SKKN Góp phần tập luyện một số năng lực học môn Toán cho học sinh ở bậc Trung học cơ sở
Học sinh khá, giỏi toán hiện nay phần lớn chỉ đầu tư vào việc giải hết bài
tập toán khó này đến bài toán khó khác mà chưa nâng cao được nhiều về năng
lực học toán. Mặt khác trong các tiết luyện tập thường chỉ có thầy và một số
học sinh khá giỏi hoạt động tích cực, còn số đơng chỉ biết ghi chép một cách
thụ động, chưa có điều kiện phát triển năng lực học toán. Việc tập luyện năng
lực học toán cho các em là việc có thể làm được và tiến hành một cách thường
xuyên liên tục, trước hết là thông qua các tiết luyện tập. Tuy nhiên một trong
những khó khăn khi thực hiện định hướng này là việc xác định những năng lực
học toán nào cần bồi dưỡng cho học sinh, giúp học sinh vừa lĩnh hội đầy đủ
những yêu cầu của chương trình hiện hành vựa thực hiện tốt nhất về chủ định
trên.
Trong quá trình dạy toán ở trường THCS, khâu truyền thụ kiến thức cơ
bản là rất quan trọng nếu không nói là quan trọng nhất. Bởi vì kiến thức cơ
bản là vốn sống động nhất, phải có và luôn luôn tồn tại trong mỗi người học
toán và làm toán, trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học. Các bài
toán khó các bài toán hay trong chừng mực nào đó có thể quên đi. Nhưng các
vấn đề cơ bản về kiến thức của toán thì không được phép quên đi nếu như
người đó còn muốn đạt kết quả cao hơn trong học toán và nghiên cứu về toán.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Góp phần tập luyện một số năng lực học môn Toán cho học sinh ở bậc Trung học cơ sở

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GÓP PHẦN TẬP LUYỆN MỘT SỐ NĂNG LỰC HỌC MÔN TOÁN CHO HỌC SINH Ở BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ I. PHẦN MỞ ĐẦU: 1. Lý do chọn đề tài: Học sinh khá, giỏi toán hiện nay phần lớn chỉ đầu tư vào việc giải hết bài tập toán khó này đến bài toán khó khác mà chưa nâng cao được nhiều về năng lực học toán. Mặt khác trong các tiết luyện tập thường chỉ có thầy và một số học sinh khá giỏi hoạt động tích cực, còn số đơng chỉ biết ghi chép một cách thụ động, chưa có điều kiện phát triển năng lực học toán. Việc tập luyện năng lực học toán cho các em là việc có thể làm được và tiến hành một cách thường xuyên liên tục, trước hết là thông qua các tiết luyện tập. Tuy nhiên một trong những khó khăn khi thực hiện định hướng này là việc xác định những năng lực học toán nào cần bồi dưỡng cho học sinh, giúp học sinh vừa lĩnh hội đầy đủ những yêu cầu của chương trình hiện hành vựa thực hiện tốt nhất về chủ định trên. Trong quá trình dạy toán ở trường THCS, khâu truyền thụ kiến thức cơ bản là rất quan trọng nếu không nói là quan trọng nhất. Bởi vì kiến thức cơ bản là vốn sống động nhất, phải có và luôn luôn tồn tại trong mỗi người học toán và làm toán, trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học. Các bài toán khó các bài toán hay trong chừng mực nào đó có thể quên đi. Nhưng các vấn đề cơ bản về kiến thức của toán thì không được phép quên đi nếu như người đó còn muốn đạt kết quả cao hơn trong học toán và nghiên cứu về toán. Hiện nay thực hiện cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” việc giúp học sinh lĩnh hội kiến thức cơ bản là một việc làm cần thiết và cấp bách. Thực tế nhiều học sinh đang ngồi “nhầm lớp” đang ngồi ở lớp trên mà quên mất nhiều kiến thức cơ bản của lớp dưới. Trong quá trình bồi dưỡng học sinh khá, giỏi, có lẽ điều đáng sợ nhất đối với mỗi giáo viân là gặp phải các học sinh mà kiến thức cơ bản về toán học của họ đã rơi rụng hết hoặc không có bao nhiêu. Mỗi khi nói đến điều gì có liên quan đến kiến thức toán học cơ bản mà học sinh cũng quân hoặc nhớ “lờ mờ” thì dù cho người thầy giáo có kiên trì đến mấy cũng khó tránh khỏi sự bực mình trong khi dạy dỗ các học sinh như vậy. Song song với việc truyền thụ kiến thức cơ bản cho học sinh cần tập luyện một số năng