SKKN Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh vẽ tranh đề tài - Trường THCS Bình Lăng
Sự đổi mới căn bản về phương pháp dạy học từ quan điểm “lấy người dạy làm trung tâm” sang quan điểm “lấy người học làm trung tâm” đối với môn Mỹ thuật cũng là một cuộc cách mạng, thông qua con đường ấy cái bản chất của Mỹ thuật sẽ ngấm sâu vào tâm hồn học sinh của chúng ta. Đó là cái đích của đội ngũ giáo viên Mỹ thuật chúng ta cần phải thực hiện. Ngày nay, cái đẹp trở thành một trong những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống con người. Tất cả những gì phục vụ cho con người đều cần đẹp về hình thể và màu sắc. Và khi cuộc sống ngày càng cao thì cái đẹp lại càng trở nên quan trọng, có thể nói nó đóng góp một phần đáng kể vào phát triển nền kinh tế quốc dân. Vì thế, dạy học Mỹ thuật ở trường phổ thông là cần thiết.
Với nhiều lợi thế, môn Mỹ thuật sẽ tạo điều kiện cho học sinh học có điều kiện thể hiện qua các môn học khác, thể hiện ở khả năng quan sát, nhận xét, cách suy nghĩ, tìm tòi sáng tạo, tư duy hình tượng và phương pháp làm việc khoa học, góp phần hình thành phẩm chất của con người lao động trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Song, hiện nay việc dạy – học Mỹ thuật ở bậc THCS vẫn còn nhiều bất cập từ việc cho học sinh hiểu, vận dụng được kiến thức tới bài thực hành; cách truyền thụ kiến thức của người dạy. Việc học sinh lĩnh hội được đầy đủ kiến thức để áp dụng vẽ được một bức tranh có hiệu quả cao nhất còn phụ thuộc vào rất nhiều ở yếu tố người dạy. Chính vì vậy, qua kinh nghiệm giảng dạy thực tế môn Mỹ thuật ở bậc THCS, tôi xin được trao đổi một số kinh nghiệm trong việc hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng thực hành, đặc biệt thể hiện các bức tranh vẽ theo đề tài. Tuy nhiên trong phạm vi bài viết vẫn còn những hạn chế nhất định, mong các đồng chí đồng nghiệp nhất là các đồng chí đang trực tiếp giảng dạy môn Mỹ thuật đóng góp ý kiến, cùng thảo luận góp phần hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục trong thời kì mới.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh vẽ tranh đề tài - Trường THCS Bình Lăng

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH VẼ TRANH ĐỀ TÀI - TRƯỜNG THCS BÌNH LĂNG Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh vẽ tranh đề tài Như chúng ta đã biết, dạy các môn khoa học tự nhiên đã khó, trừu tượng như Mỹ thuật lại càng khó hơn. Cảm nhận khó, sáng tạo khó, dạy học sinh cách cảm nhận và sáng tạo Mỹ thuật là một điều rất khó. Cho nên cách thức truyền đạt của người giáo viên Mỹ thuật là cả một nghệ thuật. Sự đổi mới căn bản về phương pháp dạy học từ quan điểm “lấy người dạy làm trung tâm” sang quan điểm “lấy người học làm trung tâm” đối với môn Mỹ thuật cũng là một cuộc cách mạng, thông qua con đường ấy cái bản chất của Mỹ thuật sẽ ngấm sâu vào tâm hồn học sinh của chúng ta. Đó là cái đích của đội ngũ giáo viên Mỹ thuật chúng ta cần phải thực hiện. Ngày nay, cái đẹp trở thành một trong những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống