SKKN Một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh nam Khối 8 Trường THCS Trần Quang Khải – Ninh Hòa – Khánh Hòa

CƠ SỞ LÍ LUẬN:

1. Kỹ thuật nhảy cao kiểu "Bước qua":

Kỹ thuật nhảy cao gồm 4 giai đoạn: Chạy đà – Giậm nhảy – Trên không –

Rơi xuống đất.

a.Kỹ thuật chạy đà:

- Kỹ thuật chạy đà 5 – 7 – 9 – 11 bước tùy theo mức xà cao hay thấp và khả

năng của mỗi người.

- Các bước đà chia làm hai phần : Một số bước đà đầu và ba bước đà cuối.

- Ở những bước đà đầu cần chạy tăng tốc độ và chuẩn bị cho thực hiện các

bước đà cuối được thuận lợi.

+ Bước thứ nhất : Bước chân giậm nhảy ra trước nhanh hơn các bước trước

đó và đặt gót bàn chân chạm đất.

+ Bước thứ hai : Bước chân lăng ra trước và bước dài nhất trong ba bước đà

cuối. Chân chạm đất phía trước bằng gót bàn chân, sau đó hơi miết cổ chân xuống

đất. Việc duy trì tốc độ đạt được lúc này rất quan trọng, vì vậy cần giữ thân cho

thẳng , không được ngả vai ra sau trước khi kết thúc thời kỳ chống đỡ.

+ Bước thứ ba : Đây là bước đà đưa chân giậm nhảy vào điểm (hoặc khu

vực) giậm nhảy và có độ dài ngắn nhất trong ba bước đà cuối. Bước này cần đưa rất

nhanh vùng hông và chân giậm ra trước chạm đất bằng gót bàn chân, sao cho trọng

tâm cơ thể cách xa phía sau gót chân giậm nhảy. Chân lúc này thẳng từ gót đến

hông, thân trên hơi ngả ra sau, hai tay co ở phía sau để chuẩn bị phối hợp khi giậm- 3 -

nhảy. Cần chú ý: Không phải thân trên chủ động ngả ra sau, mà chủ yếu do đưa

nhanh vùng hông và chân giậm nhảy ra trước tạo nên.

b. Kỹ thuật giậm nhảy:

- Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong nhảy cao. Giậm nhảy cần mạnh,

nhanh, phối hợp ăn nhịp giữa chân và tay, giữa chạy đà và giậm nhảy.

- Theo luật thi nhảy cao, vận động viên phải nhảy từ mức xà nhất định đến cao

nhất theo khả năng của mình. Mức xà càng cao, điểm giậm nhảy càng cần nhích xa

xà hơn, do đó vận động viên phải biết điều chỉnh đà cho hợp lý.

- Chạy đà – giậm nhảy tốt, nhưng nếu đỉnh cao đạt được không trùng với đỉnh

cao của xà ngang củng dễ làm rơi xà. Ví dụ một học sinh nhảy ba lần đều đạt được

độ cao như nhau, nhưng lần một do điểm giậm nhảy xa quá, đỉnh cao đạt được ở

phía ngoài xa, lúc rơi xuống làm rơi xà. Lần nhảy hai, giậm nhảy gần xà quá, đỉnh

cao đạt được phía trong xà, nên cũng làm rơi xà. Lần nhảy ba, giậm nhảy ở điểm

giậm nhảy hợp lý, đỉnh cao đạt được trùng với đỉnh cao của xà, nên đã qua được xà.

