Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng câu hỏi và bài tập trong tiết dạy học sinh học

Trong lý luận dạy học, có quan điểm cho rằng quá trình dạy học chủ yếu dựa trên quá trình ghi nhớ và tái hiện. Đây là phương pháp dạy học theo kiểu thông báo, làm cho quá trình học tập của học sinh mang tính thụ động, gây nên lười biếng tư duy và không tạo nên hứng thú học tập.

 Theo lý luận dạy học hiện đại, quá trình dạy học phải dựa trên trí nhớ và tư duy. Bởi vậy vấn đề mới phản ánh những dấu hiệu, thuộc tính bên ngoài của sự vật hiện tượng, chỉ thông qua các hoạt động, tư duy mới đi sâu vào các dấu hiệu bản chất, những mối liên hệ nhân quả của các sự vật hiện tượng, hình thành các khái niệm, quy luật. Do đó người giáo viên cần dựa vào vốn kiến thức, trình độ tư duy của học sinh mà đưa ra những câu hỏi và bài tập. Qua đó học sinh hoạt động độc lập hoặc theo nhóm để giải quyết các vấn đề thành công, tạo ra động lực, hứng thú thúc đẩy quá trình học tập.

 

doc 11 trang Thảo Ly 17/08/2023 4580
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng câu hỏi và bài tập trong tiết dạy học sinh học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng câu hỏi và bài tập trong tiết dạy học sinh học

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng câu hỏi và bài tập trong tiết dạy học sinh học
4
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÀ VINH
TRƯỜNG THPT VŨ ĐÌNH LIỆU
&œ
§Ò tµi thuéc lÜnh vùc chuyªn m«n: 	Sinh học
Hä vµ tªn ng­êi thùc hiÖn:	Lê Thị Kiều
Chøc vô:	Giáo viên
Sinh ho¹t tæ chuyªn m«n:	Sinh học
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
	Trong lý luận dạy học, có quan điểm cho rằng quá trình dạy học chủ yếu dựa trên quá trình ghi nhớ và tái hiện. Đây là phương pháp dạy học theo kiểu thông báo, làm cho quá trình học tập của học sinh mang tính thụ động, gây nên lười biếng tư duy và không tạo nên hứng thú học tập.
	Theo lý luận dạy học hiện đại, quá trình dạy học phải dựa trên trí nhớ và tư duy. Bởi vậy vấn đề mới phản ánh những dấu hiệu, thuộc tính bên ngoài của sự vật hiện tượng, chỉ thông qua các hoạt động, tư duy mới đi sâu vào các dấu hiệu bản chất, những mối liên hệ nhân quả của các sự vật hiện tượng, hình thành các khái niệm, quy luật. Do đó người giáo viên cần dựa vào vốn kiến thức, trình độ tư duy của học sinh mà đưa ra những câu hỏi và bài tập. Qua đó học sinh hoạt động độc lập hoặc theo nhóm để giải quyết các vấn đề thành công, tạo ra động lực, hứng thú thúc đẩy quá trình học tập. 
	Chính vì vậy để tạo điều kiện cho các em học sinh phát triển tư duy trước những câu hỏi và bài tập nên bản thân tôi chọn đề tài “ Sử dụng câu hỏi và bài tập trong tiết dạy học sinh học ”.
2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI:
	Quá trình dạy học là một quá trình nhận thức, câu hỏi và bài tập là một phương tiện quan trọng để tổ chức hoạt động học tập tích cực của học sinh, đồng thời thực hiện mục tiêu của việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 
	Sử dụng câu hỏi và bài tập trong dạy học sinh học ở trường THPT .
4. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI:
	Trong đề tài này cần nắm cách sử dụng câu hỏi và bài tập trong bài giảng của chương trình sinh học.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU:
	- Trong quá trình giảng dạy, người giáo viên phải thực hiện đúng theo phân phối chương trình, ràng buộc rất nhiều vào thời gian và nội dung sách giáo khoa nên đa số giáo viên chỉ truyền thụ kiến thức cho học sinh qua những câu hỏi và bài tập có sẳn trong sách giáo khoa. Còn hạn chế đưa ra những câu hỏi và bài tập đòi hỏi có sự tư duy của học sinh.
