồi dưỡng học sinh 
giỏi môn Địa lý khối 9 cũng như chia sẻ với quý đồng nghiệp những kinh nghiệm đã tích lũy 
được từ thực tế những năm qua. 
IV. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU : 
 Từ thực tế của quá trình giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi đạt hiệu quả bản thân đã 
không ngừng rút kinh nghiệm, phân tích, so sánh các biện pháp đã tiến hành ở năm sau so 
với những năm trước để có hướng điều chỉnh ở hiện tại sao cho phù hợp với thực tế. Trên cơ 
sở tổng kết, rút kinh nghiệm riêng của bản thân đã từng bước hình thành ý tưởng viết đề tài 
về công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi và qua nhiều năm đề tài được ra đời. Có thể 
nói công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được ngành thực hiện khá lâu nhưng việc tổ chức trao 
đổi học tập hay chia sẻ kinh nghiệm bồi dưỡng thì chưa thực hiện bao giờ. Do đó, đề tài ra 
đời là kết quả của quá trình gắn kết giữa lý luận và thực tiễn, đồng thời phần nào đã giải 
quyết được những đòi hỏi do thực tiễn đặt ra. 
B/- PHẦN NỘI DUNG: 
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI: 
 Qua thực tế bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý khối 9 trong những năm học qua tôi 
nhận thấy rằng vấn đề quan trọng là người giáo viên bồi dưỡng cần có một quan niệm đúng 
về học sinh giỏi nói chung và học sinh giỏi môn Địa lý nói riêng. Bên cạnh đó, cần trả lời 
cho câu hỏi: “việc bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm mục tiêu gì ?” để từ đó người giáo viên bồi 
dưỡng lựa chọn nội dung, chương trình và phương pháp bồi dưỡng sao cho thích hợp và đạt 
hiệu quả cao nhất. 
 Theo Giáo sư – Tiến sỹ Nguyễn Viết Thịnh, giảng viên khoa Địa lý Trường Đại học Sư 
phạm Hà Nội, người được ví như “một trong những cánh chim đầu đàn” của ngành khoa học 
Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam và cũng là người có nhiều năm tham gia ra đề thi Cao đẳng, 
Đại học, thi học sinh giỏi quốc gia môn đia lý cho rằng: “Học sinh giỏi môn Địa lý chỉ cần 
học thuộc là chưa đủ, chưa chính xác vì Địa lý là môn khoa học có đối tượng nghiên cứu 
phong phú, phức tạp. Các hiện tượng địa lý không chỉ phân bố trên bề mặt đất mà cả trong 
không gian và trong lòng đất. Hơn nữa, các hiện tượng ấy ở đâu và bao giờ cũng phát sinh, 
tồn tại và phát triển một cách độc lập nhưng lại luôn có quan hệ hữu cơ với nhau. Chính vì 
vậy, người dạy và học Địa lý cần có phương pháp tư duy, phân tích, xét đoán các hiện tượng 
địa lý theo quan điểm hệ thống”. 
 Với quan niệm trên, chúng ta hiểu rằng học sinh giỏi môn Địa lý là những học sinh phải 
nắm được những kiến thức cơ bản của bộ môn và phải vận dụng được những hiểu biết; 
những kỹ năng địa lý để giải quyết những nội dung cơ bản theo yêu cầu của đề bài, của thực 
tiễn cuộc sống và học sinh giỏi môn Địa lý là những học sinh có năng lực độc lập suy nghĩ, 
vận dụng tốt nhất những kiến thức, kỹ năng chắc chắn về địa lý. 
Về mục tiêu bồi dưỡng học sinh giỏi, có nhiều mục tiêu khác nhau tùy theo quan niệm của 
mỗi giáo viên và tùy theo môn học nhưng dù quan niệm như thế nào chung quy lại có những 
điểm tương đồng: 
 - Bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung và học sinh giỏi môn Địa lý nói riêng nhằm phát 
triển tư duy ở trình độ cao phù hợp với khả năng trí tuệ của học sinh. 
 - Bồi dưỡng sự lao động và làm việc một cách sáng tạo. 
 - Phát triển các phương pháp, kỹ năng và thái độ tự học suốt đời. 
 - Nâng cao ý thức và khát vọng của học sinh. 
 - Phát triển phẩm chất lãnh đạo. 
 - Có ý thức trách nhiệm trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. 
