SKKN Giáo dục đạo đức học sinh trung học phổ thông thông qua việc ra đề văn nghị luận xã hội

Vấn đề trên sẽ giúp giáo viên có thể nắm được tâm tư, tình cảm của học sinh. Từ đó có thể rót ra những nhận xét về con người các em. Và cũng từ đó có căn cứ và biện pháp để giáo dục các em. Bởi như người ta thường nói: "Văn là người". Bài văn cho chúng ta nh÷ng thông tin đầy đủ để từ đó ta hiểu thêm về con người. Con người như thế nào thì có ý nghĩ như thế ấy. Thường ngày các em có những suy nghĩ gì, quan tâm tới cuộc sống ra sao và cách ứng xử như thế nào tất cả những cái đó vẫn có sẵn trong các em, gặp cơ hội là được bộc lộ ra bên ngoài (qua bài viết).

Ngày xưa các thầy đồ cũng thường mượn đề văn, câu đối để nhận định về học trò của mình. Đã có rất nhiều giai thoại hấp dẫn được lưu truyền. Chẳng hạn câu chuyện thầy giáo Đàm Huy Thận một hôm nhân trời mưa to, học xong mà học trò không thể ra về được, bèn đọc một vỊ đối bảo học trò đối lại: "Vị vô kiềm tỏa năng lưu khách". (Nghĩa là mưa không có then khóa gì mà có thể (đóng cửa) giữ khách lại không cho về).

pdf 29 trang Huy Quân 29/03/2025 200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục đạo đức học sinh trung học phổ thông thông qua việc ra đề văn nghị luận xã hội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Giáo dục đạo đức học sinh trung học phổ thông thông qua việc ra đề văn nghị luận xã hội