lực toán học cho học sinh khá, giỏi thông qua các tiết luyện tập bồi dưỡng. Bởi lý do trên, trong quá trình giảng dạy (dự ở lớp đại trà, lớp chọn, hay lớp chuyên) người thầy giáo phải thật chú ý đến khâu truyền đạt các kiến thức cơ bản cho học sinh và coi đó là sự quan tõm hàng đầu của mình, nếu thực sự mong muốn chất lượng học tập của học sinh ngày càng được nâng cao. 2. Mục đích nghiên cứu: Hiện nay ở nhiều trường, chất lượng thực tế của học sinh còn quá thấp với nội dung của đề tài này sẽ giúp cho GV cải tiến phương pháp giảng dạy, đồng thời học sinh được lĩnh hội các kiến thức cơ bản. 3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu: - Tất cả các đối tượng học sinh ở mức độ về mặt học tập (kém, yếu, TB, khá, giỏi). - Phạm vi nghiên cứu: Tìm hiểu chất lượng thực tế ở tại trường THCS đang công tác và kết hợp thông tin ở một số đơn vị bạn. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: Qua việc nghiên cứu đề tài này sẽ đưa ra kế hoạch giảng dạy của bộ môn định hướng, xác định các nội dung kiến thức cơ bản của từng nội dung chương trình, tiếp theo chương trình hiện hành. Đặc biệt cần để thời gian để bồi dưỡng học sinh yếu, kém, giúp đối tượng này nhớ lại kiến thức cơ bản ở các chương trình lớp dưới và ngay cả lớp đang học. Song song với việc cần tập luyện một số năng lực toán học cho học sinh khá, giỏi. 5. Phương thức nghiên cứu: - Sử dụng một số phương pháp dạy theo phương cách cải tiến. - Hướng dẫn để học sinh tự học nhiều hơn, tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh. - Tăng thêm một số buổi để bồi dưỡng học sinh yếu, kém. II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI: “GÓP PHẦN TẬP LUYỆN MỘT SỐ NĂNG LỰC HỌC TOÁN CHO HỌC SINH Ở BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ” CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở pháp lý: - Chỉ thị hướng dẫn kế hoạch giảng dạy bộ môn toán. - Thực hiện cuộc vận động “Nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục”. 2. Cơ sở lý luận: Việc bồi dưỡng học sinh đó nắm vững tất cả các kiến thức cơ bản của toán học ở trường phổ thông trở thành học sinh giỏi, học sinh khá là không dễ dàng nhưng cũng không đến nỗi quá khó khăn. Trong chương trình toán cấp THCS kiến thức của môn toán là các khái niệm, các định nghĩa, các định lý, các hệ quả, các tiền đề, các công thức, các qui tắc về phép tính đó đưa vào sách giáo khoa từ lớp 6 đến lớp 9 mà chủ yếu trong phần lý thuyết. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Hiện nay rất nhiều giáo viên đó quan tâm đến khâu truyền thụ kiến thức cơ bản về toán học cho học sinh. Những giáo viên dạy giỏi lại chính là những người giáo viên quan tâm nhất đến những khâu truyền thụ kiến thức cơ bản về toán học cho học sinh. Trong quá trình giảng dạy, thực tiễn đó giúp họ nhận thức rõ tõm quan trọng của khâu truyền đạt kiến thức cơ bản vì họ đó ngày càng dạy tốt hơn để vươn lên dạy giỏi. Tuy nhiên trong đội ngũ giáo viên của chúng ta cũng không ít những giáo viên chưa thực sự làm tốt khâu truyền thụ kiến thức cơ bản về kiến thức cơ bản cho học sinh. Họ say sưa với các bài toán khó, giới thiệu hết loại toán này, đến loại toán khác, làm rối mù sự suy nghĩ của học sinh, trong khi học sinh chưa nắm được kiến thức cơ bản, do không được luyện tập, củng cố các bài toán họ đưa ra cứ như “ở trên trời rơi xuống” nhiều giáo viên rất thích thú với các bài toán khó (ở sách viết cho học sinh chuyên toán) trong khi các kiến thức cơ bản của sách giáo khoa dùng cho học sinh diện đại trà thì được truyền đạt không đầy đủ, không sâu sắc nếu không nói là truyền đạt sơ sài. Chính vì thế ngay cả các lớp chọn, nhiều học sinh được tuyển vào mang tiếng là học sinh khá giỏi mà kiến thức của họ cũng không vững chắc, nhiều học sinh phải làm những bài toán quá phức tạp không được móc nối với các kiến thức cơ bản (mà đáng lẽ họ phải được