SKKN Kinh nghiệm giảng dạy văn bản nghị luận trong chương trình Ngữ Văn Lớp 10 THPT

Chương trình Ngữ Văn lớp 10 đến nay đã trải qua 5 năm thực hiện đổi

mới sách giáo khoa của Bộ Giáo dục Đào tạo. Bên cạnh việc lựa chọn

các tác phẩm văn học mang tính hình tượng, sử dụng hư cấu với một số

thể loại chính như: thơ, truyện, tiểu thuyết (gọi chung là văn bản nghệ

thuật) là việc sử dụng tác phẩm văn học không hư cấu được viết bằng

nhiều thể loại khác nhau theo mỗi giai đoạn như: nghị luận, sử kí, văn tế,

phú, dân ca lịch sử, Nếu như chương trình sách giáo khoa trước đây ít

chú ý thể loại văn nghị luận (giảng văn nghị luận) thì chương trình mới

xuất hiện khá nhiều loại này. Như vậy, vấn đề thể loại văn học được mở

rộng phạm vi, giáo viên và học sinh có điều kiện bao quát về hệ thống

thể loại văn học trong nhà trường. Đáng lưu ý nhất là thể loại văn nghị

luận, việc giảng dạy và tiếp nhận các tác phẩm thể loại này chưa được

chú ý đúng mức.

pdf 38 trang Huy Quân 29/03/2025 280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm giảng dạy văn bản nghị luận trong chương trình Ngữ Văn Lớp 10 THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Kinh nghiệm giảng dạy văn bản nghị luận trong chương trình Ngữ Văn Lớp 10 THPT