	- Tình hình thực tế của học sinh hiện nay trong nhà trường còn nhiều hạn chế khi gặp những câu hỏi và bài tập mang tính tư duy, do đó đa số học sinh còn lúng túng khi gặp những câu hỏi và bài tập này.
2. ĐỀ XUẤT GIẢI QUYẾT THỰC TRẠNG:
	Trước những thực trạng trên đối với việc giảng dạy bộ môn sinh học, tôi xin giới thiệu đề tài “ Sử dụng câu hỏi và bài tập trong dạy học sinh học ” nhằm giúp cho các em học sinh phát triển tư duy sáng tạo và khả năng phân tích đúng, đồng thời giải quyết các câu hỏi và bài tập một cách hiệu quả hơn.
3. NỘI DUNG:
 3.1. Cấu trúc câu hỏi và bài tập:
a. Thành phần cấu trúc của câu hỏi và bài tập: 
	 Bản chất câu hỏi và bài tập là phản ánh mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết trong quá trình học tập của học sinh. Giáo viên cung cấp những thông tin và yêu cầu cần xác định trong câu hỏi và bài tập cho học sinh biết, học sinh cần tìm và trình bày về nội dung của vấn đề - cái chưa biết.
	 Cấu trúc của câu hỏi và bài tập gồm hai thành phần:
	- Các dữ kiện, thông tin được cung cấp trong câu hỏi, bài tập liên quan đến vấn đề đặt ra. Dựa trên dữ kiện, thông tin được cung cấp, học sinh phân tích, suy luận, khái quátTìm ra dấu hiệu và mối liên hệ bản chất của vấn đề. Trong một câu hỏi, bài tập nếu cung cấp các dữ kiện, thông tin đầy đủ thì sẽ xác định được chính xác nội dung của vấn đề. Tuy nhiên ở một số câu hỏi, bài tập chủ động yêu cầu học sinh tìm ra câu trả lời tương ứng với các dữ kiện xảy ra khác nhau.
	- Yêu cầu xác định đối với vấn đề trong câu hỏi, bài tập càng thể hiện rõ đó là về vấn đề nào, nội dung và mức độ cần trình bày của vấn đề càng cụ thể thì học sinh hình dung được phương hướng giải quyết và nội dung thể hiện của vấn đề phù hợp với yêu cầu đặt ra.
	 Ví dụ: 
	- Câu hỏi: Phát biểu nội dung và những điều kiện nghiệm đúng của định luật phân li và phân li độc lập của Menđen. Giải thích cơ sở tế bào học của 2 định luật này.
	 + Các dữ kiện của vấn đề: định luật phân li và phân li độc lập.
	 + Yêu cầu xác định: nội dung, điều kiện, cơ sở tế bào học.
	- Bài tập: Khi lai bí quả vàng với bí quả trắng thì đời con cho quả trắng. Khi lai các cây con quả trắng với nhau đã thu được 204 cây quả trắng, 53 cây quả vàng, 17 cây quả xanh. Xác định kiểu gen của bố, mẹ và đời con.
	b. Các dạng câu hỏi và bài tập:
	- Câu hỏi mệnh lệnh: 
	 	Cấu trúc: 
- Từ để hỏi + yêu cầu và dữ kiện, thông tin của vấn đề.
- Cuối mỗi câu không có dấu chấm hỏi.
Ví dụ: + Hãy nêu những điều kiện nghiệm đúng định luật phân li độc lập
của Menđen.
	 + Hãy trình bày chu trình sinh địa hóa của nitơ trong hệ sinh thái.
- Câu hỏi nghi vấn:
	Cấu trúc: 
- Từ hỏi + yêu cầu và dữ kiện, thông tin của vấn đề. 
- Yêu cầu và dữ kiện thông tin của vấn đề + từ hỏi.
- Cuối mỗi câu có dấu chấm hỏi.
	Ví dụ: + Vì sao quần thể được xem là đơn vị cơ sở của quá trình tiến hóa?
	 + Hệ sinh thái là gì? Tại sao hệ sinh thái biểu hiện chức năng của một tổ chức sống?
