Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và tổ chức dạy học bằng bài tập tình huống phần Tiến hóa - Sinh học 12

Trong những năm gần đây, cùng với chuyển biến về chất lượng giáo dục, hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học đang từng bước được ghi nhận. Tuy nhiên về phương pháp dạy học còn nhiều vấn đề cần bàn. Đây cũng là vấn đề cấp bách được Đảng và Nhà nước quan tâm. Nghị quyết Trung ương 2, khóa VIII đã chỉ rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo cho người học”.

Dạy học không thể truyền thụ kiến thức theo một chiều, “rót kiến thức” vào học sinh. Trong quá trình dạy học, học sinh chủ động tiếp thu tri thức với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên, học sinh chủ động tìm tòi và khám phá. Cuối cùng, qua quá trình tương tác, trao đổi giữa giáo viên và học sinh, học sinh sẽ tiếp thu được những tri thức mới, những kỹ năng tư duy mới. Và một trong những định hướng đổi mới phương pháp dạy học được quan tâm nhiều hiện nay là dạy học bằng bài tập tình huống.

 Trong môn Sinh học nói chung và Phần tiến hóa - Sinh học 12 cơ bản nói riêng, nội dung kiến thức phần tiến hóa mang một lượng kiến thức khá lớn và mang tính khái quát hóa cao, việc xây dựng khái niệm cũng như làm rõ bản chất nội dung kiến thức là rất khó; đồ dùng dạy học minh họa cho các bài không nhiều. Muốn dạy học đạt hiệu quả giáo viên cần sử dụng các kiến thức liên quan ở các phần như di truyền, sinh lí, sinh hóa . và các kiến thức liên môn như vật lí, hóa học, khảo cổ học,. Hiện nay việc dạy và học kiến thức phần Tiến hóa lớp 12 còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều giáo viên còn lúng túng và thiếu kinh nghiệm trong việc sử dụng các biện pháp nghiệp vụ sư phạm, tổ chức các hoạt động nhận thức tích cực, chủ động cho học sinh. Đa số học sinh không có hứng thú học tập vì bộ môn có tính trừu tượng và khái quát cao. Do vậy việc thiết kế, đưa ra các bài tập tình huống để phát triển các kỹ năng cũng như làm rõ nội dung kiến thức cho học sinh học tập là một vấn đề cần thiết.

 

doc 48 trang Thảo Ly 17/08/2023 3743
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và tổ chức dạy học bằng bài tập tình huống phần Tiến hóa - Sinh học 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và tổ chức dạy học bằng bài tập tình huống phần Tiến hóa - Sinh học 12

Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và tổ chức dạy học bằng bài tập tình huống phần Tiến hóa - Sinh học 12
I. LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
	Trong những năm gần đây, cùng với chuyển biến về chất lượng giáo dục, hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học đang từng bước được ghi nhận. Tuy nhiên về phương pháp dạy học còn nhiều vấn đề cần bàn. Đây cũng là vấn đề cấp bách được Đảng và Nhà nước quan tâm. Nghị quyết Trung ương 2, khóa VIII đã chỉ rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo cho người học”. 
Dạy học không thể truyền thụ kiến thức theo một chiều, “rót kiến thức” vào học sinh. Trong quá trình dạy học, học sinh chủ động tiếp thu tri thức với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên, học sinh chủ động tìm tòi và khám phá. Cuối cùng, qua quá trình tương tác, trao đổi giữa giáo viên và học sinh, học sinh sẽ tiếp thu được những tri thức mới, những kỹ năng tư duy mới. Và một trong những định hướng đổi mới phương pháp dạy học được quan tâm nhiều hiện nay là dạy học bằng bài tập tình huống.
