SKKN Mấy vấn đề về việc dạy học tác phẩm Vũ Như Tô và trích đoạn Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài của Nguyễn Huy Tưởng

 Khi dàn dựng vở kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng, đạo diễn

Phạm Thị Thành nhận xét: Vũ Như Tô là một trong những vở kịch sâu sắc

và hoàn chỉnh nhất của Việt Nam. Nhà nghiên cứu văn học Phong Lê cho

rằng, kịch Vũ Như Tô có vóc dáng vạm vỡ của một tượng đài. Phạm Vĩnh

Cư sau khi đã dành nhiều tâm huyết để nghiên cứu vở kịch đã đánh giá: Vũ

Như Tô là tác phẩm bi kịch duy nhất và đích thực của Nguyễn Huy Tưởng.

Nó đáp ứng đầy đủ và khá hoàn hảo mọi yêu cầu, mọi tiêu chí của một thể

loại văn học mà mĩ học châu Âu xưa nay có lý do coi là thể loại cao quý

nhất và khó nhất. Sáng tạo được những bi kịch thực thụ tức là sánh ngang

với Eschyle, Sophocle, Shakespeare, Corneille, Racine – mơ ước của hàng

trăm, hàng ngàn người viết kịch trên khắp thế giới trong ba thế kỷ nay.

Điều đó làm cho chúng ta thêm tự hào về thành công rực rỡ của nhà viết

kịch Việt Nam Nguyễn Huy Tưởng.

pdf 19 trang Huy Quân 29/03/2025 260
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Mấy vấn đề về việc dạy học tác phẩm Vũ Như Tô và trích đoạn Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài của Nguyễn Huy Tưởng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Mấy vấn đề về việc dạy học tác phẩm Vũ Như Tô và trích đoạn Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài của Nguyễn Huy Tưởng