	- Ngoài ra còn có sự kết hợp giữa câu hỏi mệnh lệnh với câu hỏi nghi vấn:
	Ví dụ: + Vai trò của đột biến trong tiến hóa. Tại sao đột biến gen thường có hại cho cơ thể sinh vật nhưng có vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa?
	 + Cơ chế hình thành loài bằng thể song nhị bội. Vì sao hình thành loài bằng lai xa và đa bội hóa là phương thức phổ biến ở thực vật, ít gặp ở động vật? 	 
	- Bài tập:
	Cấu trúc: 
- Dữ kiện thông tin của vấn đề.
- Yêu cầu xác định dưới dạng câu hỏi.
	Ví dụ: Một phân tử ADN chứa 650000 nuclêôtit loại xitôzin, số nuclêôtit timin bằng 2 lần số nuclêôtit loại xitôzin.
	a. Tính chiều dài phân tử ADN đó.
	b. Khi phân tử ADN này tự nhân đôi thì cần bao nhiêu nuclêôtit tự do?
3.2. Sử dụng câu hỏi và bài tập:
	a. Sử dụng câu hỏi và bài tập để tạo tình huống học tập:
	 Xây dựng tình huống có vấn đề thường theo một tiến trình sau đây: 
	- Thông báo tình huống: giáo viên đưa ra tình huống dưới dạng câu hỏi, bài tập dưới hình thức kiểm tra bài cũ hoặc là giáo viên thông báo.
	- Phát hiện mâu thuẫn giữa kiến thức học sinh đã học với nội dung của vấn đề mới: giáo viên sử dụng phương pháp đàm thoại yêu cầu học sinh trình bày lại những kiến thức đã học để làm cơ sở cho việc phát hiện vấn đề học tập và giải quyết vấn đề.
	- Phát biểu vấn đề học tập dưới dạng câu hỏi nhận thức, là kết quả tư duy của học sinh đã tìm ra vấn đề mới cần giải thích trong tình huống.
	Ví dụ sử dụng câu hỏi để tạo tình huống học tập:
 * Ví dụ 1: Khi dạy nguyên tắc bổ sung trong phân tử ADN
	- Học sinh đã học: bazơnitric có kích thước lớn là loại A, G và có kích thước nhỏ là T, X; bazơnitric loại A liên kết với T bằng 2 liên kết hiđrô và loại G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô.
	 	- Giáo viên dùng câu hỏi tạo ra tình huống học tập:
	 + Kích thước của cặp bazơnitric liên kết bổ sung với nhau thể hiện như thế nào?
	 Trả lời: NTBS giữa các cặp bazơnitric thể hiện là một bazơnitric có kích thước lớn bổ sung với một bazơnitric nhỏ.
	 + Học sinh nhận xét kích thước cặp bazơnitric A, T và G, X thể hiện như thế nào?
	Trả lời: bazơnitric loại A lớn, loại T nhỏ và bazơnitric loại G lớn, loại X nhỏ.
	+ Em có thắc mắc gì về sự liên kết giữa các cặp bazơnitric trong phân tử ADN theo NTBS? Hãy nêu sự thắc mắc đó bằng câu hỏi.
 Trả lời: vì sao bazơnitric lớn loại A không liên kết bazơnitric nhỏ loại X, bazơnitric lớn loại G không liên kết bazơnitric nhỏ loại T?
	 Thông qua ví dụ trên góp phần hình thành kỹ năng tự đặt câu hỏi cho học sinh. Giáo viên tổ chức học sinh giải quyết vấn đề học tập để khắc sâu và hoàn chỉnh khái niệm NTBS giữa các cặp bazơnitric.
	 * Ví dụ 2: Khi dạy mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình
	 - Học sinh đã học: định luật đồng tính, phân tính về sự di truyền của một cặp tính trạng được qui định bởi một cặp gen.
	 - Giáo viên dùng câu hỏi tạo ra tình huống học tập:
	 + Hoa liên hình:
 PTC: hoa đỏ x hoa trắng → F1: 100% hoa đỏ, → F2: 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng.
Hãy giải thích sự di truyền màu sắc hoa liên hình. Viết kiểu gen của P.
	 Trả lời: Màu sắc hoa do một cặp gen qui định: F1 tuân theo định luật đồng tính và F2 tuân theo định luật phân tính, màu hoa đỏ là trội so với màu hoa trắng.