 Với những mục tiêu đó, chúng ta cũng thấy rằng việc bồi dưỡng học sinh giỏi hiện nay 
của phần lớn giáo viên ít nhiều đã đáp ứng tương đối đầy đủ sáu mục tiêu trên . Điều này 
được minh chứng qua kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi của giáo viên vì những em đạt giải 
học sinh giỏi là những em hội đủ các mục tiêu trên. 
II. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP: 
 Trong thực tế, qua một số năm tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý đạt kết quả 
khá khả quan: hàng năm trường đều có học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh bản thân luôn bám 
sát các mục tiêu bồi dưỡng học sinh giỏi, đồng thời áp dụng các biện pháp cụ thể: 
1. Xây dựng kế hoạch cụ thể trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi: 
 Vào đầu năm học, lãnh đạo nhà trường chỉ đạo mỗi giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi ở 
tất cả các môn phải xây dựng kế hoạch chi tiết. Vì vậy, bản thân cũng đã lên kế hoạch cụ thể 
về: thời gian bồi dưỡng; nội dung; thời lượng; số lượng học sinh bồi dưỡng; chỉ tiêu phấn 
đấu đạt giải  và bản thân đã thực hiện nghiêm túc theo kế hoạch. Song song đó, Ban giám 
hiệu – trực tiếp là đồng chí Phó Hiệu trưởng chuyên môn của trường thường xuyên kiểm tra, 
nhắc nhở việc bồi dưỡng học sinh giỏi của giáo viên để công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của 
trường đạt được kết quả cao nhất. 
2. Chọn đối tượng bồi dưỡng và thường xuyên thực hiện công tác tư tưởng với học sinh 
tham gia bồi dưỡng: 
 Như chúng ta đã biết theo quy chế thi học sinh giỏi thì đối tượng được thi học sinh giỏi 
là những học sinh đang học lớp 9 tại trường, có học lực ở học kỳ I của năm đang học đạt từ 
loại khá trở lên, hạnh kiểm đạt loại tốt và trung bình môn thi học sinh giỏi đạt từ 8,0 trở lên. 
 Những năm qua việc chọn đối tượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý ở trường về 
cơ bản được nhiều thuận lợi do: 
 - Đa số học sinh khối 9 đều có hứng thú và đam mê môn Địa lý. Vì vậy, học sinh đăng 
ký dự thi khá tương đối, bình quân mỗi năm có trên 05 học sinh. 
 - Số học sinh khối 9 của trường khá đông. Hàng năm, bình quân trường có trên 150 học 
sinh khối 9 được bố trí từ 05 đến 06 lớp. Do đó, sức ép về vấn đề chọn số lượng học sinh 
tham gia bồi dưỡng là không đáng kể so với các trường khác. 
 - Môn Địa lý ở trường là môn có truyền thống đạt giải trong các kỳ thi chọn học sinh 
giỏi cấp huyện, tỉnh nên cũng thu hút học sinh đăng ký tham gia bồi dưỡng. 
 Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi bước đầu đó, trong quá trình bồi dưỡng bản thân 
cũng gặp một số khó khăn từ học sinh (và cũng có thể bắt gặp đối với những giáo viên đang 
bồi dưỡng học sinh giỏi), đó là: 
 - Do nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan nên một số học sinh có sự mâu thuẫn, 
chưa thông suốt giữa học sinh giỏi ở lớp với học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh bộ môn: học sinh 
nghĩ rằng tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi sẽ ảnh hưởng đến thành tích học ở lớp và ngược 
lại, vì vậy một số em vẫn tham gia bồi dưỡng nhưng mang tính hình thức, thiếu tập trung. 
 - Do nhận thức của phụ huynh còn hạn chế: bồi dưỡng học sinh giỏi không còn thời 
gian phụ tiếp chuyện gia đình. 
 - Phải đi học bù, học thể dục, học thêm, tham gia các phong trào khác của lớp, trường 
.v.v. 
 Xuất phát từ những khó khăn trên, bản thân đã thường xuyên động viên, khuyến khích 
và kiên trì phân tích cho học sinh thấy được phải làm như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất 
trong công việc mà vẫn sử dụng hợp lý quỹ thời gian. Vì nếu suy cho cùng việc bồi dưỡng 
học sinh giỏi muốn thành công hay thất bại nhờ vào vai trò của người giáo viên – người giáo 
viên mới gặp những “lực cản” mà buông xuôi thì khó có thể thành công. Do đó, có ý kiến 
cho rằng người giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi được ví như đạo diễn của bộ phim, còn học 
sinh là những diễn viên thực hiện theo ý định của đạo diễn, nhưng đạo diễn cũng cần b

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_dia_ly_kho.pdf