SKKN Giáo dục đạo đức học sinh trung học phổ thông thông qua việc ra đề văn nghị luận xã hội
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC 
SINH TRUNG HỌC PHỔ 
THÔNG THÔNG QUA VIỆC RA 
ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 
A. Mở đầu 
I. Lý do chọn đề tài 
Như chúng ta đã biết, phẩm chất đạo đức là một phần quan trọng 
tạo nên giá trị của một con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Có 
tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm 
việc gì cũng khó". Thế nhưng có một thực tế đau lòng hiện nay là tình 
trạng xuống cấp về mặt đạo đức, niềm tin, lý tưởng của một bộ phận học 
sinh, đặc biệt là học sinh THPT. Việc học sinh lừa dối ông bà, cha mẹ, vô 
lễ đối với thầy, cô, bỏ học, la cà quán xá, gây gổ đánh nhau, sa vào các tệ 
nạn xã hội, thậm chí phạm tội không phải là hiếm gặp ở các trường. 
Nguyên nhân của tình trạng này thì có nhiều. Nhưng điều dễ nhận thấy là 
ở tuổi đang "tập" làm người lớn, nhận thức của các em thường chịu ảnh 
hưởng rất lớn của môi trường xung quanh. Trong khi đó thực tế xã hội 
hiện nay vẫn còn xảy ra nhiều hiện tượng suy thoái về đạo đức dưới tác 
động tiêu cực của mặt trái nền kinh tế thị trường. Điều này đã tác động 
xấu tới việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức lứa tuổi học trò. 
Vì vậy việc tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh hiện nay là 
vấn đề vô cùng quan trọng, là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và 
toàn xã hội. đây là công việc không hề đơn giản, đòi hỏi phải có chủ 
trương, biện pháp thích hợp, có sự đồng lòng, nhất trí của cả gia đình, nhà 
trường và toàn xã hội. Là một giáo viên dạy văn trực tiếp giảng dạy trong 
nhà tr­êngTHPT tôi tự nhận thấy việc chú trọng tới giáo dục đạo đức cho 
học sinh hiện nay không chỉ là việc làm cần thiết mà còn là trách nhiệm 
lớn lao, nặng nề. 
Do vậy trước vấn đề này tôi đã chọn viết sáng kiến kinh nghiệm với 
đề tài: "Giáo dục đạo đức học sinh trung học phổ thông thông qua việc ra 
đề văn nghị luận xã hội". 
Tôi hy vọng rằng những nghiên cứu bước đầu của mình sẽ góp 
phần tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh. Bởi qua thực tế kiểm 
nghiệm của bản thân đã thấy có những tác dụng nhất định. 
II. Lịch sử vấn đề 
 Việc dạy học và ra đề văn nghị luận xã hội những năm trước cải 
cách giáo dục dường như được chú trọng hơn hiện nay. Qua tìm hiểu tôi 
thấy thời kỳ đó nhiều đề thi học sinh giỏi và đề thi Đại học- Cao đẳng có 
những đề văn Nghị luận xã hội rất sâu sắc. Trong thực tế hiện nay cũng đã 
có một số nhà nghiên cứu và một số giáo viên viết bài đề cập đến vấn đề 
trên. Tuy nhiên do hạn chế về thời gian, không gian tôi chưa có điều kiện 
tiếp cận hết. 
Năm 2002 khi bàn về "Đề văn Học sinh giỏi THPT và một số vấn 
đề cần lưu ý", Tiến sü Đỗ Ngọc Thống cũng đã dành một phần nhỏ bài 
viết của mình chỉ ra những hạn chế trong việc ra đề cần khắc phục. "Đó 
là hiện tượng nghịch lý khi hầu hết các đề văn đều là nghị luận văn học 
còn nghị luận xã hội thì rất ít khi ra". 
Trên cơ sở những nghiên cứu đó, tôi đã phát triển thêm ở đề tài này 
và chú ý hơn đến vấn đề giáo dục đạo đức học sinh. 
III. Đối tượng, phạm vi nghiªn cứu 
Đề tài quan tâm tới việc góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo 
đức cho học sinh trung học phổ thông. 
Trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm này, tôi tập trung nghiên cứu 
một vấn đề nhỏ đó là giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua việc ra đề 
văn nghị luận xã hội. 
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu 
Khi nghiên cứu đề tài này cần nêu được một số vấn đề mang tính 
chất lý luận về: giáo dục; giáo dục đạo đức; Vai trò của Giáo dục đạo 
đức; Nghị luận xã hội; Vai trò, tác dụng của đề văn nghị luận xã hội trong 
việc giáo dục đạo đức. Đề cập đến yêu cầu, cách thức ra đề, hướng dẫn 
học sinh tìm hiểu đề và việc chấm bài, trả bài đối với những đề văn nghị 
luận xã hội. Cuối cùng là một số kết quả thử nghiệm trong quá trình 
nghiên cứu. 
V. Phương pháp nghiên cứu 
Để hoàn thành đề tài này tôi đã sử dụng phương pháp thử nghiệm, 
phân loại, thống kê kết hợp với việc sưu tầm, khảo sát của bản thân trong 
quá trình giảng day từ năm 2000 đến nay. 
B. Phần nội dung 
I. Cơ sở lý luận 
1. Khái niệm và vai trò của giáo dục đạo đức. 
a. Khái niệm 
Giáo dục là khái niệm cơ bản quan trọng trong các khoa học nghiên 
cứu về con người. Theo Từ điển Tiếng Việt (Trang 345 NXB Đà N½ng- 
Viện Ngôn ngữ học) thì: "Giáo dục là hoạt động nhằm tác động một 
nc¸ch có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng 
nào đó làm cho đối tượng đó dần dần có được những phẩm chất, năng lực 
theo yêu cầu". 
Giáo dục đạo đức là một bộ phận của Giáo dục và là sự tác động 
đến đối tượng giáo dục để họ dần dần có được những quan điểm, quan 
niệm chung về công bằng, bÊt công, về cái thiện, cái ác, về lương tâm, 
danh dự và những phạm trù khác thuộc lĩnh vực đạo đức tinh thần của xã 
hội. Các tiêu chuẩn về đạo đức xã hội tồn tại bất thành văn nhưng được xã 
hội thừa nhận và mỗi cá nhân buộc phải tuân theo thì mới có thể trở thành 
người có phẩm chất đạo đức tốt đẹp. Đó là các chuẩn mực đạo đức như: 
