SKKN Dạy học Hóa học 11 chương Nitơ - Photpho theo định hướng gắn lý thuyết với thực tiễn nâng cao chất lượng, phát triển năng lực học sinh

Mục tiêu giáo dục của môn Hoá học là hình thành, phát triển ở học sinh năng lực hoá học; đồng thời góp phần cùng các môn học, hoạt động giáo dục khác hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, đặc biệt là thế giới quan khoa học; hứng thú học tập, nghiên cứu; tính trung thực; thái độ tôn trọng các quy luật của thiên nhiên, ứng xử với thiên nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững; khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân

Môn Hoá học kế thừa và phát huy ưu điểm của chương trình hiện hành,tiếp thu kinh nghiệm xây dựng chương trình môn học của các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới và trong khu vực; phù hợp với trình độ nhận thức, tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh, có tính đến điều kiện kinh tế và xã hội Việt Nam. Môn Hoá học chú trọng trang bị cho học sinh các kiến thức cơ sở hoá học chung về cấu tạo, tính chất và ứng dụng của các đơn chất và hợp chất để học sinh giải thích được bản chất của quá trình biến đổi hoá học ở mức độ cần thiết. Môn Hoá học đề cao tính thực tiễn; tránh khuynh hướng thiên về tính toán; chú trọng trang bị các khái niệm công cụ và phương pháp sử dụng công cụ, đặc biệt là giúp học sinh có kĩ năng thực hành thí nghiệm, kĩ năng vận dụng các tri thức hoá học vào việc tìm hiểu và giải quyết ở mức độ nhất định một số vấn đề của thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống. Môn Hoá học cụ thể hoá mục tiêu giáo dục định hướng nghề nghiệp.Trên cơ sở xác định các lĩnh vực ngành nghề và quá trình công nghệ đòi hỏi tri thức hoá học chuyên sâu, chương trình lựa chọn nội dung giáo dục cốt lõi và các chuyên đề học tập, giúp học sinh tìm hiểu sâu hơn các tri thức hoá học có nhiều ứng dụng trong thực tiễn, có tác dụng chuẩn bị cho định hướng nghề nghiệp. Các phương pháp giáo dục của môn Hoá học góp phần phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, nhằm hình thành năng lực hoá học, cũng như góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung được quy định trong chương trình tổng thể.

Điểm mới quan trọng nhất trong chương trình môn Hóa học là đề cao tính thực tiễn; tránh khuynh hướng thiên về tính toán; chú trọng trang bị các khái niệm công cụ và phương pháp sử dụng công cụ, đặc biệt là giúp học sinh có kĩ năng thực hành thí nghiệm, kĩ năng vận dụng các tri thức hoá học vào việc tìm hiểu và giải quyết ở mức độ nhất định một số vấn đề của thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống.

 

docx 88 trang Đoàn Chí Hoàng 05/09/2024 3220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Dạy học Hóa học 11 chương Nitơ - Photpho theo định hướng gắn lý thuyết với thực tiễn nâng cao chất lượng, phát triển năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Dạy học Hóa học 11 chương Nitơ - Photpho theo định hướng gắn lý thuyết với thực tiễn nâng cao chất lượng, phát triển năng lực học sinh