học trước rồi mới làm bài tập). Do đú đó mất qua nhiều thời gian với các bài toán “vô bổ” kiểu đú mà kết quả học tập lại không cao. CHƯƠNG III BIỆN PHÁP, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở đề xuất các giải pháp: Giảng dạy các kiến thức cơ bản cho học sinh như thế nào? Để khắc sâu các kiến thức cơ bản cho học sinh phải làm gì? Thế nào là khắc sâu kiến thức cơ bản cho học sinh? Các câu hỏi trên là yêu cầu cần thiết hiện nay đối với mỗi giáo viên. Tuy nhiên trong phạm vi hẹp này tôi xin đưa ra một ví dụ về cách dạy kiến thức cơ bản và khắc sâu kiến thức cơ bản cho học sinh từ đú phát huy trí lực cho học sinh từng bước. Thí dụ: Dạy hằng đẳng thức: (a+b)2 = a2 + 2ab + b2 như thế nào? Đây là kiến thức cơ bản được tồn tại và được ghi nhớ luôn luôn dối với mỗi học sinh cũng như đối với người làm công tác nghiên cứu khoa học nghiên cứu toán học a) Yêu cầu học sinh phải nắm chắc thế công thức này và không được phép quân đi. Điều đú có nghĩa là mỗi học sinh phải nhận ra công thức này dự đú đang tồn tại ở “dạng chữ”, “dạng số”, “dạng chữ và số hợp” dãy bình phương cử các biểu thức phức tạp .v.v. đọc ngược cũng được, thay đổi thứ tự vị trí các số hay cùng đọc được. Ví dụ: (m +n)2 = m2 + 2mn + n2 (dạng chữ) (a + 3)2 = a2 + 2.3.a +32 = a2 + 6a +9 (dạng chữ và số) 1272 + 146.127 + 732 = (127 + 73)2 (dạng số) [(x2 +1)2 + (2a + b )]2 = ( x2 + 1)4 + 2 (x2 +1)(2a +b) + (2a +b)2 (Dạng bình phương của tổng các biểu thức đại số) Yêu cầu phải là như vậy. Vì thực tế cho thấy rằng học sinh có nắm được đến mức độ như vậy mới gọi là nắm chắc kiến thức cơ bản và khi đú các em có thể thực hiện được nhanh chóng các phép tính, các phép biến đổi đồng nhất, biến tích thành tổng, biến tổng thành tích. 2) Các giải pháp chủ yếu: (Xin không nói nhiều về mặt lý luận mà chỉ nêu lên các bước cần thiết phải làm trong quá trình truyền thụ kiến thức cho học sinh). Bước 1: Chứng minh sự tồn tại của hằng đẳng thức để gây nên sự tin tưởng của học sinh về tính chất đúng đắn của công thức: ( a + b )2 = ( a + b ) ( a + b ) = a2 + ab + ab + b2 = a2 + 2ab + b2 Bước 2: Đưa các tình huống tạo điều kiện cho học sinh ghi nhớ công thức và phát triển công thức theo chiều tư duy thuận. Bước này để học sinh tự làm, muốn vậy giáo viên phải xây dựng một hệ thống bài tập từ dễ đến khó hợp với quá trình phát tư duy. Bài tập trước đã có những gợi ý cho bài tập sau. Thí dụ: 1) Hãy viết các biểu thức sau đây dưới dạng tổng của các hạng tử bằng cách áp dụng hằng đẳng thức đã nêu trên: a) (m + n)2 b) (2m + n)2 c) (2m + 3n)2 e) (2a + 5)2 f) (a +1)2 g) (a + 1 2 )2 Sau khi học sinh tự làm các bài toán này chắc chắn các em sẽ nắm được bản chất của công thức nêu trên. Tuy nhiên chúng ta không nên dừng tại đây để giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về công thức này và phát triển công thức dưới dạng tổng quát hơn, chúng ta cho học sinh tự làm các bài tập sau: 2) Áp dụng hằng đẳng thức đã học hãy triển khai các biểu thức sau: a)[(a+b) + 5]2 b) (a + b + 1)2 c) (a + b + c)2 d) [(3 + 2) + m]2 e) (3 + m +2)2 f) (7 + 2m + 3)2 Với hệ thống bài tập này từ cách làm các câu a, b, c đã hình thành cho các em công thức tổng quát hơn: (a + b + c)2 = [(a + b) + c)]2 = (a + b) + 2c(a + b) + c2 = a2 + 2ab + b2 + 2 ac + 2bc + c2 = a2 + b2 + c2 + 2ab + 2ac + 2bc Và với các bài tập d, e, f đã tập cho học sinh biết nhóm các số hạng (khi gặp bình phương một tổng nhiều số hạng) để áp dụng công thức cơ bản: Bước 3: Giáo viên phải giúp cho học sinh hoàn thiện việc tư duy theo chiều ngược lại. Để làm điều đó ta sử dụng hệ thống bài tập sau đây: 3) Viết phương trình dưới dạng bình phương các tổng sau: a) m2 + n2 + 2mn = ? b) a2 + 2.5.a + 52 = ? c) a2 + 10a + 25 = ? d) a2 + 2a +1 = ? e) b2 + b + 1 4 = ? f) (2a)2 + 2.2.a.1 +12 = ?
File đính kèm:
skkn_gop_phan_tap_luyen_mot_so_nang_luc_hoc_mon_toan_cho_hoc.pdf