SKKN Giải pháp để rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ cho học sinh Lớp 9 ở Trường THCS

Với xu thế tiến bộ của thời đại, dạy học theo hướng tích cực có ý nghĩa rất lớn đối với ngành giỏo dục núi chung và bậc THCS nói riêng. Trong dạy học, việc tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh tự tìm tòi kiến thức và cao hơn nữa là biết vận dụng vào thực tế, nhằm phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh là một trong những mục tiêu của dạy học tích cực và lấy học sinh làm trung tâm. Thực hành kỹ năng Địa lí trong đó có kỹ năng vẽ biểu đồ là một yêu cầu rất quan trọng của việc học tập môn Địa lí. Vì vậy, các đề kiểm tra, đề thi học sinh giỏi môn Địa lí đều có hai phần lí thuyết và phần thực hành. Trong đó phần thực hành thường có những bài tập về vẽ và nhận xét biểu đồ chiếm khoảng 30 - 35% tổng số điểm.

Hiện nay trong chương trình đổi mới của sách giáo khoa Địa lí lớp 9 - gồm có 52 tiết học thì đã có 11 tiết thực hành trong đó có 6 tiết về vẽ biểu đồ và có khoảng 13 bài tập về rèn luyện kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ sau các bài học của học sinh trong phần câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa. Điều đó chứng tỏ rằng bộ môn Địa lí lớp 9 hiện nay không chỉ chú trọng đến việc cung cấp cho học sinh những kiến thức lí thuyết mà còn giúp các em rèn luyện những kỹ năng địa lí cần thiết, đặc biệt như kỹ năng vẽ biểu đồ. Bởi thông qua biểu đồ các em đã thể hiện được mối liên hệ giữa những đối tượng địa lí đã học, thấy được tình hình, xu hướng phát triển của các đối tượng địa lí. hoặc từ biểu đồ đã vẽ các em cũng có thể phân tích, nhận xét, phát hiện tìm tòi thêm nội dung kiến thức mới trên cơ sở kiến thức của bài học. Tuy vậy, với nhiều em học sinh lớp 9 hiện nay, kỹ năng vẽ biểu đồ còn rất yếu hoặc kỹ năng này vẫn chưa được các em coi trọng. Chính vì vậy, bản thân tôi là một giáo viên giảng dạy bộ môn Địa lí, tôi rất quan tâm đén việc củng cố, rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ cho học sinh - để giúp các em thực hiện kỹ năng này ngày càng tốt hơn.

pdf 17 trang Huy Quân 29/03/2025 220
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giải pháp để rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ cho học sinh Lớp 9 ở Trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Giải pháp để rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ cho học sinh Lớp 9 ở Trường THCS

SKKN Giải pháp để rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ cho học sinh Lớp 9 ở Trường THCS
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
GIẢI PHÁP ĐỂ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VẼ 
BIỂU ĐỒ CHO HỌC SINH LỚP 9 Ở 
TRƯỜNG THCS 
 1. PHẦN MỞ ĐẦU 
1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
Với xu thế tiến bộ của thời đại, dạy học theo hướng tích cực có ý nghĩa 
rất lớn đối với ngành giỏo dục núi chung và bậc THCS nói riêng. Trong dạy 
học, việc tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh tự tìm tòi kiến thức và cao 
hơn nữa là biết vận dụng vào thực tế, nhằm phát huy tính tự giác, tích cực, chủ 
động và sáng tạo của học sinh là một trong những mục tiêu của dạy học tích 
cực và lấy học sinh làm trung tâm. 
 Thực hành kỹ năng Địa lí trong đó có kỹ năng vẽ biểu đồ là một yêu cầu 
rất quan trọng của việc học tập môn Địa lí. Vì vậy, các đề kiểm tra, đề thi học 
sinh giỏi môn Địa lí đều có hai phần lí thuyết và phần thực hành. Trong đó 
phần thực hành thường có những bài tập về vẽ và nhận xét biểu đồ chiếm 
khoảng 30 - 35% tổng số điểm. 