 	Trong môn Sinh học nói chung và Phần tiến hóa - Sinh học 12 cơ bản nói riêng, nội dung kiến thức phần tiến hóa mang một lượng kiến thức khá lớn và mang tính khái quát hóa cao, việc xây dựng khái niệm cũng như làm rõ bản chất nội dung kiến thức là rất khó; đồ dùng dạy học minh họa cho các bài không nhiều. Muốn dạy học đạt hiệu quả giáo viên cần sử dụng các kiến thức liên quan ở các phần như di truyền, sinh lí, sinh hóa. và các kiến thức liên môn như vật lí, hóa học, khảo cổ học,.... Hiện nay việc dạy và học kiến thức phần Tiến hóa lớp 12 còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều giáo viên còn lúng túng và thiếu kinh nghiệm trong việc sử dụng các biện pháp nghiệp vụ sư phạm, tổ chức các hoạt động nhận thức tích cực, chủ động cho học sinh. Đa số học sinh không có hứng thú học tập vì bộ môn có tính trừu tượng và khái quát cao. Do vậy việc thiết kế, đưa ra các bài tập tình huống để phát triển các kỹ năng cũng như làm rõ nội dung kiến thức cho học sinh học tập là một vấn đề cần thiết.
Từ những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài: “Thiết kế và tổ chức dạy học bằng bài tập tình huống phần Tiến hóa - Sinh học 12”.
 2. Mục đích và phương pháp nghiên cứu
 a. Mục đích nghiên cứu :
 Nhằm tìm ra giải pháp dạy phần tiến hóa sao cho lôi cuốn và học sinh học sẽ tham gia xây dựng bài nhiều hơn, không khí lớp học sôi nổi trước các bài tập tình huống nêu ra, học sinh được lôi cuốn vào nội dung bài học, các em chủ động thực hiện các hoạt động; kích thích được tính tích cực suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo, khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp của học sinh. Từ đó đem lại hiệu quả cao trong dạy học, góp phần nâng cao chất lượng học tập bộ môn Sinh học.
 b. Phương pháp nghiên cứu :
 - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tìm hiểu và tổng hợp các lý luận liên quan đến quan điểm dạy học bằng bài tập tình huống.
 - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thiết kế quy trình dạy học, giáo án dạy học mẫu. Thực nghiệm các giải pháp trên học sinh của một lớp và sau đó đối chứng với lớp không sử sụng giải pháp. Từ đó thống kê kết quả và kết luận cho giải pháp.
3. Phạm vi đề tài: Đề tài thực hiện thiết kế bài tập tình huống ở các phần của các bài trong 2 chương của phần 6: Tiến hóa- sinh 12 cơ bản.
 4. Kế hoạch thực hiện
- Quan sát thực trạng cũng như tình hình học tập của học sinh và giảng dạy của giáo viên trường THPT Bùi Hữu Nghĩa: Đầu tháng 9
- Nghiên cứu tài liệu lí thuyết vế bài tập tình huống: Tháng 9
- Chọn nội dung khó phù hợp cho giải pháp: tháng 9
- Thiết kế các bài tập tình huống cho phần tiến hóa: tháng 9, 10.
- Áp dụng giải pháp đối với lớp thực nghiệm ( 12 A): tháng 11, 12. Lớp 12B làm lớp đối chứng ( không áp dụng giải pháp)
- Làm kiểm tra kiểm chứng: tháng 12
- Thống kê kết quả.
- Tiến hành viết sáng kiến hoàn chỉnh
 II. PHẦN NỘI DUNG
 1. Cơ sở lí luận của đề tài :
 1.1. Tình huống dạy học
Theo Nguyễn Hữu Lam (2003), “Phương pháp tình huống là một kỹ thuật dạy học trong đó các thành tố chủ yếu của nghiên cứu tình huống được trình bày với những người học với các mục đích minh họa hoặc các kinh nghiệm giải quyết vấn đề”.
Dạy học bằng tình huống là một phương pháp mà GV tổ chức cho HS xem xét, phân tích, nghiên cứu, thảo luận để tìm ra các phương án giải quyết cho các tình huống, qua đó mà đạt được các mục tiêu bài học đặt ra.
	Theo quan điểm lý luận dạy học, tình huống dạy học là đơn vị cấu trúc, tế bào của bài lên lớp, bao gồm tổ hợp các điều kiện cần thiết. Đó là mục đích dạy học, nội dung dạy học và phương pháp dạy học để thu được những kết quả hạn chế riêng biệt.
