SKKN Dạy và học từ vựng môn Anh Văn ở Trường THCS như thế nào để đạt hiệu quả cao

Năm học 2007– 2008 là năm thứ 6 thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo Chỉ thị số 14/2001/CT-TTG ngày 16/6/2001 của Thủ tướng chính phủ và Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội về việc đổi mới giáo dục phổ thông(ĐMGDPT ) trên các mặt : Nội dung – SGK; phương pháp dạy học; phương tiện dạy học tổ chức đánh giá chất lượng học sinh. Trong đó đổi mới phương pháp dạy học là một yếu tố quan trọng quyết định thành công đổi mới giáo dục.

Đổi mới phương pháp dạy học được hiểu là: “Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.

(Điều 24 – Luật giáo dục). Muốn vậy, giáo viên phải đổi mới cách dạy theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Là người tổ chức, hướng dẫn chỉ đạo để học sinh tự tìm tòi, phát hiện và chiếm lĩnh tri thức. Học sinh phải đổi mới cách học, biết cách tự học, tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện khả năng tư duy độc lập sáng tạo. Ngoài việc vận dụng phối hợp linh hoạt các phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học hiện đại, người giáo viên cần phải biết lựa chọn các hình thức dạy học thích hợp cá nhân, nhóm, cả lớp hay học ở hiện trường hoặc tổ chức trò chơi học tập

pdf 18 trang Huy Quân 29/03/2025 100
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Dạy và học từ vựng môn Anh Văn ở Trường THCS như thế nào để đạt hiệu quả cao", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Dạy và học từ vựng môn Anh Văn ở Trường THCS như thế nào để đạt hiệu quả cao