SKKN Mấy vấn đề về việc dạy học tác phẩm Vũ Như Tô và trích đoạn Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài của Nguyễn Huy Tưởng
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI 
Đơn vị: Trường THPT Chuyên Lương Thế Vinh 
 Mã số: 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
Mấy vấn đề về việc dạy học tác phẩm Vũ Như Tô và 
trích đoạn Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài 
của Nguyễn Huy Tưởng 
 Người thực hiện: Trần Thị Châu Thưởng 
 Lĩnh vực nghiên cứu: 
 Quản lý giáo dục: 
 Phương pháp dạy học bộ môn: Văn 
 Phương pháp giáo dục: 
 Lĩnh vực khác: 
 Có đính kèm: 
Mô hình Phần mền Phim ảnh Hiện vật khác 
Năm học: 2011 – 2012 
´ 
 SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Trường THPT Chuyên Lương Thế Vinh Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
Biên Hoà, ngày 2 tháng 5 năm 2012 
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
Năm học: 2011 – 2012 
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Mấy vấn đề về việc dạy học tác phẩm Vũ Như Tô
và trích đoạn Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài của Nguyễn Huy Tưởng. 
Họ và tên tác giả: Trần Thị Châu Thưởng Đơn vị: Tổ Văn 
Lĩnh vực: 
Quản lý giáo dục Phương pháp dạy học bộ môn: Văn 
Phương pháp giáo dục Lĩnh vực khác: 
1. Tính mới 
- Có giải pháp hoàn toàn mới 
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có 
2. Hiệu quả 
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng 
trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng 
tại đơn vị có hiệu quả cao 
3. Khả năng áp dụng 
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính 
sách: 
Tốt Khá Đạt 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực 
hiện và dễ đi vào thực tế cuộc sống: Tốt Khá Đạt 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu 
quả trong phạm vi rộng: Tốt Khá Đạt 
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ 
 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC 
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 
1. Họ và tên: Trần Thị Châu Thưởng 
2. Ngày tháng năm sinh: 04-10-1964 
3. Nam, nữ: Nữ 
4. Địa chỉ: R317, đường A3, Võ Thị Sáu, phường Thống Nhất, thành phố 
Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai 
5. Điện thoại (NR): 0613.600660 
6. Fax: 
7. Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn tổ Ngữ văn 
8. Đơn vị công tác: Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh 
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO 
- Học vị: Tốt nghiệp Đại học Sư phạm 
- Năm nhận bằng: 1986 
- Chuyên ngành đào tạo: Ngữ văn 
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC 
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy Văn THPT 
Số năm kinh nghiệm: 26 năm 
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 
+, Sáng kiến kinh nghiệm: Dạy văn nghị luận theo chương trình và 
sách giáo khoa mới, bậc trung học phổ thông, 2007; 
+, Nghị luận xã hội, Nxb. Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, 2009; 
+, Chuyên đề: Nguyễn Minh Châu – cuộc đời và sự nghiệp văn 
chương, 2009 
+, SKKN: Học theo dự án – Kết hợp hoc và du khảo về văn hóa Đồng 
Nai, 2010 
+, SKKN: Một số kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ 
văn, 2011 
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
1. Khi dàn dựng vở kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng, đạo diễn 
Phạm Thị Thành nhận xét: Vũ Như Tô là một trong những vở kịch sâu sắc 
và hoàn chỉnh nhất của Việt Nam. Nhà nghiên cứu văn học Phong Lê cho 
rằng, kịch Vũ Như Tô có vóc dáng vạm vỡ của một tượng đài. Phạm Vĩnh 
Cư sau khi đã dành nhiều tâm huyết để nghiên cứu vở kịch đã đánh giá: Vũ 
Như Tô là tác phẩm bi kịch duy nhất và đích thực của Nguyễn Huy Tưởng. 
Nó đáp ứng đầy đủ và khá hoàn hảo mọi yêu cầu, mọi tiêu chí của một thể 
loại văn học mà mĩ học châu Âu xưa nay có lý do coi là thể loại cao quý 
nhất và khó nhất. Sáng tạo được những bi kịch thực thụ tức là sánh ngang 
với Eschyle, Sophocle, Shakespeare, Corneille, Racine – mơ ước của hàng 
trăm, hàng ngàn người viết kịch trên khắp thế giới trong ba thế kỷ nay. 
Điều đó làm cho chúng ta thêm tự hào về thành công rực rỡ của nhà viết 
kịch Việt Nam Nguyễn Huy Tưởng. 
Qua những lời nhận xét trên hẳn chúng ta đã nhận thấy tầm vóc vĩ đại 
của vở kịch Vũ Như Tô và vị trí vinh quang của Nguyễn Huy Tưởng trong nền 
kịch Việt Nam. 
2. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, kịch Vũ Như Tô được tác giả 
hoàn thành năm 1941, đến năm 1943 mới xuất hiện lần đầu trên tạp chí Tri 
Tân. Nửa thế kỉ sau, năm 1995, vở kịch mới ra mắt công chúng lần đầu tiên 
trên sân khấu Nhà hát Tuổi trẻ. Thời gian càng lùi xa, giới nghiên cứu văn học 
cũng như đông đảo công chúng mới phát hiện chiều sâu ý nghĩa và những 
phẩm chất nghệ thuật ưu tú của vở kịch. 
3. Năm 2005, Vũ Như Tô được đưa vào giảng dạy trong nhà trường 
phổ thông, với trích đoạn mang tên Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài. Với một vở 
kịch hàm súc, nhiều lớp nghĩa tiềm ẩn, việc giúp học sinh hiểu đúng và cảm 
thụ được giá trị tác phẩm, quả thật, không đơn giản. 
Vì vậy, chúng tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này, với mong muốn lí 
giải rõ hơn MẤY VẤN ĐỀ VỀ VIỆC DẠY HỌC TÁC PHẨM VŨ NHƯ TÔ 
VÀ TRÍCH ĐOẠN VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI CỦA NGUYỄN HUY 