SKKN Kinh nghiệm giảng dạy văn bản nghị luận trong chương trình Ngữ Văn Lớp 10 THPT
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY VĂN BẢN 
NGHỊ LUẬN TRONG CHƯƠNG TRÌNH 
NGỮ VĂN LỚP 10 THPT 
MỤC LỤC 
 Trang 
I. Lý do chọn đề tài. ......................................................................................... 2 
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu. ............................................................. 3 
1. Hệ thống văn bản nghị luận trong chương trình Ngữ văn 10 ...................... 3 
2. Kết quả khảo sát và những nhược điểm còn tồn tại trong dạy và học......... 5 
III. Nội dung đề tài . ......................................................................................... 6 
1. Cơ sở lý luận . .............................................................................................. 6 
2. Giải pháp thực hiện . .................................................................................... 7 
2.1. Xuất phát từ đặc trưng phong cách thể loại .............................................. 7 
2.1.1. Khái niệm ............................................................................................ 7 
2.1.2. Chức năng và đặc trưng ...................................................................... 9 
2.1.3. Đặc điểm ...........................................................................................13 
2.2. Vận dụng lịch sử giai đoạn xuất hiện của tác phẩm để lí giải ................15 
2.3. Bám sát nội dung và hình thức văn bản để triển khai ............................16 
2.4. Gia tăng chất văn học..............................................................................17 
2.5. Sử dụng vai trò tưởng tượng, liên tưởng của học sinh ...........................18 
3. Thực hiện: Thiết kế bài học. ......................................................................20 
IV. Kết quả .....................................................................................................33 
V. Bài học kinh nghiệm .................................................................................33 
VI. Kết luận ....................................................................................................34 
VII. Tài liệu tham khảo ..................................................................................36 
I. Lý do chọn đề tài: 
1. Chương trình Ngữ Văn lớp 10 đến nay đã trải qua 5 năm thực hiện đổi 
mới sách giáo khoa của Bộ Giáo dục Đào tạo. Bên cạnh việc lựa chọn 
các tác phẩm văn học mang tính hình tượng, sử dụng hư cấu với một số 
thể loại chính như: thơ, truyện, tiểu thuyết (gọi chung là văn bản nghệ 
thuật) là việc sử dụng tác phẩm văn học không hư cấu được viết bằng 
nhiều thể loại khác nhau theo mỗi giai đoạn như: nghị luận, sử kí, văn tế, 
phú, dân ca lịch sử,Nếu như chương trình sách giáo khoa trước đây ít 
chú ý thể loại văn nghị luận (giảng văn nghị luận) thì chương trình mới 
xuất hiện khá nhiều loại này. Như vậy, vấn đề thể loại văn học được mở 
rộng phạm vi, giáo viên và học sinh có điều kiện bao quát về hệ thống 
thể loại văn học trong nhà trường. Đáng lưu ý nhất là thể loại văn nghị 
luận, việc giảng dạy và tiếp nhận các tác phẩm thể loại này chưa được 
chú ý đúng mức. 
2. Việc dạy và học văn bản nghị luận gặp nhiều khó khăn bởi các lí do sau: 
- Mục đích của văn bản nghị luận: phát ngôn cho một tư tưởng, một quan 
điểm, một chủ trương, một lập trường xã hội nhất định. Vì thế, nội 
dung thường là các vấn đề có tính chất thời sự, chính trị, văn hoá, quốc 
gia, dân tộc, lịch sử, tương đối rộng với tầm hiểu biết phổ biến của 
học sinh. 
- Hình thức: thường sử dụng hệ thống lập luận chặt chẽ, nhiều lí lẽ, đa 
dạng về phương thức biểu hiện và các phương tiện nghệ thuật. 
- Đặc điểm: khô khan, ít phù hợp với tâm lí và nhận thức của học sinh; ít 
tính văn chương, khó đi vào cảm xúc của người đọc; ý tưởng thâm thuý 
khó nắm bắt, 
- Nguồn tư liệu bổ trợ khan hiếm. 
3. Xu thế hội nhập quốc tế hiện nay đang đặt mỗi cá nhân trước nhiều thách 
thức mới, nhất là các vấn đề chính trị xã hội. Việc tiếp nhận các văn bản 
nghị luận trong nhà trường góp phần không nhỏ trong việc hình thành hệ 
thống quan điểm, tư tưởng cho thế hệ trẻ trong việc xử lí các vấn đề đặt 
ra của cuộc sống một cách đúng đắn, vừa phù hợp với tinh thần thời đại 
mới, vừa đảm bảo tinh thần quốc gia, dân tộc. 
Trong khi đó, những văn bản nghị luận lại được giảng dạy và tiếp 
nhận với tư cách là tác phẩm văn học, vì thế, cái khó của người dạy là vừa 
đảm bảo tính khách quan của tác phẩm, vừa truyền lại những rung cảm của 
văn bản với tư cách là một sáng tạo nghệ thuật thật sự. Chính vì tầm quan 
trọng của thể loại, sự khó khăn của giáo viên khi giảng dạy, tôi xin được đề 
xuất một vài kinh nghiệm có tính chất cá nhân góp phần đổi mới hướng 
nghiên cứu và giảng dạy môn Văn trong nhà trường qua đề tài: “Kinh 
nghiệm giảng dạy những văn bản nghị luận trong chương trình Ngữ Văn 
lớp10”. 
II. Thực trạng 
1. Hệ thống văn bản nghị luận trong chương trình Ngữ Văn 10: chiếm 
khối lượng khá nhiều. 
Bộ Thể 