	 Qui ước: Gen A: hoa đỏ; gen a : hoa trắng
	PTC: hoa đỏ x hoa trắng
	AA x aa
	 + Giống hoa đỏ (AA) trồng ở 350C thì hoa sẽ có màu gì? Thế hệ tiếp theo trồng ở 200C thì hoa sẽ có màu như thế nào?
	 Trả lời: Khi trồng ở 350C hay 200C thì giống hoa đỏ (AA) sẽ cho toàn hoa màu đỏ (AA).
	 + Giống hoa trắng (aa) trồng ở 350C hay 200C thì cho hoa có màu sắc như thế nào?
	 Trả lời: Khi trồng ở 350C hay 200C thì giống hoa trắng (aa) sẽ cho ra toàn là hoa màu trắng (aa).
	 + Giáo viên thông báo kết quả thí nghiệm: Giống hoa đỏ (AA) trồng ở 350C thì cho ra toàn hoa trắng. Thế hệ tiếp theo trồng trở lại ở 200C thì lại cho ra toàn hoa đỏ. Còn giống hoa trắng (aa) trồng ở 350C hay 200C thì đều toàn cho ra hoa màu trắng.
	 + Em hãy nhận xét sự khác nhau giữa kết quả thí nghiệm với điều dự đoán của em trong 2 thí nghiệm trên, từ đó nêu lên câu hỏi cần giải thích gì trong 2 thí nghiệm đó?
	 Trả lời: Tại sao giống hoa màu đỏ (AA) khi trồng ở nhiệt độ khác nhau thì biểu hiện màu sắc hoa khác nhau? 
	Ví dụ sử dụng bài tập để tạo tình huống học tập:
* Ví dụ 1: Khi dạy phần liên kết gen
	 - Học sinh đã học: định luật phân li độc lập, phép lai phân tích 2 cặp tính trạng di truyền phân li độc lập.
	 - Giáo viên dùng bài tập, câu hỏi để tạo tình huống học tập:
	 Giáo viên cho một bài tập có vấn đề, yêu cầu học sinh chuẩn bị trước.
	 Bài tập: Ở ruồi giấm, P thuần chủng thân xám, cánh dài lai với ruồi thân đen, cánh ngắn thu được ruồi F1 đồng loạt thân xám, cánh dài. Lấy ruồi đực F1 lai phân tích với ruồi cái thân đen, cánh ngắn.
	a. Cho biết cặp gen B, b qui định màu sắc thân và cặp gen V, v qui định độ dài cánh. Hãy tìm tính trội, lặn của từng cặp tính trạng.
	b. Dựa trên  ... h dài x thân đen, cánh ngắn
	BBVV 	 	 bbvv 
	GP:	 BV 	 bv
F1: 	 BbVv (100% thân xám, cánh dài) 
	Lai phân tích: 
	F1 đực thân xám, cánh dài x cái thân đen, cánh ngắn
	BbVv	 x	 bbvv	 	 
	GF1: 1BV:1Bv:bV:1bv 	 	 1bv
	Fa : 1BbVv : 1Bbvv : 1bbVv : 1bbvv
	 1 xám, dài : 1xám, ngắn : 1 đen, dài : 1đen, ngắn 
	Giáo viên thông báo: phép lai trên do ông Moocgan thí nghiệm trên ruồi giấm, F1 thu được đồng loạt thân xám, cánh dài; kết quả lai phân tích có tỉ lệ 50% ruồi thân xám, cánh dài : 50% ruồi thân đen, cánh ngắn.
	Em hãy nhận xét kết quả kiểu hình ở Fa theo dự đoán của em khi 2 cặp tính trạng phân li độc lập khác với kết quả kiểu hình ở thí nghiệm của Moocgan như thế nào? Từ đó nêu lên câu hỏi cần giải thích nội dung gì trong thí nghiệm của Moocgan?
	Trả lời: Theo định luật phân li độc lập thì ở Fa phải có 4 loại kiểu hình tỉ lệ bằng nhau nhưng kết quả thí nghiệm chỉ thu được 2 loại kiểu hình.
