SKKN Giải bài tập lai một cặp tính trạng của Men Đen, môn Sinh học 9 tại Trường THCS Đồng Cương

Việc dạy tốt, học tốt môn sinh học ở bậc THCS là mong muốn của toàn xã hội. Sinh học là môn khoa học cơ bản trong nhà trường, nó góp phần hình thành nhân cách và là cơ sở để học tập, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Hiện nay kiến thức sinh học đã và đang trở nên rộng hơn, sâu hơn. Do đó việc dạy tốt bộ môn sinh học trở thành một nhiệm vụ rất quan trọng, song cũng gặp nhiều khó khăn, trở ngại Với mong muốn được góp một phần nhỏ bé để thực hiện tốt nhiệm vụ trên.

Tôi thiết nghĩ cần phải: hình thành kĩ năng giải bài tập di truyền cho học sinh lớp 9. Vì trong nội dung để học tốt, dạy tốt môn sinh học không thể thiếu kĩ năng này và đây cũng chính là nền tảng để các em học tốt môn sinh học bậc THPT. Do đó nội dung chủ yếu của bài viết này là một số kinh nghiệm của bản thân tôi đã rút ra trong quá trình giảng dạy trực tiếp môn sinh học 9 tại trường THCS Đồng Cương với kinh nghiệm này tôi mong muốn sẽ giúp đỡ các em để các em có nhiều kĩ năng giải bài tập di truyền trong chương trình SGK và trong sách nâng cao của bộ môn sinh học.

pdf 11 trang Huy Quân 28/03/2025 160
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giải bài tập lai một cặp tính trạng của Men Đen, môn Sinh học 9 tại Trường THCS Đồng Cương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Giải bài tập lai một cặp tính trạng của Men Đen, môn Sinh học 9 tại Trường THCS Đồng Cương

SKKN Giải bài tập lai một cặp tính trạng của Men Đen, môn Sinh học 9 tại Trường THCS Đồng Cương
PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO YÊN LẠC 
Trường THCS Đồng Cương 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
GIẢI BÀI TẬP LAI 
 MỘT CẶP TÍNH TRẠNG CỦA 
MEN ĐEN, MÔN SINH HỌC 9 
 GV : Phạm Thị Thu Hương 
Năm học 2013 – 2014 
 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
I/ CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 
 Việc dạy tốt, học tốt môn sinh học ở bậc THCS là mong muốn của toàn xã 
hội. Sinh học là môn khoa học cơ bản trong nhà trường, nó góp phần hình thành 
nhân cách và là cơ sở để học tập, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất tạo ra 
của cải vật chất cho xã hội. Hiện nay kiến thức sinh học đã và đang trở nên rộng 
hơn, sâu hơn. Do đó việc dạy tốt bộ môn sinh học trở thành một nhiệm vụ rất 
quan trọng, song cũng gặp nhiều khó khăn, trở ngạiVới mong muốn được góp 
một phần nhỏ bé để thực hiện tốt nhiệm vụ trên. Tôi thiết nghĩ cần phải: hình 
thành kĩ năng giải bài tập di truyền cho học sinh lớp 9. Vì trong nội dung để học 
tốt, dạy tốt môn sinh học không thể thiếu kĩ năng này và đây cũng chính là nền 
tảng để các em học tốt môn sinh học bậc THPT. Do đó nội dung chủ yếu của bài 
viết này là một số kinh nghiệm của bản thân tôi đã rút ra trong quá trình giảng 
dạy trực tiếp môn sinh học 9 tại trường THCS Đồng Cương với kinh nghiệm 
này tôi mong muốn sẽ giúp đỡ các em để các em có nhiều kĩ năng giải bài tập di 
truyền trong chương trình SGK và trong sách nâng cao của bộ môn sinh học. 
II/ CƠ SỞ THỤC TIỄN 
 Mục đích của việc dạy học là dạy học sinh cách suy nghĩ, tìm từ tài liệu góp 
phần phát triển khả năng tư duy trừu tượng, sáng tạo cùng với các thao tác tư 
duy: Có kỹ năng phân tích, tổng hợp, từ đó đưa ra phương pháp giải một số dạng 
bài tập di truyền một cách chính xác. 