- Góc độ giậm nhảy hợp lý kiểu “ Bước qua” đối với học sinh THCS khoảng

900, góc độ bay khoảng 70-800.

pdf 31 trang Thảo Phương 15/05/2023 4820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh nam Khối 8 Trường THCS Trần Quang Khải – Ninh Hòa – Khánh Hòa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh nam Khối 8 Trường THCS Trần Quang Khải – Ninh Hòa – Khánh Hòa

SKKN Một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh nam Khối 8 Trường THCS Trần Quang Khải – Ninh Hòa – Khánh Hòa
- 1 - 
A.ĐẶT VẤN ĐỀ: 
Thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hóa chung là một sự tổng hợp 
những thành tựu xã hội trong sự nghiệp sáng tạo và sử dụng những biện pháp 
chuyên môn để điều khiển sự phát triển thể chất con người một cách có chủ định, 
nhằm nâng cao sức khỏe, kéo dài tuổi thọ. Thể dục thể thao ra đời và phát triển 
theo sự phát triển của xã hội loài người. 
Thể dục thể thao là ngành mang tính khoa học nghệ thuật, là một bộ phận tất 
yếu của nền văn hóa nghệ thuật, là một bộ phận không thể thiếu trong nền văn hóa 
của mỗi dân tộc, cũng như nền văn hóa của nhân loại. Thể dục thể thao không 
ngừng nâng cao sức khỏe, phục vụ sản xuất, bảo vệ tổ quốc, càng góp phần xây 
dựng cuộc sống lành mạnh, mang lại nét đẹp cho thẩm mỹ và cho nhân loại. 
Các hoạt động thể dục thể thao không những là hình thức duy trì nâng cao 
phẩm chất năng lực, giữ gìn sức khỏe mà còn là niềm say mê, niềm tự hào và cổ vũ 
to lớn cho nhân dân lao động. Trong giai đoạn kinh tế của đất nước đang trên đà 
phát triển, thể thao là một bộ phận không thể tách rời của công cuộc đổi mới, nên 
nó được phát triển mạnh mẽ, được giao lưu cọ sát với nền thể thao của nhiều nước 
trong khu vực và trên thế giới, không ngừng kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những 
thành tựu khoa học kỹ thuật của nền thể thao nhân loại. 
Nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước mà ngành thể dục thể thao nói chung 
và nền kinh tế nói riêng đã đạt được thành tích đáng khích lệ trong các kỳ tranh tài 
trên đấu trường quốc tế. Mặc dù những thành tích đó còn khiêm tốn nhưng cũng là 
một tín hiệu đáng mừng và khẳng định được bước phát triển của nền thể thao nước 
nhà. 
 Điền kinh ở nước ta có quá trình phát triển lâu đời, nó được nhân dân ta tập 
luyện để tăng cường sức khỏe, tham gia lao động sản xuất và chống ngoại xâm. 
Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến vấn đề giáo dục sức khỏe cho nhân dân, thực 
hiện theo lời Bác Hồ “ Dân cường thì nước thịnh ”. Với phương châm “ Khỏe để 
xây dựng và bảo vệ tổ quốc ”, vì thế môn điền kinh đã trở thành nội dung chính 
trong các trường phổ thông về giáo dục thể chất, nâng cao tinh thần cho học sinh và 
là tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cho các tầng lớp nhân dân, từ đó phát hiện và bồi 
dưỡng nhân tài. 
Trong những năm gần đây giáo dục thể chất trong nhà trường ở cấp THCS 
đã và ngày càng được chú trọng hơn rất nhiều, các câu lạc bộ thể dục thể thao, 