	Tại sao kết quả thí nghiệm ở Fa không xuất hiện 2 loại kiểu hình ruồi thân xám, cánh ngắn và ruồi thân đen, cánh dài?
	* Ví dụ 2: Khi dạy phần di truyền ngoài nhân 
	+ Học sinh đã học: sự di truyền của một cặp gen nằm trên NST qui định
	+ Giáo viên dùng bài tập, câu hỏi để tạo tình huống vấn đề học tập:
	Giáo viên cho bài tập để học sinh chuẩn bị trước khi dạy phần di truyền ngoài nhân.
	Bài tập: Ở cây hoa phấn, theo dõi sự di truyền màu lá, người ta tiến hành 2 phép lai sau đây:
	Phép lai 1: P dạng mẹ cây lá đốm x dạng bố cây lá xanh → F1 đồng loạt cây lá đốm.
	Phép lai 2: P dạng mẹ cây lá xanh x dạng bố cây lá đốm → F1.
	a. Giải thích và viết sơ đồ lai của phép lai 1.
	b. Phép lai 1 và phép lai 2 được gọi là phép lai gì? Phép lai 2 cho ra F1 có màu lá gì?
	c. Trong 2 phép lai trên, nếu tiếp tục cho F1 tự thụ phấn thì sẽ thu được kiểu hình ở F2 như thế nào?
	Trả lời: 
	a. F1 đồng loạt cây lá đốm → tuân theo định luật đồng tính; lá đốm trội so với lá xanh.
	Qui ước: Gen A: lá đốm; gen a : lá xanh
	Sơ đồ lai: 
	P: ♀ cây lá đốm x ♂ cây lá xanh
	 AA aa
	GP: 	 A	 a
	F1: 	Aa (đồng loạt cây lá đốm)
	b. Phép lai 1 và phép lai 2 được gọi là phép lai thuận nghịch
	 Phép lai 2: F1 thu được đồng loạt cây lá đốm, giống kết quả của phép lai 1.
	c. Trong 2 phép lai trên, khi cho F1 tự thụ phấn đều thu được ở F2 có tỉ lệ kiểu hình: 3 cây lá đốm : 1 cây lá xanh, vì tuân theo định luật phân tính.
	Giáo viên thông báo: Coren (1909) đã tiến hành thí nghiệm trên cây hoa phấn đều thu được kết quả như sau: 
	Phép lai 1 thu được F1 đồng loạt cây lá đốm, F2 đồng loạt cây lá đốm.
	Phép lai 2 thu được F1 đồng loạt cây lá xanh, F2 đồng loạt cây lá xanh.
	Qua sự khác nhau giữa kết quả thí nghiệm về màu sắc lá cây hoa phấn với kết quả em dự đoán, hãy nêu lên câu hỏi cần giải thích nội dung gì về kết quả thu được trong thí nghiệm của Coren?
	Trả lời: Tại sao kết quả của 2 phép lai thuận, nghịch khác nhau?
	 Tại sao kiểu hình của con lai chỉ giống với kiểu hình của dạng mẹ?
 	b. Sử dụng câu hỏi và bài tập để hình thành kiến thức kỹ năng mới:
	 Sử dụng câu hỏi và bài tập để hình thành kiến thức kỹ năng mới bằng phương pháp hỏi – đáp, có thể tiến hành bằng con đường qui nạp hoặc con đường diễn dịch.
	- Con đường qui nạp hình thành kiến thức mới trong phương pháp hỏi – đáp thường bắt đầu bằng các câu hỏi hướng dẫn học sinh quan sát những hiện tượng sinh học trong tự nhiên hoặc quan sát phương tiện trực quan, phân tích các ví dụ cụ thể trong giờ học, dẫn dắt học sinh từ những dấu hiệu, thuộc tính riêng lẻ đi đến những kết luận chung bản chất, khái quát.
	- Con đường diễn dịch hình thành kiến thức mới trong phương pháp hỏi – đáp được thể hiện sau khi giáo viên đưa ra các định nghĩa, khái niệm, các qui tắc mới. Bằng hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh cụ thể hóa khái niệm và vận dụng trong các trường hợp khác nhau, qua đó học sinh hiểu được nội dung khái quát chứa đựng trong các khái niệm, qui tắc chung.