"Yêu quê hương đất nước"; "Kính trọng ông bà, cha mẹ"; Kính trên, 
nhường dưới"; "Tôn sư, trọng đạo" 
b. Vai trò của giáo dục đạo đức 
Sản phẩm của giáo dục là con người. Vậy nên việc hình thành nên 
những phẩm chất đạo đức tốt đẹp cho con người là một phần rất quan 
trọng trong quá trình giáo dục. Khi nói về vai trò của Giáo dục, Chủ tịch 
Hồ Chí Minh đã từng nói: 
 "Ngủ thì ai cũng như lương thiÔn 
 Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền 
 Hiền dữ phải đâu là tính sẵn 
 Phần nhiều do giáo dục mà nên" 
Trong một xã hội có giáo dục, quan hệ giữa người với người dựa 
trên những chuẩn mực xã hội sẽ là tiền đề cho ổn định và phát triển kinh 
tế xã hội, tạo nên cuộc sống vui tươi hạnh phúc, cho tất cả mọi người. 
Trong nhà trường, việc giáo dục đạo đức cho học sinh là một trong 
những vấn đề trọng tâm. Bởi các em chính là những chủ nhân tương lai 
của đất nước. NỊu được giáo dục tốt, các em sẽ trở thành những con người 
có ích cho gia đình và xã hội. Ngược lại các em sẽ trở thành gánh nặng 
cho gia đình và xã hội trong tương lai. Vì vậy: "Tiên học LÔ, hậu học 
Văn" không chỉ là khẩu hiệu mà cũng chính là nhiệm vụ của thầy và trò 
trong suốt quá trình dạy- học. 
2. Nghị luận xã hội và vai trò của nghị luận xã hội trong 
Chương trình Dạy- học bộ môn văn hiện nay 
a. Lý thuyết về Nghị luận xã hội 
Các sách giáo khoa Làm văn và hướng dẫn giảng dạy đều khẳng 
định: "Nghị luận xã hội là dạng văn mà người viết đi vào bàn bạc các vấn 
đề thuộc lĩnh vực chính trị xã hội có liên quan tới hoạt động của con 
người". 
Đối tượng của nghị luận xã hội là những vấn đề nảy sinh trong đời 
sống chính trị xã hội như đạo đức, lẽ sống, lý tưởng, hạnh phúc, lao động, 
tình bạn, tình yêuthường được thể hiện cô đọng trong các câu tục ngữ, 
danh ngôn, các ý kiến nhận định tổng quát. 
Mục đích của nghị luận xã hội là đưa những vấn đề trên ra để bàn 
bạc, làm sáng tỏ đúng, sai, tốt, xấuNhằm tuyên truyền, giáo dục, cổ 
động, kêu gọi mọi người tham gia giải quyết những vấn đề nảy sinh trong 
đời sống chính trị- xã hội. "Góp phần làm cho đời sống tinh thần của con 
người thêm phong phú, tạo cho mỗi người có ý thức chăm sóc cuộc sống 
của bản thân mình và xây dựng mối quan hệ trong xã hội, trong cộng 
đồng ngày một bền vững hơn, văn minh, tốt đẹp hơn" (Sách giáo khoa 
Làm văn Lớp 10- Trang 40- NXB Giáo dục năm 2000). 
Việc học làm văn nghị luận xã hội giúp học sinh có năng lực trí tuệ 
phát triển, hình thành tư duy hợp lý, khoa học, biết cách tìm tòi và xác 
định chân lý; biết cách diễn đạt, phát biểu ý kiến của mình một cách rõ 
ràng. SGK Làm văn Lớp 10 còn viết: "Học làm văn nghị luận xã hội còn 
xây dùng cho học sinh phương pháp tư duy đúng đắn để hình thành thế 
giới quan khoa học và nhân sinh quan tiến bộ. Biết đánh giá đúng các 
hiện tượng xã hội, biết ứng xử đẹp trong các mối quan hệ với người khác, 
biÕt hướng cuộc sống của mình vào những mục tiêu cao cả". Đây chính 
là những vốn sống vô cùng quan trọng trong hành trang mà các thầy cô 
chuẩn bị cho các em khi bước vào đời. Bởi sau khi tốt nghiệp phổ thông 
trung học không phải ai cũng theo nghiệp văn chương nhưng bất kỳ ai 
cũng phải đối mặt với những vấn đề xã hội. Và phải giải thích, chứng 
minh, thể hiện quan điểm, lập trường, tư tưởng, tình cảm của mình trước 
các vấn đề đó. Vì vậy càng phải rèn luyện cho các em làm tốt loại văn 
này. 
Phạm vi của nghị luận xã hội rất rộng, được chia thành các chủ 
điểm lớn: 
- Nghị luận về vấn đề đạo đức - nhân sinh 
- Nghị luận về vấn đề chính trị 
- Nghị luận về vấn đề tư tưởng- văn hóa 
- Nghị luận về vấn đề kinh tế 
- Nghị luận về vấn đề lịch sử 
- Nghị luận về vấn đề địa lý- môi trường 
Trong các nội dung trên vấn đề đạo đức- nhân sinh là nội dung cần 
được quan tâm đặc biệt. 
b. Vị trí của nghị luận xã hội trong chương trình dạy học môn 
văn hiện nay 
ở bậc học Trung học cơ sở, việc học văn nghị luận xã hội đã được 
quan tâm ở tất cả các khối lớp từ lớp 6 đến lớp 9. Từ năm 2000 khi 
chương trình văn THPT có sự chỉnh lý hợp nhất thì Vụ THPT đã đưa ra 
yêu cầu về việc giảng dạy và ra đề nghị luận xã hội cho cả ba khối học 10, 
11, 12. Điều này cũng đã được cụ thể hóa ở các SGK và phân phối 
chương trình của cả ba khối: 
- Khối 10: + Bài nghị luận xã hội 3 tiết 
 + Phát biểu thảo luận 2 tiết 
- Khối 11: + Hội thảo khoa học xã hội 2 tiết 
- Khối 12: Bình luận xã hội 2 tiết 
Cuối tháng 10/2003 trong chuyên đề về việc bồi dưỡng Học sinh 
giỏi văn ông Hà Bình Trị (Vụ THPT) cũng đã đề cập đến việc ra đề văn 
Nghị luận xã hội thường xuyên ở các tiết kiểm tra dành cho các khối học. 
Như vậy vấn đề dạy học văn nghị luận xã hội trong nhà trường 
THPT cũng đã được đề cập đến. Và chắc chắn là tất cả các giáo viên dạy 
văn ở cấp học này cũng đã thực hiện đúng yêu cầu của chương trình phân 
môn. Nhưng ở đây tôi xin nhÂn mạnh hơn đến việc ra đề văn nghị luận xã 
hội để có thể có những tác động nhất định đối với việc rèn luyện tu dưỡng 
đạo đức của học sinh THPT. Thông qua một số khảo sát tôi nhận thấy: 
Sau cải cách giáo dục mà nhất là nhữ

File đính kèm:

  • pdfskkn_giao_duc_dao_duc_hoc_sinh_trung_hoc_pho_thong_thong_qua.pdf