 1.2. Bài tập tình huống dạy học 
	Bài tập tình huống dạy học là những tình huống khác nhau đã, đang và có thể xảy ra trong quá trình dạy học được cấu trúc lại dưới dạng bài tập, khi học sinh giải bài tập ấy, vừa có tác dụng củng cố kiến thức, vừa rèn luyện được các kỹ năng học tập cần thiết.
 1.3. Phương pháp dạy học bằng bài tập tình huống
	 - Đặc điểm của phương pháp dạy học bằng bài tập tình huống
	Dựa vào các tình huống để thực hiện chương trình học (HS lĩnh hội được các tri thức, kỹ năng); những tình huống không nhằm kiểm tra kỹ năng mà giúp phát triển chính bản thân kỹ nãng.
	Những tình huống có cấu trúc thật sự phức tạp: không phải chỉ có một giải pháp cho tình huống (tình huống chứa các biến sư phạm).
	 Dựa vào các bài tập tình huống để thực hiện chương trình học; những bài tập tình huống không nhằm kiểm tra các kỹ năng mà giúp phát triển chính bản thân các kỹ năng.
	Bản thân tình huống mang tính chất gợi vấn đề, không phải HS làm theo ý thích của thầy giáo; HS là người giải quyết tùy vấn đề theo phương thức thích nghi, điều tiết với môi trường; có hay không sự hỗ trợ của thầy giáo tùy thuộc vào tình huống.
	HS chỉ được hướng dẫn cách tiếp cận với tình huống chứ không có công thức nào giúp HS tiếp cận với tình huống.
	Việc đánh giá dựa trên hành động và thực tiễn.
	 - Ưu, nhược điểm của phương pháp dạy học bằng bài tập tình huống
	Ø Ưu điểm: 
	+ Học sinh xem việc học là của mình, từ đó phát huy được tính tích cực - độc lập - chủ động - sáng tạo trong quá trình học tập.
	+Các bài tập tình huống tạo ra hứng thú, đem lại nguồn vui, kích thích trực tiếp lòng ham mê học tập của học sinh. Đó chính là động lực của quá trình dạy học.
	+ Học sinh hiểu sâu, nhớ lâu những nội dung cốt lõi.
	+ Học sinh có thể hợp tác với nhau trong quá trình học tập, tự đánh giá, tự điều chỉnh vốn tri thức của bản thân. Đó chính là cơ sở hình thành phương pháp tự học.
	+ Việc thường xuyên giải quyết các bài tập tình huống có vấn đề nhỏ trong quá trình học tập là phương thức để học sinh tiếp cận với kiểu dạy học hình thành và giải quyết vấn đề có nội dung khái quát rộng hơn.
	+ Đối thoại giữa thầy - trò, trò - trò khi tiến hành giải quyết các bài tập tình huống tạo ra bầu không khí sôi nổi, tích cực góp phần hình thành mối quan hệ giao tiếp trong cộng đồng.
	Ø Nhược điểm: 
	+ Đòi hỏi nhiều công sức và thời gian.
 + Giáo viên phải là người có kiến thức, có kinh nghiệm sâu rộng và có cách dẫn dắt học sinh.
	+ Sự eo hẹp về thời gian giảng dạy trên lớp và cách học thụ động của học sinh sẽ là một trở ngại của phương pháp này.
 1.4. Nguyên tắc thiết kế bài tập tình huống 
	- Bài tập tình huống nêu ra phải tạo ra được nhu cầu nhận thức, tạo được tính sáng tạo, kích thích tư duy của người giải.
	- Bài tập tình huống nêu ra phải xuất phát từ nhiệm vụ của giáo viên, từ các kỹ năng cần thiết cho việc đặt câu hỏi để dạy học.
	- Bài tập tình huống nêu ra phải gắn với cơ sở lý luận với một liều lượng tối đa cho phép.
	- Bài tập tình huống phải có đầy đủ hai yếu tố: điều kiện và yêu cầu cần tìm.