SKKN Dạy và học từ vựng môn Anh Văn ở Trường THCS như thế nào để đạt hiệu quả cao
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
DẠY VÀ HỌC TỪ VỰNG MÔN ANH 
VĂN Ở TRƯỜNG THCS NHƯ THẾ 
NÀO ĐỂ ĐẠT HIỆU QUẢ CAO 
I. Đặt vấn đề: 
Năm học 2007– 2008 là năm thứ 6 thực hiện đổi mới chương trình giáo dục 
phổ thông theo Chỉ thị số 14/2001/CT-TTG ngày 16/6/2001 của Thủ tướng 
chính phủ và Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội về việc đổi mới giáo 
dục phổ thông(ĐMGDPT ) trên các mặt : Nội dung – SGK; phương pháp dạy 
học; phương tiện dạy học tổ chức đánh giá chất lượng học sinh . 
Trong đó đổi mới phương pháp dạy học là một yếu tố quan trọng quyết định 
thành công đổi mới giáo dục. Đổi mới phương pháp dạy học được hiểu là: 
“Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với 
đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học; rèn luyện 
kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm 
vui, hứng thú học tập cho học sinh”. (Điều 24 – Luật giáo dục). 
Muốn vậy, giáo viên phải đổi mới cách dạy theo hướng phát huy tính tích 
cực, chủ động của học sinh. Là người tổ chức, hướng dẫn chỉ đạo để học sinh tự 
tìm tòi, phát hiện và chiếm lĩnh tri thức. 
Học sinh phải đổi mới cách học, biết cách tự học, tự phát hiện, tự giải quyết 
vấn đề, tự chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện khả năng tư duy độc lập sáng tạo. 
Ngoài việc vận dụng phối hợp linh hoạt các phương pháp dạy học truyền 
thống và phương pháp dạy học hiện đại, người giáo viên cần phải biết lựa chọn 
các hình thức dạy học thích hợp cá nhân, nhóm, cả lớp hay học ở hiện trường 
hoặc tổ chức trò chơi học tập 
Hơn nữa, ngoại ngữ là môn học yêu cầu học sinh nắm được các kiến thức cơ 
bản, tối thiểu và tương đối hệ thống về tiếng Anh thực hành hiện đại, phù hợp 
lứa tuổi. Có kĩ năng sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp. 
 Học và thực hành ngoại ngữ được đánh giá có hiệu quả cao, khi người học thể 
hiện giao tiếp tốt. Việc giao tiếp đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong quá trình 
học ngoại ngữ đó là thực hành các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết một cách hoàn 
thiện. Để hoàn thiện các kỹ năng, người học nhất thiết phải nắm chắc ngữ pháp 
của ngoại ngữ đó. Hơn thế nữa, vốn từ vựng tiềm tàng cần thiết đủ để giao tiếp 
với những người biết nói ngoại ngữ đó, nhất là giao tiếp với người bản xứ. Như 
vậy giáo viên và học sinh phải xác định được rằng việc hiểu và sử dụng ngôn 
ngữ trong ngoại ngữ được đặt ra hết sức quan trọng, nhưng vốn từ vựng còn 
quan trọng hơn nhiều. Giao tiếp có hiệu quả nếu ngôn từ, chất giọng, âm tiết 
của từ vựng chính xác, thu hút được người nghe, hiểu được nội dung câu 
chuyện, hoặc chủ đề được nói tới. Liên quan chặt chẽ đến việc phát âm từ chính 
xác đó là dấu nhấn của từ, âm tận cùng của từ, nhiều phụ âm đi liền nhau trong 
một âm tiết. Còn nữa, từ được dùng trong câu phải hợp với ngữ cảnh, do đó nó 
đòi hỏi học sinh có những hiểu biết về văn hoá, tập tục, truyền thống của đất 
nước đó. Người giao tiếp sẽ có nhiều bất lợi khi dùng từ sai ngữ nghĩa, ngữ 
cảnh có thể dẫn đến những hiểu lầm đáng tiếc, hoặc đổ vỡ trong kinh doanh, 
chính trị ..v..v..Ngược lại, người giao tiếp sẽ thành công nếu họ dùng từ chính 
xác, thậm chí từ được dùng mang tính chất hoa mỹ, được trau chuốt đúng ngữ 
cảnh và làm hài lòng người nghe sẽ có tác đông mạnh mẻ đến tư tưởng tình 
cảm với đối tượng mà mình giao tiếp. Do vậy câu hỏi lớn đặt ra là bằng cách 
nào để người học học tốt từ vựng, phát âm chuẩn, sử dụng từ vựng chính xác về 
ngữ cảnh và ngữ nghĩa. Đây là câu hỏi tưởng chừng như dễ trả lời nhưng nó 
hoàn toàn là một câu hỏi khó được đặt ra cho tất cả những ai đang dạy và học 
ngoại ngữ nói chung, môn Tiếng Anh nói riêng. 
Để thực hiện được những vấn đề nêu trên, trong phạm vi của đề tài tôi xin 
được trình bày việc dạy - học từ vựng môn Anh văn ở trường THCS như thế 
nào để đạt kết quả cao ? 
II. cơ sở lí luận và thực trạng của vấn đề: 
1. Cơ sở lý luận: 
Nghị quyết TW IV khoá VII (1993) đã đề ra nhiệm vụ “Đổi mới phương pháp 
dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học” và đã xác định “Khuyến khích tự học” , 
phải “áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học 
sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”. 
 Nghị quyết TW II khoá VIII (12-1996) tiếp tục khẳng định “Phải đổi mới 
phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện 
thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp 
tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và 
thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”. 
 Điều 28 luật GD (2005) viết : Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát 
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc 
điểm từng lớp học, môn học. Bồi dữơng phương pháp tự học ,..., rèn luyện kỉ 
năng vận dụng vào thực tiển". 
Mục tiêu học môn học tiếng Anh cấp THCS nhằm hình thành và phát triển ở 
học sinh những kiến thức ; kĩ năng cơ bản về tiếng Anh và những phẩm chất trí 