con người. Tất cả những gì phục vụ cho con người đều cần đẹp về hình thể và màu sắc. Và khi cuộc sống ngày càng cao thì cái đẹp lại càng trở nên quan trọng, có thể nói nó đóng góp một phần đáng kể vào phát triển nền kinh tế quốc dân. Vì thế, dạy học Mỹ thuật ở trường phổ thông là cần thiết. Với nhiều lợi thế, môn Mỹ thuật sẽ tạo điều kiện cho học sinh học có điều kiện thể hiện qua các môn học khác, thể hiện ở khả năng quan sát, nhận xét, cách suy nghĩ, tìm tòi sáng tạo, tư duy hình tượng và phương pháp làm việc khoa học, góp phần hình thành phẩm chất của con người lao động trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Song, hiện nay việc dạy – học Mỹ thuật ở bậc THCS vẫn còn nhiều bất cập từ việc cho học sinh hiểu, vận dụng được kiến thức tới bài thực hành; cách truyền thụ kiến thức của người dạy. Việc học sinh lĩnh hội được đầy đủ kiến thức để áp dụng vẽ được một bức tranh có hiệu quả cao nhất còn phụ thuộc vào rất nhiều ở yếu tố người dạy. Chính vì vậy, qua kinh nghiệm giảng dạy thực tế môn Mỹ thuật ở bậc THCS, tôi xin được trao đổi một số kinh nghiệm trong việc hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng thực hành, đặc biệt thể hiện các bức tranh vẽ theo đề tài. Tuy nhiên trong phạm vi bài viết vẫn còn những hạn chế nhất định, mong các đồng chí đồng nghiệp nhất là các đồng chí đang trực tiếp giảng dạy môn Mỹ thuật đóng góp ý kiến, cùng thảo luận góp phần hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục trong thời kì mới. Xin chân thành cảm ơn! Chi Lăng, ngày 01 tháng 5 năm 2009 Người viết Nguyễn Văn Lam Nhìn nhận về kết quả của chương trình Mỹ thuật ở bậc THCS, tôi thấy rằng bộ môn Mỹ thuật đ• giúp các em có rất nhiều chuyển biến tốt đẹp về nhận thức nghệ thuật. Khía cạnh nghệ thuật ở đây có thể chỉ là những bức tranh ngộ nghĩnh do chính tay các em vẽ mà khi nhìn vào đó thì người ta có thể bắt gặp được bao nhiêu là ước mơ, khát vọng được biểu hiện một cách khoáng đạt với những yếu tố màu sắc và hình hài ngồn ngộn chất trẻ thơ. Hay đơn giản hơn là cách mà các em vận dụng những hiểu biết thẩm mĩ để ăn mặc sao cho đẹp, để trao đổi và học hỏi nhau về những điều làm cho học trò trở nên văn minh hon trong học tập và sinh hoạt tại trường. Và hơn lúc nào hết đó là sự cảm nhận bước đầu với cái đẹp, với nghệ thuật làm đẹp, từ đó hình thành trong các em ý thức tự làm đẹp. Trong môn Mỹ thuật ở bậc THCS các em được làm quen với rất nhiều phân môn khác nhau, song vẽ tranh theo đề tài là một phân môn rất quan trọng, là tổng hợp của tất cả các phân môn khác vì vậy việc hướng dẫn các em hiểu và vẽ đúng đề tài yêu cầu là một vấn đề rất quan trọng của giáo viên hướng dẫn. Không phải cứ lúc nào giáo viên nêu yêu cầu là học sinh có thể lĩnh hội được đầy đủ kiến thức và kĩ năng thực hành vì đối tượng học sinh không đồng nhất. Trong quá trình giáo dục muốn con người phát triển về mọi mặt thì phải hiểu con người về mọi mặt. Vì thế giáo viên phải hiểu được học sinh của mình nắm bắt được đặc điểm tâm lý, nhận thức của học