SKKN Dạy học Hóa học 11 chương Nitơ - Photpho theo định hướng gắn lý thuyết với thực tiễn nâng cao chất lượng, phát triển năng lực học sinh
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG
---&œœ---
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“DẠY HỌC HÓA HỌC 11 CHƯƠNG NITƠ - PHOTPHO THEO ĐỊNH HƯỚNG GẮN LÝ THUYẾT VỚI THỰC TIỄN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG , PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH”
LĨNH VỰC : HÓA HỌC
Người thực hiện : BÙI THỊ MAI HƯƠNG Tổ bộ môn: Khoa học tự nhiên
Số điện thoại: 0945 330 570
Năm học: 2021 - 2022
MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ	2
Lý do chọn đề tài	2
Mục đích nghiên cứu	3
Nhiệm vụ nghiên cứu	3
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu	3
Phương pháp nghiên cứu	3
Giả thuyết khoa học	4
Đóng góp mới của đề tài	4
PHẦN II: NỘI DUNG	5
CHƯƠNG I:	CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN	5
Cơ sở lý luận	5
Định hướng của chương trình GDPT 2018	5
Năng lực vận dụng kiến thức	6
Hứng thú học tập của học sinh	7
Năng lực vận dụng kiến thức của học sinh	7
Cơ sở thực tiễn	9
Thực trạng về việc hướng dẫn học sinh tự làm đồ dùng học tập trong dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông hiện nay	9
Điều kiện thực tế về các trường trung học phổ thông huyện Hưng Nguyên hiện nay	10
CHƯƠNG 2. DẠY HỌC CHƯƠNG NITƠ - PHOTPHO THEO DỊNH HƯỚNG GẮN LÝ THUYẾT VỚI THỰC TIỄN	12
Phương pháp tiến hành	12
Nghiên cứu nội dung chương trình	12
Thiết kế phương án dạy học	12
Dạy học theo hướng khai thác các hiện tượng thực tế, phát triển năng lực học sinh	12
Liên hệ thực tế vào các hoạt động dạy học	12
Liên hệ thực tế thông qua tổ chức các buổi ngoại khóa, tham quan, đi trải nghiệm thực tế, các hoạt động STEM cho học sinh	40
Đề kiểm tra 15 phút	42
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM	45
Mục đích thực nghiệm sư phạm	45
Phương pháp thực nghiệm	45
Nội dung và tiến trình thực nghiệm sư phạm	45
Kết luận	48
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ	50
Kết luận	50
Kiến nghị đề xuất	50
PHẦN IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO	51
PHỤ LỤC	53
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ TƯƠNG ỨNG
1
THPT
Trung học phổ thông
2
THCS
Trung học cơ sở
3
GV
Giáo viên
4
HS
Học sinh
5
PPDH
Phương pháp dạy học
6
NL
Năng lực
7
GQVĐ
Giải quyết vấn đề
8
GDPT
Giáo dục phổ thông
9
GD &ĐT
Giáo dục và đào tạo
10
CTHH
Công thức hóa học