 1.5. Quy trình dạy học bằng bài tập tình huống:
Để giúp học sinh xác định được các dữ kiện, nhận ra được các mâu thuẫn trong nhận thức, thì xây dựng tình huống dạy học được thiết kế theo các bước sau:
Bước 1. Xác định mục tiêu chương, bài
Bước 2. Phân tích cấu trúc nội dung của chương, bài các nội dung có thể thiết kế được tình huống dạy học
Bước 3. Diễn đạt tình huống dưới dạng bài tập
Bước 4. Kiểm định tình huống dạy học đã được thiết kế
Bước 5. Hình thành ở HS một số kỹ cơ bản của hoạt động nhận thức
	2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
	2.1. Thực trạng giảng dạy Sinh học hiện nay 
	* Qua quá trình tìm hiểu và quan sát thực tế dạy học ở các trường THPT, tôi nhận thấy: Đa số giáo viên đã chú trọng đến việc đổi mới phương pháp dạy học nhưng với mức độ không thường xuyên, và chú trọng nhiều đến vấn đề truyền thụ kiến thức hơn là phát triển kỹ năng cho học sinh.
* Về việc sử dụng BTTH để rèn luyện kỹ năng trong dạy học Sinh học thì đa số giáo viên đã nhận thức được sự cần thiết của việc sử dụng bài tập tình huống để tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh. Tuy nhiên với nhiều lí do khách quan và chủ quan mà việc dạy bằng phương pháp sử dụng bài tập tình huống chưa được giáo viên sử dụng hoặc chỉ sử dụng với mục đích khắc sâu kiến thức cho học 
2.2. Thực trạng học môn Sinh học hiện nay 
Thực trạng học môn sinh học hiện nay ở các trường THPT đa số em yêu thích trong tiết học có sử dụng bài tập tình huống vì các em được tham gia bàn luận để giải quyết tình huống giáo viên đưa ra. 
Từ kết quả trên cho thấy, việc sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện các kỹ năng cho học sinh là vấn đề rất cấp thiết.
 3. Tổ chức thực hiện các giải pháp
 3.1. Đặc điểm nội dung chương trình Tiến hóa - Sinh học 12 cơ bản
Phần Tiến hóa trong chương trình Sinh học 12 cơ bản gồm 2 chương (theo SGK), ở đây, theo góc độ kiến thức tôi chia thành 3 chương, có nội dung cụ thể như sau:
Chương I: Bằng chứng tiến hóa gián tiếp (cung cấp những bằng chứng chứng tỏ tiến hóa là một quá trình tồn tại thực trên Trái đất). 
Chương II: Nguyên nhân tiến hóa và cơ chế tiến hóa (bao gồm kiến thức cơ bản về tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn).
Chương III: Sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất (cung cấp bức tranh chung về sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất, đặc biệt là sự phát sinh và phát triển của loài người).
Qua đó ta thấy tiến hóa là phần nội dung vốn được hình thành trên cơ sở khái quát, hệ thống các thành tựu của nhiều lĩnh vự ... . Căn cứ vào kết quả này, có thể xác định mối quan hệ họ hàng xa dần giữa người và các loài thuộc bộ Linh trưởng nói trên theo trật tự đúng là:
A. Người - tinh tinh - khỉ Vervet - vượn Gibbon- khỉ Capuchin - khỉ Rhesut.
B. Người - tinh tinh - vượn Gibbon - khỉ Rhesut - khỉ Vervet - khỉ Capuchin.
C. Người - tinh tinh - khỉ Rhesut - vượn Gibbon - khỉ Capuchin - khỉ Vervet.
D. Người - tinh tinh - vượn Gibbon - khỉ Vervet - khỉ Rhesut - khỉ Capuchin.
Câu 8: Các nhân tố sinh học, chi phối quá trình phát sinh loài người gồm:
A. biến dị, di truyền, phân li tính trạng. 	B. biến dị, di truyền, CLTN.
C. đột biến, giao phối, phân li tính trạng.	D. đột biến, di truyền, CLTN.
Câu 9: Giữa người và vượn người có những điểm khác nhau cơ bản nào sau đây?