ngoại khóa trong trường học ngày càng được phát triển nhằm tạo ra sân chơi lành 
mạnh nên được các em cũng nhưng các bậc phụ huynh hưởng ứng. Chính vì vậy 
mà thể chất được cải thiện lên rất nhiều. 
 Chương trình giáo dục thể chất trong nhà trường THCS hiện nay là điền 
kinh. Mỗi một nội dung học tập có tác động làm cho sự thay đổi khác nhau đến 
từng bộ phận cơ thể học sinh. Từ đó dẫn đến sự thay đổi hay nói đúng hơn là sự 
phát triển các tố chất thể lực cho học sinh. Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy, trang 
thiết bị và điều kiện sân bãi phục vụ cho việc giảng dạy và học tập chưa đáp ứng tốt 
nhu cầu nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong nhà trường. Do đó công tác 
- 2 - 
tham gia thi đấu các môn thể thao nói chung và điền kinh nói riêng, thành tích đạt 
được rất khiêm tốn. 
 Hiện nay ngành giáo dục và đào tạo đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học 
theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong hoạt động 
học tập nhằm phù hợp với xu thế của thời đại. Đồng thời tiếp tục thực hiện “ Năm 
học thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lí tài chính và triển khai 
phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ” và “ Năm học đổi 
mới công tác quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục”. Vấn đề này đã đặt ra yêu 
cầu cấp thiết đối với giáo viên giảng dạy môn Thể dục cấp THCS là chất lượng bộ 
môn ngày càng được nâng cao. Nhận thức được điều đó tôi mạnh dạn đưa ra một số 
sáng kiến nhỏ trong việc nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh 
nam khối lớp 8 cấp Trung Học Cơ Sở, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn thể 
dục trong nhà trường THCS. 
 Muốn giải quyết các vấn đề nêu trên để nâng cao thành tích và áp dụng các 
bài tập bổ trợ vào thực tế giảng dạy môn Điền kinh và nội dung nhảy cao là hết sức 
quan trọng, rất có giá trị và cần thiết trong giai đoạn hiện nay đó là một công việc 
hết sức khó khăn. Với tầm quan trọng trên tôi đã chọn đề tài: “ Một số bài tập bổ 
trợ nhằm nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh nam khối 8 
Trường THCS Trần Quang Khải – Ninh Hòa – Khánh Hòa ”. 
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN: 
1. Kỹ thuật nhảy cao kiểu "Bước qua": 
Kỹ thuật nhảy cao gồm 4 giai đoạn: Chạy đà – Giậm nhảy – Trên không – 
Rơi xuống đất. 
a.Kỹ thuật chạy đà: 
- Kỹ thuật chạy đà 5 – 7 – 9 – 11 bước tùy theo mức xà cao hay thấp và khả 
năng của mỗi người. 
- Các bước đà chia làm hai phần : Một số bước đà đầu và ba bước đà cuối. 
- Ở những bước đà đầu cần chạy tăng tốc độ và chuẩn bị cho thực hiện các 
bước đà cuối được thuận lợi. 
+ Bước thứ nhất : Bước chân giậm nhảy ra trước nhanh hơn các bước trước 
đó và đặt gót bàn chân chạm đất. 
 + Bước thứ hai : Bước chân lăng ra trước và bước dài nhất trong ba bước đà 
cuối. Chân chạm đất phía trước bằng gót bàn chân, sau đó hơi miết cổ chân xuống 
đất. Việc duy trì tốc độ đạt được lúc này rất quan trọng, vì vậy cần giữ thân cho 