sinh. Cụ thể, đối với môn Mỹ thuật trong nhà trường phổ thông người giáo viên ngoài việc nắm bắt về đặc điểm tâm lý ra thì giáo viên cần nắm bắt được rõ và cụ thể hơn về những nhu cầu hứng thú trong học tập nắm bắt sự phát triển, ghi nhớ tư duy tưởng tượng của các em, kích thích làm cho tư duy sáng tạo trí tưởng tượng, phát triển tốt có hiệu quả trong môn Mỹ thuật nói chung và phân môn vẽ tranh đề tài nói riêng. Vậy trí tưởng tượng đối với các em có tầm quan trọng như thế nào? Nếu các em có trí tưởng tượng càng cao thì các em vẽ tranh càng đẹp, vậy hình vẽ của các em không chỉ là những gì thực tế mà còn có sự sáng tạo thông qua lăng kính chủ quan và khách quan cho ta những hình ảnh thật sinh động và ngộ nghĩnh, rất hồn nhiên đầy chất ngây thơ của chính các em. Vì thế khả năng tưởng tượng đối với các em rất quan trọng góp phần tạo ra hứng thú cần thiết trong khi làm bài. Cho đến bây giờ nhìn lại những thành quả có được từ phía các em ở các môn học trong đó có Mỹ thuật tôi mới thấy được đổi mới phương pháp dạy và học là một nhân tố quan trọng trong sự nghiệp phát triển giáo dục đáp ứng được nhu cầu phát triển của x• hội hiện nay. Kết quả đánh giá, xếp loại trong năm học 2008 – 2009 của học sinh trường THCS Bình Lăng: Lớp Sĩ số Giỏi Khá T. Bình Yếu 6A 34 6B 35 6C 37 6D 36 Cộng 142 7A 42 7B 41 7C 42 7D 41 Cộng 126 8A 42 8B 44 8C 45 8D 45 Cộng 176 9A 36 9B 38 9C 36 9D 33 9E 36 Cộng 179 Như vậy để có được kết quả như trên, tôi nhận thấy vấn đề đổi mới phương pháp, truyền đạt kiến thức, hướng dẫn học sinh làm bài thực hành là rất quan trọng. Hội hoạ đối với các em nói chung, học sinh nói riêng là cả một thế giới muôn hình muôn vẻ, với những nét ngây thơ và sinh động, các em không vẽ theo một quy luật nhất định nào mà vẽ dựa trên cảm xúc do môi trường thẩm mỹ tạo nên chứ không phải do hiểu biết kỹ về cuộc sống, các em thường vẽ theo trí nhớ vẽ theo các biểu tượng được hình thành hoặc tưởng tượng ra nhiều hơn là vẽ theo mẫu thực. Chính vì những lí do trên tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm thực tế giảng dạy mà tôi đ• áp dụng trong những năm vừa qua. 1. Thực trạng: Trong quá trình giáo dục muốn con người phát triển về mọi mặt thì phải hiểu con người về mọi mặt. Vì thế giáo viên phải hiểu được học sinh của mình, nắm bắt được đặc điểm tâm lý, nhận thức của học sinh. Tuy nhiên, qua quá trình giảng dạy bộ môn Mỹ thuật trong nhà trường phổ thông tôi nhận thấy: * Học sinh chưa bắt nhịp với bộ môn, vẫn cho rằng bộ môn Mỹ thuật là môn học phụ. * Chuẩn bị phương tiện học - tập sơ sài. * Tư liệu phục vụ môn học còn hạn chế. * Vẽ theo cảm tính, suy nghĩ độc lập cá nhân. * Tinh thần tự học, sáng tạo chưa cao. ... 