 Để làm được điều đó giáo viên cần rèn luyện cho học sinh kĩ năng nhìn nhận 
các vấn đề một cách tổng quát từ những nội dung trừu tượng đến những vấn đề 
cụ thể, tập nhìn nhận một bài tập theo quan điểm động, có kĩ năng thiết lập mối 
quan hệ giữa giữ kiện của bài tập với những kiến thức lý thuyết di truyền sinh 
học. Để đạt được những mục đích trên tôi nghĩ ngoài việc nắm chắc kiến thức cơ 
bản thì học sinh cần nắm vững phương pháp giải một số dạng bài tập di truyền. 
Các em phải được cọ sát nhiều với việc giải một số bài tập khó, đa dạng, vì vậy 
đòi hỏi các em phải biết vận dụng từng nội dung kiến thức, từng phương pháp 
thích hợp để tìm ra đáp án đúng cho bài tập di truyền sinh học. 
 Chính vì những lí do trên tôi thiết nghĩ việc “Hình thành kĩ năng giải bài tập 
di truyền sinh học 9” là rất cần thiết và nên làm thường xuyên. Trên đây tôi chỉ 
trọn một phần nhỏ hướng dẫn học sinh giải bài tập về lai một cặp tính trạng của 
Men Đen 
III/ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. 
- Học sinh khối 9 – Trường THCS Đồng cương . 
IV/ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 
 Các dạng bài toán di truyền trong chương trình sinh học 9 gồm: 
- Bài toán thuận. 
 - Bài toán nghịch. 
V/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 
 Bản thân tôi được tham gia trực tiếp giảng dạy môn sinh học , tôi đã phối hợp 
nhiều phương pháp trong giảng dạy phân tích, gợi mở, dẫn dắt có đối chiếu, thực 
nghiệm so sánh giữa các lớp trong mỗi năm học, tự rút kinh nghiệm cho bản 
thân qua từng năm, có điều chỉnh cho phù hợp với các đối tượng. 
PHẦN II . NỘI DUNG 
I/ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG. 
1). Thuận lợi: 
 Lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm chuyên môn, thường xuyên kiểm tra dự 
giờ để rút kinh nghiệm cho giáo viên. Trường có đội ngũ giáo viên nhiệt tình, 
tâm huyết với nghề. Ngoài ra trường còn nhận được sự quan tâm của các ban 
ngành địa phương cũng như phòng giáo dục. 
 Học sinh có độ tuổi đồng đều 14-15. Đa số có ý thức học tập, cần cù chăm 
chỉ. SGK, vổ ghi, vở bài tập và đồ dùng học tập và đồ dùng học tập các em đều 
chuẩn bị đủ. Đa số gia đình các em đầu tư và giành nhiều thời gian cho các em 
học tập. 
2). Khó khăn: 
 Học sinh ở địa bàn rộng, việc học nhóm không thuận lợi. Một số phụ huynh 
học sinh ít quan tâm tới việc học tập bộ môn này của con em mình.Việc sử dụng 
SGK, vở bài tập của học sinh còn hạn chế. Nhà trường chưa chưa có phòng bộ 
môn, chưa có trang thiết bị dạy học hiện đại. Một số thiết bị đã được trang bị 
nhưng chất lượng còn hạn chế, hiệu quả sử dụng không cao.Những khó khăn 
chung đó thầy và trò chúng tôi đã phải khắc phục rất nhiều để đảm bảo chất l-
ượng dạy và học. 
II/ QUÁ TRÌNH TIẾN HÀNH. 
 Để đảm bảo yêu cầu của cải cách giáo dục, từng bước vận dụng phương 
pháp dạy học mới “coi học sinh là nhân vật trung tâm, giáo viên chỉ là người tổ 
chức, hướng dẫn cho học sinh học tập”. 