thẳng , không được ngả vai ra sau trước khi kết thúc thời kỳ chống đỡ. 
 + Bước thứ ba : Đây là bước đà đưa chân giậm nhảy vào điểm (hoặc khu 
vực) giậm nhảy và có độ dài ngắn nhất trong ba bước đà cuối. Bước này cần đưa rất 
nhanh vùng hông và chân giậm ra trước chạm đất bằng gót bàn chân, sao cho trọng 
tâm cơ thể cách xa phía sau gót chân giậm nhảy. Chân lúc này thẳng từ gót đến 
hông, thân trên hơi ngả ra sau, hai tay co ở phía sau để chuẩn bị phối hợp khi giậm 
- 3 - 
nhảy. Cần chú ý: Không phải thân trên chủ động ngả ra sau, mà chủ yếu do đưa 
nhanh vùng hông và chân giậm nhảy ra trước tạo nên. 
b. Kỹ thuật giậm nhảy: 
- Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong nhảy cao. Giậm nhảy cần mạnh, 
nhanh, phối hợp ăn nhịp giữa chân và tay, giữa chạy đà và giậm nhảy. 
- Theo luật thi nhảy cao, vận động viên phải nhảy từ mức xà nhất định đến cao 
nhất theo khả năng của mình. Mức xà càng cao, điểm giậm nhảy càng cần nhích xa 
xà hơn, do đó vận động viên phải biết điều chỉnh đà cho hợp lý. 
- Chạy đà – giậm nhảy tốt, nhưng nếu đỉnh cao đạt được không trùng với đỉnh 
cao của xà ngang củng dễ làm rơi xà. Ví dụ một học sinh nhảy ba lần đều đạt được 
độ cao như nhau, nhưng lần một do điểm giậm nhảy xa quá, đỉnh cao đạt được ở 
phía ngoài xa, lúc rơi xuống làm rơi xà. Lần nhảy hai, giậm nhảy gần xà quá, đỉnh 
cao đạt được phía trong xà, nên cũng làm rơi xà. Lần nhảy ba, giậm nhảy ở điểm 
giậm nhảy hợp lý, đỉnh cao đạt được trùng với đỉnh cao của xà, nên đã qua được xà. 
- Góc độ giậm nhảy hợp lý kiểu “ Bước qua” đối với học sinh THCS khoảng 
900, góc độ bay khoảng 70-800. 
c. Kỹ thuật trên không: 
- Sau giậm nhảy, khi chuẩn bị qua xà cần gập thân ra trước, không được để 
thân thẳng đứng hoặc ngả ra sau, vì như vậy sẽ bị “tụt mông”, nghĩa là không nâng 
được mông lên cao, dễ làm rơi xà. 
- Chân đá lăng và tay cùng bên qua xà trước. Khi chân lăng qua xà cần duỗi 
thẳng và thực hiện động tác hết sức khéo léo để không làm rơi xà. 
- Khi chân giậm nhảy chuẩn bị qua xà cần đá thẳng chận mạnh lên cao phối 
hợp với tay cùng bên khéo léo không để vướng xà. 
- Ở giai đoạn trên không có nhiều kiểu nhảy cao khác nhau căn cứ vào đường 
đi của trọng tâm cơ thể trong không gian. Trọng tâm cơ thể nằm khoảng giữa rốn 
và đốt sống thắt lưng. 
d. Kỹ thuật rơi xuống đất: 
- Chân lăng tiếp đất trước, sau đó đến chân giậâm nhảy. Khi chân bắt đầu 
chạm đất, cần dùng chân để giảm chấn động. 
- Khi tiếp đất vẫn cần chú ý động tác của tay và thân trên cho khéo để không 
chạm xà. 
 2. Phương pháp giảng dạy kỹ thuật nhảy cao kiểu bước qua: 
Cần sử dụng các biện pháp chính sau đây để giải quyết các nhiệm vụ trong 
nhảy cao. 
Nhiệm vụ 1: Xây dựng khái niệm kỹ thuật thông qua các biện pháp sau: 
- Giới thiệu, phân tích và làm mẫu kỹ thuật 
- Cho xem phim, ảnh, mô hình kỹ thuật. 
- Cho người tập nhảy tự do để xác định chân giậm nhảy và nắm đặc điểm của 
từng người. 
Nhiệm vụ 2: Dạy kỹ thuật giậm nhảy thông qua các biện pháp sau: 