tuệ cần thiết để tiếp tục học lên và đi vào cuộc sống lao động . 
2- Thực trạng của vấn đề: 
* Tình hình học sinh học ngoại ngữ ( Anh văn) ở Lệ thuỷ nói chung: 
Qua quá trình giảng dạy , qua các đợt sinh hoạt chuyên môn liên trường và 
qua trao đổi với đồng nghiệp bản thân thấy tình hình học tập Anh văn còn bộc 
lộ một số nhược điểm sau: 
- Về phía học sinh: 
Nhìn chung học sinh rất " sợ " và " ngại " học từ mới , việc sử dụng từ còn 
nhiều hạn chế như: viết sai chính tả , phát âm từ sai, sử dụng từ không chính 
xác, không phù hợp với ngữ cảnh . Đa số các em chỉ có thói quen học thuộc từ 
đơn giản hoặc nghĩa của từ . Một số em chỉ học vẹt, đối phó để xung phong lên 
bảng viết từ mới 
và sau đó khi cần dùng đến thì quên mất hoặc không biết sử dụng từ như thế 
nào . Có nhiều em thì cố học thuộc hết từ mới mà các em gặp nên thấy bài nào 
từ mới cũng nhiều dẫn đến tâm lí sợ và ngại học từ . Vì thế học sinh thường có 
ý thức không học nữa, hoặc học không có hiệu quả Tất cả những điều trên là do 
các em chưa biết cách học tư vựng , chưa tìm ra cho mình một phương pháp 
học từ vựng thích hợp. 
- Về phía giáo viên: 
Thực tế của việc dạy và học từ vựng ở Lệ Thuỷ đang là vấn đề đáng quan 
tâm của giáo viên dạy môn Tiếng Anh. Những năm trước, các giáo viên thực sự 
lúng túng khi muốn dạy từ vựng cho 1 tiết học. Họ có thể dạy cả hàng chục từ 
nếu có trên một đơn vị bài học mà không cần quan tâm đến sự liên quan của từ 
với chủ đề bài học, không quan tâm đến tâm trạng của học sinh hoặc thậm chí 
học sinh có thể dùng được từ vựng trong giao tiếp hay không. Những năm trở 
lại đây, phong trào đổi mới phương pháp dạy học môn ngoại ngữ đã được thực 
hiện các kỹ thuật dạy từ vựng đã được tập huấn cho các giáo viên, việc sử dụng 
các kỹ thuật đó song vẫn còn lúng túng khi muốn gợi ý một từ thông qua đồ 
dùng, cho ví dụ, giải thích từ mình cần dạy như thế nào để thật ngắn gọn, dễ 
hiểu, nhất là những từ trừu tượng. Trong việc chọn từ để dạy cho một tiết học, 
ôn tập hoặc củng cố lại từ đã học trở thành một gánh nặng cho giáo viên, do 
vậy họ có thể tảng lờ việc ôn từ đã học ở những tiết học có cơ hội ôn từ ..vv.. 
Một thực trạng hết sức buồn là việc phát âm từ không chính xác làm cho học 
sinh gặp không ít khó khăn trong giao tiếp, kể cả khi phải thay đổi giáo viên bộ 
môn ở các năm học. ở đây có thể nói đến tính mất chính xác trong phát âm ban 
đầu của một số ít giáo viên và phần đông học sinh 
tham gia học ngoại ngữ. Từ những vấn đề trên tôi thực sự phải đầu tư thời 
gian cho việc soạn và dạy từ vựng như thế nào để học sinh thích học từ vựng 
nói riêng và thích học bộ môn tiếng Anh nói chung. 
* Tình hình học ngoại ngữ ( Anh văn) ở trường THCS Văn Thuỷ nói riêng: 
 Những vấn đề nêu về việc soạn và dạy từ vựng như thế nào để học sinh 
thích học từ vựng nói riêng và thích học bộ nói chung ở trên cũng được thể hiện 
rõ nét trong quá trình dạy và học môn ngoại ngữ ( tiếng Anh ) của giáo viên và 
học sinh ở trường Văn Thuỷ . 
Những khảo sát ban đầu để kiểm tra việc học từ vựng và vận dụng từ vựng 
trong giao tiếp của học sinh ở trường THCS Văn Thuỷ: 
Ngay từ tuần thứ năm của kì I tôi đã đối thoại với học sinh để làm những 
khảo sát nhỏ cho khối lớp tôi đang dạy để xác định xem học sinh học từ, phát 
âm từ và vận dụng từ vào giao tiếp ở mức độ nào, lỗi mà các em thường mắc 
phải là gì để có hướng giải quyết. 
Sau đây là những hội thoại dùng để khảo sát và những vấn đề được rút ra từ 
các khảo sát đó: 
Hội thoại khảo sát 1: 
- T: What’s this? (Teacher shows students a waste basket) 
- S1: /weis beiskit/ 
- S2: /weis beikits/ 
- S3: /weis beiskits/ 
Với 3 học sinh này việc trả lời câu hỏi của cô đã được các em xác định đúng 
vật và tên của vật bằng Tiếng Anh nhưng cả 3 đều phát âm từ bị sai và hầu hết 
các em chưa chú ý đến âm /s/, từ được phát âm đúng là /weist bổskit/. 
Hội thoại khảo sát 2: 
Pointing at a bench, teacher asks students: 
- T: What’s that, class? 
- S1: /ben/ 
- S2: /bens/ 
- S3: /bent/ 
Với những học sinh này lỗi mà các em mắc phải chính là việc phát âm tận cùng 
của từ: /t∫/. Tôi vẫn tiếp tục làm cuộc khảo sát để khẳng định lỗi phát âm mà 
các em mắc phải bằng hội thoại sau đây: 
 T: What am I doing? (mine) 
- S1: You are /brậtiŋ/ 
- S2:/brusiŋ/ 
- S3: /bruziŋ/ 
Lỗi phát âm được lặp lại, do đó tôi có thể khẳng định được học sinh chưa có 
ý thức luyện âm hoặc không dùng từ nhiều trong giao tiếp, do vậy quên từ hoặc 
quên cách phát âm từ dẫn đến tự do phát âm không cần biết sai hay đúng. Lỗi 
này hoàn toàn trầm trọng khi giao tiếp, người nghe sẽ hiểu sai nội dung thông 
báo của câu. 
Ví dụ1: thay vì việc nói tôi 30 tuổi người giao tiếp này đã nói: 
- I am thirsty. (I’m thirty) 
Như vậy người nghe sẽ hiểu là người nói đang khát nước, người nghe sẽ tiếp 
tục hội thoại bằng câu: 
- Would you like some drink ? 
Ví dụ 2: Thay vì việc nói em gái tôi 6 tuổi, người giao tiếp này đã nói : 
- My sister is sick. (my sister is six) 
Người nghe hiểu là người nói đang thông báo việc em gái của người n

File đính kèm:

  • pdfskkn_day_va_hoc_tu_vung_mon_anh_van_o_truong_thcs_nhu_the_na.pdf