SKKN Kinh nghiệm tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong bài "Chống ô nhiễm tiếng ồn" Vật lý Lớp 7 THCS
Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, nơi chứa
đựng các tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất, nơi chứa đựng và phân huỷ
các chất thải do con người tạo ra trong đời sống và sản xuất. Môi trường có vai trò
cực kì quan trọng đối với đời sống con người. Môi trường đó không chỉ là nơi tồn tại,
sinh trưởng và phát triển và còn là nơi lao động và nghỉ ngơi, hưởng thụ và trau dồi
những nét đẹp văn hoá, thẩm mĩ của con người. Việc bảo vệ môi trường hiện là một
trong nhiều những mối quan tâm mang tính toàn cầu, ở nước ta bảo vệ môi trường là
vấn đề được quan tâm sâu sắc.
Môi trường ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung đang bị ảnh hưởng
nặng nề bởi nhiều nguyên nhân như: Khí hậu, nhiệt độ, khói bụi, rác thải công nghiệp,
rác thải sinh hoạt, tiếng ồn vv. Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế
nó kéo theo sự phát triển của nhiều loại máy móc, xe cộ khiến cho sự ô nhiễm tiếng
ồn ngày càng gia tăng đến mức báo động. Không chỉ ở các thành phố lớn, các khu
công nghiệp mà ngay cả những làng quê vốn yên lặng nay cũng trở nên quá ồn ào do
sự phát triển của các phương tiện giao thông, các phương tiện thông tin - truyền thông
hoạt động một cách thiếu khoa học, các loại máy móc vv.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Kinh nghiệm tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong bài "Chống ô nhiễm tiếng ồn" Vật lý Lớp 7 THCS

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM KINH NGHIỆM TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG BÀI "CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN" VẬT LÝ LỚP 7 THCS A. Đặt vấn đề I. Những vấn đề chung. 1. Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, nơi chứa đựng các tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất, nơi chứa đựng và phân huỷ các chất thải do con người tạo ra trong đời sống và sản xuất. Môi trường có vai trò cực kì quan trọng đối với đời sống con người. Môi trường đó không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển và còn là nơi lao động và nghỉ ngơi, hưởng thụ và trau dồi những nét đẹp văn hoá, thẩm mĩ của con người. Việc bảo vệ môi trường hiện là một trong nhiều những mối quan tâm mang tính toàn cầu, ở nước ta bảo vệ môi trường là vấn đề được quan tâm sâu sắc. Môi trường ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi nhiều nguyên nhân như: Khí hậu, nhiệt độ, khói bụi, rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt, tiếng ồn vv.... Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế nó kéo theo sự phát triển của nhiều loại máy móc, xe cộ khiến cho sự ô nhiễm tiếng ồn ngày càng gia tăng đến mức báo động. Không chỉ ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp mà ngay cả những làng quê vốn yên lặng nay cũng trở nên quá ồn ào do sự phát triển của các phương tiện giao thông, các phương tiện thông tin - truyền thông hoạt động một cách thiếu khoa học, các loại máy móc vv.. 2. Trong nhà trường phổ thông hiện nay, việc giảng dạy những bài có nội dung, kiến thức có liên quan đến vấn đề môi trường đôi khi giáo viên chưa quan tâm đúng mức. Thực tế việc bảo vệ môi trường vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế, xã hội trong giai đoạn đổi mới – Môi trường vẫn tiếp tục bị xuống cấp nhanh, có lúc, có nơi đã đến mức báo động. Những hiểm hoạ suy thoái môi tr- ường đang ngày càng đe doạ cuộc sống của con người. Việc bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại và mỗi quốc gia. 3. Là giáo viên đứng lớp trực tiếp giảng dạy bộ môn Vật lý lớp 7 THCS, tôi trăn trở trước mỗi bài, mỗi nội dung có liên quan đến vấn đề môi trường. Làm thế nào để học sinh hiểu và ý thức bảo vệ môi trường tốt. Vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài: Kinh nghiệm tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong bài "Chống ô nhiễm tiếng ồn" Vật lý lớp 7 THCS. Mong muốn được cùng các đồng chí, đồng nghiệp trao đổi, tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp nhất theo yêu cầu mới của ngành đối với bài "Chống ô nhiễm tiếng ồn" Vật lý lớp 7. II. Những cơ sở xây dựng đề tài. 1. Cơ sở lý luận: Giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường phổ thông là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong công tác bảo vệ môi trường. Thông qua giáo dục, học sinh được trang bị những kiến thức về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường, năng lực phát triển và sử lý các vấn đề môi trường. Giáo dục bảo vệ môi trường góp phần hình thành nhân cách của người lao động mới, người chủ tương lai của đất nước, người lao động, người chủ có thái độ thân thiện với môi trường. Đích quan trọng của việc giáo dục bảo vệ môi trường không chỉ làm cho học sinh hiểu rõ sự cần thiết phải bảo vệ môi trường mà quan trọng là phải có thói quen hành vi ứng sử văn minh, lịch sự với môi trường. Điều này phải bắt đầu ngay từ tuổi ấu thơ và phải được hình thành trong một quá trình lâu dài. 2. Cơ sở thực tiễn: Hiện nay tiếng ồn là một vấn đề được xã hội rất quan tâm, nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ con người, nó đặt ra trong mỗi chúng ta rằng bằng cách nào bảo vệ được môi trường đang bị ô nhiễm tiếng ồn như vậy? Trong vấn đề này, hiện nay đã có nhiều biện pháp khắc phục sự ô nhiễm tiếng ồn ở các đô thị lớn như: Giảm bớt lưu lượng của các loại xe cộ trên đường bằng cách xây dựng các đường vành đai vùng ven đô, xây dựng tường bê tông, trồng cây xanh ngăn cách các làn đường xe cơ giới trên đường cao tốc, xây dựng các nhà máy, khu công nghiệp cách xa khu dân cư vv.. Tuy nhiên những biện pháp trên chỉ mang tính tạm thời, thực tế chưa đáp ứng được yêu cầu cấp bách hiện nay của ô nhiễm tiếng ồn 3. Điều tra cơ bản. - Thực trạng về vấn đề ô nhiễm tiếng ồn ở địa phương: + ở địa phương nhà trường đóng hiện nay do trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế, ý thức tham gia bảo vệ môi trường của đại đa số người dân chưa cao vì vậy môi trường cũng đã trở nên ô nhiễm đặc biệt là ô nhiễm tiếng ồn. + Phong tục, tập quán của người dân nơi đây cũng góp phần làm cho môi trường bị ô nhiễm tiếng ồn như: Ma chay, cưới hỏi, các xưởng cưa, máy xay xát các loại..... Mỗi khi thôn xóm có đám ma, đám cưới thì nhân dân trong thôn đều bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn từ những chiếc loa phát hết công suất mãi tới đêm khuya. Các loại máy móc ở khu vực dân cư khi hoạt động đều gây ra ô nhiễm tiếng ồn. Bên cạnh đó một số thanh niên khi đi xe máy trong khu vực dân cư còn rồ ga, bấm còi một cách thiếu văn hoá. * Chính quyền địa phương cũng đã có nhưng biện pháp cụ thể để hạn chế tiếng ồn ảnh hưởng tới đời sống nhân dân như: Cấm mở loa khi có đám cưới, đám ma từ 22h tối đến 4h sáng hôm sau, không mở hệ thống loa thông tin trong xã vào buổi trưa và vào những đêm khuya vv... Cấm các loại máy móc hoạt động xung quanh trường vào giờ học của học sinh trong trường, giờ nghỉ ngơi của nhân dân. Tuy nhiên những biện pháp của chính quyền địa phương vẫn chưa hữu hiệu đối với phong tục, tập quán của người dân nơi đây. - Thực trạng về vấn đề ô nhiễm tiếng ồn ở nhà trường: + Khu vực nhà trường đóng gần xưởng cưa nhà anh Hùng, gần khu vực đóng gạch mạt đá của nhà anh Mừng, gần trung tâm xã, trước và sau trường đều giáp với các con đường giao thông nội xã và liên xã vì vậy tiếng ồn của các loại máy móc hoạt động xung quanh nhà trường, của các phương tiện giao thông trên đường ... ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động dạy và học của nhà trường. + Khu vực trường đóng ở gần khu dân cư, có những hôm đang trong buổi học hệ thống thông tin công cộng lại phát những bản tin, thông báo, phát những bài dân ca... Gây mất tập trung đối với học sinh, đối với nhà trường. + Trong nhà trường trong giờ ra chơi, các em học sinh nô đùa nhau, la hét ... Trong giờ học vẫn còn một bộ phận học sinh nói chuyện riêng gây ồn ào trong lớp. Điều này nói lên sự ô nhiễm tiếng ồn đã đến mức báo động * Trước những vấn đề đó nhà trường cũng có những biện pháp giải quyết sự ô nhiễm tiếng ồn như: Trồng cây xanh xung quanh trường, tuyên truyền giáo dục học sinh không làm ồn trong trường, phối kết hợp với các ban ngành ở địa phương tuyên truyền cho nhân dân thực hiện nếp sống văn minh ở khu vực dân cư .... Tuy nhiên không phải ngày một, ngày hai là có thể giải quyết dứt điểm được vấn đề ô nhiễm tiếng ồn. Cần phải tăng cường giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của mọi người, đặc biệt là cho học sinh-những người chủ tương lai của đất nước. - Kết quả khảo sát về ý thức Bảo vệ môi trường của học sinh. Đầu năm học 2009-1010 tôi đã tiến hành khảo sát học sinh khối 7 trường THCS nơi tôi công tác với một số nội dung câu hỏi như sau. Câu 1: Em hãy nêu tầm quan trọng của môi trường. Môi trường có ảnh hưởng như thế nào đối với mọi sinh vật nói chung và với đời sống con người nói riêng? Câu 2: Thế nào là ô nhiễm tiếng ồn. Em cần phải làm gì để chống ô nhiễm tiếng ồn ở khu vực dân cư nơi em và gia đình sinh sống? Kết quả như sau: Lớp TS Loại G Loại K Loại TB Loại Y,K SL % SL % SL % SL % 7A 33 0 0 7 21,2 15 45,5 11 33,3 7B 30 0 0 8 26,7 13 43,3 9 27.3 Qua khảo sát tôi thấy rằng nhận thức của học sinh về môi trường chưa cao, ý thức bảo vệ môi trường của học sinh chưa thực sự đáp ứng được với yêu cầu hiện nay. Từ thực tế trên, trong quá trình giảng dạy của mình tôi đã thử nghiệm một số phương pháp dạy học nhằm mục đích rèn luyện kỹ năng tích hợp thông tin giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh. Đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong hoạt động dạy và học bộ môn Vật lý lớp 7 tại trường THCS nơi tôi công tác.. III. Phạm vi, đối tượng và mục đích xây dựng đề tài. 1. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu: Đề tài này được xây dựng trong phạm vi chuyên đề Vật lý THCS nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. Đối tượng nghiên cứu: Là học sinh lớp 7 trường THCS X, huyện Thọ Xuân. 2. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2009 đến tháng 3 năm 2010. 3. Mục đích của đề tài: Đề tài được xây dựng nhằm giúp học sinh nhận thức được những tác hại của việc ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm tiếng ồn nói riêng, từ đó yêu cầu học sinh phải có những hành động cụ thể để bảo vệ môi trường, góp phần cải tạo môi trường, tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham giao bảo vệ môi trường, khắc phục dần sự ô nhiễm môi trường. Đề tài được xây dựng nhằm trao đổi kinh nghiệm trong phương pháp giảng dạy tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường đối với môn Vật lý trường THCS, đặc biệt là nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong bài " Chống ô nhiễm tiếng ồn" Vật lý lớp 7. B. giải quyết vấn đề I. Những vấn đề chung Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được tích hợp trong môn Vật lý lớp 7 trường THCS thông qua các chương, các bài cụ thể, thể hiện ở 3 mức độ (mức độ toàn phần, mức độ bộ phận và mức độ liên hệ). 1. Đối với học sinh: Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Vật lý lớp 7 ở trường THCS với mục tiêu là: Giúp học sinh biết: - Các vấn đề môi trường đặt ra ở Việt Nam nói chung, ở các vùng và các địa phương trên cả nước nói riêng (hiện trạng khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường). - Học sinh có kĩ năng phát hiện các vấn đề về môi trường và nguyên nhân của nó. - Có biện pháp, hành động tích cực góp phần giải quyết các vấn đề về môi trường và bảo vệ môi trường. - Học sinh tôn trọng, yêu quý thiên nhiên, có ý thức giữ gìn bảo vệ các thành phần của môi trường tự nhiên (rừng, nước, không khí, đất đai). - ủng hộ các hoạt động, các chính
File đính kèm:
skkn_kinh_nghiem_tich_hop_noi_dung_giao_duc_bao_ve_moi_truon.pdf