I. Tầm vóc, dáng đứng.	 II. Kích thước và hình dạng tinh trùng.
III. Số NST trong bộ lưỡng bội. IV. Khả năng tư duy.
V. Độ lớn của xương sườn, xương ức và xương chậu.
VI. Cấu tạo của nhau thai, chu kì kinh nguyệt, thời gian mang thai.
Số ý đúng là	A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 10: Trong qua trình phát sinh loài người, cả 2 loại nhân tố sinh học và xã hội đồng thời chi phối ở giai đoạn:
I. Chuyển từ cây xuống đất.
II. Hình thành tư thế đi thẳng.
III. Xuất hiện tư duy.
IV. Hoàn thiện dần đôi bàn tay.
V. Phát triển đời sống xã hội.
Phương án đúng là	A. II, IV. B. II, V.	 C. I, III. D. I, V.
BẢNG ĐÁP ÁN
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
A
B
D
B
D
C
B
B
B
A
4. Hiệu quả của đề tài
Sau khi thiết kế các bài tập tình huống tôi đã tiến hành thực nghiêm và thu được kết quả khá cao đó là:
 4.1. Mục đích thực nghiệm
Đánh giá hiệu quả và xác định tính khả thi của việc sử dụng bài tập tình huống để nâng cao hứng thú và rèn luyện các kỹ năng cho học sinh trong dạy học Sinh học nói chung và Tiến hóa - sinh học 12 cơ bản nói riêng.
4.2. Nội dung thực nghiệm:
- Trường thực nghiệm: Trường THPT Bùi Hữu Nghĩa
- Lớp thực nghiệm: Tôi chọn 2 lớp 12A và 12B có sĩ số lần lượt là 28, 27 học sinh, trình độ và chất lượng học tập tương đương nhau.
- Tiến hành dạy và kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh ở các lớp TN ( 12A) và ĐC (12B) với cùng một đề và cùng thời gian(đề 15 phút).
4.3. Kết quả thực nghiệm 
Kết quả phân tích hai bài kiểm tra ( lấy trung bình cộng)	
Lớp
Tổng số HS
Điểm (%)
TB trở lên
(%)
≥8(%)
8->6,5(%)
6,5-≥5(%)
<5(%)
Thực nghiệm ( 12A)
28
18,4
47,6
34
0
100
Đối chứng (12B)
27
11,4
35,1
37.3
16,2
83,8
Thống kê số lượng sau 2 lần kiểm tra tôi thu được kết quả: Lớp thực nghiệm mức độ học sinh đạt điểm trên 5 là 100% còn lớp đối chứng đạt 83,8%. Số lượng học sinh đạt điểm khá – giỏi cũng rất cao(70%) còn lớp đối chứng là 46,5%. Thông qua bài kiểm tra trắc nghiệm, tôi thấy học sinh cũng đạt được rất nhiều kĩ năng: làm bài trắc nghệm, phân tích, so sánh, tổng hợp, quan sát,...
4.4. Kết quả bài thi HK 2:
Tổng số HS
Lớp thực nghiệm ( 12A)
Tổng số HS
Lớp đối chứng (12A)
28
Điểm ≥8(%)
Điểm 8->6,5(%)
Điểm 6,5-≥5(%)
Điểm <5(%)
27
Điểm ≥8(%)
Điểm 8->6,5(%)
Điểm 6,5-≥5(%)
Điểm <5(%)
18,42
47,36
28,69
5,53
11,43
33,14
40
15,43
Thống kê số lượng bài kiểm tra học kì II thu được kết quả: Lớp thực nghiệm mức độ học sinh đạt điểm trên 5 là 94,74% còn lớp đối chứng đạt 84,57%. Số lượng HS đạt điểm khá – giỏi cũng rất cao(65,78%) còn lớp đối chứng là 44,57%. 