- Hiện nay trong chương trình đổi mới của sách giáo khoa Địa lí lớp 9 - 
gồm có 52 tiết học thì đã có 11 tiết thực hành trong đó có 6 tiết về vẽ biểu đồ 
và có khoảng 13 bài tập về rèn luyện kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ sau các 
bài học của học sinh trong phần câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa. Điều 
đó chứng tỏ rằng bộ môn Địa lí lớp 9 hiện nay không chỉ chú trọng đến việc 
cung cấp cho học sinh những kiến thức lí thuyết mà còn giúp các em rèn luyện 
những kỹ năng địa lí cần thiết, đặc biệt như kỹ năng vẽ biểu đồ. Bởi thông qua 
biểu đồ các em đã thể hiện được mối liên hệ giữa những đối tượng địa lí đã 
học, thấy được tình hình, xu hướng phát triển của các đối tượng địa lí. hoặc từ 
biểu đồ đã vẽ các em cũng có thể phân tích, nhận xét, phát hiện tìm tòi thêm 
nội dung kiến thức mới trên cơ sở kiến thức của bài học. 
Tuy vậy, với nhiều em học sinh lớp 9 hiện nay, kỹ năng vẽ biểu đồ còn rất 
yếu hoặc kỹ năng này vẫn chưa được các em coi trọng. Chính vì vậy, bản thân 
tôi là một giáo viên giảng dạy bộ môn Địa lí, tôi rất quan tâm đén việc củng cố, 
rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ cho học sinh - để giúp các em thực hiện kỹ năng 
này ngày càng tốt hơn. 
 Từ những lí do trên, tôi đã chọn chủ đề “ Giải pháp để rèn luyện kĩ 
năng vẽ biểu đồ cho học sinh lớp 9 ở trường THCS ” 
1.2. PHẠM VI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI 
Việc nghiên cứu đề tài này nhằm góp phần nâng cao rèn luyện kĩ năng 
vẽ biểu đồ cho học sinh giúp học sinh rèn luyện kĩ năng thực hành địa lí tốt 
hơn trong học tập nên được áp dụng trong học sinh khối 8 và khối 9 ở trường 
THCS. Đề tài này có thể áp dụng cho các năm sau của bản thân và các đồng 
nghiệp trong dạy học Địa lí ở trường THCS. 
 2. PHẦN NỘI DUNG 
2.1. MỘT SỐ NÉT VỀ THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÝ Ở 
TRƯỜNG BẢN THÂN TÔI TRỰC TIẾP GIẢNG DẠY. 
Quan điểm đổi mới giáo dục phổ thông luôn thường trực trong mọi định 
hướng lãnh chỉ đạo của trường chúng tôi. Tuy nhiên, việc dạy học thực hành 
địa lí đặc biệt là kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ của học sinh còn nhiều hạn chế 
mặc dù khi dạy giáo viên đã rất chú trọng đến việc rèn luyện kĩ năng này 
*Đối với nhà trường. 
 Hiện nay cơ sở vật chất trang thiết bị của nhà trường tương đối đầy đủ rất 
thuận lợi cho giáo viên khi lựa chọn và vận dụng các phương pháp giảng dạy 
tích cực. 
* Đối với giáo viên 
- Có đủ giáo viên, nhiệt tình trong giảng dạy, có ý thức chấp hành kỉ luật 
tốt và quan trọng là nắm được phương pháp giảng dạy, quan tâm đến việc phát 
huy tính tích cực, chủ động của học sinh, có ý thức học hỏi đồng nghiệp thông 
qua các hoạt động dự giờ, rút kinh nghiệm. Đặc biệt chú trọng đến đặc trưng 
của bộ môn địa lí là sử dụng bản đồ, biểu đồ để khai thác kiến thức 
* Đối với học sinh. 
- Trong những năm gần đây, việc học môn Địa lý đó được nhiều học 
sinh cũng như gia đình quan tâm hơn như mua đủ các phương tiện, đồ dùng để 
phục vụ đắc lực cho việc học tập như sách giáo khoa, tập bản đồ, vở bài tập, 
sách tham khảo 
- Đa số học sinh đã làm quen với cách học mới, tích cực chủ động hơn 
trong việc phát hiện kiến thức, có ý thức tự giác trong làm bài tập chuẩn bị bài 
mới. Qua kiểm tra vở bài tập thấy phần lớn học sinh đó có sự đầu tư thời gian 
cho việc làm bài tập, làm bài đầy đủ có chất lượng, chịu khó tìm tòi những kiến 
thức thực tế khi giáo viên cầu. Và điều quan trọng hơn cả là học sinh cũng đã 
làm quen với việc vẽ và nhận xét biểu đồ. 