 Để có được buổi hướng dẫn học giải bài tập di truyền nâng cao đạt kết quả; 
Tôi đã nghiên cứu kỹ sách giáo khoa trước khi soạn bài, đọc các tài liệu tham 
khảo về sinh học nâng cao dành cho giáo viên và học sinh ôn thi học sinh giỏi, 
tham khảo một số đề thi học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh, các sách viết về chuyên 
đề sinh 9 do Bộ Giáo dục và một số tỉnh bạn biên soạn. Kết hợp với chương 
trình dạy ở các khối lớp tôi đã biên soạn thành hệ thống nội dung kiến thức và 
bài tập theo mạch kiến thức từ dễ đến khó sao cho phù hợp với từng đối tượng 
học sinh do tôi phụ trách. 
 Trong quá trình giảng dạy tôi luôn tìm tòi, nghiên cứu để lựa chọn nội dung 
cơ bản của tiết dạy, chọn phương pháp phù hợp để học sinh tiếp thu kiến thức 
 của bài học một cách thoải mái, không bị gò bó, thụ động, gây được sự hứng thú 
học đối với học sinh. Từ đó đã định ra những kiến thức cần chuẩn bị cho học 
sinh. Những thao tác tư duy cần được sử dụng thành thạo, những đơn vị kiến 
thức cần truyền thụ trao đổi với các đồng nghiệp trong nhóm, tổ chuyên môn, 
từng bước thử nghiệm qua từng bài dạy, chuẩn bị các kiến thức cơ bản cho nội 
dung bài này. Giảng kỹ các kiến thức đã dạy, đặc biệt là kiến thức cơ bản, trọng 
tâm trong những chương trình sinh học THCS. 
 Tôi xin phép đợc trình bày một số kinh nghiệm nhỏ trong việc hướng dẫn 
học sinh giải bài tập lai một cặp tính trạng của Men Đen trong việc hướng dẫn 
học sinh giải bài tập di truyền sinh học 9 mà tôi thấy có hiệu quả. Cụ thể là một 
số dạng bài toán thuận, bài toán nghịch. Các dạng này có rất nhiều bài tập, sau 
đây là một số bài tập điển hình phù hợp với quá trình tiếp thu của học sinh. 
MỘT SỐ BÀI TẬP ÁP DỤNG 
I/ LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG. 
1. Bài toán thuận: 
- Đặc điểm của bài: Là dạng bài toán đã biết tính trội, tính lặn, kiểu hình của P. 
Từ đó xác định kiểu gen, kiểu hình của F và lập sơ đồ lai. 
- Các bước biện luận: 
+ Bước 1: Dựa vào để bài, qui ước gen trội, gen lặn (nếu có). 
+ Bước 2: Từ kiểu hình của P => xác định kiểu gen của P. 
+ Bước 3: Viết sơ đồ lai, xác định kiểu gen, kiểu hình ở đời F. 
Bài tập 1: Ở lúa tính cao trạng thân cao là trội hoàn toàn so với tính trạng 
thân thấp. Cho cây lúa thân cao lai với cây lúa thân thấp, F1 có tỉ lệ kiểu 
gen và kiểu hình như thế nào ? 
- Giải 
- Quy ước: A - thân cao 
 a - thân thấp 
- Cây lúa thân cao kiểu hình trội kiểu gen là AA hoặc Aa 
- Cây lúa thân thấp kiểu hình lặn có kiểu gen là aa 
- Sơ đồ lai: 
- Trường hợp 1 P: AA ( thân cao ) X aa ( Thân thấp ) 
 Gp A a 
 F1 Aa ( 100% thân cao) 
 - Tỉ lệ kiểu gen : 100% Aa 
 - Tỉ lệ kiểu hình: 100% thân cao 
- Trường hợp 2 P : Aa ( Thân cao ) x aa ( Thân thấp ) 
 Gp A , a a 
 F1 Aa , aa 
 Thân cao Thân thấp 
 - Tỉ lệ kiểu gen: 1Aa : 1 aa 
 - Tỉ lệ kiểu hình : 1 thân cao : 1 thân thấp 
BÀI TẬP TỰ LUYỆN 
Bài tập 1: 
Ở một loài động vật, lông đen trội hoàn toàn so với lông trắng. Khi cho con đực 
lông đen giao phối với con cái lông trắng thì kết quả phép lai đó sẽ như thế nào. 