4.5. Nhận xét chung
Thông qua việc lên lớp, dự giờ, trao đổi với giáo viên bộ môn và học sinh, qua việc phân tích chất lượng lĩnh hội của học sinh ở những bài kiểm tra, tôi nhận thấy việc sử dụng các bài tập tình huống trong dạy học đã có tác dụng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong học tập bộ môn hơn những tiết dạy bình thường. Cụ thể:
- Ở các lớp TN, học sinh tham gia xây dựng bài nhiều hơn so với các lớp ĐC. Không khí lớp học sôi nổi trước các bài tập tình huống nêu ra. Học sinh được lôi cuốn vào nội dung bài học, các em không còn thụ động mà chủ động thực hiện các hoạt động do giáo viên đưa ra. 
- Các bài tập tình huống đã kích thích được tính tích cực suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo, khả năng phân tích so sánh tổng hợp của học sinh. 
- Trong quá trình thực hiện các hoạt động: làm việc với phiếu học tâp và các phương tiện hoạt động như tranh vẽ, sơ đồ, bảng biểu... các em rèn luyện được một số kĩ năng như: tự tin trình bày quan điểm của cá nhân, hợp tác trong làm việc nhóm, quan sát tranh vẽ phát hiện kiến thức, sưu tầm các kiến thức liên quan, làm các bài tập trắc nghiệm
Như vậy, việc sử dụng bài tập tình huống để trong dạy- học Sinh học bước đầu đã đem lại hiệu quả. Vậy có thể khẳng định rằng đây là một hướng tốt, có tính khả thi. Vì vậy, nếu chúng ta xây dựng hệ thống bài tập tình huống phù hợp kết hợp với phương pháp sử dụng bài tập tình huống khéo léo, linh hoạt thì phương pháp này sẽ đem lại hiệu quả cao trong dạy học, góp phần nâng cao chất lượng học tập bộ môn Sinh học.
III. KẾT LUẬN	
Ý nghĩa của đề tài đối với công tác giảng dạy, học tập.
Qua việc lên lớp, trao đổi với giáo viên bộ môn và học sinh, qua việc phân tích chất lượng lĩnh hội của học sinh ở những bài kiểm tra, tôi nhận thấy việc sử dụng các bài tập tình huống đã có tác dụng tích cực đến nhận thức của học sinh hơn các tiết dạy bình thường. Học sinh tham gia xây dựng bài nhiều hơn, không khí lớp học sôi nổi trước các bài tập tình huống nêu ra, học sinh được lôi cuốn vào nội dung bài học, các em chủ động thực hiện các hoạt động; các bài tập tình huống đã kích thích được tính tích cực suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo, khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp của học sinh. Từ đó phương pháp đã đem lại hiệu quả cao trong dạy học, góp phần nâng cao chất lượng học tập bộ môn Sinh học.
 2. Khả năng áp dụng	
 Sáng kiến của tôi đang được áp dụng ở trường THPT Bùi Hữu Nghĩa và đạt được những hiệu quả cao. Sáng kiến kinh nghiệm này có thể áp dụng phổ biến rộng rãi vào công tác dạy học Sinh học ở các trường phổ thông khác.
 3. Đề xuất, kiến nghị
 3.1. Đề xuất
	Thực hiện mục đích đề tài, đối chiếu với các nhiệm vụ đặt ra, tôi đã thu được những kết quả sau:
	- Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận của việc sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện cho học sinh nhiều kỹ năng trong dạy học và tạo hứng thú cho học sinh bậc THPT. Cụ thể là:
	+ Xác định khái niệm, ưu - nhược điểm của việc sử dụng bài tập tình huống vào quá trình dạy học.
	+ Xây dựng quy trình thiết kế và sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện các kỹ năng cho học sinh trong dạy học Sinh học. 
- Trên cơ sở phân tích cấu trúc, nội dung chương trình Tiến hóa – Sinh học 12 cơ bản, bậc THPT, tôi đã thiết kế được 30 bài tập tình huống để sử dụng cho dạy học phần Tiến hóa – Sinh học 12 cơ bản.