	* Ví dụ: Khi dạy phần nhiễm sắc thể giới tính 
	- Phương pháp hỏi – đáp theo con đường qui nạp: Giáo viên treo tranh bộ NST tế bào sinh dưỡng ở cơ thể đực và cơ thể cái của ruồi giấm, chỉ NST thường, NST giới tính. Yêu cầu học sinh quan sát tranh để trả lời các câu hỏi:
 + Học sinh quan sát tranh và nhận xét 3 cặp NST thường và một cặp NST
giới tính giống hay khác nhau giữa ruồi đực với ruồi cái.
 Trả lời: 3 cặp NST thường giống nhau ở ruồi đực và ruồi cái, 1 cặp NST
giới tính khác nhau ở ruồi đực và ruồi cái.
 + Qua ví dụ trên, hãy phát biểu: thế nào là NST thường ? thế nào là NST giới 
tính ?
 Trả lời: NST thường là các NST hoàn toàn giống nhau ở cả 2 giới.
 	 NST giới tính là các NST khác nhau giữa giới đực và giới cái.
 + Em hãy mô tả những cặp NST nào tương đồng hay không tương đồng
trong tế bào sinh dưỡng của ruồi đực và ruồi cái.
 Trả lời: Trong tế bào sinh dưỡng của ruồi đực và ruồi cái có 3 cặp NST
thường đều là các cặp NST tương đồng; ruồi cái có cặp NST giới tính tương đồng, còn ruồi đực có cặp NST giới tính không tương đồng.
	- Phương pháp hỏi – đáp theo con đường diễn dịch: Giáo viên treo bộ tranh trong tế bào sinh dưỡng của ruồi giấm đực và cái. Giáo viên thông báo: 
	 NST thường là các NST hoàn toàn giống nhau ở cả 2 giới.
	 NST giới tính là các NST khác nhau giữa giới đực và giới cái.	
	 Trong tế bào sinh dưỡng, các cặp NST thường đều là những cặp NST tương đồng, còn NST giới có thể tương đồng hay không tương đồng tùy theo giới tính của loài.
	 + Học sinh quan sát, mô tả mô tả các NST thường và NST giới tính trong tế bào sinh dưỡng của ruồi đực và ruồi cái. 
	 Trả lời:Tế bào sinh dưỡng của ruồi đực và ruồi cái đều có 3 cặp NST thường tương đồng, giống nhau ở 2 giới; 1 cặp NST giới tính ở ruồi cái là cặp NST tương đồng, còn cặp NST giới tính ở ruồi đực là cặp NST không tương đồng.
	 + Học sinh mô tả hình dạng, kích thước của các NST thường, NST giới tính trong tế bào của cơ thể người nam và người nữ.
	 Trả lời: Trong tế bào sinh dưỡng ở người nam và nữ đều có 22 cặp NST thường tương đồng, giống nhau ở 2 giới; NST giới tính ở người nữ là cặp NST tương đồng, còn ở người nam là cặp NST không tương đồng.
	c. Sử dụng câu hỏi và bài tập để củng cố, hoàn thiện và hệ thống hóa kiến thức: 
	 Sử dụng câu hỏi, bài tập với mục đích củng cố, hoàn thiện kiến thức được gọi là phương pháp hỏi – đáp củng cố kiến thức, được tiến hành sau khi giảng bài xong giờ học, hoặc giờ học tiếp theo, sau khi học sinh đã làm các bài tập nhằm giúp học sinh hiểu đầy đủ về những nội dung trọng tâm của bài, đồng thời tăng cường khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống phát sinh trong học tập, giải thích hiện tượng xảy ra trong tự nhiên và thực tiễn. 
	* Ví dụ 1: Khi dạy bài qui luật Menđen, giáo viên củng cố bằng các câu hỏi:
	 	- Trong cơ thể các loại tế bào nào thì mỗi gen tồn tại thành từng cặp alen? Loại tế bào nào thì mỗi gen chỉ có một alen? Tại sao?
	Trả lời: Trong cơ thể tế bào lưỡng bội (2n) như hợp tử, tế bào phôi, tế bào sinh dưỡngthì mỗi gen tồn tại thành từng cặp alen trên cặp NST tương đồng; chỉ có tế bào đơn bội như tinh trùng, trứng, hoặc hạt phấn, noãn thì mỗi gen chỉ có một alen, vì trong tế bào không có cặp NST tương đồng. 