- Phân tích và làm mẫu kỹ thuật. 
- 4 - 
- Tại chỗ tập đặt chân vào điểm giậm nhảy (chú ý cả tư thế chân lăng, thân 
người và tay) 
- Vịn tay phải chân giậm vào thang gióng (hoặc vật cố định) tập đặt chân, giậm 
nhảy và đá lăng. 
- Đi bộ, chạy chậm 2-3 bước tập phối hợp giậm nhảy đá lăng. 
- Chạy đà ngắn (3-5 bước) giậm nhảy đá lăng lên vật chuẩn . 
- Chạy đà chính diện (3 bước) giậm nhảy đá lăng qua xà thấp 
Nhiệm vụ 3: Dạy kết hợp chạy đà và kết hợp giậm nhảy thông qua những 
biện pháp sau: 
- Chạy đà 3 bước (chính diện) phối hợp giậm nhảy chân đá lăng thẳng qua 
xà thấp, khi qua xa chân giậm nhảy co. 
- Nâng xà cao dần, 5cm một lần nâng. 
- Chạy đà 3-5 bước đà chếch, giậm nhảy đá lăng dọc theo xà cao, rơi xuống 
bằng chân giậm . 
- Chạy đà 5-7 bước thực như bài tập trên. 
Nhiệm vụ 4: Dạy kỹ thuật và qua xà và rơi xuống đất. 
- Chạy đà 3 bước, giậm nhảy, đá lăng qua xà. Chân đá lăng gần như thẳng, 
kéo theo chân giậm cũng gần như thẳng, qua xà và rơi xuống đất bằng chân lăng rồi 
đến chân giậm. 
 - Chạy 3 bước đà chếch, giậm nhảy xoay hông rồi kết hợp với thân người rơi 
xuống bằng chân lăng rồi đến chân giậm. 
 - Chạy 3 bước đà chếch giậm nhảy qua xà xoay thân rơi xuống đất bằng chân 
lăng và chân giậm, xốc vai đánh tay lên cao, hai tay co ở khớp khuỷu. 
 - Nhảy qua xà với cự ly chạy đà và chiều cao đà tăng dần đến mức trung bình. 
 Nhiệm vụ 5: Hoàn thiện kỹ thuật thông qua các biện pháp sau: 
 - Nhảy qua xà với cự ly đà và chiều cao đà tăng dần. 
 - Nhảy qua xà với chiều dài đà và nhịp điệu ổn định, góc độ chạy đà thích hợp. 
 - Nhảy toàn đà với kỹ thuật hoàn chỉnh và nâng cao dần mức xà. 
 - Th ... i 8 Trường THCS mà 
tôi lựa chọn đã thể hiện tính hiệu quả đến thành tích nhảy cao kiểu bước qua cho 
học sinh. 
C. KẾT LUẬN: Qua kết quả nghiên cứu tôi đã rút ra được các bài tập bổ trợ nhằm 
nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh nam khối 8 Trường THCS 
Trần Quang Khải – Ninh Hòa – Khánh Hòa như sau: 
- 26 - 
* Các bài tập bổ trợ động tác chạy đà: 
1. Chạy 30m xuất phát cao. 
2. Chạy đà với tốc độ cao. 
3. Chạy 30m tốc độ cao 
4. Chạy đà bình thường giậm nhảy đá lăng. 
* Các bài tập bổ trợ động tác giậm nhảy: 
1. Lò cò bằng chân giậm nhảy. 
2. Nhảy dây 
3. Chạy đà giậm nhảy đá lăng và rơi xuống bằng chân giậm. 
4. Chạy đà giậm nhảy tay chạm vật cao. 
5. Bật cao tại chỗ (hố cát). 
* Các bài tập bổ trợ động tác trên không: 
1. Chạy đà 3 – 5 bước giậm nhảy đá lăng xoay hông rơi xuống bằng chân lăng 
và chân giậm.. 
2. Chạy đà 5 – 7 bước giậm nhảy đá lăng xoay hông rơi xuống bằng chân lăng 
và chân giậm. 
3. Chạy đà 5 – 7 bước, giậm nhảy qua xà cao 60 – 80 cm. 
4. Gánh tạ 20 – 30 kg đi bước dài. 
5. Chạy đà 3 – 5 bước giậm nhảy và rơi xuống trên chân lăng. 
* Các bài tập bổ trợ động tác rơi xuống đất: 
1. Chân lăng rơi xuống và phối hợp với đánh tay. 
2. Chạy 4 – 6 bước làm động tác nhảy qua xà thực hiện phối hợp đánh tay 
xoay hông rơi xuống nệm. 
* Các bài tập phối hợp: 
1. Chạy đà tự do giậm nhảy. 