 Tuy nhiên, việc học tập của học sinh vẫn còn có một số tồn tại sau: 
 - Một số học sinh còn lười học, thiếu tính tích cực chủ động trong học tập 
nên chưa nắm chắc được kiến thức 
- Một số học sinh lại không chịu khó trong việc làm bài ở nhà, thậm chí 
các em còn mượn vở bài tập của bạn để chép lại một cách thụ động, trong khi ở 
vở bài tập của mình cũng đã có một số bài hưỡng dẫn cách vẽ biểu đồ. 
- Một số học sinh yếu kĩ năng xử lí số liệu từ tuyệt đối sang tương đối để 
vẽ biểu đồ chưa thành thạo, kĩ năng vẽ chia tỉ lệ chưa chính xác . 
* Nguyên nhân của thực trạng trên. 
- Trường có quy mô nhỏ, chỉ có hai giáo viên dạy bộ môn địa lí nên khó 
trao đổi về chuyên môn nghiệp vụ. 
- Giáo viên trong quá trình giảng dạy chưa thu hút được học sinh, cũng 
nặng về truyền đạt kiến thức, rèn luyện tính tự giác, chủ động tích cực cho học 
sinh chưa cao. 
- Đa số học sinh có sự nhạy bén, thích nghi và thích tìm hiểu cái mới đặc 
biệt là cách học mới. 
- Học sinh của trường có địa bàn phân bố rộng, đa số gia đình làm nông 
nên thời gian đầu tư cho việc học cũng hạn chế 
- Học sinh nhiều em cũng học lệch, không quan tâm đến môn học còn tư 
tưởng xem môn địa là môn học phụ, là môn học thuộc nên không chú trọng 
quan tâm đến việc tự rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ cho mình 
- Một bộ phận phụ huynh còn quan niệm không cần đầu tư cho việc học 
môn địa 
Kết quả học tập của học sinh trước khi áp dụng đề tài này: 
TT Lớp Sĩ số G K TB YẾU 
SL % SL % SL % SL % 
1 8A 27 3 11.1 7 25,9 9 33,3 8 29,6 
2 8B 28 4 11,3 6 21,4 11 39,3 7 25,0 
3 9A 35 5 14,3 10 28,6 11 31,4 9 25,7 
4 9B 35 4 11,4 10 28,6 12 34,3 9 25,7 
2.2 CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VẼ BIỂU ĐỒ 
CHO HỌC SINH LỚP 9 Ở TRƯỜNG THCS 
- Biểu đồ là một hình vẽ cho phép mô tả một cách dễ dàng động thái phát 
triển của một hiện tượng (như quá trình phát triển công nghệ qua các năm, dân 
số qua các năm), mối tương quan về độ lớn giữa các đại lượng (như so sánh 
 sản lượng lương thực giữa các vừng) hoặc cơ cấu thành phần của một tổng 
thể (ví dụ như cơ cấu của nền kinh tế). 
Các loại biểu đồ rất phong phú, đa dạng. Mỗi loại biểu đồ lại có thể được 
dùng để biểu hiện nhiều chủ đề khác nhau, vì vậy, khi vẽ biểu đồ, việc đầu tiên 
là phải đọc kỹ đề bài để tìm hiểu chủ đề định thể hiện trên biểu đồ (thể hiện 
động thái phát triển, so sánh tương quan độ lớn hay thể hiện cơ cấu), sau đó 
căn cứ vào chủ đề đã được xác định để lựa chọn loại biểu đồ thích hợp nhất. 
* Khi rèn luyện kỹ năng về biểu đồ cần nắm được các dạng biểu đồ 
sau: 
a)Vẽ biểu đồ hình cột (hoặc thang ngang): 
Biểu đồ hình cột (hoặc thang ngang) có thể được sử dụng để biểu hiện 
động thái phát triển, so sánh tương quan về độ lớn giữa các đại lượng hoặc thể 
hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể. Tuy nhiên, loại biểu đồ này thường 
hay được sử dụng để thể hiện tương quan về độ lớn giữa các đại lượng hơn cả. 