	* Ví dụ 2: lai phân tích 2 cặp tính trạng – 2 cặp gen, giáo viên củng cố bằng câu hỏi:
	 + Lai phân tích 2 cặp gen A,a và B,b nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Xác định qui luật di truyền, kiểu gen của bố mẹ và kết quả kiểu hình ở thế hệ Fa.
	 Trả lời: 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST khác nhau tuân theo qui luật di truyền phân li độc lập.	
	 P: AaBb x aabb
	 Fa: có 4 loại kiểu hình tỉ lệ bằng nhau
	 	 + Lai phân tích 2 cặp gen A,a và B,b cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng. Viết kiểu gen của bố mẹ.
	 Trả lời: P: AB	x ab hoặc P: Ab	x ab
	 ab	 ab	 ab	 ab
 	 + Lai phân tích 2 cặp gen cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng thì có thể thu được kết quả kiểu hình ở Fa trong các qui luật di truyền như thế nào?
	 	 Trả lời: Nếu 2 cặp gen di truyền liên kết thì Fa có 2 loại kiểu hình tỉ lệ bằng nhau.
	 	 Nếu 2 cặp gen di truyền xảy ra hoán vị gen thì Fa có 4 loại kiểu hình tỉ lệ không bằng nhau.
4. KHẢO NGHIỆM TÍNH PHÙ HỢP VÀ KHẢ THI CỦA ĐỀ TÀI:
	- Tính phù hợp: Đề tài đã được áp dụng ở các lớp 12/2, 12/3, 12/6 cho thấy học sinh đã có một kết quả cao hơn khi chưa áp dụng.
	- Tính khả thi: Học sinh ứng dụng vào các tiết học đạt hiệu quả cao hơn so với khi chưa áp dụng.
Lớp
Sĩ số
Đạt
12/2
31
90%
12/3
32
68%
12/6
33
80%
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN: 
	Qua nhiều năm giảng dạy, tôi viết đề tài này với mong muốn cung cấp cho giáo viên có tài liệu tham khảo, ứng dụng trong giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực của học sinh,
đồng thời thực hiện mục tiêu của việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng bộ môn. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu đề tài còn mang tính chủ quan, chưa hoàn thiện. Vì vậy, tôi rất nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.
2. KIẾN NGHỊ: 
	- Đối với Ban Giám Hiệu: Tạo điều kiện thuận lợi về thời gian cho giáo viên thực hiện được yêu cầu của việc đổi mới phương pháp giảng dạy.
	- Đối với giáo viên: Tập trung nghiên cứu đề tài, nhiệt tình đóng góp ý kiến giúp đề tài hoàn chỉnh và có tính khả thi hơn.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách giáo khoa sinh học lớp 12 – NXB Giáo Dục.
- Sách giáo viên sinh học lớp 12 – NXB Giáo Dục.
- Chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên (Chủ biên: Đào Đại Thắng + Phan Thị Mai Khuê).
V. MỤC LỤC
 I. Phần mở đầu:
	 1. Lý do chọn đề tài	Trang 1
	 2. Mục đích của đề tài	Trang 1
	 3. Đối tượng nghiên cứu	Trang 1
	 4. Giới hạn của đề tài	Trang 1
	II. Phần nội dung:
	 1. Thực trạng nghiên cứu	Trang 2
	 2. Đề xuất giải quyết thực trạng	Trang 2
	 3. Nội dung	Trang 2-8
	 4. Khảo nghiệm tính phù hợp và khả thi của đề tài 	Trang 8
	III. Phần kết luận và kiến nghị:
	 1. Kết luận	Trang 8
	 2. Kiến nghị 	Trang 8
	IV. Tài liệu tham khảo:.................................................................................Trang 8 
Châu Thành, ngày 30 tháng 03 năm 2011
	Người viết đề tài
	 LÊ THỊ KIỀU
DUYỆT CỦA BGH
DUYỆT CỦA TỔ CM

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_cau_hoi_va_bai_tap_trong_tiet.doc