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Lý do chọn đề tài
Hóa học là bộ môn khoa học gắn liền với thực nghiệm, đi cùng đời sống và sản xuất của con người. Việc học tốt bộ môn Hóa học trong nhà trường sẽ giúp HS hiểu được rõ về cuộc sống, những biến đổi vật chất trong cuộc sống hàng ngày. Từ những hiểu biết này giáo dục cho HS ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên rất hạn chế của Tổ quốc, đồng thời biết làm những việc bảo vệ môi trường sống trước những hiểm họa về môi trường do con người gây ra trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhằm tạo dựng một cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
Môn Hóa học là bộ môn khoa học nghiên cứu về chất, sự biến đổi về chất- những biến đổi vật chất trong tự nhiên. Môn hóa học hiện nay được đầu tư trang bị các thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu giảng dạy bộ môn, phù hợp cấp học, bậc học, đồng thời đội ngũ giáo viên được chuẩn hóa, được cập nhật thông tin đầy đủ, kịp thời. Trong thực tế giảng dạy, với năng lực cụ thể của từng giáo viên, kỹ năng sử dụng các phương pháp, phương tiện dạy học góp phần quan trọng trong chất lượng giảng dạy đại trà cũng như chất lượng mũi nhọn trong các nhà trường.
Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, giáo dục nước ta đang đổi mới từ “dạy học định hướng nội dung” chuyển sang “dạy học định hướng năng lực”, thay vì quan tâm học sinh “học được gì?” chuyển sang chú trọng học xong học sinh “làm được gì?”. Người giáo viên phải đổi mới phương pháp, hình thức dạy học để nâng cao chất lượng học tập bộ môn, phát triển năng lực cho học sinh. Do đó, người giáo viên phải vận dụng nhiều hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực, trong đó có cách khai thác các hiện tượng hóa học thực tế trong tự nhiên và trong đời sống hàng ngày để các em thấy môn Hóa học rất gần gũi hơn, có hứng thú trong học tập và đạt kết quả tốt hơn. Khi kiến thức Hóa học được gắn liền với thực tiễn, việc giải thích và vận dụng được kiến thức đã học sẽ làm cho học sinh cảm thấy môn học gần gũi, có nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Từ đó học sinh sẽ thấy việc học môn Hóa học có ý nghĩa, hứng thú hơn trong việc học tập, như vậy hiệu quả giảng dạy bộ môn được nâng cao đồng thời phát triển năng lực, phẩm chất và tư duy toàn diện cho học sinh.
Trong thực tế giảng dạy, đa số giáo viên ý thức về việc liên hệ thực tế với bài
học, tăng tính hấp dẫn và kết nối bài học với cuộc sống, tuy vậy việc này chưa thường xuyên, còn mang tính cảm tính. Với tình hình thực tế như vậy, người giáo viên phải vận dụng nhiều hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực, trong đó có cách khai thác các hiện tượng hóa học thực tế trong tự nhiên và trong đời sống hàng ngày để các em thấy môn Hóa học rất gần gũi hơn, có hứng thú trong học tập và đạt kết quả tốt hơn. Khi kiến thức Hóa học được gắn liền với thực tiễn, việc giải thích và vận dụng được kiến thức đã học sẽ làm cho học sinh cảm thấy môn học gần gũi, có nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Từ đó học sinh sẽ thấy việc học môn Hóa học có ý nghĩa, hứng thú hơn trong v ...  để làm cho nó trở thành dạng keo. Chất dễ bắt cháy này là:
A. Photpho trắng. B. Photpho đỏ. C. Lưu huỳnh bột. D. Bột than.
Câu 13: Cho 6,66 gam bột Mg tan hết trong dd hỗn hợp gồm HCl (dư) và KNO3, thu được dd X chứa m gam muối và 0,84 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm N2 và H2. Khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 11,4. Giá trị của m gần với giá trị :
A. 31,1.	B. 34,7.	C. 26,2.	D. 27,1.
Câu 14:Các nhận xét sau:
Phân đạm amoni không nên bón cho loại đất chua.
Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng phần trăm khối lượng photpho.
Thành phần chính của supephotphat kép là Ca(H2PO4)2.CaSO4.
Người ta dùng phân bón chứa nguyên tố kali để tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn cho cây.
Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá bằng hàm lượng phần trăm K2O tương ứng với lượng kali có trong thành phần của nó
Tro thực vật cũng là một loại phân kali vì có chứa K2CO3.
Amophot là một loại phân bón phức hợp.
Số nhận xét đúng là : A. 4.	B. 3.	C. 5.	D. 2.
Hấp thụ hoàn toàn 1,568 lít CO2 (đktc) vào 500ml dung dịch NaOH 0,16M thu được dung dịch X. Thêm 200 ml dung dịch Y gồm BaCl2 0,16M và Ba(OH)2 a mol/l vào dung dịch X thu được 5,91 gam kết tủa và dung dịch Z. Giá trị của a thỏa mãn đề bài là:
A. 0,02M	B. 0,03M	C. 0,05M	D. 0,04M
Câu 15: Cho các chất: CaC2, CO2, HCHO, Al4C3, CH3COOH, C6H12O6, C2H5OH,
NaCN, ,C2H2O4, CaCO3. Số chất hữu cơ trong số các chất đã cho là:
A. 3	B. 4	C.5	D. 6
Câu 16: Kim cương và than chì là dạng thù hình của:
A. photpho B. cacbon	C. Silic	D.lưu huỳnh
Câu 17: Thuốc muối nabica để chữa bệnh đau dạ dày chứa muối
A. Na2CO3.	B. (NH4)2CO3.	C. NaHCO3.	D. NH4HCO3.
Câu 18: Phương trình ion rút gọn: 2H+ + SiO32-" H2SiO3$ ứng với phản ứng của chất nào sau đây?
A.Axit cacboxilic và canxi silicat	B.Axit cacbonic và natri silicat C.Axit clohidric và canxi silicat	D.Axit clohidric và natri silicat Câu 19: Tiến hành các thí nghiệm sau:
Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2.
Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3.
Cho dd HCl tới dư vào dd NaAlO2.
Sục khí CO2 tới dư vào dd Ca(OH)2
Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Na3PO4.
Nhỏ dung dịch H3PO4 vào dd AgNO3.
Sau khi các phản ứng kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa?
A. 3.	B. 4.	C. 2.	D. 5.
Câu 20: Dung dịch X có [H + ] = 10-4 M . pH của dung dịch X là:
A. 3	B. 2	C. 5	D. 4
Câu 21: Người ta điều chế một lượng nhỏ khí nitơ tinh khiết trong phòng thí nghiệm bằng cách nào sau đây?
Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
Nhiệt phân dung dịch NH4NO2 bão hòa.
Dùng photpho để đốt cháy hết oxi không khí.
Cho không khí đi qua bột đồng nung nóng.
Câu 22: HNO3 thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với:
A. NaOH.	B. Fe2O3.	C. Fe(OH)3	D. S.
Câu 23: Trong phòng thí nghiệm, người ta tiến hành thí nghiệm của kim loại Cu
với HNO3 đặc. Biện pháp xử lí tốt nhất để khí tạo thành khi thoát ra ngoài gây ô
nhiễm môi trường ít nhất là
Nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch Ca(OH)2.
Nút ống nghiệm bằng bông khô.
Nút ống nghiệm bằng bông tẩm nước.
Nút ống nghiệm bằng bông tẩm cồn.
Câu 24: Chất nào sau đây không phải chất điện li?
SO3
CH3COOH	C. Ca(OH )2
D. CaCO3
Câu 25: Trong công nghiệp, để sản xuất H3PO4 có độ tinh khiết và nồng độ cao, người ta làm cách nào sau đây?
Cho dung dịch H2SO4 đặc, nóng tác dụng với quặng apatit.
Đốt cháy photpho trong oxi dư, cho sản phẩm tác dụng với nước.
Cho photpho tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng.
Cho dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng tác dụng với quặng photphorit
Câu 26: Trong các dung dịch: HNO3, Na2CO3, NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2. Có bao nhiêu chất tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2?
A. 2	B. 3.	C. 4.	D. 5
Câu 27: Một dung dịch có chứa 2 cation là Fe2+ (0,1 mol); Al3+ (0,2 mol) và 2
4
anion là Cl- (x mol); SO2- (y mol). Khi cô cạn dung dịch thu được 46,9 gam muối
khan. Giá trị của x và y lần lượt là:
A. 0,3 và 0,2.	B. 0,2 và 0,1.	C. 0,2 và 0,3.	D. 0,1 và 0,2.
Câu 28: Trong khói thuốc lá có 0,5 đến 1% CO, chất gây ô nhiễm môi trường, gây tác hại cho sức khỏe. Phương pháp nào sau đây dùng chứng minh điều đó?
Cho khói thuốc qua CuO, t0.
Cho khói thuốc qua dung dịch PdCl2.
Cho khói thuốc qua MnO2, rồi cho sản phẩm qua nước vôi trong.
Cho khói thuốc lá qua I2O5.
TỰ LUẬN:
Câu 1: Viết phương trình đầy đủ và ion thu gọn của các phản ứng sau
a, AgNO3 + NaCl à.	b, HCl + NaOH à
Câu 2: Cho 2,16 gam kim loại M hóa trị 3 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 0,027 mol hỗn hợp khí N2O và N2 có tỉ khối so với Hiđro là 18,45. Xác định kim loại M.
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 0,73 gam hợp chất hữu cơ X thu được 0,986 lít khí CO2, 0,99 gam H2O và 112ml khí N2. Xác định CTPT của X biết X có tỉ khối hơi co với hiđro là 36,5 và các khí đo ở đktc.
ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM :
ĐỀ 1
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
C
B
C
C
A
B
C
D
B
A
A
C
B
D
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
C
B
C
B
C
D
A
B
B
D
A
D
B
C
ĐỀ 2
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
D
D
B
A
A
B
B
A
D
C
A
C
B
D
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
B
B
C
D
B
D
B
B
A
A
B
C
C
B

ĐIỂM BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ I

File đính kèm:

  • docxskkn_day_hoc_hoa_hoc_11_chuong_nito_photpho_theo_dinh_huong.docx
  • pdfBùi Thị Mai Hương - THPT Lê Hồng Phong - Hoá học.pdf