Khi vẽ biểu độ cột (hoặc thanh ngang) cần chú ý những điểm sau đây: 
+ Chọn kích thước biểu đồ (đặc biệt chú ý tới sự tương quan giữa chiều 
ngang và chiều cao của các cột) sao cho phù hợp với các khổ giấy và đảm bảo 
tính mĩ thuật. 
+ Các cột chỉ khác nhau về độ cao còn bề ngang của cột phải bằng nhau. 
b)Vẽ biểu đồ hình tròn (hoặc hình vuông): 
Biểu đồ hình tròn (hoặc hình vuông) thường được dùng để thể hiện cơ 
cấu thành phần của một tổng thể. 
Khi vẽ biểu đồ hình tròn (hoặc hình vuông) cần chú ý những điểm sau 
đây: 
+ Nếu đề bài cho số liệu thô (số liệu tuyệt đối) thì việc đầu tiên phần xử lý 
sang số liệu tinh (tỉ lệ %). 
+ Nếu phải vẽ nhiều hình tròn (hoặc hình vuông) cần chú ý xem các hình 
tròn (hoặc vuông) có cần thiết phải vẽ với độ lớn khác nhau hay không. 
 Cần lựa chọn các ký hiệu thích hợp để thể hiện các thành phần trên biểu 
đồ. Sau khi vẽ xong phải có chú giải, giải thích các ký hiệu sủ dụng trên biểu 
đồ. 
c)Vẽ đồ thị (đương biểu diễn) 
Đồ thị (đường biểu diễn) thường được sử dụng để thể hiện tiến trình, động 
thái phát triển của một hiện tượng qua thời gian. 
Khi vẽ đồ thị (đường biểu diễn) cần chú ý những điểm sau: 
Đường biểu diễn được vẽ trên hệ trục tọa độ vuông góc mà trục đứng thể 
hiện độ lớn của đại lượng (số người, sản lượng, tỉ lệ) còn trục hoành nằm 
ngang thể hiện các năm. 
Cần xác định tỉ lệ thích hợp ở cả 2 trục sao cho biểu đồ phù hợp với khổ 
giấy, cân đối và thể hiện rõ yêu cầu của chủ đề. 
Khi vẽ cần chia chia khoảng cách các năm trên trục ngang cho đúng tỉ lệ. 
Nếu đề bài yêu cầu thể hiện 2 đường biểu diễn có đại lượng khác nhau (ví 
dụ: một đường thể hiện số dân, một đường thể hiện sản lượng lúa) thì vẽ 2 trục 
đứng ở 2 bên biểu đồ, mỗi trục thể hiện một đại lượng. 
Nếu biểu đồ có nhiều đường biểu diễn, cần chọn tỉ lệ hợp lí để các đường 
biểu đồ khơi trùng lên nhau hoặc nằm quá sát nhau. Mỗi đường biểu diễn phải 
được thể hiện bằng một ký hiệu riêng, sau khi vẽ, cần có chú giải để giải thích 
các ký hiệu trên biểu đồ. 
d)Vẽ biểu đồ miền: 
Biểu đồ miền được sử dụng để thể hiện đồng thời cả 2 mặt cơ cấu và động 
thái phát triển của đối tượng. 
Khi vẽ biểu đồ miền cần chú ý: 
Ranh giới các miền được vẽ như khi vẽ các đường biểu diễn (đồ thị). 
Giá trị của đại lượng trên trục đứng là tỉ lệ % (nếu để kiểm tra cho số liệu 
thô thì trước khi vẽ phải xử lí sang tỉ lệ %. 
e)Vẽ biểu độ kết hợp: 
 Biểu đồ kết hợp thường gồm một biểu đồ hình cột và một đường biểu 
diễn, để thể hiện động lực phát triển và tương quan về độ lớn giữa các đại 
lượng. 
Khi vẽ cần chú ý thể hiện rõ rệt nhất mối tương quan giữa hai loại biểu đồ 
được vẽ kết hợp. Với loại biểu đồ này mức độ có phức tạp hơn, trong các bài 
tập thực hành của SGK Địa lí 9 ít nói tới, xong giáo vi

File đính kèm:

  • pdfskkn_giai_phap_de_ren_luyen_ki_nang_ve_bieu_do_cho_hoc_sinh.pdf