Giải 
+ Quy ước gen: a lông trắng. 
+ Cá thể đực lông đen có kiểu gen là: AA hoặc Aa. 
+ Cá thể cái lông trắng có kiểu gen là: aa. 
+ Sơ đồ lai P. 
 (1) P AA (lông đen) x aa lông trắng 
 G A a 
 F1 Aa – 100% lông đen 
 (2) P Aa (lông đen) x aa (lông trắng) 
 G 1A : 1a a 
 F1 1Aa (lông đen) ; 1aa (lông trắng) 
Bài tập 2 
Ở đậu, tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp. 
a. Hãy lập qui ước gen và viết các kiểu gen có thể có cho mỗi kiểu hình ở cặp 
tính trạng về chiều cao cây. 
b. Hãy lập sơ đồ lai cho mỗi phép lai dưới đây: 
- Bố thân cao, mẹ thân thấp. 
- Bố mẹ đều có thân cao. 
Giải 
a.Qui ước gen và kiểu gen. 
Theo đề bài, qui ước gen. 
- Gọi A qui định thân cao; a qui định thân thấp. 
- Kiểu gen biểu hiện kiểu hình thân cao là: AA và Aa. 
- Kiểu gen biểu hiện kiểu hình thân thấp là: aa. 
b. Sơ đồ cho mỗi phép lai. 
* Phép lai 1: 
P : Bố thân cao x mẹ thân thấp 
- Bố thân cao mang kiểu gen AA hoặc Aa. 
- Mẹ thân thấp mang kiểu gen aa. 
Vậy có 2 sơ đồ lai có thể xảy ra là: 
 (1) P Bố AA (thân cao) x mẹ aa (thân thấp). 
 G A a 
 F1 Aa – 100% (thân cao) 
 (2) P Bố Aa (thân cao) x mẹ aa (thân thấp) 
 G A; a a 
 F1 1 Aa (thân cao) ; 1aa (thân thấp) 
* Phép lai 2: 
Bố và mẹ đều có thân cao mang kiểu gen AA hoặc Aa. Vậy có thể có các sơ đồ 
lai sau: 
 P AA x AA; P AA x Aa; P Aa x Aa 
 (1) P AA (thân cao) x AA (thân cao) 
 GT A A 
 F1 AA – 100% thân cao 
 (2) P AA (thân cao) x Aa (thân cao); KH : 100% thân cao 
 GT A 1A ; 1a 
 F1 1AA (thân cao) ; 1Aa (thân cao) 
 Kiểu hình: 100% thân cao 
 (3) P Aa (thân cao) x Aa (thân cao) 
 GT 1A;1a 1A;1a 
 F1 1AA : 2 Aa : 1aa 
 Kiểu hình 3 thân cao : 1 thân thấp 
Bài tập 3 
Ở bò tính trạng không có sừng trội hoàn toàn so với tính trạng sừng. 
Khi cho giao phối hai bò thuần chủng con có sừng với con không có sừng được 
F1. Tiếp tục cho F1 giao được F2. 
a. Lập sơ đồ lai của P và F. 
b. Cho F1 lai phân tích thì kết quả như thế nào? 
Giải 
Theo đề bài qui ước: gen A qui định không có sừng. 
 gen a qui định có sừng. 
a. Sơ đồ lai của P và F1. 
Bò P thuần chủng không có sừng mang kiểu gen AA. 
Bò P thuần chủng có sừng mang kiểu gen aa. 
- Sơ đồ lai của P: 
 P t/c AA (không sừng) x aa (có sừng) 
 GT A a 
 F1 Aa – 100% bò không sừng 
- Sơ đồ lai của F1: F1 x F1. 
 F1 Aa (không sừng) x Aa (không sừng). 
 GT 1AA : 2Aa : 1aa 
 Kiểu hình 3(không có sừng) : 1 (có sừng). 
b. Cho F1 lai phân tích. 
 F1 có kiểu gen Aa tính trạng lặn là bò có sừng (aa).

File đính kèm:

  • pdfskkn_giai_bai_tap_lai_mot_cap_tinh_trang_cua_men_den_mon_sin.pdf