2. Thực hiện động tác đá lăng qua xà thấp. 
3. Chạy đà đặt chân giậm và đá lăng qua xà 25 – 35 cm. 
4. Thực hiện nhảy cao kiểu bước qua (kết hợp chạy đà – giậm nhảy – trên 
không – rơi xuống đất). 
 Kết quả lựa chọn các bài tập bổ trợ mà tôi lựa chọn đã nâng cao thành tích 
nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh nam khối 8 Trường THCS Trần Quang Khải – 
Ninh Hòa – Khánh Hòa 
 Söï tăng trưởng về thành tích nhảy cao kiểu bước qua cuả 2 nhóm thực nghiệm 
và đối chứng đều tăng trưởng tốt có ý nghiã thống kê ở ngưỡng xác suất P < 0,01. 
Tuy nhiên nhóm thực nghiệm có sự tăng trưởng tốt hơn nhóm đối chứng (W%TN = 
16.78 > W%ĐC = 9.41). 
 Qua kết quả nghiên cứu tôi xin có một vài kiến nghị sau: 
 - Sử dụng hệ thống các bài tập vừa nghiên cứu để áp dụng vào chương trình giảng 
dạy chính khóa cho học sinh và huấn luyện đội tuyển điền kinh trường. 
- 27 - 
 - Qua việc nghiên cứu các bài tập trên tôi mạnh dạn kiến nghị đưa các bài tập này 
mở rộng thêm cho các khối 8 - 9 (nam, nữ) trong các trường trung học cơ sở trong Thị 
xã cũng như trên toàn Tỉnh đạt hiệu quả hơn. 
 - Qua kết quả nghiên cứu tôi nhận thấy thành tích nhảy cao kiểu bước qua do 
nhiều yếu tố tạo nên như : Tố chất thể lực, đặc điểm tâm sinh lý, cũng như đặc 
điểm về hình thái. Do đó cần nghiên cứu sâu hơn ở các mặt khác như hình thái và 
tâm lý để từng bước hoàn thiện nâng cao kỹ thuật nhảy cao kiểu bước qua cho học 
sinh. Việc áp dụng các giải pháp mới vào thực nghiệm, học sinh có ý thức rèn 
luyện, luyện tập trong các giờ học, góp phần nâng cao thể lực chung, cũng như 
nâng cao chất lượng bộ môn thể dục trong nhà trường THCS. Học sinh được vận 
động sáng tạo, vui chơi, tìm tòi nhưng vẫn được rèn luyện thể lực thường xuyên 
trong các tiết học thể dục cấp THCS. 
 Việc giảng dạy bộ môn thể dục muốn đạt hiệu quả cao trong việc rèn luyện thể 
lực, giáo viên cần tạo cho học sinh hứng thú trong việc luyện tập và rèn luyện sức 
bền, sức nhanh, độ mềm dẻo và khéo léo. Giáo viên cần nghiên cứu các phương 
pháp luyện tập mới cũng như sáng tạo những dụng cụ luyện tập hỗ trợ cho học sinh 
luyện tập nội dung nhảy cao. Cần phải tổ chức phù hợp một tiết dạy sao cho việc 
luyện tập một cách hợp lý không quá nặng nề trong một tiết học, phát huy được 
tính tích cực của học sinh, phù hợp với bối cảnh hiện nay ngành giáo dục và đào 
tạo đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực 
chủ động sáng tạo của học sinh trong hoạt động học tập. Đồng thời tiếp tục thực 
hiện “ Năm học thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lí tài chính 
và triển khai phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ” và “ 
Năm học cải tiến công tác quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục”đã tạo học 
sinh hiểu được tầm quan trọng của việc học tập nội dung nhảy cao. Thực hiện giáo 
dục thể chất trong trường học, luyện tập thể dục thể thao trở thành nếp sống hằng 
ngày của hầu hết học sinh. Hơn nữa, giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ, phục vụ học 