- Kết quả thực nghiệm bước đầu đánh giá được việc sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện các kỹ năng cho học sinh trong dạy học Sinh học đã đem lại hiệu quả khá cao.
- Đề xuất nên xây dựng nhiều hơn các bài tập tình huống trong một bài, các bài tập tình huống càng có tính tranh luận càng tốt. Và nên thực hiện từng bước ở mỗi bài. Sử dụng bài tập tình huống ở khâu mở bài hoặc cũng cố sẽ giúp học sinh ghi nhớ và tổng hợp kiến thức rất tốt.
3.2. Kiến nghị
Trên cơ sở những kết quả thu được, Tôi có một số kiến nghị sau:
- Việc sử dụng bài tập tình huống đem lại hiệu quả cao trong dạy – học, tuy nhiên đây là phương pháp dạy học còn mới, chưa được áp dụng nhiều và đòi hỏi giáo viên phải có nhiều kinh nghiệm. Vì vậy, Sở giáo dục và Đào tạo cần tăng cường bồi dưỡng năng lực giảng dạy cho giáo viên, đặc biệt là năng lực sử dụng các phương pháp dạy học mới.
- Trong khuôn khổ này tôi chỉ mới thiết kế được các bài tập tình huống để rèn luyện cho học sinh một số kỹ năng trong chương trình Tiến hóa – Sinh học 12. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề tài này, có thể triển khai hướng nghiên cứu với các nội dung Sinh học khác để rèn luyện thêm nhiều các kỹ năng nhận thức khác cho học sinh.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đinh Quang Báo, Nguyễn Thị Hà. Hình thành kỹ năng so sánh cho học sinh trong dạy học Sinh học ở trường THPT. Tạp chí Giáo dục (2005).
[2] Đinh Quang Báo, An Biên Thùy, 2014. Quy trình thiết kế hệ thống bài tập tình huống để tổ chức dạy học môn Lí luận dạy học sinh học – chương trình đào tạo cử nhân sư phạm sinh học. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 59 (8), Tr. 112-119. 
[3] Nguyễn Thị Phương Hoa. Sử dụng phương pháp tình huống trong giảng dạy môn giáo dục học tại trường ĐHNN – ĐHQG Hà Nội. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ĐHQG, Hà Nội 2010.
[4] Lê Đình Chắc. Một số yêu cầu, kỹ thuật xây dựng tình huống có vấn đề trong dạy học giải quyết vấn đề ở bộ môn Sinh học. Tạp chí Giáo dục (2003). 
[5] Phan Đức Duy. Sử dụng bài tập tình huống trong việc rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên. Tập san khoa học Trường ĐHSP Huế (1993).
[6] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014). Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh, môn sinh học cấp trung học phổ thông. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
[7] Vũ Đức Lưu (2011). Bồi dưỡng học sinh giỏi sinh học trung học phổ thông Di truyền và Tiến hóa. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
[8] Nguyễn Thị Phương Hoa. Sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống trong dạy học Giáo dục học. Tạp chí Giáo dục (2009).
[9] Đậu Thế Hùng. Nâng cao chất lượng dạy học môn Sinh học bằng tích cực hóa hoạt động của học sinh. Tạp chí Giáo dục ( 2006).
[10] Huỳnh Quốc Thành (2012). Bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh học 12, tập 2. Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm.
[11] Huỳnh Quốc Thành (2010). Bài giảng trọng tâm chương trình chuẩn sinh học 12. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội. 
[12] Phan Khắc Nghệ (2016). Bộ đề thi THPT Quốc Gia môn Sinh học. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội.
[13] TS. Vũ Đức Lưu (2009). Sinh học 12, chuyên sâu, tập 2, Tiến hóa và Sinh thái học. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội.
[14] Phan Đức Duy, 1999. Sử dụng bài tập tình huống sư phạm để rèn luyện cho sinh viên kĩ năng dạy học sinh học. Luận án tiến sĩ giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội. 
 Giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm
 Nguyễn Thị Thuê

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_va_to_chuc_day_hoc_bang_bai_t.doc