2. Nguyên nhân: Xét về nguyên nhân, tôi nhận thấy: * Trước tiên chúng ta – những người trực tiếp đang xây dựng nền tảng giáo dục – vẫn xem nhẹ tầm quan trọng môn học. * Giáo viên hướng dẫn chưa thực sự nhận thức đúng đắn tầm quan trọng, sự tác động qua lại của phân môn với các môn học khác. * Khai thác nội dung ở khía cạnh hạn hẹp. * Tính liên hệ thực tiễn chưa cao. * Chưa khơi dậy được tính sáng tạo trong tâm hồn trẻ. * Dạy theo tính áp đặt, hoàn thành mục tiêu của bài nhưng ở mức hoàn thành thấp, chống đối. * Cụ thể, với môn Mỹ thuật trong nhà trường phổ thông người giáo viên ngoài việc nắm bắt về đặc điểm tâm lý ra thì giáo viên cần nắm bắt được rõ và cụ thể hơn về những nhu cầu hứng thú trong học tập, nắm bắt sự phát triển, ghi nhớ tư duy tưởng tượng của các em, kích thích làm cho tư duy sáng tạo trí tưởng tượng, phát triển tốt có hiệu quả trọng môn Mỹ thuật nói chung và phân môn vẽ tranh đề tài nói riêng. 3. Giải pháp – kinh nghiệm thực tiễn: Nếu các em có trí tưởng tượng càng cao thì các em vẽ tranh càng đẹp, vậy hình vẽ của các em không chỉ là những gì thực tế mà còn có sự sáng tạo thông qua lăng kính chủ quan và khách quan cho ta những hình ảnh thật sinh động và ngộ nghĩnh, rất hồn nhiên đầy chất ngây thơ của chính các em. Vì thế khả năng tưởng tượng đối với các em rất quan trọng góp phần tạo ra hứng thú cần thiết trong khi làm bài . Trong phân phối chương trình môn Mỹ thuật ở bậc THCS, phân môn vẽ theo đề tài bao gồm 34 tiết: * Khối 6: 9 tiết. * Khối 7: 11 tiết * Khối 8: 10 tiết. * Khối 9: 4 tiết. Như vậy so 34/123 tiết ta thấy phân môn vẽ tranh theo đề tài chiếm 1/4 trong tổng số tiết thực học, do đó có thể khẳng định việc vẽ được một tranh vẽ theo đề tài đạt hiệu quả cao là vấn đề tương đối phức tạp cả người học lẫn người hướng dẫn. Như đ• dẫn, giữa nhận thức và lĩnh hội kiến thức của người học, hướng dẫn, định hướng của người dạy quyết định rất lớn đến kết quả bài vẽ của người học. Để có được bức tranh đề tài có kết quả cao người học sinh cần phải có một trí tưởng tượng tốt, do vậy người giáo viên cần phải trang bị học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ của mình là quan sát ghi nhớ và tưởng tượng. Tùy thuộc vào từng nội dung cụ thể khác nhau sẽ có sự định hướng riêng. Song về cơ bản, hướng người học phát huy trí tưởng tượng để đóng vai trò làm tư liệu giúp ích trong việc vẽ tranh là quan trọng.Từ bài học đầu tiên môn Mỹ thuật ở bậc THCS (Luật xa gần, cách vẽ tranh đề tài), tôi luôn chú trọng người học làm quen với phân môn, biết cách sưu tầm tư liệu để phục vụ môn học. VD: Tiết 9: Vẽ tranh - Đề tài học tập (lớp 6). Học sinh là đối tượng người học nên nội dung này gắn liền với tâm lí lứa tuổi của các em. Vậy chúng ta phải làm gì để phát huy tính tích cực học tập của các em? Trước tiên theo tôi nên khơi gợi một số hình ảnh quen thuộc của các em như: Học nhóm, học trên lớp, học ở nhà, học ngoài sân trường...để các em định hình được nhiệm vụ của người học từ đó hình thành và cung cấp kiến thức về hình ảnh cho các em.Đối với nội dung như thế này yêu cầu ở giáo viên hướng đẫn cần nhiều tư liệu khác nhau từ tranh của họa sĩ đến tranh vẽ của học sinh để từng bước các em có những phép so sánh cụ thể hơn. Tôi xin trình bày một cách thiết kế mà tôi đ• áp dụng
File đính kèm:
skkn_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_ve_tranh_de_tai_truong_t.pdf