tập, lao động, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, với phương châm hưởng ứng 
tích cực rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại, phấn đấu mỗi giáo viên, học sinh 
tham gia tập luyện một môn thể thao nâng cao sức khỏe. 
Thể dục thể thao không chỉ ảnh hưởng đến cơ thể, còn có tác dụng đến nhiều 
mặt. Nếu tổ chức tốt thể dục thể thao, có thể giáo dục tư tưởng đạo đức tốt, có ý 
chí, lòng yêu nước, tinh thần tập thể tính kỷ luật, trung thực, dũng cảm một cách 
có hiệu quả. Về mặc đời sống xã hội, nếu làm tốt công tác thể dục thể thao, nó có 
thể góp phần đáng kể vào việc xây dựng đời sống văn hóa vui chơi, lành mạnh, văn 
minh trong xã hội và đó cũng là công cụ để chuyển tải giá trị tư tưởng đạo đức, tinh 
thần dân tộc đến quần chúng nhân dân và học sinh nói riêng. 
 GDTC còn góp phần duy trì và củng cố sức khỏe của học sinh, phát triển cơ 
thể một cách hài hòa, xây dựng thói quen lành mạnh và khắc phục những thói quen 
xấu, rèn luyện thân thể đạt những chỉ tiêu thể lực quy định cho từng đối tượng và 
năm học trên cơ sở tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo lứa tuổi. Nhận thức được tầm 
quan trọng của công tác giáo dục thể chất trong chiến lược phát triển con người. 
- 28 - 
Sau nhiều năm thực hiện đến nay, chương trình giáo dục thể chất trong các trường 
học đã được cải tiển một bước.Hiện nay, hầu hết các trường từ bậc tiểu học đến 
THPT đều thực hiện tốt chủ trương về giáo dục thể chất của Đảng và Nhà nước và 
bộ Giáo Dục và Đào tạo trong trường học. Mỗi trường học đều đưa một vài môn 
thể thao thích hợp với điều kiện cụ thể của trường mình cho học sinh, sinh viên, tự 
chọn một môn yêu thích để tham gia tập luyện thường xuyên cả ngoại khóa lẫn 
chính khóa. 
 Giáo dục thể chất cho học sinh ở trường học không chỉ đơn thuần là một môn 
học nhằm nâng cao sức khỏe mà nó còn phải phù hợp giữa hai yếu tố trí lực và thể 
lực, tính tự giác đam mê thực sự môn thể thao nào đó của học sinh. Hiệu quả của 
GDTC phải được thể hiện ở việc thể lực của học sinh ngày càng tăng qua các năm 
học. Vì vậy, nhà trường và bộ giáo dục thể chất còn phải tiến hành theo dõi và kiểm 
tra sự phát triển về thể lực của học sinh. 
 Hiện nay, ban giám hiệu nhà trường đã quan tâm nhiều hơn về công tác 
GDTC cho học sinh, nên cơ sở vật chất ngày càng phát triển, giáo viên giảng dạy 
có chuyên môn sâu được phân công phụ trách ở các các câu lạc bộ thể thao trong 
nhà trường. Từ đó, chất lượng các môn thể thao tự chọn được nâng lên nhiều hơn 
làm phong phú hơn nội dung của chương trình môn học GDTC, các em học sinh đã 
được lựa chọn môn thể thao mà mình yêu thích một cách tích cực, phù hợp với đặc 
điểm về thể chất, thể hình của từng cá nhân. Sân bãi, dụng cụ tập luyện cũng được 
đầu tư, đảm bảo đầy đủ điều kiện tập luyện cho từng môn, góp phần tích cực cho 
việc rèn luyện thể chất, vì ngoài giờ học chính khóa, các em có thể tập luyện thêm 
ngoại khóa, nâng cao chất lượng thể dục ngoại khóa, có phương pháp phù hợp giúp 