Loại Tên văn bản Tác giả Năm Trang 
SGK 
cơ 
bản 
Chính 
trị Đại cáo bình Ngô Nguyễn Trãi 
Cuối 
1427 
Tập 2 
tr.16 
Văn 
hoá 
XH 
Tựa “Trích diễm thi tập” (trích) Hoàng Đức Lương 1497 
Tập 2 
tr.28 
Hiền tài là nguyên khí 
của quốc gia 
 (Trích Bài kí đề danh tiến sĩ 
khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại 
Bảo thứ ba) Đọc thêm 
Thân Nhân 
Trung 
1484 
Tập 2 
tr.31 
Nhân 
vật LS 
Hưng Đạo đại vương 
Trần Quốc Tuấn Ngô Sĩ Liên 
Nhà 
Trần 
Tập 2 
tr.41 
 (Trích Đại Việt sử kí toàn thư) 
Thái sư Trần Thủ Độ 
(Trích Đại Việt sử kí toàn thư) 
Đọc thêm 
Ngô Sĩ Liên Nhà Lý 
– Trần 
Tập 2 
tr.46 
SGK 
nâng 
cao 
Chính 
trị 
Thư dụ Vương Thông lần nữa 
(Trích Quân trung từ mệnh tập) Nguyễn Trãi 
Tháng 
2 – 
1427 
Tập 2 
tr.16 
Đại cáo bình Ngô Nguyễn Trãi Cuối 
1427 
Tập 2 
tr.24 
Văn 
hoá 
XH 
Hiền tài là nguyên khí 
của quốc gia 
 (Trích Bài kí đề danh tiến sĩ 
khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại 
Bảo thứ ba) Đọc thêm 
Thân Nhân 
Trung 
1484 
Tập 2 
tr.41 
Tựa “trích diễm thi tập” (trích) 
Hoàng Đức 
Lương 1497 
Tập 2 
tr.50 
Nhân 
vật 
lịch sử 
Phẩm bình nhân vật lịch sử 
(Trích Đại Việt sử kí toàn thư) 
Đọc thêm 
Lê Văn Hưu 1272 Tập 2 
tr.43 
Thái phó Tô Hiến Thành 
(Trích Đại Việt sử lược) Một số sử gia 
Cuối 
TK14 
Tập 2 
tr.53 
Thái sư Trần Thủ Độ 
(Trích Đại Việt sử kí toàn thư) Ngô Sĩ Liên 
Nhà Lý 
- Trần 
Tập 2 
tr.62 
Hưng Đạo Đại Vương 
Trần Quốc Tuấn 
 (Trích Đại Việt sử kí toàn thư) 
Đọc thêm 
Ngô Sĩ Liên Nhà 
Trần 
Tập 2 
tr. 65 
2. Kết quả khảo sát và những nhược điểm còn tồn tại trong dạy và học: 
Đối với việc dạy học Văn ở các cấp học nói chung và ở trường học phổ 
thông nói riêng, việc làm sao để đảm bảo được nội dung kiến thức bài học 
mà đồng thời học sinh lại phải chủ động chiếm lĩnh kiến thức bài học theo 
yêu cầu đổi mới về phương pháp hiện nay quả thật là điều không dễ thực 
hiện. Văn học là khoa học nhưng cũng là nghệ thuật, vì vậy việc dạy văn đòi 
hỏi người giáo viên phải vận dụng nhiều kĩ năng, trong đó không chỉ là kiến 
thức mà đòi hỏi cả sự sáng tạo, linh hoạt của người giáo viên ở mỗi bài dạy 
cụ thể. Sự chuẩn bị kĩ càng cho việc lên lớp của người giáo viên từ khâu 
chuẩn bị - tức là phần thiết kế bài dạy - là một trong những yếu tố góp phần 
không nhỏ vào hiệu quả của tiết học, đặc biệt là với những tiết học đọc văn, 
trong đó có những văn bản nghị luận. 
Trước thực tế đó, tôi đã tiến hành khảo sát tìm hiểu về phía học sinh. 
Cụ thể, tôi đã phát câu hỏi cho 407 học sinh lớp 10 của trường để các em 
phát biểu những cảm nhận và nêu ý kiến, nguyện vọng của mình khi tiếp cận 
các văn bản nghị luận. Nội dung câu hỏi là: Em có cảm nhận như thế nào 
khi học những văn bản nghị luận? 
Kết quả : 
+ 78,62% học sinh trả lời: Văn bản nghị luận có ý nghĩa, thực tế 
nhưng đa phần dài, khô khan, khó nhớ nên không thích học bằng 
các văn bản thuộc thể loại khác. 
+ 14,99% học sinh trả lời: có thích học nhưng chưa thật sự hiểu. 
+ 6,39% học sinh trả lời: không hiểu gì, không thích học. 
 Kết quả trên cho thấy, phần đa học sinh không thích học văn bản 
thuộc thể loại nghị luận. Tuy nhiên, có đến 78,62% học sinh nhận ra ý nghĩa 
của văn bản nghị luận, nghĩa là nguyên nhân các em không thích học các 
văn bản này là do chưa thực sự hứng thú với giờ học mà thôi. 
Từ thực trạng trên, cộng với kinh nghiệm giảng dạy cá nhân, tôi nhận 
thấy trong dạy và học văn bản nghị luận trong chương trình Ngữ Văn lớp 10 
còn tồn tại những nhược điểm sau: 
- Phía người dạy: 
+ Tâm lí: ít hứng thú, chưa coi trọng, giờ dạy ít hào hứng. 
+ Cách truyền đạt: chú ý tính nội dung văn bản nhiều hơn tính nghệ 
thuật, vì thế, giờ dạy thiên về lí trí hơn việc biểu đạt những xúc cảm 
thẩm mĩ. 
+ Kết quả: nghiêng về những thông tin, dư âm của những rung cảm 
thẩm mĩ hạn chế. 
- Phía người học: 
+ Tâm lí tiếp nhận: nghiêng về tìm hiểu những thông tin hơn là việc 
biểu lộ cảm xúc. 
+ Cách tiếp nhận: nghiêng về mặt xã hội, chính trị. 
+ Kết quả: giờ học tác phẩm thành giờ tìm hiểu lịch sử. 
Với khối lượng văn bảnkhá nhiều và thực tế dạy - học nêu trên, tôi đề 
xuất một số giải pháp bước đầu mà bản thân thấy có hiệu quả trong quá 
trình giảng dạy. 
II. Nội dung đề tài: 
1. Cơ sở lý luận: 
Văn nghị luận là một thể văn ra đời từ rất lâu. Ở Trung Hoa, văn nghị 
luận có từ thời Khổng Tử (551- 479TCN). Ở Việt Nam, văn nghị luận cũng là 
một thể loại có truyền thống lâu đời, có giá trị và tác dụng hết sức to lớn 
trong trường kì lịch sử, trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Có thể kể 
từ Chiếu dời đô(1010) của Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ), Hịch tướng sĩ (1285) 
của Trần Quốc Tuấn cho đến Bình Ngô đại cáo (1428) của Nguyễn Trãi; từ 
bài Tựa Trích diễm thi tập (1497) của Hoàng Đức Lương, Chiếu cầu hiền 
(1788) của Ngô Thì Nhậm đến bản điều trần Xin lập khoa luật (1867) của 
Nguyễn Trường Tộ; Chiếu Cần Vương (1885) đến Hịch đánh Pháp sau 
này 
Có thể nói trong suốt trường kì lịch sử dân tộc, văn nghị luận là một

File đính kèm:

  • pdfkinh_nghiem_giang_day_van_ban_nghi_luan_trong_chuong_trinh_n.pdf