TƯỞNG 
4. Năm 2012, kỉ niệm 100 năm ngày mất của Nguyễn Huy Tưởng, bài 
viết này xin như một nén nhang dâng lên hương hồn nhà văn lớn của dân tộc. 
 II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 
CỦA ĐỀ TÀI 
1. Thuận lợi 
Sau thời kì đổi mới văn học, kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng 
mới thực sự trở thành đối tượng được giới phê bình nghiên cứu quan tâm 
chuyên sâu. Tháng 5 năm 1992, Hội thảo khoa học về Nguyễn Huy Tưởng 
được tổ chức tại Viện Văn học, trong đó có khá nhiều tham luận đề cập trực 
tiếp đến vở kịch, coi như một sự bỗng nhiên phát hiện ra một tác phẩm lớn 
của văn học nước nhà (Phạm Vĩnh Cư). Từ đó đến nay, đã có nhiều bài phê 
bình về tác phẩm Vũ Như Tô. Đó là thuận lợi cho người nghiên cứu và học 
tập. 
2. Khó khăn 
- Tác giả Nguyễn Huy Tưởng và tác phẩm Vũ Như Tô vừa được đưa 
vào chương trình Ngữ văn bậc trung học năm 2005. Vì vậy, còn khá mới mẻ 
đối với cả giáo viên và học sinh. 
- Các bài phê bình, nghiên cứu, ngay cả sách giáo khoa vẫn còn nhiều 
vấn đề chưa nhất quán khiến người dạy nhiều lúng túng trong việc truyền đạt 
kiến thức. 
- Với một tác phẩm kịch, đặc biệt kịch Vũ Như Tô, dạy một trích đọan 
trong thời lượng 2 tiết là một thử thách cho giáo viên. 
III. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI 
Sáng kiến kinh nghiệm gồm 4 phần: 
1. Cuộc đời và sự nghiệp của một trí thức say mê lịch sử nước nhà. 
2. Nguyễn Huy Tưởng và Vũ Như Tô. 
3. Nhìn lại việc giảng dạy tác phẩm Vũ Như Tô trong nhà trường thời 
gian qua. 
4. Một vài đề xuất khi dạy học đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài. 
IV. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ 
1. Cuộc đời và sự nghiệp văn chương của một trí thức say mê 
lịch sử nước nhà 
Nguyễn Huy Tưởng sinh ngày 6 tháng 5 năm 1912 trong một gia đình 
nhà nho tại làng Dục Tú, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc xã Dục Tú, 
 huyện Đông Anh, Hà Nội. Thuở nhỏ ông sống ở làng. Cha ông mất sớm, ông 
chịu sự giáo dục, nuôi dưỡng chủ yếu của mẹ, một người phụ nữ tần tảo, nhân 
từ có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành nhân cách của con mình. Khoảng 
năm lên mười tuổi, Nguyễn Huy Tưởng được gửi xuống ăn học ở Hải Phòng, 
sống với gia đình người chị gái lớn tuổi. 
Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, ông đã say mê những câu 
chuyện về các nhân vật anh hùng trong lịch sử. Vùng đất Dục Tú quê hương 
ông, nơi mà có nhà nghiên cứu cho là tất cả mọi cái đều là lịch sử đã truyền 
cho ông sự say mê đặc biệt, một sự say mê có thể nói là nhục cảm, về quá khứ 
oai hùng của cha ông, đồng thời cũng sớm đặt ra cho ông những băn khoăn 
của người dân mất nước. Năm 18 tuổi, khi còn là cậu học trò thành chung, 
ông đã xác định con đường đi của mình: Phận sự của người tầm thường như 
tôi muốn tỏ lòng yêu nước thì chỉ có việc viết văn quốc ngữ thôi. Với ý thức 
ấy, cậu học trò Nguyễn Huy Tưởng âm thầm tìm đọc các tác giả cổ điển Pháp, 
Nga, Trung Quốc., hầu tìm thấy ở các nhà văn bậc thầy những bài học sáng 
tác thơ, kịch, tiểu thuyết. Đồng thời, cậu cũng miệt mài cấu tứ những vần thơ 
đầu tiên, ghi lại những suy nghĩ về văn chương, nghệ thuật, đạo đức của riêng 
mình trong những trang nhật ký viết khá đều đặn. Những trang viết đầu tay 
của Nguyễn Huy Tưởng còn lưu giữ được, cho thấy sự vụng về của một 
người không hẳn đã có năng khiếu bẩm sinh về văn chương, nhưng cũng bộc 
lộ một khát vọng lớn lao, một tâm hồn nhạy cảm với những suy nghĩ nhiều 
khi vượt quá tầm của một cậu học trò đang tập sự nghề văn. Công việc đó 
thầm lặng kéo dài suốt từ năm 1930 (nếu chỉ tính từ thời điểm Nguyễn Huy 
Tưởng để lại tập bản thảo sớm nhất còn lưu giữ được – hồi ký Cái đời tôi) 
cho đến đầu những năm 40, khi ông bắt đầu có tác phẩm được công bố: bộ ba 
truyện, kịch lịch sử Đêm Hội Long Trì (1942), Vũ Như Tô, An Tư (1943). 
Sớm đến chủ nghĩa yêu nước, Nguyễn Huy Tưởng đã tham gia nhiều 
hoạt động mang tính chất xã hội, cách mạng. Khi còn là một học sinh ở Hải 
Phòng, ông tham gia rải truyền đơn, treo cờ búa liềm ở chợ Sắt Đến khi 
làm công chức sở Đoan (thuế quan) ở tuổi 30, ông tham gia hoạt động Hướng 
đạo, những mong luyện chí cả gan vàng và sau đó là hoạt động Truyền bá 
quốc ngữ ở Hải Phòng và Hà Nội. Đặc biệt, từ cuối năm 1942, ông bắt liên lạc 
với phong trào Việt Minh, và đầu năm 1943, gia nhập tổ chức Văn hóa cứu 
quốc của Đảng. Từ đây, cuộc đời Nguyễn Huy Tưởng chuyển sang một bước 
ngoặt mới, nguy hiểm hơn nhưng cũng hào hứng hơn, cả trong hoạt động xã 
hội cũng như trong sự nghiệp văn chương. 
Những ngày khởi nghĩa, Nguyễn Huy Tưởng được đoàn thể tín nhiệm 
cử đi dự Đại hội quốc dân Tân Trào. Cách mạng tháng Tám thành công, ông 
 tham gia biên tập báo Cờ giải phóng, Tiên phong và là Tổng thư ký Ban trung 
ương vận động đời sống mới, Ngày 1/1/1946, ông được kết nạp vào Đảng 
cộng sản Đông Dương và cũng năm 1946 được vào Quốc hội khóa I, giữ chức 
Phó thư ký Hội văn hóa cứu quốc Việt Nam. Kháng chiến toàn quốc, ông 
được giao nhiệm vụ tổ chức Đoàn văn hóa kháng chiến, đưa các nghệ sĩ lên 
chiến khu tham gia kháng chiến. Năm 1948, ông tham gia sáng lập tạp chí 
Văn nghệ, Nhà xuất b

File đính kèm:

  • pdfskkn_may_van_de_ve_viec_day_hoc_tac_pham_vu_nhu_to_va_trich.pdf