học sinh đạt các tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, có tài liệu giảng dạy 
thể dục phong phú. Giáo viên tiến hành kiểm tra đánh giá môn học thể dục chặt 
chẽ, nghiêm túc như các môn học lý thuyết khác và tăng cường tổ chức thi đấu, 
biểu diễn, sử dụng trò chơi tạo hứng thú cho học sinh, quan tâm hơn đến các học 
sinh có trình độ thể lực yếu. Sử dụng hình thức giáo dục tư tưởng, đạo đức coi 
trọng môn học thể dục như các môn học văn hóa khác xen kẽ việc truyền thụ kiến 
thức giữa các buổi tập cho học sinh bước đầu có kết quả đã góp phần làm cho công 
tác giáo dục thể chất trong nhà trường có nhiều chuyển biến tích cực. 
 Trên đây là một số suy nghĩ của bản thân tôi về một số bài tập trong việc nâng 
cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh nam khối lớp 8 cấp Trung Học 
Cơ Sở, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn thể dục trong nhà trường THCS tôi 
đã thực hiện bước đầu thành công. Mong các đồng nghiệp cho ý kiến. 
 Chân thành cảm ơn. 
 Ninh Đông, ngày 10 tháng 03 năm 2012 
 Người thực hiện 
 Lê Hoàng Yến 
- 29 - 
- 30 - 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bài tập chuyên môn trong điền kinh Nxb, TDTT Hà Nội 1985. Quang Hưng 
dịch. 
2. Lê Bửu, Nguyễn Thế Truyền (1996), Lý luận và phương pháp thể thao trẻ Nxb, 
TDTT 1996, Sở TDTT TP. Hồ Chí Minh. 
3. Chỉ thị 36-CT-/TWT ngày 24/03/1994 của BCHTW Đảng CSVN. 
4. Dương Nghiệp Chí (2004), “Đo lường thể thao”, NXB TDTT Hà Nội. 
5. Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Kim Minh, Phạm Khắc Học, Võ Đức Hùng, 
Nguyễn Đại Duơng, Điền kinh, NXB TDTT Hà Nội. 
6. Giáo trình Điền kinh Nxb, TDTT Hà Nội 2007 
7. Trịnh Trung Hiếu (1997), Lý luận và phương pháp giáo dục thể dục thể thao 
trong nhà trường, NXB TDTT. 
8. Lưu Quang Hiệp - Phạm Thị Uyên (2003), sinh lý thể dục thể thao, Nxb TDTT 
Hà Nội. 
9. Nguyễn Quang Hưng, Nguyễn Đại Dương, Lưu Quang Hiệp (2002), Chạy cự ly 
ngắn Nxb, TDTT Hà Nội. 
10. Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Kim Minh và Trần Quốc Tuấn (2002), Tiêu chuẩn 
đánh giá trình độ tập luyện trong tuyển trọn và huấn luyện thể thao Nxb, TDTT 
Hà Nội. 
11. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn và cộng sự (2000), Lý luận và phương pháp 
TDTT, NXB TDTT hà Nội. 
12. Đỗ Vĩnh (2006), "Giáo trình toán thống kê" â, Trường Đại học sư phạm TDTT - 
TP. Hồ Chí Minh. 
13. Đỗ Vĩnh - Phạm Minh Quyền – Nguyễn Thị Yến (2007), "Tâm lý học lứa tuổi - 
tâm lý học TDTT" Nxb, TDTT. 
- 31 - 
MỤC LỤC 
A.ĐẶT VẤN ĐỀ: .1-2 
B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:.....2-41 
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:.. ...2-12 
II.THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ:..12-17 
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: ..17-20 
IV.KẾT QUẢ: 20-22 
V.ỨNG DỤNG:...23-26 
C. KẾT LUẬN:..26-29 
TÀI LIỆU THAM KHẢO..30 
MỤC LỤC ...31 

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bai_tap_bo_tro_nham_nang_cao_thanh_tich_nhay_cao.pdf